Lịch Sử và Sự Thành Hình của Đơn Vị SOG - Lực Lượng Biệt Kích Nhảy Toán trong Chiến Tranh Việt Nam
Tuesday, June 30, 2009
Chiến Tranh Ngoại Lệ 2 / Điệp Vụ tại Bắc Việt
Mặc dầu thành công với điệp viên Ares (chuyên xẩy ra như thế nào vẫn chưa rõ), hồ sơ về những điệp viên đơn-độc (singleton) không được tốt đẹp lắm. Trong tháng Chín năm 1961, điệp viên thứ ba của phòng 45 bí danh Hero xâm nhập bằng đường biển, trở về liên lạc với gia đình bị thất bại. Chuyện này không thành công và phòng 45 phải thâu hồi ngay tức khắc. Cũng trong tháng đó, điệp viên Hirondelle (bài 1) xâm nhập trở lại vùng Hà- Tĩnh bằng đường biển. Lần ra đi này, anh ta biến mất. Trong năm 1962, danh sách các điệp viên đơn độc bị mất tích gia tăng.
Một điệp viên bí danh Triton, xâm nhập vào Hà-Tĩnh bằng tầu biển trong tháng Năm cũng biến mất không tìm ra manh mối. Cuối tháng đó, một điệp viên khác bí danh Athena xâm nhập cũng trong vùng biển Hà- Tĩnh. Người điệp viên đó chính là Ðặng-Chí-Bình (rất nổi tiếng trong giới người Việt hải ngoại qua bộ hồi ký ThépÐen), Athena bị bắt sau khi thi hành công tác ở Hà-Nội. Ðến năm 1963, chuyện gửi điệp viên nằm vùng dài hạn trong một xã hội kiểm soát quá chặt chẽ như ở miền Bắc rất khó khăn. Ngoại trừ Ares, bốn điệp viên khác xâm nhập bằng đường biển bị mất tích coi như đã chết.
Ngay cả chuyện bơi qua sông Bến Hải như Hirondelle đã làm trước đây cũng trở nên gay-go Nguy hiểm. Ðiệp viên bí danh Wolf xâm nhập qua vùng phi quân sự bị mất tích trong tháng Hai năm 1963. Mùa Hè 1963, phòng 45 chuẩn bị tái tiếp tế cho điệp viên Ares, họ hy vọng cũng sẽ thành công như năm trước. Ngày 11 tháng Tám, tầu rời Ðà-Nẵng. Hai hôm sau đến vịnh Hạ-Long, sáu người trên tầu xuống xuồng cao-su bơi xuồng vào bờ biển. Họ biến mất không quay trở lại, phần còn lại trên tầu hốt hoảng khi trông thấy tầu tuần tiễu Bắc Việt xuất hiện, họ dông một mạch tuốt về Ðà-Nẵng. Một lần nữa điệp viên Ares bị nghi ngờ. Cơ-quan CIA và phòng 45 đã bắt đầu phác hoạ kế hoạch xâm nhập miền Bắc bằng phương tiẹân thả dù từ năm 1961.
Thiếu-úy Lò-Ngân- Dung một sĩ-quan gốc người dân tộc Thổ vùng Lao-Cai Bắc Việt bí danh Jacques được phép tuyển mộ biệt kích lấy ra từ liên-đoàn Quan-Sát số 1. Ðơn vị này gồm đa số quân nhân quê quán nơi miền Bắc, những quân nhân sắc tộc Tày, Mường, Nùng tình nguyện từ những binh chủng thuộc QL/VNCH. Jacques lập toán đầu tiên gồm ba người Mường và một người Nùng. Bốn quân nhân thiểu số được đưa về sống nơi nhà an-toàn trong Saigon. Họ được huấn luyện xử dụng máy truyền tin. Họ đã có bằng nhẩy-dù và tác chiến trong rừng từ liên-đoàn Quan-Sát số 1. Không như điệp viên Ares, phải xâm nhập vào xã hội miền Bắc, bốn quân nhân Biệt-Kích được huấn luyện sống biệt lập trong rừng núi. Sau ba tháng họ thụ huấn xong chương trình huấn luyện. Khi toán biệt-kích đầu tiên đã sẵn sàng, cơ-quan CIA phải quyết định tìm phương tiện hàng-không để thả dù toán biệt-kích xuống miền Bắc. Phương thức này đòi hỏi sự bảo-đảm và chối cãi được.
Trước đây CIA đã xử dụng nhiều loại phi cơ thả dù xuống Hoa Lục. Hãng hàng không của CIA là Air America đã được biết đến về những hoạt động trên đất Ai-Lao nên không thể xử dụng được (địch đã biết). Chỉ còn lại những phi công nam Việt-Nam trong Không- Lực VNCH có đủ khả năng để bay. Phi-đoàn này cũng phải được ngụy trang để có thể chối cãi. Cơ-quan CIA dựng nên hãng hàng không liên oanh Delaware Corporation
và Việt-Nam lấy tên là Việt- Nam Không-Vận (VIAT). Họ chỉ có một chiếc báy bay vận tải C-47 không có phù-hiệu đơn vị. Về phi-công, CIA tìm đến thiếu-tá Nguyễn-Cao-kỳ chỉ huy trưởng căn cứ không quân Tân-Sơn-Nhất.
Ông Kỳ tuyển mộ phi-công tình nguyện từ hai phi đoàn vận tải. Phi-đoàn mới do chính ông ta chỉ huy mang mật hiệu là Haylift. Những phi công trong đơn vị mới này đòi hỏi phải bay những phi vụ thả dù đêm, bay với cao độ thấp đến điạ điểm thả dù. Sau thời gian huấn luyện, chỉ còn lại phi hành đoàn năm người do thiếu-tá Kỳ chỉ huy và phi hành đoàn thứ hai (dự bị) do Trung-úy Phan-Thanh-Vân chỉ huy. Toán biệt-kích có bí danh Castor dựa trong thần-thọai Hy-Lạp là vị thần đã giúp đỡ Hercules. Thêm một sự trùng hợp khác, Castor là tên cuộc hành quân trong năm 1953 quân Pháp nhẩy dù xuống Ðiện-Biên-Phủ. Toán Castor sẽ phải hoạt động trong một hoàn cảnh khó khăn.
Sau khi khám phá ra chiếc xuồng của điệp viên Ares trong tháng Hai, Hà-Nội đã để-ý. Ngày 1 tháng Ba, đảng cộng-sản Việt- Nam bí mật ban hành lệnh tăng cường cho lực lượng anninh chống điệp viên xâm nhập. Toán Castor dự trù sẽ lên đường ngày 27 tháng Năm, trăng tròn, thời tiết lý tưởng. Không như đơn vị Biệt-Hải, xâm nhập vào những đêm không trăng. Các phi công cần ánh sáng mặt trăng để bay, thường chỉ có bốn đêm trong một tháng. Các quân nhân biệt-kích cũng cần một độ sáng để điều khiển dù xuống bãi đáp.
Như đã chuẩn bị, bốn biệt kích quân trong toán Castor, lên chiếc C-47 không phù hiệu đậu trong phi trường Tân- Sơn-Nhất. Người ngồi ghế lái máy bay chính là thiếu tá Kỳ, tất cả phi hành đoàn đều không đeo phù hiệu, không mang theo tất cả mọi thứ giấy tờ. Trường hợp bị rớt trên miền Bắc, vỏ bọc ngoài của họ là thường dân đi buôn lậu. Mỗi người đem theo một trăm đô-la đề phòng trường hợp cần tẩu thoát.
Chiếc máy bay chở toán Castor ghé Ðà-Nẵng lấy thêm nhiên liệu. Ðúng 10 giờ đêm, ông Kỳ cất cánh bay ra vịnh Bắc Bộ (Tonkin) về hướng tỉnh Ninh-Bình. Sau đó bay theo hướng tây bắc qua Hòa Bình rồi đến Sơn-La. Băng qua sông Ðà, dưới là ngọn đồi 828. Ông Kỳ bật đèn xanh, toán thả dù đẩy thùng đồ tiếp vận ra phiá cửa sau, toán biệt kích Castor nhẩy theo. Chiếc C-47 vòng lại và hướng về miền nam.
Trên đồi 885, trung-sĩ Hà- Văn-Chấp trưởng toán Castor, tháo dù và tập họp toán viên. Họ xuống ngọn đồi cách một làng gần đó chừng một cây số. Chín cây số về hướng nam là sông Ðà, thêm mười cây số nữa là đường số 6. Ðường 6 là một con đường chính, băng qua các tỉnh lân cận xuống tây nam đến thị trấn Sầm-Nứa trên đất Lào. Chính quyền của tổng thống Kennedy tin rằng Sầm-Nứa là đất dụng võ của quân cộng-sản. Toán Castor sẽ cung cấp tin tức về sự chuyển quân của địch trên đường số 6, đó là nhiệm vụ chính của toán Castor.
Khi toán Castor nhẩy xuống đồi 885, dân làng gần đó nghe tiếng động cơ máy bay và báo cáo cho lực-lượng Công-An Vũ-Trang Nhân-Dân. Sáng ngày 28, họ đã đoán được địa điểm nhẩy dù của toán biệt kích đêm qua. Công-an đến bao vây xung quanh đồi 885 và ba hôm sau họ bắt được bốn biệt kích trong toán Castor.
Phòng 45 vẫn chưa hay chuyện xẩy ra cho toán Castor, tiếp tục chương trình thả thêm những toán biệt kích khác. Ngày 2 tháng Sáu, toán thứ hai Echo gồm ba người phát xuất từ Ðà-Nẵng trên chiếc VIAT C-47 bay ra Bắc. Chiếc máy bay vòng qua vĩ tuyến 17, vào đến không phận tỉnh Quảng-Bình. Toán Echo nhẩy dù xuống vùng rừng núi nơi phiá bắc làng Trúc chừng năm cây số. Không còn gì xui hơn, khi toán biệt kích ra khỏi phi cơ đúng vào lúc hai làng ở phiá dưới đang có những buổi hội thảo. Nghe tiếng máy bay, họ ùa ra xem, nhìn rõ chiếc C-47 trên bầu trời sáng trăng. Tiếng đồng hồ sau, địch đã tổ chức xong cuộc truy kích gồm cả chó săn, công an và một đại đội lính điạ phương. Chuyện rủi ro đến với toán Echo ngay từ lúc đầu. Một biệt kích bị trôi dạt đi chừng ba cây số vướng trên một rừng cây, anh ta cắt dây dù, rơi xuống gay chân. Hai người còn lại biết bị lộ, báo cáo về Saigon cho biết tình hình và định chạy về phiá biên giới Việt-Lào để thoát thân.
Trước khi họ bắt đầu thực hiện ý-định, địch đã bao vây khu rừng, cả ba biệt kích quân bị bắt vào ngày hôm sau. Mười hai ngày sau, toán thứ ba Dido gồm bốn người sắc tộc Thái Ðen rời Ðà-Nẵng, mục tiêu hoạt động của họ là vùng dân tộc Thái Ðen. Lai Châu nằm về hướng tây bắc. Họ nhẩy dù xuống gần đường số 6, khoảng giữa tỉnh-lỵ và con đường đến làng Tuần- Giao. Toán Dido sẽ dò thám xe cộ của địch đến Tuần-Giao mà một nhánh sẽ đi về thung lũng Ðiện-Biên-Phủ và qua Lào. Vùng thung lũng do sư đoàn 316 đóng quân. Thiếu-tá Kỳ từ vùng vịnh Bắc-Bộ lái vòng theo những tỉnh cực bắc, thả truyền đơn trên không phận tỉnh Cao- Bằng gần biên giới Hoa-Việt. Ðến địa điểm thả dù trong tỉnh Lai-Châu, bốn biệt kích quân toán Dido nhẩy ra và chiếc C-47 theo lộ trình thả toán Castor trước đây quay trở về miền nam an toàn.
Trên bãi đáp bốn biệt kích tháo dù đem dấu rồi tập họp. Thùng đồ tiếp liệu của họ trong đó có quần áo, long thực, đạn dược, máy truyền tin trôi lạc mất, tìm không ra. Sau ba tuần lễ, bị đói, toán Dido đụng phải công an biên phòng trên đường di chuyển qua Lào, họ bị bắt gần biên giới. Ðến tuần lễ thứ hai trong tháng Bảy, Hà-Nội đã name trong tay ba toán biệt kích. Họ biết rõ, sau khi thả toán biệt kích, ít lâu sau phải thả dù tiếp tế cho biệt kích. Ðịch quân ép buộc hoặc thuyết phục hiệu thính viên biệt kích làm việc với họ báo cáo về Saigon là toán vẫn an toàn. Kết quả miền bắc lấy được đồ tiếp liệu cho các toán biệt kích bị bắt và tóm luôn những toán sẽ được thả trong tương lai.
Ðúng 12 giờ trưa ngày 29 tháng Sáu, hơn một tháng sau khi xâm nhập, toán Castor gửi đi bức điện văn đầu tiên, họ được Saigon khuyến khích và hưá sẽ thả dù tiếp tế trong vòng bốn ngày. Chiều ngày 1 tháng Bảy, đồ tiếp liệu được chất lên chiếc C-47 bí mật trong phi trường Tân-Sơn- Nhất. Ðúng ra thiếu ta Kỳ lái chuyến này, nhưng giờ chót ông giao trách nhiệm cho trung-úy Phan Thanh Vân. Trên máy bay có thêm ba hạsĩ- quan thuộc liên-đoàn Quan Sát số 1, đi theo phụ giúp việc đẩy thùng tiếp liệu ra khỏi phi cơ.
Chiều hôm đó, sau khi lấy thêm nhiên liệu trong phi trường ngoài Ðà-Nẵng, chiếc C-47 bay theo phi trình thả toán Castor và Dido. Trên bãi thả, công an vũ-trang đã bao vây, đợi chuyến thả tiếp tế cho toán Castor. Nơi Hòn Ne cách bờ biển Ninh Bình chừng sáu cây số, công an, quân đội nghe tiếng động cơ máy bay. Chiếc C-47 như thường lệ bay thấp để tránh radar, bị súng cao xạ từ Hòn Ne bắn lên trúng đạn và rớt xuống một bãi ruộng chừng hai mươi cây số trên đất liền.
Kenneth Conboy, Dale Andrade, United Press, 2000.
Bạch-Hổ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment