Sunday, September 26, 2021

NHẢY DÙ XÂM NHẬP HALO

Chuyến giải cứu tù binh đầu tiên (Bright Light) do SOG thực hiện trong năm 1966, sau khi hai tiểu đoàn Quân Giải Phóng tiêu diệt cả trung đội do Huckleberry và Charlie Vessels chỉ huy. Sau nhiều phi vụ tập kích không thành công, chỉ huy trưởng SOG là Đại tá Jack Singlaub nhận thấy rằng có dấu hiệu cho thấy tù binh Mỹ đã được di chuyển đến nơi khác, chừng vài giờ trước khi quân biệt kích tấn công. Những sĩ quan tham mưu của SOG đặt ra nhiều câu hỏi cần lời giải đáp. Thiếu tá Ed Rybat, chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tiền phương 1 (FOB 1) cũng băn khoăn: “Hình như đối phương biết mình trên đường đến mục tiêu”.
CH-47 tại đường 9 Nam Lào, 1968 
Bước sang năm 1969, tình hình trở nên nghiêm trọng. Đại tá Steve Cavanaugh lên thay Jack Singlaub làm chỉ huy trường SOG, luôn quan tâm đến vấn đề an ninh nội bộ. Ông ta đến thăm các căn cứ hành quân tiền phương, hỏi thăm các toán trưởng biệt kích và đem theo toán an ninh lục quân Mỹ là Đại đội 101 kiểm thính để theo dõi tất cả các cuộc điện đàm trong các đơn vị SOG. Trong khi đó, các toán biệt kích xâm nhập đều biết rằng, đối phương cũng dò tần số liên lạc của họ để “thịt” các toán biệt kích xâm nhập. SOG phải tìm giải pháp xâm nhập khác để bảo vệ các toán biệt kích. Xâm nhập ban đêm, không sợ đối phương phát giác, nhưng các phi cơ trực thăng không được an toàn khi xuống bãi đáp trong màn đêm. Chỉ còn cách là nhảy dù xuống mục tiêu, xâm nhập vào lúc ban đêm.
Khi trưởng toán biệt kích Auger là Frank Oppel yêu cầu được phép nhảy dù xuống khu vực Lưỡi Câu trên đất Campuchia trong tháng 12/1969, Bộ chỉ huy SOG chấp thuận ngay. Chỉ có một trở ngại nhỏ, khi Oppel báo tin vui cho các thành viên, anh toán phó “lạnh chân” không chịu đi, phải tìm người khác thay thế, đó là Bob Graham mà sau này rất nổi tiếng ở Sở chỉ huy tiền phương Nam (CCS).

Hatchet Force xuất kích tại Dakto
Toán Auger gồm hai biệt kích quân Mỹ là Oppel, Graham cùng với ba biệt kích quân Nùng, bắt đầu tập nhảy dù từ trực thăng xuống, do phi công Green Hornet lái. Sau một tuần lễ thực tập nhảy dù đêm, đúng bốn giờ sáng ngày 23/12/1969, toán biệt kích Auger nhảy dù xuống, xâm nhập khu vực Lưỡi Câu trên lãnh thổ Campuchia. Họ xuống tới đất, nhanh chóng tập hợp. Tuy nhiên, có một biệt kích nùng bị trật chân, nên sáng hôm sau trực thăng phải vào bốc toán biệt kích đem về.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 13 Tháng Ba, 2011, 11:31:57 pm

 Năm 1970, Đại tá John Sadler thay thế Đại tá Cavanaugh làm chỉ huy trưởng SOG. Ông ta là người rất am hiểu về kỹ thuật nhảy dù và skydiving (nhảy dù cánh dơi để lướt gió). Thuật ngữ quân sự gọi là HALO (High Altitude Low Opening). Nhảy dù HALO từ độ cao 10.000 bộ (3.050m), để rơi tự do, cách mặt đất khoảng 1.000-2.000 bộ (305-610m), rồi mở dù cánh dơi lái đến mục tiêu. Mặc dù lực lượng biệt kích Mỹ đã huấn luyện nhảy dù cánh dơi HALO từ năm 1957, nhưng Quân đội Mỹ cũng như quân đội các nước trên thế giới chưa từng sử dụng HALO trong chiến trận.
Tháng 7/1970, đại tá Sadler ra lệnh thành lập toán biệt kích HALO đầu tiên. Trung sĩ Cliff Newman và Trung sĩ nhất Sammy Hernandez đang chỉ huy toán biệt kích Virginia thám thính khu vực lân cận Khe Sanh, bỗng được lệnh tìm một bãi đáp gần nhất để rút quân. Toán biệt kích HALO đầu tiên gồm có Newman, Hernandez, thêm Trung sĩ nhất Melvin Hill, hai biệt kích quân người Thượng và một sĩ quan Lôi Hổ của Quân đội Sài Gòn. Mặc dù Newman cấp bậc thấp hơn hai viên Trung sĩ kia, nhưng anh ta có nhiều kinh nghiệm trong đơn vị SOG hơn, nên được cử làm trưởng toán HALO, lấy tên là toán Florida.

