TRẠI LLĐB PLEIME (A-255)
Trại Lực Lượng Đặc Biệt Pleime nằm tại tọa độ ZA163049, cách thành phố Pleiku 40 dặm về hướng nam, do toán A-255 LLĐB Hoa Kỳ và LLĐB/VN chỉ huy. Trong trại có ba đại đội Dân Sự Chiến Đấu, mỗi đại đội quân số khoảng 100 người. Trại LLĐB này nằm trong mục tiêu, mà bộ tư lệnh Mặt Trận B3 (cao nguyên, tây nguyên) Bắc Việt thấy cần phải được thanh toán. Bộ tư lệnh Mặt Trận B3 lúc đó (năm 1965) có sư đoàn 320, và hai trung đoàn độc lập 33 và 66. Tất cả đều là đơn vị chính quy từ miền bắc vào.
Đó là một chiến dịch tấn công lớn trong năm 1965 của quân đội Bắc Việt trên vùng cao nguyên miền nam Việt Nam, chia ra làm ba giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, bộ tư lệnh Mặt Trận B3 xử dụng trung đoàn 33 tấn công trại LLĐB Pleime. Giai đoạn hai, dự trù xử dụng trung đoàn 32 phục kích, tiêu diệt các đơn vị VNCH, Đồng Minh lên tiếp viện, giải tỏa áp lực cho trại LLĐB Pleime. Chiến thuật “Công Đồn, Đả Viện”, địch quân thường xử dụng và rất thành công trong những trận đánh với quân đội Pháp trước đây. Lần này bộ tư lệnh Mặt Trận B3 cũng tin (chắc) rằng phe Đồng Minh sẽ đưa quân lên tiếp viện cho Pleime. Sau khi “dứt điểm” trại LLĐB Pleime, quân đội Bắc Việt sẽ chuẩn bị cho trận đánh lớn trong thung lũng Ia Drang trong giai đoạn ba của chiến dịch.
Trận tấn công trại LLĐB Pleime bắt đầu lúc 11:00 giờ sáng ngày 19 tháng Mười năm 1965. Địch quân mở màn trận tấn công bằng những đợt pháo kích súng cối 82 ly vào căn cứ. Tiếp theo là những đợt tấn công bằng bộ binh, và đơn vị đặc công, cắt hàng rào kẽm gai vào được tuyến phòng thủ hướng nam của trại LLĐB hình tam giác. Lính Bắc Việt xử dụng đại bác không dật 57 ly bắn rất chính xác vào trong căn cứ, tiêu hủy hai trong số ba pháo đài chính đặt ngay góc của hình tam giác.
Theo sự tính toán của cấp chỉ huy quân đội Bắc Việt, trong giai đoạn đầu, họ chỉ muốn bao vây, cô lập trại LLĐB Pleime, dụ cho quân đội VNCH và Đồng Minh đưa quân lên tiếp viện, trên tỉnh lộ 5 (đuờng đi đến trại LLĐB Pleime), phục kích, đánh tan trong giai đoạn 2. Họ không ngờ sức mạnh khủng khiếp của Không Lực Hoa Kỳ, các khu trục cơ A1-E thả bom rất chính xác trên những vị trí tập trung quân đội Bắc Việt gây tổn thất nặng nề.
Các phi cơ vận tải AC-123 Provider thuộc phi đoàn 309 Cảm Tử đóng trong phi trường Biên Hòa bay bao vùng thả hỏa châu suốt đêm soi sáng chiến trường. Khi trời vừa sáng, một trực thăng thuộc phi đoàn 498 tản thương trong căn cứ Holloway bay vào trại LLĐB di tản thương binh. Viên phi công lái trực thăng tản thương là thiếu tá Louis Mizell, đã can đảm bay lên Pleime mặc dầu cấp chỉ huy không cho phép.
Sau khi bao vây, tấn công trại LLĐB Pleime mấy ngày, vẫn không “dứt điểm” căn cứ, trung đoàn 33 Bắc Việt đã kiệt sức, hy vọng trung đoàn 32 sau khi đã đánh tan lực lượng tiếp viện sẽ đến tiếp tay. Bộ tư lệnh Quân Đoàn II VNCH đưa một đạo quân hỗn hợp gồm: Bộ Binh, Biệt Động Quân, Thiết Giáp tiến theo tỉnh lộ 5 vào giải vây trại LLĐB bị rơi vào ổ phục kích của trung đoàn 32 Bắc Việt. Tuy nhiên nhờ hỏa lực pháo binh sư đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ (1st Cav) và Không Quân yểm trợ mạnh mẽ, bẻ gẫy cuộc phục kích.
Khi các đơn vị tiếp viện vào đến khu vực xung quanh trại LLĐB Pleime, trung đoàn 33 Bắc Việt phải rút lui. Trận Pleime được xem như chấm dứt.
Đến cuối tháng Mười, sư đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ mở cuộc hành quân “lùng và diệt” tàn quân thuộc hai trung đoàn 32, 33 Bắc Việt sau trận tấn công trại LLĐB Pleime không thành công. Lữ đoàn 1, sư đoàn Không Kỵ truy kích địch đến một khu vực rộng lớn nằm về hướng tây nam thành phố Pleiku, hướng tây trại LLĐB Pleime. Lữ đoàn này truy lùng trung đoàn 33 Bắc Việt đang lẩn trốn nơi phiá đông thung lũng Ia Drang.
