Lịch Sử và Sự Thành Hình của Đơn Vị SOG - Lực Lượng Biệt Kích Nhảy Toán trong Chiến Tranh Việt Nam
Tuesday, June 30, 2009
Chiến Tranh Ngoại Lệ 6
(Bài 6)
Ngày 20 tháng Mười Một 1963, những nhân vật quan trong trong chính quyền Hoa-Kỳ, Những người sẽ quyết định phương thức chiến đấu trên chiến trường Việt-Nam. Tổng thống Diệm đã bị giết, bây giờ phải xắp xếp lại công việc. Người ngồi ghế chủ toạ là bộ-trưởng quốc phòng Robert S. McNamara, bên phải là đôđốc Felt tư-lệnh tất cả các đơn vị Hoa-Kỳ trong vùng TháiBình-Dương (CINCPAC). Ngồi đối diện với McNamara
là ngoại-trưởng Hoa-Kỳ Dean Rusk, phụ-tá là George Ball, cố vấn an-ninh quốc-gia
McGeorge Bundy, trùm cơ quan CIA John McCone. Thêm hai người đến từ Saigon
là đại-sứ Henry Cabot Lodge và tướng Paul Harkins tư lệnh cơ quan MACV (Bộ Tư-Lệnh Quân Viện Việt-Nam). Họ quyết định chuyển giao những hoạt động của cơ quan
CIA cho quân-đội. Chuyện bàn giao này có mật hiệu là kế hoạch Trở-Lại (Switch
Back).
Từ năm 1957, cơ quan CIAvà Ngũ-Giác-Ðài (bộ TổngTham-Mưu QLHK) đã phối
hợp làm việc. Những quân nhân mũ-xanh (LLÐB/HK) đã đến cố vấn cho liên-đoàn
Quan-Sát số 1. Năm 1961, LLÐB/HK gia tăng cộng tác với cơ quan CIA. Năm đó CIA
mở trung tâm huấn luyện ởThủ-Ðức và ở Hòa Cầm gầnÐà-Nẵng. Thủ-Ðức chứa bốn
đại-đội Biệt-Kích Nhẩy-Dù, dự trù cho những chuyến xâm nhập qua Lào. Hòa Cầm huấn luyện dò-thám biên-giới, đường mòn. Cơ-quan CIA tài trợ tiền bạc, quân Mũ-Xanh tổ chức việc huấn luyện cho cả hai nơi.
Ðầu năm sau, CIA bắt đầu tổ chức lực-lượng Dân-SựChiến-Ðấu (CIDG), tuyển mộ
dân thiểu số thành những đại đội võ trang chống lại quân Việt-Cộng. CIA xữ dụng quân Mũ-Xanh Hoa-Kỳ huấn luyện và sống với dân tộc thiểu số.
Sở Khai-Thác Ðiạ-Hình PhủTổng-Thống cũng gửi ngườiqua giúp đỡ. Ðến tháng Bẩy
cơ quan CIA đồng ý bàn giao chương trình CIDG cho quân đội. Chuyện này bắt đầu cho kế hoạch Trở Lại và sẽ hoàn tất trong vòng một năm.
Những hoạt-động ngoài bắc, kế-hoạch 34-63 là chuyện khác. Tháng Giêng năm 1963,
hải-quân Hoa-Kỳ đã gửi toán biệt-hải (SEAL) qua huấn luyện về hành-quân biệt-hải ngoài Ðà-Nẵng. Hai tháng sau toán biệt-kích Mũ-Xanh từ Okinawa đến huấn luyện
trong căn cứ mới của CIA ở Long-Thành cách Saigon chừng hai mươi hai cây số về
hướng tây. Căn cứ này thaythế cho căn cứ ở Thủ-Ðức được đặt tên là trại Quyết
Thắng.
Trước khi lập căn cứ ở Long-Thành, tất cả những biệt kích ra bắc đều do mấy tay Xiạ
(CIA) huấn luyện trong những nhà an-toàn rải rác trong Saigon. Trên lý thuyết, điều
này tốt trên phương diện bảo mật, mỗi toán đều ở riêng biệt. Căn cứ rộng lớn trên
Long-Thành thực tế hơn cho những buổi huấn luyện phá hoại, xử dụng vũ-kích, mìn.
Toán Mũ-Xanh đầu tiên đến căn cứ Long-Thành là toán A-413 do đại-úy Clinton
Hayes làm trưởng toán. Họ huấn luyện cả điệp viên lẫn biệt-kích-dù. Tháng Mười
toán A-413 được thay thế bởi toán A-211 đến từ Okinawa, trưởng toán là đại-úy
Lawrence White. Trong Saigon, dựa theo kế hoạch Trở Lại, ngày 1 tháng Tư năm 1963, Sở Khai-Thác Ðiạ-Hình đổi tên thành Lực-Lượng Ðặc-Biệt, một binh chủng trong QL/VNCH.