Sau đó, một chiếc C130, có biệt hiệu là Chim Đen (Blackbird), đã đưa toán biệt kích Florida qua Okinawa để huấn luyện kỹ thuật nhảy dù HALO. Họ được bí mật huấn luyện trong một khu vực riêng biệt, vì hai biệt kích quân Thượng và sĩ quan Lôi Hổ của Quân đội Sài Gòn bị chính phủ Nhật Bản từ chối không cho nhập cảnh.
Các huấn luyện viên được tuyển chọn là những bậc thầy về môn HALO trong Liên đoàn biệt kích số 1 của Mỹ. Khi nhảy ra khỏi phi cơ, chỉ cần 12 giây, con người đạt tới vận tốc rơi trong không khí 125 dặm mỗi giờ. Trong lúc thả rơ tự do, các quân nhân vẫn phải điều khiển thân mình theo hướng rơi tự do của nhóm. Khi bung dù cánh dơi ra, họ lái dù khoảng 2.500 bộ (762,5m) đến bãi đáp. Như vậy, nếu nhảy ra ở độ cao 12.500 bộ (3812,5m), để rơi tự do 60 giây, thêm hai phút rưỡi lái dù cánh dơi xuyên qua rừng đến bãi đáp, tổng cộng chỉ có ba phút rưỡi đồng hồ. Các quân nhân còn được trang bị thêm đồng hồ cao độ để mở dù tự động, trong trường hợp dù có chuyện bất trắc.
Sau một tháng huấn luyện ở Okinawa, toán biệt kích florida về tới Long Thành, huấn luyện thêm hai tuần về chiến thuật, và nhảy thêm vài kiểu HALO. Trong một chuyến thực tập nhảy dù đêm, Trung sĩ Hernandez bị gió thổi dạt qua một dãy nhà khác của Lục quân Mỹ. Một viên Trung sĩ chạy ra ngoài quan sát, vì Hernandez rơi trúng nóc nhà trước khi xuống đất. Nhìn thấy Hernandez vẫn còn vướng dù, bôi mặt ngụy trang, đeo kính che mắt, vũ trang đến tận răng: nào là khẩu CAR15, Shotgun cưa ngắn nòng, súng phóng lựu M79, dao găm, lựu đạn đeo đầy mình..., viên Trung sĩ văn phòng quỵ xuống, lên cơn đau tim vì tưởng lầm là lính dù cộng sản tấn công (!).


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 14 Tháng Ba, 2011, 12:01:05 am

Lần cuối cùng thực tập, toán biệt kích nhảy dù đêm xuống chiến khu D, lục soát hai ngày, sau đó trở về căn cứ, sẵn sàng lên đường. Toán Florida có nhiệm vụ gắn máy nghe trộm điện thoại của Quân đội Bắc Việt ở Lào, trên con đường đối phương mới xây dựng, nằm về phía tây căn cứ Chu Lai. Mục tiêu này gần mục tiêu mà toán Iowa xâm nhập lần đầu tiên qua đất Lào năm 1965, trong cuộc hành quân Shining Brass. SOG phỏng đoán Quân Bắc Việt có khoảng một sư đoàn chính quy, với 10.000 quân, đóng trong khu vực hoạt động của toán Florida. Đơn vị Mỹ gần nhất cách họ 50 dặm, đó là căn cứ hỏa lực do Sư đoàn 101 Dù của Mỹ đóng quân.

Bồng Sơn, 1966. Sư Bạch Mã, Đại Hàn
Khoảng quá nửa đêm ngày 28/11/1970, toán biệt kích Florida tập hợp trong căn cứ Long Thành, rồi lên chiếc Balckbird, bay trên cao độ 18.000 bộ, như vậy toán HALO sẽ phải để rơi tự do 70 giây và sẽ mở dù lúc cách mặt đất 1.500 bộ (457,5m). Khi đèn báo hiệu bật lên, toán Florida từng cặp 2 người một nắm tay nhau nhảy ra. Đại tá Pinkerton nhận xét: “Họ phải có nhiều can đảm mới dám làm chuyện này, nhảy ra trong màn đêm xuống một cánh rừng mà không biết có chuyện gì đang chờ họ ở dưới”.

