Tuesday, November 10, 2020

TRUNG ĐOÀN 75 BIỆT ĐỘNG QUÂN HOA KỲ SO SÁNH VỚI VIỄN THÁM TQLC/HK: HUẤN LUYỆN VÀ NHIỆM VỤ

TRUNG ĐOÀN 75 BIỆT ĐỘNG QUÂN HOA KỲ

SO SÁNH VỚI VIỄN THÁM TQLC/HK: HUẤN LUYỆN VÀ NHIỆM VỤ

Bài viết dưới đây trình bầy những sự khác biệt giữa hai đơn vị: Trung Đoàn 75 Biệt Động Quân và đơn vị Viễn Thám TQLC Hoa Kỳ. Đơn vị Viễn Thám trực thuộc quân chủng Thủy Quân Lục Chiến (TQLC Hoa Kỳ là một quân chủng: Hải, Lục, Không quân và TQLC), trong khi trung đoàn 75 BĐQ/HK trực thuộc hoàn toàn Bộ Tư Lệnh Hành Quân Đặc Biệt (SOCOM). Từ sự khác biệt này, đơn vị Viễn Thám TQLC chỉ hoạt động trong khu vực trách nhiệm của TQLC Hoa Kỳ. Một điều khác, quân chủng TQLC/HK được huấn luyện hoạt động trong một trận chiến tranh quy ước (toàn diện, mặt đối mặt), do đó nhiệm vụ dành cho đơn vị Viễn Thám TQLC là một bãi chiến trường thực sự (lộ thiên). Từ sự khác biệt này, thí dụ trong bộ chỉ huy Hỗn Hợp Hành Quân Đặc Biệt (JSOC) đang hoạt động bí mật trong quốc gia X, không được lộ diện… Lẽ dĩ nhiên đơn vị Biệt Động Quân trực thuộc SOCOM sẽ được trao cho nhiệm vụ này để bảo mật.

Trên phương diện huấn luyện, kỹ thuật, có thể nói là gay go như nhau, vì nhiệm vụ xâm nhập lấy tin tức tình báo tác chiến của hai đơn vị. Cũng như Biệt Động Quân, nhiều đơn vị trinh sát, viễn thám, và cả Người Nhái Hải Quân Hoa Kỳ gửi người theo học khóa huấn luyện Biệt Động Quân Hoa Kỳ (Ranger Training)… để tăng cường khả năng tác chiến của đơn vị.

 Mặc dầu, theo sự hiểu biết của tôi, đơn vị Viễn Thám TQLC được huấn luyện các hoạt động dưới nước nhiều hơn, họ thường là đơn vị đi tiên phương trong các cuộc hành quân đổ bộ (amphibious). Các đơn vị Viễn Thám TQLC thường đi theo các đơn vị lớn TQLC Hoa Kỳ (MEU) lưu động cùng với các hạm đội Hải Quân Hoa Kỳ ngoài khơi, để sẵn sàng tấn công một quốc gia ngoại bang thù địch, từ biển vào.

 

Đơn vị Viễn Thám TQLC có ngân khoản rộng rãi hơn BĐQ, nên họ có nhiều loại vũ khí đặc biệt và được huấn luyện đặc biệt, kể cả những khóa huấn luyện không có trong quân chủng TQLC.

Trung đoàn 75 Biệt Động Quân Hoa Kỳ (trước đó có tên là Trung Đoàn Trinh Sát RRD Biệt Lập), một đơn vị tinh nhuệ trong Lực Lượng Hành Quân Đặc Biệt (SOF), một phần trong Bộ Tư Lệnh Hỗn Hợp Hành Quân Đặc Biệt (JSOC) từ năm 2005. Đơn vị Biệt Động Quân trở nên một phần trong JSOC, do được huấn luyện gay go khó khăn thể chất để có thể đảm nhiệm những nhiệm vụ đặc biệt dành riêng cho đơn vị như viễn thám (LRRP), cận thám (CTR – Close Target Reconnaisance). Biệt Động Quân Hoa Kỳ thường được xem là Đơn Vị cho các Nhiệm Vụ Đặc Biệt (Special Mission Unit).

Đóng trong căn cứ Fort Benning (căn cứ quân sự lớn nhất của Lục Quân Hoa Kỳ… BĐQ VN đã đi thăm vài lần kể cả Căn Cứ Núi của BĐQ/HK), tiểu bang Georgia, Trung đoàn 75 BĐQ/HK là đơn vị số 1 (premier) cho các cuộc hành quân trinh sát viễn thám trong quân đội Hoa Kỳ.

Được tái lập trong tháng Mười năm 1984, với bộ chỉ huy trung đoàn 75/BĐQ đóng trong căn cứ Fort Benning. Nhiệm vụ trao phó cho Biệt Động Quân là các cuộc hành quân viễn thám, trinh sát trên toàn thế giới, bất cứ khi nào cần đến (như cuộc hành quân Fury trên đảo Grenada năm 1988) theo lệnh của Bộ Tư Lệnh Hành Quân Đặc Biệt (SOCOM) và Bộ Tư Lệnh Hỗn Hợp Hành Quân Đặc Biệt (JSOC).

Trên căn bản, các toán viễn thám BĐQ được tổ chức thành các toán gồm sáu (6) quân nhân, nằm trong ba tiểu đoàn BĐQ (trong trung đoàn 75/BĐQ). Các tiểu đoàn Biệt Động Quân được trao cho ba nhiệm vụ chính yếu: Trinh Sát, Theo Dõi, và Tấn Công (đột kích bất ngờ). Để thi hành ba nhiệm vụ, Biệt Động Quân có thể:

·       Xâm nhập mục tiêu bằng dù (dù điều khiển HALO, hoặc dây), trực thăng, phi cơ có cánh, bơi lặn SCUBA, ca nô nhỏ hoặc xâm nhập bộ, hay tất cả các phương tiện khác.

·       Nằm vùng trong khu vực theo dõi các hoạt động của địch kéo dài đến 5 ngày.

·       Thám sát khu vực, kể cả ban đêm với kính hồng ngoại, và các dụng cụ quan sát, nghe ngóng khác.

·       Trình bầy phần phân tích về việc phá hủy mục tiêu.

·       Xử dụng xuồng cao xu (đem theo tùy chuyến hành quân và nhiệm vụ).

·       Cài đặt máy dò, máy nghe lén trong khu vực xâm nhập, hoạt động.

·       Thâu thập tin tức tình báo tác chiến.

·       Chọn lọc (trưởng toán) bãi đáp để nhẩy dù hoặc trực thăng đưa đi xâm nhập.

·       Báo cáo về khí tượng, thời tiết trong khu vực hoạt động (để “ở nhà” chuẩn bị).

·       Tổ chức phá hoại, phục kích nếu được lệnh.

·       Liên lạc với đơn vị (mẹ) BĐQ gần mục tiêu.

Căn cứ Núi (Ranger Mountain Camp – Delonga Georgia)

 

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC ĐƠN VỊ TINH NHUỆ HOA KỲ Daniel Brown

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC ĐƠN VỊ TINH NHUỆ HOA KỲ

Daniel Brown

 Các chiến sĩ trong Hành Quân Đặc Biệt của Hoa Kỳ là những đơn vị tinh nhuệ nhất trên thế giới.

Tùy theo đơn vị, các chiến sĩ trong Hành Quân Đặc Biệt có thể được trao nhiệm vụ: chống khủng bố (Delta), tấn công chớp nhoáng, phục kích (BĐQ), chiến tranh ngoại lệ (yểm trợ kháng chiến quân chống lại chính quyền ở một quốc gia nào đó trên thế giới) (Lực Lượng Đặc Biệt), giải cứu và thâu hồi con tin, trinh sát lấy tin tức tình báo, và còn nhiều nữa…

Ngay từ căn bản khởi thủy, các hoạt động của họ đều dựa trên nguyên tắc bí mật, nên rất khó phân biệt các đơn vị, đặc biệt họ mặc quân phục ngụy trang, không mang phù hiệu để che dấu đơn vị phục vụ.

Biệt Động Quân (Ranger)

1. BIỆT ĐỘNG QUÂN (ARMY RANGERS)

Trung đoàn 75 Biệt Động Quân “là đơn vị số 1 (premier) của Lục Quân Hoa Kỳ cho các nhiệm vụ tấn công, đột kích chớp nhoáng” theo lời các quân nhân BĐQ.

Gồm có bốn tiểu đoàn (trước đó 3 tiểu đoàn) “Khả năng cỉa Biệt Động Quân bao gồm: nhẩy dù xuống tấn công hoặc trực thăng vận vào đánh chiếm những mục tiêu, vị trí then chốt, quan trọng như phi trường, phá hủy căn cứ chiến lược của địch, giết hoặc bắt sống tù binh.”

Quân phục Biệt Động Quân như các binh chủng đơn vị trong Lục Quân Hoa Kỳ. Chỉ khác bằng Biệt Động Quân (Ranger Tab) chữ vàng đeo trên vai áo bên trái, sau khi thụ huấn có kết qủa khóa BĐQ (rất nhiều người bị loại). Bằng BĐQ này cho biết người quân nhân đã thụ huấn khóa BĐQ nhưng chưa chắc đã phục vụ trong trung đoàn Biệt Động Quân (Trung Đoàn 75 BĐQ/HK).

Quân nhân chưa chắc được phục vụ trong trung đoàn 75 BĐQ, cho đến khi “qua khỏi” thời gian 8 tuần lễ Thử Thách, Tuyển Chọn. Khi qua khỏi giai đoạn gay go, khó khăn này, người quân nhân mới được trao mũ beret mầu đất (tan) và phù hiệu trung đoàn 75 BĐQ, lúc đó mới chính thức là một biệt động quân trong trung đoàn lừng danh 75 BĐQ/HK.

 

 Biệt Động Quân làm lễ tuyên thệ

2. BỘ TƯ LỆNH TQLC HÀNH QUÂN ĐẶC BIỆT (MARSOC)

Đươc thành lập trong tháng Hai năm 2006, MARSOC là một đơn vị tương đối mới mẻ. Gồm có ba tiểu đoàn, được trao nhiệm vụ “Bảo vệ quốc gia đồng minh, Trinh sát đặc biệt, và tấn công trực tiếp” theo huấn lệnh của đơn vị MARSOC.

Bảo vệ quốc gia đồng minh bao hàm việc huấn luyện, trang bị quân đội quốc gia đồng minh chống lại những đe dọa nội bộ như khủng bố. Quân nhân TQLC Hành Quân Đặc Biệt (MARSOC) mặc quân phục như các đơn vị TQLC khác, chí khác phù hiệu đơn vị, chim đại bàng cặp con dao găm (Eagle clutching a knife)

  3. ĐƠN VỊ KHÔNG QUÂN NHẨY DÙ CẤP CỨU (PARARESCUE SPECIALISTS PJs)

“Cấp cứu và thâu hồi phi hành đoàn bị bắn rơi đằng sau phòng tuyến địch hoặc những nơi khó khăn không đến được (dể dàng)”, theo lời phát ngôn của Không Quân Hoa Kỳ.

Đơn vị này có khoảng 500 quân nhân Không Quân “được huấn luyện đầy đủ để thi hành công tác cấp cứu trên mọi điạ thế, mọi nhiệm vụ, từ nhiệm vụ tìm kiếm cứu nguy, yểm trợ hành quân, trường hợp nhu cầu y khoa khẩn cấp, để mọi chuyến hành quân đều đạt kết qủa mỹ mãn. Phù hiệu đeo trên vai khác với các đơn vị Không Quân.

 

Không quân Cấp Cứu

4. LỰC LƯỢNG ĐẶC BIỆT (GREEN BERET)

 Để làm sáng tỏ, Lực Lượng Đặc Biệt (Green Beret) là đơn vị Lực Lượng Đặc Biệt duy nhất trong Lục Quân Hoa Kỳ. Các đơn vị khác: Biệt Động Quân, Viễn Thám TQLC, hay Nhẩy Dù Cấp Cứu của Không Quân Hoa Kỳ là những đơn vị Hành Quân Đặc Biệt không phải Lực Lượng Đặc Biệt.

Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ được mọi người cả dân sự lẫn quân nhân gọi tên thân yêu là “Mũ (nồi) Xanh” (Green Beret). Nền tảng căn bản cho LLĐB/HK là các toán A-LLĐB gồm 12 quân nhân trong mỗi toán, và có thể đảm nhận nhiều nhiệm vụ, bao gồm chiến tranh ngoại lệ, dò thám, trinh sát, bảo vệ quốc gia đồng minh (như MARSOC), và nhiều nhiệm vụ khác.

Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ mặc quân phục Lục Quân, chỉ khác là mũ beret xanh mà họ rất hãnh diện đội trên đầu.

Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ được huấn luyện rất nhiều, rất kỹ để họ có khả năng “đa năng”, khóa huấn luyện LLĐB kéo dài 61 tuần lễ

 5. NGƯỜI NHÁI HẢI QUÂN (NAVY SEALs)

Đơn vị Người Nhái SEALs (Sea, Air, and Land) Hải Quân Hoa Kỳ được Tổng Thống John F. Kennedy cho thành lập năm 1962 (cũng như Green Beret). Đơn vị SEALs là những toán biệt kích nhỏ, có thể đảm nhận nhiều nhiệm vụ đặc biệt: Tấn công đột kích, Trinh sát dò thám, chống khủng bố và bảo vể quốc gia đồng minh. Theo lời phát ngôn viên Hải Quân.

Chương trình huấn luyện căn bản quân nhân Người Nhái kéo dài hơn 12 tháng trong căn cứ huấn luyện Chất Nổ Dưới Nước của đơn vị SEAL. Sau đó là 18 tháng huấn luyện phần chuyên môn, bổ túc trước khi ra đơn vị.

Có hai cách để phân biệt một quân nhân SEAL và một thủy thủ Hải Quân. Phù hiệu đơn vị SEAL: đại bàng cắp mỏ neo, cây đinh ba, và khẩu súng lục bằng kim loại mạ vàng trên túi áo trước ngực.

Một quân nhân SEAL

6. DELTA

Đơn vị Hành Quân Delta thuộc Lục Quân Hoa Kỳ có lẽ là đơn vị bí mật nhất trong quân đội Hoa Kỳ. Phát ngôn viên Bộ Tư Lệnh Hành Quân Đặc Biệt nói với các phóng viên báo chí rằng, không được nói về, bàn luận về đơn vị Delta, họ chỉ có thể cung cấp tin tức về các đơn vị Hành Quân Đặc Biệt khác.

“Chúng tôi rất nghiêm túc về ‘nhiệm vụ thầm lặng’ của chúng tôi”, một cựu quân nhân Delta cho biết “Nếu có ai đó kể cho ông bạn nghe, rất có thể ông sẽ bị để ý, theo dõi”

Được thành lập từ năm 1977, quân nhân Delta được trao cho một số nhiệm vụ như: chống khủng bố (đặc biệt giết hoặc bắt sống những yếu nhân của địch), tấn công chớp nhoáng, giải cứu con tin, và những nhiệm vụ bí mập phối hợp với cơ quan CIA (Trung Ương Tình Báo HK).

Nói tổng quát, Đơn vị Delta và toán Người Nhái Seal team 6 là hai đơn vị được huấn luyện kỹ càng nhất trong quân đội Hoa Kỳ. Cả hai đều được trang bị tối tân, hiện đại nhất, huấn luyện võ thuật đánh cận chiến, giải cứu con tin, và các nhiệm vụ khác. Người Nhái Hải Quân SEAL có gốc rễ từ Hải Quân và được huấn luyện nhiều về về kỹ thuật hoạt động dưới nuớc.

(Theo tài liệu đơn vị SOG (Nha Kỹ Thuật, Lôi Hổ). Dick Meadow, một quân nhân LLĐB/HK rất nổi tiếng trong B-15 Kontum cùng thời với Thiếu Tá Lê Minh. Dick Meadow nổi tiếng bắt sống được nhiều tù binh Bắc Việt, được Tướng Westmoreland thăng cấp từ Thượng Sĩ lên Đại Úy. Sau này về Mỹ, Dick Meadow được mời tổ chức, huấn luyện đơn vị Delta. Ông ta đã ra đi sớm vì ung thư xương. Người thứ hai được Tướng Westmoreland thăng cấp từ Trung Sĩ lên Trung Úy là Bob Howard, cũng từ B-15 trên Kontun, ông này sau lên Đại Tá rồi giải ngũ, được truy tặng huy chương Medal of Honor. vđh)

 Theo tài liệu:

https://www.wearethemighty.com/mighty-trending/differences-between-americas-special-operators/      download 11/10/2020   10:35AM

Fort Hays State University

Department of Computer Science

Dallas, Texas Nov. 10, 2020

vđh