Sau nhiều biến cố xẩy ra vào cuối năm 1963, cả hai vị tổng thống VNCH và Hoa-Kỳđều bị giết. Ðầu năm 1964, các hoạt động ngoài bắc nằm trong kế hoạch 34A. Ngày 3 tháng Hai, tướng Nguyễn-Khánh được tường trình về kế-hoạch 34A, ông ta có vẻ hài lòng và hứa sẽ yểm trợ.
Kế hoạch 34A vẫn được tiếp tục soạn thảo mặc dầu tình hình chính trị rối ren trong
Saigon. Ngày 24 tháng Giêng, Hoa-Kỳ thành lập đoàn Hành-Quân Ðặc-Biệt (SOG) và đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của vị Tổng Tham Mưu Trưởng QLHK và cơ quan
MACV. Trên giấy tờ, đơn vị SOG xử dụng kỹ thuật chiến tranh ngoại-lệ 'phá-hoại, quấy rối và làm suy giảm nền kinh tế' chế độ cầm quyền miền Bắc. SOG tổ chức xâm nhập bắt tù-binh, phá hoại, tuyên truyền, lấy tin tức tình báo, và phản gián.
Chương trình hoạt động của SOG chia ra làm bốn loại. Loại 1 là những trận đột kích
bất ngờ. Loại 2 đột kích phá hoại những căn cứ, nhà máy quân, dân sự. Loại 3 tổ chức
những cuộc hành quân cấp đại-đội, tiểu đoàn vào lãnh thổ miền bắc, phá hoại những
căn cứ, cơ-xưởng, nhà máy lớn ngoài bắc. Loại 4, có thể xử dụng không lực đánh phá
làm suy-xụp nền kinh-tế miền bắc.
Dựa theo nhiệm-vụ cho phép, SOG tiến hành giai đoạn 1 từ tháng Hai cho đến
tháng Năm 1964. Tất cả ba mươi ba mục tiêu trong đó 22 trận đột kích phá hoại. Vị chỉ
huy trưởng đầu tiên đơn vị SOG là đại tá Clyde R. Russell, cựu trung đoàn trưởng trong sư đoàn 82 nhẩy dù, cựu liên-đoàn trưởng LLÐB. CIA đã bàn giao cho SOG những gì họ xây dựng từ những năm trước, kể cả các tầu Swift, PTF các toán biệt hải cùng thủy thủ đoàn. Hành quân nhẩy dù, CIA bàn giao lại mấy chiếc C-123 cùng phi hành đoàn Ðài-Loan. Họ cũng bàn giao luôn căn cứ Long-Thành cho SOG.
Ðơn vị SOG tiếp tục các hoạt động ngoài bắc. Ngày 23 tháng Tư, C-123 chở toán biệt
kích ba người ra tăng cường cho toán Remus. Phi cơ bay tới điểm hẹn, những ngọn đồi
gần khu vực Ðiện-Biên-Phủ. Phi hành đoàn trông thấy đèn hiệu từ dưới đất, bật đèn xanh cho các quân nhân biệt-kích nhẩy dù ra. Sau đó Remus báo cáo những toán viên mới đã xuống an toàn. Cú đầu tiên của SOG thành công.
Hai hôm sau SOG chuẩn bị cho chuyến thứ hai. Toán biệt kích Attila gồm sáu quân nhân Việt-Nam nhẩy dù xuống phiá nam tỉnh Nghệ-An. Lần này SOG không nhận được báocáo, coi như mất tích. Ðến cuối mùa hè SOG đã thả thêm tám toán biệt kích ra miền bắc. Ba chuyến ra tăng cường cho các toán nằm vùng từ trước đều nhận được công điện báo cáo. Năm toán khác nhẩy dù xuống mục tiêu mới, chỉ có một toán lên máy báo cáo về Saigon.
Trong khi đó Washington theo dõi sát các hoạt động của đơn vị SOG. Nhiều vấn đề
được nêu lên, các toán nằm vùng ngoài bắc, nhiều toán thiếu đồ tiếp liệu, thực phẩm.
Toán Bell hoạt động trong tỉnh Yên-Bái đã hơn một năm không được tái tiếp tế. Trước
khi nhận được tiếp tế trong tháng Bảy, hiệu thính viên toán Bell báo cáo ba toán
viên đã chết vì đói.