Toán biệt kích bị phân tán thành từng cặp gồm: Sĩ quan Lôi Hổ Việt Nam và một biệt kích Thượng; toán trưởng Newman cùng với một người Thượng; Sammy Hernandez và Mel Hill. Mỗi cặp đáp xuống một nơi. May mắn không ai bị thương. Đến sáng, máy bay quan sát Covey lên bao vùng cho toán biệt kích ở dưới biết, đêm qua họ đã bị thả sai vị trí, cách mục tiêu 6 dặm. Nơi họ xuống không được đánh dấu trên bản đồ hành quân mà toán biệt kích đem theo. Tuy thế, toán biệt kích Florida vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ.
Toán Florida chia thành bốn cặp, hoạt động độc lập. Họ phải thận trọng hơn, trường hợp một cặp bị lộ, nếu yêu cầu rút quân, có thể gây nguy hiểm cho những cặp còn lại. Hernandez tìm một chỗ đặt máy nghe trộm, anh ta lần mò về nơi phát ra tiếng người nói chuyện, tiếng xe ủi đất. Bỗng dưng có tiếng súng nổ phía bên trái, rồi bên phải. Đối phương bắn pháo hiệu? Họ đã tìm ra dấu vết của toán? Nhưng không. Mấy binh sĩ Bắc Việt đang đi săn thú rừng để có thêm thực phẩm tươi. Nếu họ tìm ra dấu chân của Hernandez, thì kể như “rồi đời”.

Chư pong, 15/8/1966
Đến ngày thứ ba, Hernandez trông thấy một toán lính Bắc Việt mang súng AK, vừa đi vừa nói chuyện. Như vậy chứng tỏ đối phương không biết có toán biệt kích HALO xâm nhập. Đến ngày thứ tư, tất cá các cặp biệt kích bất đắc dĩ đều trông thấy đối phương. Sang ngày thứ năm, Hernandez vẫn chưa tìm thấy đường dây điện thoại của đối phương để đặt máy nghe trộm. Bộ chỉ huy SOG quyết định đưa toán biệt kích về. Chiếc trực thăng Jolly Green CH53 từ Thái Lan sang bốc toán Florida tại bốn bãi đáp, riêng anh chàng Hernandez, trực thăng phải thả dụng cụ xuyên rừng (giống như đầu mũi tên) xuống câu lên, vì rừng quá rậm rạp.

Tháng 4/1971, nhà báo Jack Anderson đã viết một bài về đơn vị SOG, đăng trên tờ Washington Post. Để giữ bí mật, các chuyến xâm nhập Lào trong cuộc hành quân Prairie Fire được đổi tên là Phù Dung. Đầu năm 1971, SOG thành lập thêm toán HALO thứ hai, toán này do Đại úy Larry Manes làm trưởng toán và đã thực hiện hai chuyến xâm nhập trong lãnh thổ Việt Nam. Thăng tiến từ hàng ngũ hạ sĩ quan lên đến chức đại đội trưởng thám báo của Sở chỉ huy bắc (CCN), Larry Manes chọn ba thành viên của toán là Noel Gast, Trung sĩ Robert Castillo và John Spider Trantanella. Toán thám báo này 100% là biệt kích Mỹ.
Ngày 7/5/1971, toán HLO nhảy dù cánh dơi xuống khu vực nằm giữa thung lũng A Sầu và Khe Sanh. Quân đội Bắc Việt đang làm thêm đường mới, nối đường 921 từ Lào (tây Trường Sơn) với đông Trường Sơn ở Nam Việt Nam. Toán biệt kích HALO trong lúc đáp xuống thì bất ngờ một quả mìn muỗi trong ba lô của Gast do áp suất thay đổi nên phát nổ, khiến anh ta bị thương nặng ở lưng khi đáp đất. Trantanella cũng bị thương gãy chân. Sáng hôm sau trực thăng phải đến để đưa hai thương binh về. Năm hôm sau, hai người còn lại phải rút nốt.

Gio Linh, 2/4/1967

Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 14 Tháng Ba, 2011, 12:22:16 am

SOG lập thêm toán HALO thứ ba gồm: Trung sĩ nhất Billy Waugh làm toán trưởng, cùng các thành viên là Trung sĩ James J.D. Bath, Trung sĩ Jesse Campbell và Madison Strohlein. Trong số các thành viên của toán, người có nhiều kinh nghiệm nhất là Bath, từng làm toán phó cho Sisler, người đã được thưởng Huy chương Danh dự, và đây là phi vụ thứ hai của anh ta tại Việt Nam. Cũng như hai toán HALO trước, họ được huấn luyện tại căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa (Nhật Bản) và trại Long Thành (Biên Hòa).

Sư 1 Anh Cả Đỏ trong chiến dịch Junction City, 4/1967
Toán HALO thứ ba có nhiệm vụ xâm nhập khu vực cách Đà Nẵng 60 dặm về hướng tây nam (trên đất Lào). Đó là vị trí mà hai toán biệt kích của Sở chỉ huy Bắc (CCN) trước đây đã từng xâm nhập. Nhưng một toán chỉ mới đáp đất khoảng 45 phút, đã phải rút quân. Toán thứ hai chạm trán với đối phương ngay tại khu vực bãi đáp, phải hủy bỏ chuyến xâm nhập. Lần này không ảnh cho thấy binh trạm của Quân Bắc Việt có nhiều bếp và đối phương quân trồng trọt nhiều hoa màu.
Sau hai lần hoãn lại vì lý do thời tiết xấu, ngày 22/6/1971, toán HALO quyết định xâm nhập cho kỳ được binh trạm này của Quân Bắc Việt. Khi trực thăng chở toán HALO đến vị trí mục tiêu, Bath nhảy trước, bật đèn xanh nhỏ để các biệt kích khác theo sau. Vào thời điểm đó, trời đang đổ mưa, những biệt kích quân bị lạc mỗi người một nơi. Waugh trông thấy đoàn xe quân sự của đối phương mở đèn gầm di chuyển, cách vị trí của toán khoảng 5 dặm về hướng bắc. Bath không nhìn thấy mặt đất, nên rơi trúng một cành cây lớn, khiến anh ta bị thương ở lưng và chân, vừa chảy máu miệng, nằm bất tỉnh.
Strohlein cũng rơi vào cây, bị gẫy tay phải, treo lủng lẳng trên cây, không xuống đất được. Riêng Bath di chuyển không được, đành chuẩn bị vị trí phòng thủ, đặt mìn claymore, lấy các băng đạn ra để sẵn. Trên tần số cấp cứu, qua các cuộc đối thoại giữa Covey (FAC-Máy bay trinh sát bao vùng), anh ta biết được, Campbell đang bị đối phương săn đuổi. Toán biệt kích cấp cứu Bright Light định xuống bốc Bath trước, nhưng anh ta trả lời hãy lo cho Strohlein trước vì anh ta bị thương nặng hơn.
Do bị vướng ở trên cây, rừng quá rậm rạp, trời lại nhiều mây nên trực thăng khó xác định chính xác vị trí của Strohlein. Hết cách, Strohlein đành thả trái khói màu để đánh dấu vị trí, nhưng trực thăng cũng không thấy tín hiệu. Ngược lại, Quân Bắc Việt ở dưới đất trông thấy trái khói màu, phát hiện được vị trí của toán biệt kích, nên đến bao vây. Strohlein báo cho trực thăng biết rằng đã trông thấy đối phương.
Trời mỗi lúc một nhiều mây. Phải khó khăn lắm trực thăng mới bốc được Campbell và Waugh đem về. Đến chiều, sau khi lấy thêm xăng, trực thăng chở toán Bright Light quay trở lại cứu Bath. Hai biệt kích quân Mũ Nồi Xanh phải nhảy xuống buộc Bath vào cáng cho trực thăng kéo lên,  trong khi đó tại  dãy núi nơi Strohlein bị kẹt mây vẫn bao phủ.

Đồi 881, Khe Sanh, 11/5/1967
Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy trong quân y viện ở Đà Nẵng, người đầu tiên Bath nhận ra là Billy Waugh. Anh ta hỏi Bath: “Strohlein nằm ở đâu?”. Trưởng toán biệt kích HALO trả lời: “Tôi không đem Strohlein về được, tụi nó...”.
Ngày hôm sau, SOG đưa một trung đội tiếp ứng Hatchet Force đi tìm Strohlein, chỉ thấy cành cây nơi anh ta bị vướng đã bị đạn AK bắn gẫy. Tấm bản đồ của Strohlein rơi trên mặt đất. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có tin tức gì về Strohlein.
Tình hình ngày càng trở nên nguy hiểm hơn cho các toán biệt kích của SOG. Tổn thất ngày một cao. Cả ba lần đổ quân cấp trung đội Hatchet Force đều thua thảm ngay tại bãi đáp. Trong cuộc hành quân Crimson Tide, cả trung đội ứng cứu đều bị tiêu diệt. Năm 1967, mục tiêu Oscar Eight tấn công là binh trạm xây dựng và quản lý tuyến đường mòn Hồ Chí Minh ở Tây Trường Sơn. Kết quả Charles Wilklow bị bắt sống. Năm 1969, SOG tập kích vào căn cứ Trung ương cục miền Nam (R), thì Jerry “Mad dog” Shriver bị mất tích.

Toán HALO thứ tư do Đại úy Jim Storter làm trưởng toán, cùng các thành viên là Trung sĩ nhất Newman Ruff, Trung sĩ Miller Moye và Trung sĩ Jim Bentley, được giao nhiệm vụ xâm nhập khu vực thung lũng Plei Trap, ở tây bắc Pleiku. Toán này không gặp trở ngại khi đáp đất. Họ tiến hành lục soát mục tiêu bốn ngày, rồi rút quân.
Lần cuối cùng xâm nhập bằng dù HALO, do toán biệt kích trên Kontum (CCC) thực hiện. Toán trưởng là Trung sĩ nhất Dick Gross, cùng các thành viên là Trung sĩ nhất Mark Gentry, Bob Mc Nair, Trung sĩ Howard Sugar và Thượng sĩ Charles Behler. Toán này thám thính khu vực thung lũng Ia Drang, cách Pleiku 25 dặm về hướng tây nam trên lãnh thổ Campuchia.
Theo tài liệu “SOS”, by John L. Plaster, Simon & Schuster, 1997.

Sunday, September 19, 2021

CON ĐƯỜNG MÁU VÀ NƯỚC MẮT CUỘC DI TẢN TRÊN VÙNG CAO NGUYÊN “Black April”, tác giả Jay Veith) Bài số 6

 Làm việc suốt đêm 14 tháng Ba năm 1975, qua sáng ngày hôm sau, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú tư lệnh Quân Đoàn II cùng Đại Tá Lê Khắc Lý, tham mưu trưởng phác họa sơ khởi kế hoạch tái phối trí cho các lực lượng thuộc quân đoàn về Nha Trang. Đại tá Lý cố gắng thuyết phục tướng Phú một lần nữa, xử dụng quốc lộ 19, nhưng ông ta không chấp thuận, nói rằng, lệnh của Tổng Thống Thiệu không thể thay đổi được. Quyết định đầu tiên của Tướng Phú là đưa phần lớn bộ tư lệnh của ông ta về Nha Trang. Từ đó, sẽ soạn thảo kế hoạch phản công lấy lại thị xã Ban Mê Thuột, và di chuyển ngược về Pleiku. Ông ta ra lệnh ngừng việc di chuyển hai tiểu đoàn còn lại của trung đoàn 44, sư đoàn 23 Bộ Binh, xử dụng trực thăng đưa ban tham mưu của ông ta về Nha Trang ngay buổi sáng hôm đó. Một bộ tư lệnh nhẹ quân đoàn do Đại Tá Lý chỉ huy sẽ đi cùng đoàn quân di tản trên bộ. Tướng Phú muốn sĩ quan thuộc cấp chỉ huy cuộc di tản, trong khi ông ta thiết lập bộ tư lệnh tiền phương gần Phước An để theo dõi việc giải tỏa quốc lộ 21 (Nha Trang – Ban Mê Thuột) và cố gắng lấy lại thị xã Ban Mê Thuột.

Để cuộc di tản được thành công, đơn vị Công Binh của Trung Tá Tính phải làm vài nhiệm vụ quan trọng. Đầu tiên, họ phải làm một chiếc cầu nổi trên sông Ba, cách Cheo Reo khoảng 10 dặm về hướng đông nam. Chuyện này, trung tá Tính có vấn đề, đơn vị chuyên làm cầu nổi đang ở Nha Trang, do đó một đơn vị Công Binh khác sẽ phải làm chiếc cầu nổi. Thiếu đơn vị đặc biệt, việc xây cầu nổi sẽ mất cả hai ngày. Nhiệm vụ thứ hai, Công Binh phải sửa chữa, tăng thêm sức chịu đựng một chiếc cầu yếu (cũ quá) trong quận Phú Túc, khoảng giữa Cheo Reo và Cung Sơn. Nhiệm vụ thứ ba, sửa chữa, củng cố đoạn đường giữa Phú Túc và Cung Sơn, xây thêm chiếc cầu thứ hai qua sông Ba, gần Cung Sơn. Nếu một trong những nhiệm vụ nêu trên thất bại, đoàn quân triệt thoái quân đoàn II sẽ bị phơi bầy ra trước địch quân, thiếu công sự phòng thủ, tiếp liệu, quân đội VNCH nằm yên chịu trận.

Vị trí xa xôi, hẻo lành, ít được biết đến, trị trấn ngủ quên Cheo Reo, tỉnh Phú Bổn sắp trở thành một trong những bãi chiến trường chính trong bi kịch cuối cùng của miền Nam Việt Nam. Thị trấn nằm trong một thung lung nhỏ, rất đẹp, lôi cuốn, bao quanh nơi hướng tây với những đỉnh núi cao từ rặng núi Chu Pa và phiá đông là giòng sông Ba nước chẩy nhanh. Dân chúng sống trong những căn nhà cũ kỹ, mái tôn, đa số chỉ một tầng, bao quanh khu vực trung tâm thành phố. Người dân điạ phương có khoảng 20,000 người Thượng (Dân Tộc) thuộc sắc dân Jarai. Chính quyền miền Nam có ba tiểu đoàn Điạ Phương Quân, một tiểu đoàn bảo vệ Cheo Reo, thủ phủ tỉnh Phú Bổn, hai tiểu đoàn còn lại rải quân trong tỉnh làm nhiệm vụ canh gác, bảo vệ khu vực.

Theo kế hoạch sơ khởi của Đại Tá Lê Khăc Lý, quân đoàn II sẽ di tản theo ba nhóm trong vòng ba ngày, mỗi ngày một nhóm. Ưu tiên một (hàng đầu) là chiếm đóng, bảo vệ Cheo Reo, cho đơn vị Công Binh vào khu vực hành quân. Đơn vị tiền phương (đi đầu) của tiểu đoàn 20 Công Binh rời Pleiku ngày 15 tháng Ba. Sau khi đơn vị Công Binh di chuyển, liên đoàn 23 (liên đoàn 2 cũ, đơn vị trừ bị, nồng cốt của quân đoàn II) được lệnh bảo vệ thị trấn Cheo Reo. Khi đơn vị BĐQ này đến Cheo Reo, một tiểu đoàn rải quân trên rặng núi Chu Pa, đề phòng một trận tấn công của địch vào thị trấn. Tiếp theo, nhóm đầu tiên di tản gồm có: liên đoàn 6 Biệt Động Quân (liên đoàn BĐQ tổng trừ bị, được bộ TTM gửi lên quân đoàn II, hành quân vùng Tam Quan, Bồng Sơn, tỉnh Bình Định cả hai năm trời, cuối cùng lên Pleiku, Kontum), một thiết đoàn M-113 (thiết vận xa), và các đơn vị Công Binh Chiến Đấu còn lại, sẽ rời Pleiku buổi sáng hôm 16 tháng Ba, đi về Cung Sơn. Vấn để bảo đảm an ninh đoạn đường từ Cheo Reo đến Phú Túc sẽ do đơn vị Điạ Phương Quân tiểu khu Phú Bổn đảm trách. Liên đoàn 6 Biệt Động Quân chịu trách nhiệm an ninh đoạn đường từ Phú Túc đến Cung Sơn, bảo vệ đơn vị Công Binh Chiến Đấu sửa đường, xây chiếc cầu thứ hai, lớn hơn bắc qua sông Ba. Điạ Phương Quân tiểu khu Phú Yên có nhiệm vụ bảo vệ chặng đuờng cuối cùng, từ chiếc cầu mới xây thứ hai về đến thành phố Tuy Hòa.

Nhóm thứ hai di tản, bắt đầu di chuyển từ mờ sáng ngày 17 tháng Ba. Nhóm này có bộ chỉ huy nhẹ quân đoàn II của Đại Tá Lê Khắc Lý, liên đoàn 4 Biệt Động Quân (liên đoàn BĐQ tổng trừ bị như liên đoàn 6 BĐQ), các đơn vị Thiết Giáp, Pháo Binh, phần còn lại của trung đoàn 44, sư đoàn 23 Bộ Binh, và các đơn vị yểm trợ thuộc quân đoàn II.

Nhóm thứ ba gồm có: liên đoàn 25/BĐQ (kẹt trong Thanh An, Pleiku), liên đoàn 7/BĐQ (tổng trừ bị, được Saigon gửi ra sau cùng… rồi phải di tản), liên đoàn 22/BĐQ (liên đoàn BĐQ cuối cùng rút khỏi thành phố Kontum), sẽ bắt đầu di tản ngày 18 tháng Ba. Để giữ bí mật tuyệt đối về cuộc di tản, các đơn vị chỉ được thông báo trước một tiếng đồng hồ. Các cơ quan hành chánh cũng như các đơn vị Điạ Phương Quân, Nghĩa Quân phải ở lại phòng thủ hai tỉnh Kontum, Pleiku. Theo đúng kế hoạch, khi các đơn vị trên quân đoàn II rút đi ngang qua Cheo Reo, liên đoàn 23 Biệt Động Quân sẽ rút theo sau, bảo vệ đoạn hậu đoàn quân di tản.

Sau khi liên đoàn 23/BĐQ rời Pleiku, Tướng Phú lên trực thăng bay đi Nha Trang. Chuẩn Tướng Trần Văn Cẩm biết Tướng Phú đã đi khỏi Pleiku, ông ta nóng nẩy lên xe, ra khỏi bộ tư lệnh quân đoàn II. Tướng Phú đã chỉ thị Tướng Cẩm ở lại chỉ huy, theo dõi (supervise) cuộc di tản, nhưng ông ta không chịu làm việc với một vị tướng mới lên như Tướng Phạm Duy Tất, chỉ huy trưởng BĐQ/QĐII. Ông ta bay đi Tuy Hòa (Phú Yên), thông báo cho Đại Tá Lý rằng ông ta sẽ bay qua lại giữa Tuy Hòa và Cheo Reo, theo dõi cuộc di tản.

Đại Tá Lý bực tức, nghi ngờ Tướng Cẩm lo chuyện riêng ở Tuy Hòa thay vì giúp đỡ thảo kế hoạch cho quân đoàn di chuyển. Vì Tướng Tất rất bận rộn chỉ huy, lo phương tiện di chuyển cho các liên đoàn Biệt Động Quân, Tướng Phú đã đưa các sĩ quan tham mưu cao cấp về Nha Trang, sự ra đi của Tướng Cẩm làm cho bộ tư lệnh nhẹ quân đoàn chỉ còn lại Đại Tá Lý và vài sĩ quan tham mưu đê hoàn tất kế hoạch di tản cho hàng ngàn quân nhân binh sĩ, cùng với xe cộ. Làm sao một sĩ quan có kinh nghiệm như Tướng Phú có thể tin rằng, với hệ thống chỉ huy hỗn loạn của ông ta, sự bỏ rơi thường dân, và sự hiện diện của ông ta nơi cuối, thay vì đích thân chỉ huy, đi đầu đoàn quân mà không đưa đến thảm họa, là điều ngoài sự hiểu biết (của tác giả Jay Veith). Một điều duy nhất có thể giải thích là ông ta tuân theo lệnh của Tổng Thống Thiệu, lấy lại Ban Mê Thuột, coi thường việc di tản (dễ dàng). Nếu đúng như thế, Tướng Phú thiếu sự học hỏi trong quân đội, các trận rút lui, chuyển quân cấp lớn rất khó khăn, xoay sở, đòi hỏi việc soạn thảo kế hoạch chính xác.

Sau phiên họp mỗi buổi sáng hôm 15 tháng Ba, Đại Tá Lý vi phạm lệnh của Tổng Thống Thiệu về việc thông báo cho người Hoa Kỳ, bí mật nói với người đại diện cơ quan CIA  điạ phương (Pleiku) gom nhân viên lại rồi ra đi. Sau khi nhân viên CIA đi khỏi, Tướng Phú, Đại Tá Lý mời đại diện nguời Hoa Kỳ ở Pleiku, Earl Thieme vào văn phòng Tướng Phú. Tướng Phú báo cho ông Thieme biết nên di tản người Hoa Kỳ và người ngoại quốc ngay tức khắc mà không nói lý do tại sao?

 Sau đó, nhân viên CIA báo cho trùm CIA trong Saigon Tom Polgar rằng quân đoàn II VNCH đang di tản. Cùng lúc, Thieme báo cáo cho xếp của ông ta trong tòa lãnh sự ở Nha Trang, Moncrieff Spear. Polgar gọi điện thoại hỏi Trung Tướng Đặng Văn Quang, cố vấn an ninh của Tổng Thống Thiệu trong dinh Độc Lập, chuyện di tản có đúng không? Tướng Quang theo lệnh Tổng Thống Thiệu, không cho người Hoa Kỳ biết nên chối không có chuyện đó. Mặc dầu bị chối bỏ, Polgar vẫn tin nhân viên của mình hiện diện ở Pleiku, ra lệnh tất cả nhân viên CIA ra khỏi vùng cao nguyên (quân đoàn II). Phụ tá Đại Sứ Hoa Kỳ, Wolfgang Lehmann, sau khi nghe Spear và Polgar thông báo về chuyện di tản, ra lệnh cho tất cả người Hoa Kỳ ra khỏi (quân đoàn II).

Tướng Phú và Đại Tá Lý không phải là hai người duy nhất không tuân lệnh Tổng Thống, giữ bí mật việc di tản. Sau buổi họp chiều ngày 14 tháng Ba ở Pleiku, mà Tướng Phú truyền lại lệnh (di tản) của Tổng Thống Thiệu, Chuẩn Tướng Không Quân Phạm Ngọc Sang, lập tức gọi điện thoại báo cho cấp chỉ huy, tư lệnh Không Quân VNCH, Trung Tướng Trần Văn Minh, hỏi (xin ý kiến) nên làm gì đối với quân nhân thuộc cấp, và quân dụng. Tướng Sang không dễ dàng đi ngay khi được thông báo, ông ta có trong tay hàng tấn đồ phụ tùng, động cơ, nhiên liệu, bom đạn, phi cơ bị hư hại, cơ sở sửa chữa, bảo trì phi cơ. Tướng Minh nói ông ta làm theo lệnh của Tướng Phú, nhưng có thêm đường lối giải quyết khác tốt hơn. Sáng sớm ngày 15 tháng Ba, Tướng Minh gửi mấy phi cơ vận tải C-130 lên Pleiku để đem quân dụng về Saigon. Trên thức tế, các phi cơ C-130 gửi lên Pleiku để chở quân dụng, quân nhân Không Quân và thân nhân về Saigon.