Hai sự kiện quan trọng trong cuộc hành quân “lùng và diệt”, khám phá và “bắt sống” một bênh viện của quân đội Bắc Việt, cùng với thương bệnh binh và rất nhiều vũ khí trong rừng sâu hôm 1 tháng Mười Một và tịch thu rất nhiều tài liệu. Sự kiện thứ hai là phục kích trung đoàn 66 Bắc Việt, mới được đưa vào trận điạ, dọc theo giòng sông Ia Drang, nơi hướng tây thung lũng.
Đến ngày 10 tháng Mười Một, sư đoàn Không Kỵ Hoa Kỳ đưa lữ đoàn 3 vào thay cho lữ đoàn 1. Lữ đoàn này tiến quân hai bên đông và tây trại LLĐB Pleime, nhưng không chạm súng với địch. Đến xế chiều hôm thứ Bẩy ngày 13 tháng Mười Một, vị lữ đoàn trưởng lữ đoàn 3, đại tá Thomas Brown ra lệnh cho tiểu đoàn 1/7 dưới quyền trung tá Hal Moore đem tiểu đoàn vào thung lũng Ia Drang ngày 14 tháng Mười Một, với nhiệm vụ “Lùng và Diệt”.
Trung tá More được xử dụng 16 trực thăng chuyển quân, hai pháo đội (12 khẩu) đại bác 105 ly yểm trợ trực tiếp. Tin tình báo cho biết có ba tiểu đoàn Bắc Việt đang ở trong thung lũng.
Trung tá Moore ra lệnh cho sĩ quan tham mưu cùng năm đại đội trưởng chuẩn bị, nghiên cứu bản đồ hành quân, lập kế hoạch, nhận đồ trang bị tiếp liệu. Sáng sớm hôm sau, ông ta cùng sĩ quan hành quân bay thám sát, tìm bãi đáp trực thăng và sẽ ban lệnh hành quân cho cả tiểu đoàn.
Chuyến bay thám thính tiến hành như dự định, lúc 8:50 phút sáng, trung tá Moore ban lệnh hành quân, kế hoạch hành quân cùng với sự yểm trợ của pháo binh. Tất cả các đại đội sẽ được trực thăng đưa đến bãi đáp, đặt tên là X-ray, đủ rộng để cho khoảng tám đến mười trực thăng đáp cùng lúc. Bãi đáp X-ray cách điểm tập trung quân, xung quanh trại LLĐB Pleime 14.3 dặm.
Trung tá tiểu đoàn trưởng 1/7 Moore sẽ bay trên trực thăng chỉ huy (C&C) cùng xuống với chuyến đổ quân đầu tiên, đại đội tấn công, sau khi pháo binh 105 ly, không pháo (pháo binh trên máy bay bắn hỏa tiễn xuống – Aerial Artillery) đã bắn “dọn đường”. Trên chiếc trực thăng chỉ huy (C&C), ngoài trung tá Moore tiểu đoàn trưởng, có thêm sĩ quan hành quân, sĩ quan điều không FAC, sĩ quan liên lạc pháo binh và sĩ quan liên lạc trực thăng.
Pháo binh bắt đầu bắn “dọn đường” lúc 10:17 phút, đợt trực thăng đầu tiên đổ quân xuống bãi đáp X-ray lúc 10:48 phút. Trong khu vực hành quân, trung tá Moore điều động các đại đội di chuyển trong tầm yểm trợ hỗ tương lẫn nhau. Điều ông ta lo ngại nhất là đại đội xuống đầu tiên (chủ lực để tấn công) sẽ đụng nặng, nơi bãi đáp trước khi phần còn lại của tiểu đoàn xuống tiếp cứu. (Trận đánh trong thung lũng Ia Drang).
Dallas, TX.
vđh
toàn nói sạo, bị VC đánh cho tan tác, gần 3.000 mỹ chết và bị thương, 4.000 lính xôi thịt VNCH bị chết, hàng trăm máy bay bị bắn rơi mà còn nói ra không biết ngượng mồm.
ReplyDeleteĐọc lại báo cáo chiến trường của Mỹ đi bố!!
Hoàng Sơn là cái gã nào mà viết như thế. Rõ là thằng Việt Cộng bởi vì nó viết cũng giống y như bọn cán bộ nói phét rằng "nếu thằng Kissinger mà không ký vào hiệp định Paris thì Quân Đội Giải Phóng sẽ tấn công thẳng vào lãnh thổ Mỹ để giải phóng luôn cho nhân dân Mỹ. Nói ngu như chó mà cứ nói. Nó làm như nước Việt Nam với Mỹ sát cận nhau y như Việt Nam với Lào hay với Cambodia vậy.
DeleteMả mẹ mấy thằng Hồ Con
Nói ngu như rứa vẫn còn nói thôi
toàn nói sạo, bị VC đánh cho tan tác, gần 3.000 mỹ chết và bị thương, 4.000 lính xôi thịt VNCH bị chết, hàng trăm máy bay bị bắn rơi mà còn nói ra không biết ngượng mồm.
ReplyDeleteĐọc lại báo cáo chiến trường của Mỹ đi bố!!
Hoàng Sơn là cái gã nào mà viết như thế. Rõ là thằng Việt Cộng bởi vì nó viết cũng giống y như bọn cán bộ nói phét rằng "nếu thằng Kissinger mà không ký vào hiệp định Paris thì Quân Đội Giải Phóng sẽ tấn công thẳng vào lãnh thổ Mỹ để giải phóng luôn cho nhân dân Mỹ. Nói ngu như chó mà cứ nói. Nó làm như nước Việt Nam với Mỹ sát cận nhau y như Việt Nam với Lào hay với Cambodia vậy.
DeleteMả mẹ mấy thằng Hồ Con
Nói ngu như rứa vẫn còn nói thôi