Một vấn đề khác trong vấn đề lãnh đạo chỉ huy. Theo điện văn ngày 19 tháng
Giêng, kế hoạch 34A (miền bắc) có hai chủ, vị đại-sứ tại Saigon và tư-lệnh cơ quan
MACV. Thêm vào nữa, SOG chỉ nhận lệnh từ cơ quan Phản-Gián và các Dịch-Vụ
Ðặc Biệt (SACSA) ở Washington. Tóm tắt đơn vị SOG phải xin phép cho mỗi sứ
mạng, điều này phức tạp. Tối thiểu, đại tá Russell, trùm SOG phải gửi chương trình
hoạt động lên vị tư-lệnh TháiBình-Dương, thông báo vị tổng-tham-mưu trưởng và
được sự chấp thuận của đại-sứ Hoa-Kỳ tối thiểu 24 tiếng đồng hồ trước khi thi hành.
Nhiều sứ-mạng phải được sự chấp thuận của tổng thống Hoa-Kỳ Johnson. Tất cả mọi
viên chức cao cấp đều có quyền gạch bỏ những sứ mạng do SOG vạch ra mà không
nêu lý do.
Còn nhiều vấn đề khác trong nội bộ. SOG than phiền các phi công của hãng Air
America không hợp tác. Cácphi công Ðài-Loan từ chối bay tiếp tế cho toán Europa sau vố bị phòng không bắn. Sau khi SOG ra lệnh phải tiếp tục tái tiếp tế cho Europa, họ báo cáo bệnh. Vấn đề chọn bãi thả dù cũng tùm lum. Toán Attila trong tháng Tư nhẩy dù xuống tỉnh Nghệ-An, toán sau Lotus dự trù nhẩy xa về phiá bắc, lại nhẩy xuống cùng tỉnh. Toán Scorpion thả xuống cùng nơi với những toán khác bell, Packer, Buffalo, toán khác nhẩy vào cùng mục tiêu với toán Ruby.
Ðến tháng Tám, trong căn cứ Long Thành có mười sáu toán, từ một đến mười lăm
người trong mỗi toán. SởKhai-Thác Ðiạ-Hình cung cấp nhân lực tuyển mộ từ các đơn
vị trong QL/VNCH làm cho các toán biệt kích mạnh thêm. SOG nhận được một trong sáu chiếc phi-cơ C-123 biến cải, bẩy phi hành đoàn Tầu và baViệt-Nam. Ðặt tên là phiđoàn số 1 trực thuộc đơn vị SOG dời ra Nha-Trang.
Ngày 14 tháng Mười Một, C-123 bay ra bắc thả biệt kích tăng cường cho toán Bell
trong tỉnh Yên-Bái thành công. Phi hành đoàn Việt-Nam tên Cò-Trắng chuẩn bị
phi vụ đặc biệt thả biệt kích xuống phá cầu Cam nơi phiá bắc thành phố Vinh. Cây cầu
quan trọng này dùng cho cả thiết lộ, nếu bị xập sẽ ngăn cản lưu thông, tiếp vận của
địch. Sau khi phá xập cầu, toán biệt-kích sẽ dùng xuồng bơi ra biển và sẽ được biệt hải
đợi sẵn, đưa về miền nam.
Sứ mạng này phức tạp hơn những chuyến trước đây. SOG tổ chức toán biệt kích Centaur gồm ba mươi ba người (gấp ba lần những toán trước đây).
Chương trình huấn luyện cho Centaur bắt đầu từ ngày 26 tháng Bảy. Ba tháng sau, SOG sửa lại mục tiêu, tấn công dàn radar nơi bờ biển thay vì cầu Cam. Theo kế hoạch, tầu Nasty chở biệt hải ra bắc, họ sẽ dùng xuồng cao-su bơi vào bờ thám thính. Sau đó ra hiệu cho C-123 Việt-Nam chở toán Centaur nhẩy dù xuống tấn công đài radar. Xong nhiệm vụ tất cả rút lui bằng xuồng ra tầu Nasty. Ngày N sẽ là ngày 22 tháng Mười Hai.
Ðể thực tập trận đột kích, ngày 10 tháng Mười Hai, hai chiếc Nasty chở biệt hải ra
đậu ngoài khơi. Toán biệt hải bơi xuồng vào bờ, đợi ra hiệu cho C-123 chở biệt kích.
Trong phi trường Ðà-Nẵng, toán Centaur hai mươi tám người lên máy bay C-123 do
phi công Hồ-Văn-Kiệt lái. Cách phi trường chừng mười cây số, phi cơ gặp mây che
phủ, đâm vào núi. Không một ai sống sót.
Theo tài liệu 'How America Lost the Secret War in North Vietnam', Kenneth Conboy,
Dale Andradé, United Press, 2000.
15/03/2001
Bạch-Hổ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment