SOG DOCUMENT
Kingbee Captain Quynh Dang , Kingbee Captain Than Pham and Kingbee Captain Nhu Duong
Mrs Singlaub, Lt. Hoa Pham, Captain Nhu Duong,
General Singlaub, Captain Than Pham and Captain Quynh Dang
John Meyer SOA President
Sergeant Master
Major Hicks
Sở Bắc Mộc A Tài, NKT Hà Hữu Kiều, 219 Đặng Quỳnh,
219 Dương Ngọc Như, Lôi Hổ Lâm Ngọc Chiêu,
Hắc Long Phạm Hòa
̃&
Gia Đình Nha Kỹ Thuật
The Guns
Picture of The Year
Kingbee Khương Đại Lụa, Kingbee Phạm Văn Thận, Kingbee Đặng Quỳnh, Kingbee Dương Ngọc Như, Hắc Long Phạm Hòa
SOA President John Meyer and Ross Perot Jr.
Ross Perot Jr.
Kingbee Than Pham, SOA President John Meyer, Ross Perot Jr.
Kingbee Duong Ngoc Nhu, Kingbee Dang Quynh, STD Lt. Pham Hoa
Ross Perot Jr.
Kingbee Than Pham, SOA President John Meyer, Ross Perot Jr.
Kingbee Duong Ngoc Nhu, Kingbee Dang Quynh, STD Lt. Pham Hoa
Group Picture Dang Quynh, Nguyen Thanh Dieu, Duong Ngoc Nhu, Anh Chi Truong Van Ai, Le Tinh Anh
Hùng Anh, Nguyễn Văn Hiệp, Dương Ngọc Như, Phạm Văn Thận, Nguyễn Na, Đặng Quỳnh và Phạm Hòa
Hùng Anh, Nguyễn Văn Hiệp, Dương Ngọc Như, Phạm Văn Thận, Nguyễn Na, Đặng Quỳnh và Phạm Hòa
All the men in Uniforms
He is the One / General
Father and Son
Captain Nhu and SCU Na
The Rounds
Bac-Ai , Family and Friends
219 Phạm Văn Thận Cooking
Grand Daughter
Can Ly
The Peecock
Goodbye
Presley and Grandma
United
COMRADS
The Begining
The Friendship handshake
The SOA President
The Colors
Đoàn Kết Vững Mạnh
The Roses
Hai Bài Viết Của Nhà Báo John Stryker Meyer
Nguyễn Văn Phúc dịchLời nói đầu:Đây là hai bài viết của nhà báo John Stryker Meyer đã được đăng trên báo North County Times. Ông nguyên là quân nhân Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ, đến Việt Nam năm 1968 và phục vụ cho MACV-SOG. Ông đóng trong căn cứ FOB 1, Phú Bài, Huế, chiến đấu cho chiến tranh bí mật của chính quyền Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam. Các toán LLĐB hay còn gọi là Green Beret gồm nhiều toán viên Việt Mỹ, nhảy toán cho các công tác đặc biệt bên đất Miên, Lào hay Bắc Việt Nam.
Ông cũng là tác giả hai quyển sách Across the Fence: The Secret War in Vietnam và On the Ground: The Secret War in Vietnam (đồng tác giả với John E. Peters) Nhận thấy hai bài viết trên báo cho thấy ông luôn nhớ đến các bạn người Việt trong toán Idaho với ông và ông cũng nhắc đến tên các phi công Việt Nam. Người dịch xin mạo muội trích vài dòng trong sách Across the Fence của ông để cho thấy ngoài tấm lòng yêu mến các người bạn Việt cùng toán, ông cũng luôn nhớ đến các phi công Việt Nam thuộc Phi Đoàn 219 Kingbee với tấm lòng kính trọng và mang ơn.Hãy đọc một đoạn ngắn ông viết về Đại Uý Thịnh trong một chuyến công tác bên Lào:Trong thời điểm của những phút giây điên cuồng đó, tôi nhìn lên viên phi công trực thăng, Đại Uý Thịnh. Ông ở trên tất cả cái sự điên khùng ở bên dưới, thật là bình tỉnh và tự tin trong lúc chiếc trực thăng của ông bị đạn của địch bắn trúng nhiều chỗ. Cái thái độ điềm tĩnh khác thường của ông lại quá tương phản với adrenaline đang chạy ào trong cơ thể chúng tôi và cái hành vi điên cuồng bên dưới của hai phía đang cố gắng giết nhau. Chúng tôi đã chiến đấu trong nhiều giờ. Chúng tôi đã đổ mồ hôi, quá dơ dáy và bị kiệt sức. Vậy mà trên kia, trên chiếc trực thăng, Đại Uý Thịnh ngồi yên, trầm tĩnh như cơn gió lạnh trên rặng núi Rocky Mountain, làm cho thấy như đây chỉ là một chuyến đi du ngoạn và như thể là ông đã nói, “Không hề gì, mấy chú. Tôi có cả nguyên ngày mà. Mấy chú cứ từ từ. Sau khi mấy chú an toàn ngồi vào ghế, các cô tiếp viên hàng không sẽ mang bia đến cho mấy chú.” Nhìn Đại Uý Thịnh trong giây phút đó tạo cho tôi cái ấn tượng tinh thần mà tôi sẽ mang theo suốt đời. Thật sự là tôi sẽ không bao giờ hiểu được bằng cánh nào mà một người đàn ông có thể ngồi im, vững vàng dưới sự bắn phá quá dữ dội của quân địch, mà vẫn điều khiển được chiếc trực thăng.Gặp lại Đại Uý Thịnh hai ngày sau chuyến công tác:Một hay hai ngày sau cuộc triệt xuất, Đại Uý Thịnh và phi hành đoàn của ông bước vào câu lạc bộ trại. Tôi vào tìm ông và nói thêm một lời cảm ơn. Tôi mua nước uống cho toàn thể các phi công và các nhân viên phi hành đoàn. Nói chuyện qua một thông dịch viên, Đại Uý Thịnh nói chiếc Kingbee mà ông bay bốc chúng tôi ra khỏi Echo Four bị các vũ khí của quân địch bắn thủng 48 lỗ. Ngồi trong bar, Đại Uý Thịnh vẫn điềm tĩnh và trên tất cả sự huyên náo, xung đột trong đời thường, giống như ông đã trầm tỉnh trong ngày 7 tháng Mười vậy. Ông nói một viên đạn làm thủng một lỗ to bằng trái banh baseball vào một trong mấy cánh quạt trực thăng. Tôi hỏi ông bằng cách nào mà ông vẫn để trực thăng bay lơ lững trong thời gian quá lâu. Ông cho tôi biết khi ông điều khiển trực thăng, ông chỉ nghĩ đến bay bỗng, không việc gì khác, không đạn địch, thời tiết hay tất cả các việc gì khác, chỉ bay bỗng thôi.
“Nếu là lúc tôi phải chết, tôi chết. Bữa hôm ấy không phải là ngày mà tôi phải chết.”Chapter Seven, The Last Bullet, Across the Fence
Và ông viết về một chuyến công tác khác, cả toán mong chờ chiếc Kingbee của Đại Uý Tường, vì toán bị lính Bắc Việt dùng hỏa công đốt cháy họ. Lửa, khói bao trùm bãi triệt xuất, ông đã nghĩ là trực thăng sẽ không đáp xuống được:Khi Đại Uý Tường bay chiếc trực thăng xuống vách núi, thẳng về phía chúng tôi, ông đã biết rõ chúng tôi đang ở ngay đâu. Khói quá dầy đặt, làm cho ông khó trông thấy được bãi triệt xuất. Trông giống như chúng tôi đang bị nhốt kín trong một đoạn của Twilight Zone, với khói lửa đang tràn nhanh lên núi, cùng với quân địch bắn vào chúng tôi, và thấy được sự cứu giúp gần kề, nhưng lại quá tầm tay, không vói tay nắm bắt được. Khi chiếc trực thăng cũ kỹ Sikorsky còn cách bãi đáp khoảng 75 feet và đang tiến thẳng xuống chúng tôi, theo tôi, hình như cánh quạt trực thăng quay quá chậm. Trong một phút ngắn, tôi nghĩ chiếc trực thăng sẽ rời khỏi bãi đáp vì khói bao phủ dầy đặc quanh bãi đáp. Tim tôi ngừng đập. Nếu ông rời bỏ chúng tôi, chúng tôi chết chắc. Một vài phút nay trở thành một vài giờ. Tầm nhìn của tôi trở nên rõ ràng hơn bất cứ lúc nào, tôi thấy rõ khói, lửa, tiếng nổ lách tách và tiếng súng nổ của quân địch. Tôi đứng ngay sát phía tây phòng tuyến, vẫy tấm panel màu lên bầu trời, cố gắng cho phi công thấy nó. Chiếc H-34 vẫn tiếp tục xuống thấp, và bay rất chậm. Tôi chỉ nhìn thấy cái bụng của chiếc trực thăng, với cái đầu khệnh khạng đưa qua phải rồi qua trái, tiếp tục xuống thấp trông giống như con bọ ngựa khổng lồ. Cánh quạt trực thăng xoay quanh thổi gió ào vào chúng tôi. Cuối cùng, cái mũi trực thăng hướng về phía trái và tôi có thể nhìn thấy Đại Uý Tường. Nhìn thấy mặt ông, nhìn thấy ông ngồi điềm tĩnh trong chiếc ghế phi công, làm cho lòng tự tin của tôi lên cao hơn. Chúng tôi chắc chắn thoát nạn…
… Đại Uý Tường bay về Quảng Trị trước vì trực thăng gần hết xăng. Chúng tôi trở về Phú Bài khi bóng đêm sắp sửa tràn về. Cũng giống như trước đây, Đại Uý Tường cho phép tôi ngồi trên chiếc ghế của phi công phụ cho phần cuối của chuyến bay. Tôi hỏi Đại Uý Tường nếu ông ta đã quá mệt mõi khi phải kéo toán Idaho ra khỏi những nơi luôn luôn “nóng”. “Không hề chi,” ông nói. “Quá nhiều khói, nhưng không nhằm nhò gì. Bây giờ Kingbee bay về nhà. Ngày mai, chúng ta bay tiếp?” Tôi nói cho ông biết tôi có thể nghĩ ngày mai. Ông nói Kingbee sẽ bay, chắc chắn vậy. Kingbee không bao giờ nghĩ ngơi. Khi chúng tôi đáp xuống Phú Bài, ông chúc tôi Giáng Sinh an lành nhưng từ chối việc tôi mời ông uống với tôi ly nước trong câu lạc bộ. Gia đình ông đang chờ ông ở Đà Nẵng, chỗ thường trú của Phi Đoàn 219 Kingbee, nằm trong phi trường Đà Nẵng. Buổi tối, ngay sau chuyến công tác, ông gặp cơn ác mộng, thấy viên phi công khác, một trung uý trẻ xuống cứu toán. Viên trung uý này không có được sự dũng cảm và kinh nghiệm của các phi công như Đại Uý Thịnh, Tường; Trung Uý Trọng, Trung. Trong một chuyến công tác trước đây của một toán thám sát khác, viên trung uý này đã không mang được phân nửa toán sau khi Đại Uý Thịnh bốc được nửa toán. Nhưng Đại Uý Thịnh đã bay vòng lại, bốc được nửa toán còn lại. Trong cơn mơ, ông trông thấy viên trung uý này xuống cứu toán nhưng ông la to ông muốn phải là Đại Uý Tường. Cơn ác mộng này, tuy xảy ra không đều đặn, nhưng luôn theo ông trong hơn hai mươi năm:Cái mà tôi không hề biết là cơn ác mộng của đêm Noel 1968, lâu lâu lại ám ảnh tôi cho suốt 25 năm. Một thời gian sau, tôi đã có thể ngồi thẳng lưng, ra mồ hôi với nỗi lo sợ khi cơn ác mộng đến. Cũng đã hơn 10 năm từ sau lần ác mộng cuối. Nhưng mỗi khi Noel đến, ác mộng hay không ác mộng, tôi luôn dành ít phút giây nghĩ đến lòng dũng cảm của Đại Uý Tường. “Không hề chi, Kingbee không bao giờ nghĩ ngơi.”Chapter Thirteen, Captain Courageous, Across the FenceHaunting Memories of Brave Comrades
John Stryker Meyer
North County Times
April 30, 2000
Khi tôi chết, nếu Thượng Đế cho tôi một ít giây phút để tôi suy nghĩ lại một vài sự việc trước khi tôi thở hơi thở cuối cùng, những ý nghĩ đầu tiên của tôi sẽ không phải cho những người thân yêu, không phải cho đám con tôi. Tôi sẽ nghĩ đến và cảm ơn Thượng Đế đã ban cho tôi Sáu, Hiệp, Phước, Tuấn, Hùng, Sơn, Quang, Châu, Cầu và Minh. Hai Đại Uý Thịnh và Tường, cùng hai Trung Uý Trung và Trọng sẽ luôn ngự trị trong tâm tưởng tôi. Sau đó, tôi sẽ nghĩ đến người vợ yêu dấu, những đứa con tài hoa và các bằng hữu quí mến của tôi.
Tại sao lại là những người đàn ông Việt Nam trước những người thân của tôi?
Không có lòng dũng cảm, kiên cường, không hề biết sợ hãi của những chiến sĩ ấy trong cuộc chiến tranh bí mật của Hoa Kỳ tại Đông Nam Châu Á, tôi sẽ không bao giờ trở về được Hoa Kỳ.
Hôm nay, tưởng niệm 25 năm ngày mất Sài Gòn, tôi sẽ dành một phút để chào kính những người dũng sĩ, những người đàn ông mà hầu hết những người Hoa Kỳ sẽ không bao giờ biết đến, tính luôn cả hơn ba triệu người lính Hoa kỳ đã được gởi đến Nam Việt Nam trong cuộc chiến dài và tốn kém nhất của Hoa Kỳ.
Có quá nhiều người không tôn trọng hay thân chào những người Việt đã chiến đấu tại Việt Nam. Lý do là vì quốc gia của chúng ta đã không hướng dẫn cho họ biết về người Việt, phong tục, tập quán và về cái đất nước mà chính quyền đã gởi chúng ta đến. Là những người lính Green Beret, chúng tôi đã chiến đấu bên cạnh họ, vui đùa với họ và biết thêm về gia đình, những giấc mơ, hy vọng và những nỗi lo âu của họ.
Nhóm đầu là các toán viên của toán Idaho, toán thám sát cho các công tác bí mật trong đất Miên, Lào và Bắc Việt nằm dưới sự điều động của Military Assitance Command Vietnam – SOG. Các đơn vị của Green Berets, Navy Seals, và các toán trinh sát của TQLC HK cung cấp và điều khiển nhiều cuộc hành quân bí mật khắp suốt Nam Việt Nam.
Tôi gia nhập toán Idaho vào tháng Năm năm 1968 sau khi sáu toán viên của toán biến mất trong một khu vực của một mục tiêu bên đất Lào. Ba người lính Mũ Xanh Hoa Kỳ và ba người lính “đánh thuê” Việt Nam sẽ không bao giờ được nghe đến và vẫn còn nằm trong danh sách mất tích cho đến ngày hôm nay. Năm 1968, toán Idaho hành quân bên ngoài Phú Bài, cách phía nam Huế mười dặm. Trong tháng Năm có ba mươi toán thám sát trong căn cứ. Vào tháng Mười Một, chỉ còn duy nhất toán Idaho là toán còn đi hành quân. Quân địch tại Lào, Miên và Bắc Việt là những tên lính được huấn luyện kỹ càng, trang bị đầy đủ và rất liều mạng.
Hai Đại Uý Tường, Thịnh và hai Trung Uý Trung, Trọng là những viên phi công bay trực thăng Sikorsky H-34 của Phi Đoàn 219 cho SOG. Hết lúc này đến lúc khác, họ bay những chiếc trực thăng cũ kỹ H-34 mà chúng tôi gọi là Kingbee vào những bãi đáp, những nơi mà quân địch cố gắng bắn rơi họ từ trên không trung.
Trong nhiều tháng trong năm 1968, các chiếc Kingbee là những chiếc trực thăng mang các toán SOG bay qua biên giới, vào sâu trong nội địa của quân địch. Tại đất Lào, CIA đoán có khoảng từ 30,000 đến 40,000 quân lính Bắc Việt lo nhiệm vụ bảo vệ con đường mòn Hồ Chí Minh, con đường vận chuyển quân dụng và vũ khí từ Bắc vào Nam Việt Nam và – đánh nhau với các toán SOG.
Trong 17 tháng ở trong toán Idaho, chúng tôi luôn luôn rời mục tiêu với sự bắn phá dữ dội của quân lính Bắc Việt. Đường về lại căn cứ luôn là trên những chiếc Kingbee. Và, mỗi lần chúng tôi cần họ, họ luôn đến, không thèm đếm xỉa tới đạn địch bắn ác liệt đến cỡ nào. Rất nhiều người lính Mũ Xanh còn sống sót đến ngày hôm nay là nhờ vào cái tài bay bỗng không thể tưởng tượng được của các viên phi công Kingbee Việt Nam. Và nếu không có các toán viên Việt và Nùng, sẽ có nhiều hơn 161 người lính Mũ Xanh hy sinh cho các công tác của SOG.
Sáu là trưởng toán người Việt của toán Idaho. Khi tôi đặt chân đến Phú Bài, Sáu đã chiến đấu với Lực Lượng Đặc Biệt gần năm năm. Chỉ cân nặng 100 cân anh, quá gầy. Sáu có một giác quan thứ sáu rất phi thường: anh có thể “ngữi” được quân địch. Trong rừng, anh di chuyển nhẹ nhàng, kín đáo, luôn chỉ trích các bạn đồng nhiệm Hoa Kỳ, khi cần. Hiệp là thông dịch viên cho toán, thỉnh thoảng, anh chỉnh sửa văn phạm tiếng Anh cho các người lính Hoa Kỳ, anh nói thông thạo cả tiếng Pháp, Việt và một ít tiếng Tàu. Phước, Châu, Sơn và Hùng tình nguyện đăng lính Lực Lượng Đặc Biệt khi họ mới 15, 16 tuổi. Sau hàng trăm giờ huấn luyện, tuổi của họ không còn là vấn đề vì họ chiến đấu rất ngon lành trong chiến trận.
Vào ngày 7 tháng Mười năm 1968, sau khi toán Idaho cố gắng thoát khỏi các tên truy lùng, toán bị quân lính Bắc Việt để súng vào thế tự động, tấn công. Sáu đã lên tiếng báo động là bọn chúng đang đến gần. Tuy các người lính Hoa Kỳ không nghe thấy gì, nhưng Sáu, Phước, Hiệp và Don Wolken luôn cảnh giác, với vũ khí để tự động, sẵn sàng khai hỏa.
Các giây phút đầu tiên trong những lúc đánh nhau rất là quan trọng. Những cây súng tiểu liên chúng tôi mang theo bắn 20 viên đạn trong vòng một giây rưỡi. Sáu, Phước và Hiệp thay băng đạn mới, bắn đuổi quân lính Bắc Việt trở xuống đồi. Chúng tôi giành được ưu thế về hỏa lực, nhưng quân Bắc Việt luôn tiến đến chúng tôi. Về sau, chúng bắn vào chúng tôi từ đằng sau các thân xác chết chất đống lại của bọn chúng. Chúng tiến đánh chúng tôi từ hai giờ trưa tới khi trời chập tối. Hết đợt tấn công này đến đợt tấn công khác, cố gắng tràn ngập vị trí chúng tôi. Chúng tôi được sự yểm trợ của Không Quân Hoa Kỳ từ các chiếc Phantom, Skyraider và Gunship luôn bỏ bom, bom cluster, bom napalm, và các đợt bắn phá bằng đạn liên và súng cà nông khác. Đó là lần đầu tiên tôi nhớ lại thây người cháy khét. Đến khi trời chạng vạng tối, chúng tôi chỉ còn lại ít đạn, lựu đạn và một ít đạn phóng lựu. Đại Uý Thịnh bay chiếc H-34 vào một cái gò cao nhỏ bên cạnh vị trí chúng tôi, điều khiển trực thăng bay lơ lững trên một đám cỏ voi - cỏ voi dầy và cao hơn 12 feet. Bởi vì cái đám cỏ quá dầy và quân Bắc Việt cố gắng bám sát lưng, phải cần nhiều phút để đến được chiếc Kingbee. Khi tôi đến được dưới trực thăng, tôi nhìn lên Đại Uý Thịnh, đang ngồi trên ấy, điềm tỉnh như cơn gió lạnh của rặng núi Rocky Mountain vào mùa Xuân, và ông mỉm cười. Cuối cùng, chúng tôi lên được trực thăng, và ông ta kéo chúng tôi ra khỏi nơi ấy. Sáu, Hiệp, Phước và tôi bắn hết những băng đạn cuối cùng, và thảy hết những trái lựu đạn cuối lúc chúng tôi rời khỏi vùng, dưới hỏa lực ác liệt của quân địch. Chỉ trong vòng vài phút, chúng tôi bay ở cao độ 4,000 feet, hướng về Phú Bài. Chúng tôi bình an vô sự. Nhưng, chiếc Kingbee bị lựu đạn và đạn địch làm thủng 48 lỗ ngay hai bên hông trực thăng và cánh quạt. Qua ngày hôm sau, người lính Hoa Kỳ vừa gia nhập toán được một thời gian ngắn, bỏ cuộc. Sáu, Hiệp và Phước dùng buổi cơm tối và tôi sắp xếp cho Sáu và Hiệp được phép về với gia đình họ ngay tối hôm ấy.
Câu chuyện trên hé lộ ra hàng trăm diễn biến về lịch sử của SOG. Tôi luôn mang trong người một nỗi ám ảnh, mặc cảm có tội vì đã bỏ rơi các người bạn Việt thân quí của tôi tại Nam Việt Nam.
John Stryker Meyer, staff writer, North County Times.
Served in Special Forces from 1968-1970.
& & &
Thirty Years Later, War Story Has A Happy Ending
John Stryker Meyer
North County Times
11-25-01
Tôi biết Nguyễn Công Hiệp có mặt trên chuyến bay lúc chiếc máy bay của hảng Continental Airlines đang hạ cánh, và đột nhiên, tôi cảm thấy tôi không còn đứng ở phi trường John Wayne tại Orange County; tôi đang trở ngược ở bên đất Lào trong năm 1968, với quân lính Bắc Việt vây quanh.
Vào ngày 7 tháng Mười năm 1968, toán thám sát sáu người của LLĐB tạm nghĩ chân trên đầu một ngọn đồi trong một khu rừng bên đất Lào. Khi tôi mở một hộp trái cây cũng là lúc Hiệp và Sáu nổ súng vào một đám đông quân Bắc Việt đang trèo lên đồi để giết chúng tôi. Lưng tôi đang ở đối diện với quân Bắc Việt khi Sáu, Hiệp và ba toán viên còn lại của toán ST Idaho khai hỏa, với những tiếng nổ dữ dội của súng để ở vị thế tự động.
Lúc tôi nhìn chiếc phi cơ của hảng Continental chạy vào phi đạo, những phút giây của 33 năm về trước, vẫn còn nóng trong ký ức như thể mới như ngày hôm qua, hiện về; Khi Hiệp và Sáu bảo vệ lưng tôi, bắn đuổi quân Bắc Việt trở ngược vào khu rừng, xuống trở lại đồi, lúc chúng tôi chiến đấu bên nhau cho cuộc chiến bí mật của Hoa Kỳ tại Đông Nam Châu Á. Tôi vẫn ngữi được mùi hăng của khói súng, nỗi sợ và adrenaline bơm dồn dập trong những mạch máu của trận đánh đó, và những giờ phút tiếp nối lúc quân Bắc Việt bắn vào chúng tôi từ sau cái đống thây chết của các đồng chí của bọn chúng. Đó cũng là lần đầu tiên tôi ngữi thây người cháy khét bởi bom napalm.
Năm 1970 là lần cuối cùng tôi nói chuyện với Hiệp, tại buổi tiệc chia tay của tôi với những người lính trong toán Idaho. Là người thông dịch viên cho toán Idaho, Hiệp và tôi là hai người còn đứng vững sau buổi tiệc thật dài, ầm ỉ và đầy xúc động đó. Anh say và té ngã xuống cát, tôi kéo anh dậy, mang anh vào giường trong căn phòng của toán. Tôi rời căn cứ trước khi trời sáng và không bao giờ gặp lại anh.
SUM HỢP
Một phần tư thế kỷ sau, vào một buổi tối thứ Năm gần đây, tôi cảm thấy bồn chồn và kích động. Một người cháu của Hiệp nhìn thấy hình anh trên ti vi, trong một phim tài liệu của History Channel. Anh ta liên lạc với tôi. Tôi gọi cho Hiệp, và bây giờ, tôi đang chờ, dành cho anh một sự ngạc nhiên ở phi trường.
Tôi nhận ra anh cho dầu anh không còn đeo kiếng mát mà anh luôn luôn đeo ở Đông Nam Châu Á. Từ đám đông, tôi tiến lại gần anh. “Này, anh thông dịch viên số một, chào mừng đã đến Nam Cali.”
“John Meyer! Anh đó à?” Và không để trễ một giây “Anh có nhiều tóc bạc hơn là lúc chúng ta ở Phú Bài.” Chúng tôi bắt tay nhau, rồi ôm chặt nhau.
“Hiệp, tôi rất vui sướng biết anh vẫn còn sống. Tôi luôn sợ cái sự xấu kia.”
“Meyer, anh có thể tưởng tượng được chúng ta vẫn còn sống? Thật là vui mừng gặp lại anh sau nhiều năm xa cách.”
Lúc cái đám đông rời chúng tôi, chúng tôi bắt tay nhau một lần nữa, không nói một lời nào. Tôi ôm chặt anh lần nữa, vui sướng vì anh vẫn còn sống. Hiệp lại hỏi tiếp, “Anh có thể tưởng tượng được là chúng ta vẫn còn sống?”
Chúng tôi hỏi nhau câu hỏi đó nhiều lần trong một buổi cuối tuần vừa qua, khi tôi và Hiệp đến vùng Little Saigon, dùng thức ăn Việt Nam, và dự lễ cưới với gia đình anh. Ngày Chủ Nhật, tại nhà tôi ở Oceanside, vợ tôi làm cơm tối thiết đãi một vài người bạn và vài người thân của anh.
Trong thời gian gặp gỡ ngắn ấy, chúng tôi nói tới nói lui những câu chuyện từ những ngày còn trong cuộc chiến bí mật cho đến cuộc sống của chúng tôi từ sau năm 1970 và về gia đình. Chúng tôi nhớ lại lúc tôi, Sáu và Hiệp mới biết nhau vào tháng Năm tại FOB 1, Phú Bài, Việt Nam. Tôi vừa mới xong phần huấn luyện về LLĐB trong nước và tình nguyện gia nhập cho cuộc chiến bí mật, về lính Mũ Xanh (Green Berets) hoạt động cho những công tác bí mật, sâu trong nội địa Lào, Miên và Bắc Việt cùng với những người lính bản xứ Việt Nam. Những người đàn ông Việt Nam như Sáu và Hiệp tình nguyện cho những nhiệm vụ nguy hiểm nhất trong Đông Nam Châu Á, với các toán thám sát sáu hay tám người sâu trong những căn cứ của quân địch. Không có những sự giúp sức của Bộ Binh, Hải Quân, Thủy Quân Lục Chiến, không có cả pháo yểm. Chúng tôi chỉ có Không Quân Hoa Kỳ, những phi hành đoàn trực thăng dũng cảm của Nam Việt Nam, của Bộ Binh HK và các trực thăng hỏa lực của TQLC HK.
Trong thời gian ấy, Hiệp và Sáu cân nặng 95 cân anh, quá nhẹ. Hai anh đã có hơn hai năm kinh nghiệm cho những công tác chết người đó. Tôi chỉ là anh lính mới ra lò. Hiệp là toán viên quan trọng nhất của toán, là thông dịch viên. Tôi không nói được tiếng Việt, chỉ trừ một vài tiếng thô tục. Hiệp nói được ba thứ tiếng và hiểu được tiếng địa phương của người Bắc. Tôi được đưa về toán ST Idaho vì cả toán bị biến mất vào tháng Năm năm 1968 - bốn người lính Việt và hai lính Mũ Xanh Hoa Kỳ, sẽ không bao giờ nghe thấy họ nữa. Sáu là trưởng toán người Việt và tôi là hiệu thính viên, mang máy cho toán. Vào tháng Mười, tôi lên nắm trưởng toán, bên phía Hoa Kỳ.
Chúng tôi nhảy nhiều công tác – thêm một mục tiêu ngay ngày Thanksgiving ở Miên, và một công tác đêm Noel bên đất Lào – cho đến cuối tháng Tư năm 1969, tôi trở về Hoa Kỳ. Vào tháng Mười, tôi trở lại với toán Idaho và chúng tôi nhảy thêm nhiều chuyến nữa, huấn luyện để bắt cóc quân địch, nghe lén điện thoại và chôn các cục sensor của Không Quân vào các khu vực của quân Bắc Việt.
Có đôi khi, chúng tôi nhảy xuống mục tiêu từ trên trực thăng còn lơ lững bay. Chúng tôi luôn rời khỏi mục tiêu dưới sự bắn phá của quân địch. Chỉ một câu hỏi duy nhất là có bao nhiêu súng đạn và súng phòng không của địch và chúng tôi có được bao nhiêu viên đạn còn lại để bắn trả trong những giây phút điên cuồng chờ đợi trực thăng.
Vào tháng Tư năm 1970, tôi từ giã và sẽ không bao giờ trở lại Việt Nam, sau cái buổi tiệc mà Hiệp làm thông dịch và anh bị say mèn đó. Các người lính Hoa Kỳ trong chuyến bay hò hét, cười đùa vì họ đang trở về quê hương. Tôi lại ngồi buồn rầu. Tôi bị dằng co vì, tôi ngạc nhiên và vui sướng vì tôi vẫn còn sống; và, tôi lo lắng cho Sáu, Hiệp và các người lính Việt dũng cảm trong toán ST Idaho.
TRỐN THOÁT
Hiệp rời bỏ Sài Gòn trong một trong những chuyến bay cuối của ngày 30 tháng Tư năm 1975, một người thân thu xếp cho Hiệp lên chiếc máy bay quân sự C-130, ở phi trường Tân Sơn Nhứt, ngày mà Hiệp gọi là “Tháng Tư Đen”.
Khi anh tới phi trường, anh nói, anh trông thấy một cảnh tưởng hỗn loạn, ồn ào. Các pháo thủ cộng sản nả đạn vào phi trường trong lúc hàng trăm người Việt đang điên cuồng cố gắng lên chiếc máy bay. Lúc Hiệp đến được máy bay, cái cửa sau đã kéo lên cao khỏi mặt đất vài feet.
“Tôi quá tuyện vọng” Hiệp nhớ lại. “Tôi thảy đứa con út vào một người lạ mặt trên máy bay.” Anh quăng đứa con thứ hai vào một người lạ mặt khác. Cánh cửa sau đang nâng lên cao làm anh phải nhấc vợ anh lên. Trong cái lúc ồn ào đó, “Tôi nhận thức được người ta nhảy lên lưng tôi, dùng tôi làm thang để leo lên máy bay,” Hiệp nói.
Anh ngã xuống đường bay, đổ ầm xuống dưới cái sức nặng của các thân người tuyệt vọng ấy.
“Cho đến ngày hôm nay, tôi không biết bằng cánh nào, tôi đứng dậy được,” Hiệp nói “Đó là những giây phút tôi sẽ không bao giờ quên. Khi máy bay bắt đầu chạy tôi nghĩ tôi sẽ không bao giờ trông thấy vợ con tôi được nữa… Tôi biết là bọn Bắc Việt biết tôi chiến đấu trong LLĐB, biết chúng nó sẽ đến bắt tôi. Tôi nghĩ tôi sẽ chết chắc.
Rồi, một người nào đó bên trong máy bay, cúi người xuống, nắm áo Hiệp và kéo anh vào máy bay lúc máy bay cất cánh rời khỏi phi đạo. “Cho tới ngày hôm nay, tôi vẫn không biết ai làm việc ấy, nhưng, tôi luôn mang ơn anh ta suốt đời.”
Gia đình Hiệp rời bỏ Sài Gòn chỉ với quần áo trên thân, không tiền, không nữ trang, không của gia truyền, không có gì cả.
“Chúng tôi đến Mỹ với hai bàn tay trắng,” Hiệp cho biết. “Những người Mỹ chúng tôi gặp trên đường đời giúp đỡ, vực chúng tôi dậy… Dân chúng ở xứ này không biết lo lắng là gì. Họ không hề biết khó như thế nào để có được bữa ăn nóng trên bàn mỗi tối… Tôi rất vui sướng được ở đây, có được tự do.”
Hai người con gái của Hiệp làm kế toán tại Houston. Đứa con trai học computer tại Cambridge, Mass. Một đứa con trai riêng khao khát được làm bác sĩ.
Vài ngày sau biến cố 9-11, tôi gọi thăm hỏi Hiệp.
“Tôi đang bực mình đây. Tôi không thể tưởng tượng được bọn chúng chơi nước Mỹ,” Hiệp nói. “Thiệt là buồn. Không hiểu bằng cách nào mà một tên nào chơi được Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.”
Tôi nói, “Hiệp. Anh sẵn sàng chưa?”
“Tụi mình đi Afghanistan?” anh nói, ”Trước tiên, tụi mình đến thành phố Sài Gòn, rủ thêm Sáu và có thể kéo luôn cả Black (Lynne Black, cựu toán viên toán ST Idaho) đang ở Hoa Kỳ, rồi chúng ta đi bắt cái thằng chó đẻ nào đã làm việc đó.”
John Stryker Meyer
Sài Gòn nhỏ ngày 15 tháng Chín 2011
Nguyễn Văn Phúc
Nguyễn Văn Phúc dịchLời nói đầu:Đây là hai bài viết của nhà báo John Stryker Meyer đã được đăng trên báo North County Times. Ông nguyên là quân nhân Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ, đến Việt Nam năm 1968 và phục vụ cho MACV-SOG. Ông đóng trong căn cứ FOB 1, Phú Bài, Huế, chiến đấu cho chiến tranh bí mật của chính quyền Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam. Các toán LLĐB hay còn gọi là Green Beret gồm nhiều toán viên Việt Mỹ, nhảy toán cho các công tác đặc biệt bên đất Miên, Lào hay Bắc Việt Nam.
Ông cũng là tác giả hai quyển sách Across the Fence: The Secret War in Vietnam và On the Ground: The Secret War in Vietnam (đồng tác giả với John E. Peters) Nhận thấy hai bài viết trên báo cho thấy ông luôn nhớ đến các bạn người Việt trong toán Idaho với ông và ông cũng nhắc đến tên các phi công Việt Nam. Người dịch xin mạo muội trích vài dòng trong sách Across the Fence của ông để cho thấy ngoài tấm lòng yêu mến các người bạn Việt cùng toán, ông cũng luôn nhớ đến các phi công Việt Nam thuộc Phi Đoàn 219 Kingbee với tấm lòng kính trọng và mang ơn.Hãy đọc một đoạn ngắn ông viết về Đại Uý Thịnh trong một chuyến công tác bên Lào:Trong thời điểm của những phút giây điên cuồng đó, tôi nhìn lên viên phi công trực thăng, Đại Uý Thịnh. Ông ở trên tất cả cái sự điên khùng ở bên dưới, thật là bình tỉnh và tự tin trong lúc chiếc trực thăng của ông bị đạn của địch bắn trúng nhiều chỗ. Cái thái độ điềm tĩnh khác thường của ông lại quá tương phản với adrenaline đang chạy ào trong cơ thể chúng tôi và cái hành vi điên cuồng bên dưới của hai phía đang cố gắng giết nhau. Chúng tôi đã chiến đấu trong nhiều giờ. Chúng tôi đã đổ mồ hôi, quá dơ dáy và bị kiệt sức. Vậy mà trên kia, trên chiếc trực thăng, Đại Uý Thịnh ngồi yên, trầm tĩnh như cơn gió lạnh trên rặng núi Rocky Mountain, làm cho thấy như đây chỉ là một chuyến đi du ngoạn và như thể là ông đã nói, “Không hề gì, mấy chú. Tôi có cả nguyên ngày mà. Mấy chú cứ từ từ. Sau khi mấy chú an toàn ngồi vào ghế, các cô tiếp viên hàng không sẽ mang bia đến cho mấy chú.” Nhìn Đại Uý Thịnh trong giây phút đó tạo cho tôi cái ấn tượng tinh thần mà tôi sẽ mang theo suốt đời. Thật sự là tôi sẽ không bao giờ hiểu được bằng cánh nào mà một người đàn ông có thể ngồi im, vững vàng dưới sự bắn phá quá dữ dội của quân địch, mà vẫn điều khiển được chiếc trực thăng.Gặp lại Đại Uý Thịnh hai ngày sau chuyến công tác:Một hay hai ngày sau cuộc triệt xuất, Đại Uý Thịnh và phi hành đoàn của ông bước vào câu lạc bộ trại. Tôi vào tìm ông và nói thêm một lời cảm ơn. Tôi mua nước uống cho toàn thể các phi công và các nhân viên phi hành đoàn. Nói chuyện qua một thông dịch viên, Đại Uý Thịnh nói chiếc Kingbee mà ông bay bốc chúng tôi ra khỏi Echo Four bị các vũ khí của quân địch bắn thủng 48 lỗ. Ngồi trong bar, Đại Uý Thịnh vẫn điềm tĩnh và trên tất cả sự huyên náo, xung đột trong đời thường, giống như ông đã trầm tỉnh trong ngày 7 tháng Mười vậy. Ông nói một viên đạn làm thủng một lỗ to bằng trái banh baseball vào một trong mấy cánh quạt trực thăng. Tôi hỏi ông bằng cách nào mà ông vẫn để trực thăng bay lơ lững trong thời gian quá lâu. Ông cho tôi biết khi ông điều khiển trực thăng, ông chỉ nghĩ đến bay bỗng, không việc gì khác, không đạn địch, thời tiết hay tất cả các việc gì khác, chỉ bay bỗng thôi.
“Nếu là lúc tôi phải chết, tôi chết. Bữa hôm ấy không phải là ngày mà tôi phải chết.”Chapter Seven, The Last Bullet, Across the Fence
Và ông viết về một chuyến công tác khác, cả toán mong chờ chiếc Kingbee của Đại Uý Tường, vì toán bị lính Bắc Việt dùng hỏa công đốt cháy họ. Lửa, khói bao trùm bãi triệt xuất, ông đã nghĩ là trực thăng sẽ không đáp xuống được:Khi Đại Uý Tường bay chiếc trực thăng xuống vách núi, thẳng về phía chúng tôi, ông đã biết rõ chúng tôi đang ở ngay đâu. Khói quá dầy đặt, làm cho ông khó trông thấy được bãi triệt xuất. Trông giống như chúng tôi đang bị nhốt kín trong một đoạn của Twilight Zone, với khói lửa đang tràn nhanh lên núi, cùng với quân địch bắn vào chúng tôi, và thấy được sự cứu giúp gần kề, nhưng lại quá tầm tay, không vói tay nắm bắt được. Khi chiếc trực thăng cũ kỹ Sikorsky còn cách bãi đáp khoảng 75 feet và đang tiến thẳng xuống chúng tôi, theo tôi, hình như cánh quạt trực thăng quay quá chậm. Trong một phút ngắn, tôi nghĩ chiếc trực thăng sẽ rời khỏi bãi đáp vì khói bao phủ dầy đặc quanh bãi đáp. Tim tôi ngừng đập. Nếu ông rời bỏ chúng tôi, chúng tôi chết chắc. Một vài phút nay trở thành một vài giờ. Tầm nhìn của tôi trở nên rõ ràng hơn bất cứ lúc nào, tôi thấy rõ khói, lửa, tiếng nổ lách tách và tiếng súng nổ của quân địch. Tôi đứng ngay sát phía tây phòng tuyến, vẫy tấm panel màu lên bầu trời, cố gắng cho phi công thấy nó. Chiếc H-34 vẫn tiếp tục xuống thấp, và bay rất chậm. Tôi chỉ nhìn thấy cái bụng của chiếc trực thăng, với cái đầu khệnh khạng đưa qua phải rồi qua trái, tiếp tục xuống thấp trông giống như con bọ ngựa khổng lồ. Cánh quạt trực thăng xoay quanh thổi gió ào vào chúng tôi. Cuối cùng, cái mũi trực thăng hướng về phía trái và tôi có thể nhìn thấy Đại Uý Tường. Nhìn thấy mặt ông, nhìn thấy ông ngồi điềm tĩnh trong chiếc ghế phi công, làm cho lòng tự tin của tôi lên cao hơn. Chúng tôi chắc chắn thoát nạn…
… Đại Uý Tường bay về Quảng Trị trước vì trực thăng gần hết xăng. Chúng tôi trở về Phú Bài khi bóng đêm sắp sửa tràn về. Cũng giống như trước đây, Đại Uý Tường cho phép tôi ngồi trên chiếc ghế của phi công phụ cho phần cuối của chuyến bay. Tôi hỏi Đại Uý Tường nếu ông ta đã quá mệt mõi khi phải kéo toán Idaho ra khỏi những nơi luôn luôn “nóng”. “Không hề chi,” ông nói. “Quá nhiều khói, nhưng không nhằm nhò gì. Bây giờ Kingbee bay về nhà. Ngày mai, chúng ta bay tiếp?” Tôi nói cho ông biết tôi có thể nghĩ ngày mai. Ông nói Kingbee sẽ bay, chắc chắn vậy. Kingbee không bao giờ nghĩ ngơi. Khi chúng tôi đáp xuống Phú Bài, ông chúc tôi Giáng Sinh an lành nhưng từ chối việc tôi mời ông uống với tôi ly nước trong câu lạc bộ. Gia đình ông đang chờ ông ở Đà Nẵng, chỗ thường trú của Phi Đoàn 219 Kingbee, nằm trong phi trường Đà Nẵng. Buổi tối, ngay sau chuyến công tác, ông gặp cơn ác mộng, thấy viên phi công khác, một trung uý trẻ xuống cứu toán. Viên trung uý này không có được sự dũng cảm và kinh nghiệm của các phi công như Đại Uý Thịnh, Tường; Trung Uý Trọng, Trung. Trong một chuyến công tác trước đây của một toán thám sát khác, viên trung uý này đã không mang được phân nửa toán sau khi Đại Uý Thịnh bốc được nửa toán. Nhưng Đại Uý Thịnh đã bay vòng lại, bốc được nửa toán còn lại. Trong cơn mơ, ông trông thấy viên trung uý này xuống cứu toán nhưng ông la to ông muốn phải là Đại Uý Tường. Cơn ác mộng này, tuy xảy ra không đều đặn, nhưng luôn theo ông trong hơn hai mươi năm:Cái mà tôi không hề biết là cơn ác mộng của đêm Noel 1968, lâu lâu lại ám ảnh tôi cho suốt 25 năm. Một thời gian sau, tôi đã có thể ngồi thẳng lưng, ra mồ hôi với nỗi lo sợ khi cơn ác mộng đến. Cũng đã hơn 10 năm từ sau lần ác mộng cuối. Nhưng mỗi khi Noel đến, ác mộng hay không ác mộng, tôi luôn dành ít phút giây nghĩ đến lòng dũng cảm của Đại Uý Tường. “Không hề chi, Kingbee không bao giờ nghĩ ngơi.”Chapter Thirteen, Captain Courageous, Across the FenceHaunting Memories of Brave Comrades
John Stryker Meyer
North County Times
April 30, 2000
Khi tôi chết, nếu Thượng Đế cho tôi một ít giây phút để tôi suy nghĩ lại một vài sự việc trước khi tôi thở hơi thở cuối cùng, những ý nghĩ đầu tiên của tôi sẽ không phải cho những người thân yêu, không phải cho đám con tôi. Tôi sẽ nghĩ đến và cảm ơn Thượng Đế đã ban cho tôi Sáu, Hiệp, Phước, Tuấn, Hùng, Sơn, Quang, Châu, Cầu và Minh. Hai Đại Uý Thịnh và Tường, cùng hai Trung Uý Trung và Trọng sẽ luôn ngự trị trong tâm tưởng tôi. Sau đó, tôi sẽ nghĩ đến người vợ yêu dấu, những đứa con tài hoa và các bằng hữu quí mến của tôi.
Tại sao lại là những người đàn ông Việt Nam trước những người thân của tôi?
Không có lòng dũng cảm, kiên cường, không hề biết sợ hãi của những chiến sĩ ấy trong cuộc chiến tranh bí mật của Hoa Kỳ tại Đông Nam Châu Á, tôi sẽ không bao giờ trở về được Hoa Kỳ.
Hôm nay, tưởng niệm 25 năm ngày mất Sài Gòn, tôi sẽ dành một phút để chào kính những người dũng sĩ, những người đàn ông mà hầu hết những người Hoa Kỳ sẽ không bao giờ biết đến, tính luôn cả hơn ba triệu người lính Hoa kỳ đã được gởi đến Nam Việt Nam trong cuộc chiến dài và tốn kém nhất của Hoa Kỳ.
Có quá nhiều người không tôn trọng hay thân chào những người Việt đã chiến đấu tại Việt Nam. Lý do là vì quốc gia của chúng ta đã không hướng dẫn cho họ biết về người Việt, phong tục, tập quán và về cái đất nước mà chính quyền đã gởi chúng ta đến. Là những người lính Green Beret, chúng tôi đã chiến đấu bên cạnh họ, vui đùa với họ và biết thêm về gia đình, những giấc mơ, hy vọng và những nỗi lo âu của họ.
Nhóm đầu là các toán viên của toán Idaho, toán thám sát cho các công tác bí mật trong đất Miên, Lào và Bắc Việt nằm dưới sự điều động của Military Assitance Command Vietnam – SOG. Các đơn vị của Green Berets, Navy Seals, và các toán trinh sát của TQLC HK cung cấp và điều khiển nhiều cuộc hành quân bí mật khắp suốt Nam Việt Nam.
Tôi gia nhập toán Idaho vào tháng Năm năm 1968 sau khi sáu toán viên của toán biến mất trong một khu vực của một mục tiêu bên đất Lào. Ba người lính Mũ Xanh Hoa Kỳ và ba người lính “đánh thuê” Việt Nam sẽ không bao giờ được nghe đến và vẫn còn nằm trong danh sách mất tích cho đến ngày hôm nay. Năm 1968, toán Idaho hành quân bên ngoài Phú Bài, cách phía nam Huế mười dặm. Trong tháng Năm có ba mươi toán thám sát trong căn cứ. Vào tháng Mười Một, chỉ còn duy nhất toán Idaho là toán còn đi hành quân. Quân địch tại Lào, Miên và Bắc Việt là những tên lính được huấn luyện kỹ càng, trang bị đầy đủ và rất liều mạng.
Hai Đại Uý Tường, Thịnh và hai Trung Uý Trung, Trọng là những viên phi công bay trực thăng Sikorsky H-34 của Phi Đoàn 219 cho SOG. Hết lúc này đến lúc khác, họ bay những chiếc trực thăng cũ kỹ H-34 mà chúng tôi gọi là Kingbee vào những bãi đáp, những nơi mà quân địch cố gắng bắn rơi họ từ trên không trung.
Trong nhiều tháng trong năm 1968, các chiếc Kingbee là những chiếc trực thăng mang các toán SOG bay qua biên giới, vào sâu trong nội địa của quân địch. Tại đất Lào, CIA đoán có khoảng từ 30,000 đến 40,000 quân lính Bắc Việt lo nhiệm vụ bảo vệ con đường mòn Hồ Chí Minh, con đường vận chuyển quân dụng và vũ khí từ Bắc vào Nam Việt Nam và – đánh nhau với các toán SOG.
Trong 17 tháng ở trong toán Idaho, chúng tôi luôn luôn rời mục tiêu với sự bắn phá dữ dội của quân lính Bắc Việt. Đường về lại căn cứ luôn là trên những chiếc Kingbee. Và, mỗi lần chúng tôi cần họ, họ luôn đến, không thèm đếm xỉa tới đạn địch bắn ác liệt đến cỡ nào. Rất nhiều người lính Mũ Xanh còn sống sót đến ngày hôm nay là nhờ vào cái tài bay bỗng không thể tưởng tượng được của các viên phi công Kingbee Việt Nam. Và nếu không có các toán viên Việt và Nùng, sẽ có nhiều hơn 161 người lính Mũ Xanh hy sinh cho các công tác của SOG.
Sáu là trưởng toán người Việt của toán Idaho. Khi tôi đặt chân đến Phú Bài, Sáu đã chiến đấu với Lực Lượng Đặc Biệt gần năm năm. Chỉ cân nặng 100 cân anh, quá gầy. Sáu có một giác quan thứ sáu rất phi thường: anh có thể “ngữi” được quân địch. Trong rừng, anh di chuyển nhẹ nhàng, kín đáo, luôn chỉ trích các bạn đồng nhiệm Hoa Kỳ, khi cần. Hiệp là thông dịch viên cho toán, thỉnh thoảng, anh chỉnh sửa văn phạm tiếng Anh cho các người lính Hoa Kỳ, anh nói thông thạo cả tiếng Pháp, Việt và một ít tiếng Tàu. Phước, Châu, Sơn và Hùng tình nguyện đăng lính Lực Lượng Đặc Biệt khi họ mới 15, 16 tuổi. Sau hàng trăm giờ huấn luyện, tuổi của họ không còn là vấn đề vì họ chiến đấu rất ngon lành trong chiến trận.
Vào ngày 7 tháng Mười năm 1968, sau khi toán Idaho cố gắng thoát khỏi các tên truy lùng, toán bị quân lính Bắc Việt để súng vào thế tự động, tấn công. Sáu đã lên tiếng báo động là bọn chúng đang đến gần. Tuy các người lính Hoa Kỳ không nghe thấy gì, nhưng Sáu, Phước, Hiệp và Don Wolken luôn cảnh giác, với vũ khí để tự động, sẵn sàng khai hỏa.
Các giây phút đầu tiên trong những lúc đánh nhau rất là quan trọng. Những cây súng tiểu liên chúng tôi mang theo bắn 20 viên đạn trong vòng một giây rưỡi. Sáu, Phước và Hiệp thay băng đạn mới, bắn đuổi quân lính Bắc Việt trở xuống đồi. Chúng tôi giành được ưu thế về hỏa lực, nhưng quân Bắc Việt luôn tiến đến chúng tôi. Về sau, chúng bắn vào chúng tôi từ đằng sau các thân xác chết chất đống lại của bọn chúng. Chúng tiến đánh chúng tôi từ hai giờ trưa tới khi trời chập tối. Hết đợt tấn công này đến đợt tấn công khác, cố gắng tràn ngập vị trí chúng tôi. Chúng tôi được sự yểm trợ của Không Quân Hoa Kỳ từ các chiếc Phantom, Skyraider và Gunship luôn bỏ bom, bom cluster, bom napalm, và các đợt bắn phá bằng đạn liên và súng cà nông khác. Đó là lần đầu tiên tôi nhớ lại thây người cháy khét. Đến khi trời chạng vạng tối, chúng tôi chỉ còn lại ít đạn, lựu đạn và một ít đạn phóng lựu. Đại Uý Thịnh bay chiếc H-34 vào một cái gò cao nhỏ bên cạnh vị trí chúng tôi, điều khiển trực thăng bay lơ lững trên một đám cỏ voi - cỏ voi dầy và cao hơn 12 feet. Bởi vì cái đám cỏ quá dầy và quân Bắc Việt cố gắng bám sát lưng, phải cần nhiều phút để đến được chiếc Kingbee. Khi tôi đến được dưới trực thăng, tôi nhìn lên Đại Uý Thịnh, đang ngồi trên ấy, điềm tỉnh như cơn gió lạnh của rặng núi Rocky Mountain vào mùa Xuân, và ông mỉm cười. Cuối cùng, chúng tôi lên được trực thăng, và ông ta kéo chúng tôi ra khỏi nơi ấy. Sáu, Hiệp, Phước và tôi bắn hết những băng đạn cuối cùng, và thảy hết những trái lựu đạn cuối lúc chúng tôi rời khỏi vùng, dưới hỏa lực ác liệt của quân địch. Chỉ trong vòng vài phút, chúng tôi bay ở cao độ 4,000 feet, hướng về Phú Bài. Chúng tôi bình an vô sự. Nhưng, chiếc Kingbee bị lựu đạn và đạn địch làm thủng 48 lỗ ngay hai bên hông trực thăng và cánh quạt. Qua ngày hôm sau, người lính Hoa Kỳ vừa gia nhập toán được một thời gian ngắn, bỏ cuộc. Sáu, Hiệp và Phước dùng buổi cơm tối và tôi sắp xếp cho Sáu và Hiệp được phép về với gia đình họ ngay tối hôm ấy.
Câu chuyện trên hé lộ ra hàng trăm diễn biến về lịch sử của SOG. Tôi luôn mang trong người một nỗi ám ảnh, mặc cảm có tội vì đã bỏ rơi các người bạn Việt thân quí của tôi tại Nam Việt Nam.
John Stryker Meyer, staff writer, North County Times.
Served in Special Forces from 1968-1970.
& & &
Thirty Years Later, War Story Has A Happy Ending
John Stryker Meyer
North County Times
11-25-01
Tôi biết Nguyễn Công Hiệp có mặt trên chuyến bay lúc chiếc máy bay của hảng Continental Airlines đang hạ cánh, và đột nhiên, tôi cảm thấy tôi không còn đứng ở phi trường John Wayne tại Orange County; tôi đang trở ngược ở bên đất Lào trong năm 1968, với quân lính Bắc Việt vây quanh.
Vào ngày 7 tháng Mười năm 1968, toán thám sát sáu người của LLĐB tạm nghĩ chân trên đầu một ngọn đồi trong một khu rừng bên đất Lào. Khi tôi mở một hộp trái cây cũng là lúc Hiệp và Sáu nổ súng vào một đám đông quân Bắc Việt đang trèo lên đồi để giết chúng tôi. Lưng tôi đang ở đối diện với quân Bắc Việt khi Sáu, Hiệp và ba toán viên còn lại của toán ST Idaho khai hỏa, với những tiếng nổ dữ dội của súng để ở vị thế tự động.
Lúc tôi nhìn chiếc phi cơ của hảng Continental chạy vào phi đạo, những phút giây của 33 năm về trước, vẫn còn nóng trong ký ức như thể mới như ngày hôm qua, hiện về; Khi Hiệp và Sáu bảo vệ lưng tôi, bắn đuổi quân Bắc Việt trở ngược vào khu rừng, xuống trở lại đồi, lúc chúng tôi chiến đấu bên nhau cho cuộc chiến bí mật của Hoa Kỳ tại Đông Nam Châu Á. Tôi vẫn ngữi được mùi hăng của khói súng, nỗi sợ và adrenaline bơm dồn dập trong những mạch máu của trận đánh đó, và những giờ phút tiếp nối lúc quân Bắc Việt bắn vào chúng tôi từ sau cái đống thây chết của các đồng chí của bọn chúng. Đó cũng là lần đầu tiên tôi ngữi thây người cháy khét bởi bom napalm.
Năm 1970 là lần cuối cùng tôi nói chuyện với Hiệp, tại buổi tiệc chia tay của tôi với những người lính trong toán Idaho. Là người thông dịch viên cho toán Idaho, Hiệp và tôi là hai người còn đứng vững sau buổi tiệc thật dài, ầm ỉ và đầy xúc động đó. Anh say và té ngã xuống cát, tôi kéo anh dậy, mang anh vào giường trong căn phòng của toán. Tôi rời căn cứ trước khi trời sáng và không bao giờ gặp lại anh.
SUM HỢP
Một phần tư thế kỷ sau, vào một buổi tối thứ Năm gần đây, tôi cảm thấy bồn chồn và kích động. Một người cháu của Hiệp nhìn thấy hình anh trên ti vi, trong một phim tài liệu của History Channel. Anh ta liên lạc với tôi. Tôi gọi cho Hiệp, và bây giờ, tôi đang chờ, dành cho anh một sự ngạc nhiên ở phi trường.
Tôi nhận ra anh cho dầu anh không còn đeo kiếng mát mà anh luôn luôn đeo ở Đông Nam Châu Á. Từ đám đông, tôi tiến lại gần anh. “Này, anh thông dịch viên số một, chào mừng đã đến Nam Cali.”
“John Meyer! Anh đó à?” Và không để trễ một giây “Anh có nhiều tóc bạc hơn là lúc chúng ta ở Phú Bài.” Chúng tôi bắt tay nhau, rồi ôm chặt nhau.
“Hiệp, tôi rất vui sướng biết anh vẫn còn sống. Tôi luôn sợ cái sự xấu kia.”
“Meyer, anh có thể tưởng tượng được chúng ta vẫn còn sống? Thật là vui mừng gặp lại anh sau nhiều năm xa cách.”
Lúc cái đám đông rời chúng tôi, chúng tôi bắt tay nhau một lần nữa, không nói một lời nào. Tôi ôm chặt anh lần nữa, vui sướng vì anh vẫn còn sống. Hiệp lại hỏi tiếp, “Anh có thể tưởng tượng được là chúng ta vẫn còn sống?”
Chúng tôi hỏi nhau câu hỏi đó nhiều lần trong một buổi cuối tuần vừa qua, khi tôi và Hiệp đến vùng Little Saigon, dùng thức ăn Việt Nam, và dự lễ cưới với gia đình anh. Ngày Chủ Nhật, tại nhà tôi ở Oceanside, vợ tôi làm cơm tối thiết đãi một vài người bạn và vài người thân của anh.
Trong thời gian gặp gỡ ngắn ấy, chúng tôi nói tới nói lui những câu chuyện từ những ngày còn trong cuộc chiến bí mật cho đến cuộc sống của chúng tôi từ sau năm 1970 và về gia đình. Chúng tôi nhớ lại lúc tôi, Sáu và Hiệp mới biết nhau vào tháng Năm tại FOB 1, Phú Bài, Việt Nam. Tôi vừa mới xong phần huấn luyện về LLĐB trong nước và tình nguyện gia nhập cho cuộc chiến bí mật, về lính Mũ Xanh (Green Berets) hoạt động cho những công tác bí mật, sâu trong nội địa Lào, Miên và Bắc Việt cùng với những người lính bản xứ Việt Nam. Những người đàn ông Việt Nam như Sáu và Hiệp tình nguyện cho những nhiệm vụ nguy hiểm nhất trong Đông Nam Châu Á, với các toán thám sát sáu hay tám người sâu trong những căn cứ của quân địch. Không có những sự giúp sức của Bộ Binh, Hải Quân, Thủy Quân Lục Chiến, không có cả pháo yểm. Chúng tôi chỉ có Không Quân Hoa Kỳ, những phi hành đoàn trực thăng dũng cảm của Nam Việt Nam, của Bộ Binh HK và các trực thăng hỏa lực của TQLC HK.
Trong thời gian ấy, Hiệp và Sáu cân nặng 95 cân anh, quá nhẹ. Hai anh đã có hơn hai năm kinh nghiệm cho những công tác chết người đó. Tôi chỉ là anh lính mới ra lò. Hiệp là toán viên quan trọng nhất của toán, là thông dịch viên. Tôi không nói được tiếng Việt, chỉ trừ một vài tiếng thô tục. Hiệp nói được ba thứ tiếng và hiểu được tiếng địa phương của người Bắc. Tôi được đưa về toán ST Idaho vì cả toán bị biến mất vào tháng Năm năm 1968 - bốn người lính Việt và hai lính Mũ Xanh Hoa Kỳ, sẽ không bao giờ nghe thấy họ nữa. Sáu là trưởng toán người Việt và tôi là hiệu thính viên, mang máy cho toán. Vào tháng Mười, tôi lên nắm trưởng toán, bên phía Hoa Kỳ.
Chúng tôi nhảy nhiều công tác – thêm một mục tiêu ngay ngày Thanksgiving ở Miên, và một công tác đêm Noel bên đất Lào – cho đến cuối tháng Tư năm 1969, tôi trở về Hoa Kỳ. Vào tháng Mười, tôi trở lại với toán Idaho và chúng tôi nhảy thêm nhiều chuyến nữa, huấn luyện để bắt cóc quân địch, nghe lén điện thoại và chôn các cục sensor của Không Quân vào các khu vực của quân Bắc Việt.
Có đôi khi, chúng tôi nhảy xuống mục tiêu từ trên trực thăng còn lơ lững bay. Chúng tôi luôn rời khỏi mục tiêu dưới sự bắn phá của quân địch. Chỉ một câu hỏi duy nhất là có bao nhiêu súng đạn và súng phòng không của địch và chúng tôi có được bao nhiêu viên đạn còn lại để bắn trả trong những giây phút điên cuồng chờ đợi trực thăng.
Vào tháng Tư năm 1970, tôi từ giã và sẽ không bao giờ trở lại Việt Nam, sau cái buổi tiệc mà Hiệp làm thông dịch và anh bị say mèn đó. Các người lính Hoa Kỳ trong chuyến bay hò hét, cười đùa vì họ đang trở về quê hương. Tôi lại ngồi buồn rầu. Tôi bị dằng co vì, tôi ngạc nhiên và vui sướng vì tôi vẫn còn sống; và, tôi lo lắng cho Sáu, Hiệp và các người lính Việt dũng cảm trong toán ST Idaho.
TRỐN THOÁT
Hiệp rời bỏ Sài Gòn trong một trong những chuyến bay cuối của ngày 30 tháng Tư năm 1975, một người thân thu xếp cho Hiệp lên chiếc máy bay quân sự C-130, ở phi trường Tân Sơn Nhứt, ngày mà Hiệp gọi là “Tháng Tư Đen”.
Khi anh tới phi trường, anh nói, anh trông thấy một cảnh tưởng hỗn loạn, ồn ào. Các pháo thủ cộng sản nả đạn vào phi trường trong lúc hàng trăm người Việt đang điên cuồng cố gắng lên chiếc máy bay. Lúc Hiệp đến được máy bay, cái cửa sau đã kéo lên cao khỏi mặt đất vài feet.
“Tôi quá tuyện vọng” Hiệp nhớ lại. “Tôi thảy đứa con út vào một người lạ mặt trên máy bay.” Anh quăng đứa con thứ hai vào một người lạ mặt khác. Cánh cửa sau đang nâng lên cao làm anh phải nhấc vợ anh lên. Trong cái lúc ồn ào đó, “Tôi nhận thức được người ta nhảy lên lưng tôi, dùng tôi làm thang để leo lên máy bay,” Hiệp nói.
Anh ngã xuống đường bay, đổ ầm xuống dưới cái sức nặng của các thân người tuyệt vọng ấy.
“Cho đến ngày hôm nay, tôi không biết bằng cánh nào, tôi đứng dậy được,” Hiệp nói “Đó là những giây phút tôi sẽ không bao giờ quên. Khi máy bay bắt đầu chạy tôi nghĩ tôi sẽ không bao giờ trông thấy vợ con tôi được nữa… Tôi biết là bọn Bắc Việt biết tôi chiến đấu trong LLĐB, biết chúng nó sẽ đến bắt tôi. Tôi nghĩ tôi sẽ chết chắc.
Rồi, một người nào đó bên trong máy bay, cúi người xuống, nắm áo Hiệp và kéo anh vào máy bay lúc máy bay cất cánh rời khỏi phi đạo. “Cho tới ngày hôm nay, tôi vẫn không biết ai làm việc ấy, nhưng, tôi luôn mang ơn anh ta suốt đời.”
Gia đình Hiệp rời bỏ Sài Gòn chỉ với quần áo trên thân, không tiền, không nữ trang, không của gia truyền, không có gì cả.
“Chúng tôi đến Mỹ với hai bàn tay trắng,” Hiệp cho biết. “Những người Mỹ chúng tôi gặp trên đường đời giúp đỡ, vực chúng tôi dậy… Dân chúng ở xứ này không biết lo lắng là gì. Họ không hề biết khó như thế nào để có được bữa ăn nóng trên bàn mỗi tối… Tôi rất vui sướng được ở đây, có được tự do.”
Hai người con gái của Hiệp làm kế toán tại Houston. Đứa con trai học computer tại Cambridge, Mass. Một đứa con trai riêng khao khát được làm bác sĩ.
Vài ngày sau biến cố 9-11, tôi gọi thăm hỏi Hiệp.
“Tôi đang bực mình đây. Tôi không thể tưởng tượng được bọn chúng chơi nước Mỹ,” Hiệp nói. “Thiệt là buồn. Không hiểu bằng cách nào mà một tên nào chơi được Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.”
Tôi nói, “Hiệp. Anh sẵn sàng chưa?”
“Tụi mình đi Afghanistan?” anh nói, ”Trước tiên, tụi mình đến thành phố Sài Gòn, rủ thêm Sáu và có thể kéo luôn cả Black (Lynne Black, cựu toán viên toán ST Idaho) đang ở Hoa Kỳ, rồi chúng ta đi bắt cái thằng chó đẻ nào đã làm việc đó.”
John Stryker Meyer
Sài Gòn nhỏ ngày 15 tháng Chín 2011
Nguyễn Văn Phúc
Kingbee Phạm Văn Thận và Kingbee Đặng Quỳnh
The Comrads
LIMO
The Medal Citations
The Stories
The Honors