Với sự hiện diện của các phi cơ vận tải, di tản gia đình binh sĩ Không Quân, tin đồn lan ra khắp nơi, đến những người dân khác. Trong miền Nam Việt Nam, những người sống gần phi trường, các căn cứ quân sự thường để ý nếp “sinh hoạt” trong căn cứ và sẽ đi theo ngay tức khắc khi quân đội VNCH di tản. Trong trường hợp này, đường xá, các quốc lộ chính (14, 19, 21) trên vùng cao nguyên đã bị cắt đứt từ 10 ngày qua. Cả thường dân lẫn gia đình binh sĩ đều lo lắng. Khi giá vé máy bay Air Vietnam cho chuyến bay từ Pleiku về Saigon tăng vọt lên, họ chạy vào bên trong phi trường. Hỗn loạn tràn lan, thường dân và quân nhân Không Quân tranh giành nhau chỗ lên phi cơ. Tướng Sang cố gắng lập lại an ninh trật tự, nhưng dân tình qúa sợ hãi, gây khó khăn cho binh sĩ Không Quân trong việc tiêu hủy các dụng cụ, quân dụng không thể đem đi được. Đến buổi chiều, địch quân pháo kích vào phi trường, vấn đề di tản bằng phi cơ chấm dứt, nhiều quân nhân Không Quân không may cùng với thường dân phải tìm cách đi theo đoàn người di tản trên liên tỉnh lộ 7B mà những ngày sắp tới sẽ biến thành “con đường máu và nước mắt”.

Sáng sớm hôm đó, Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất bay đến vị trí Biệt Động Quân, Thiết Giáp đang cố gắng diệt “chốt” mở đường trên quốc lộ 19 (từ Pleiku đi Qui Nhơn). Ông ta muốn gặp Đại Tá Nguyễn Văn Đồng, lữ đoàn trưởng lữ đoàn 2 Kỵ Binh, được tăng cường liên đoàn 4 BĐQ. Ông ta ra lệnh cho Đại Tá Đồng ngừng tấn công, và cho ông ta biết về kế hoạch di tản. Sau đó ra lệnh cho Đại Tá Đồng bay đến Cheo Reo lập sở chỉ huy ở đó. Tại phòng tuyến mới (Cheo Reo), lữ đoàn 2 Kỵ Binh được tăng cường hai liên đoàn 6 và 23 BĐQ. Nhiệm vụ dành cho Đại Tá Đồng, bảo vệ thị trấn Cheo Reo và liên tỉnh lộ 7B, để đoàn quân di tản ngang qua.

Đại Tá Đồng ngạc nhiên. Mặc dầu bị mất nhiều M-113 hôm trước, việc nhổ mấy cái “chốt” của địch phải chịu tổn thất và mất thời gian. Nhưng cuộc di tản còn tệ hơn nữa, phải bỏ lại số lượng lớn xăng dầu xử dụng cho chiến xa, và đạn dược, bộ Tổng Tham Mưu vừa gửi lên Kontum, Pleiku trong tháng Giêng vừa qua.

Mặc dầu bực tức, Đại Tá Đồng bay lên Cheo Reo giữa trưa ngày 15 tháng Ba. Ông ta gặp viên tỉnh trưởng đang ăn trưa, vẫn chưa biết quân đoàn II đang chuẩn bị di tản ngang qua tỉnh của ông ta. Sáng hôm sau, Đại Tá Đồng và vài sĩ quan tham mưu đi thám sát con đường từ Cheo Reo đến Phú Túc. Ông ta nhận thức ngay tức khắc, nơi đèo Tu Na, một ngọn đèo dốc đứng giữa Cheo Reo và nơi chiếc cầu nổi qua sông Ba sẽ được xây dựng, phải có một đơn vị Biệt Động Quân nằm giữ. Đó là điểm “mắc nghẹn” trên lộ trình, rất dễ bị địch phục kích. Ông ta nói rằng, đã báo cáo điều này cho Tướng Tất qua hệ thống truyền tin (tác giả Jay Veith phỏng vấn rất nhiều người), nhưng ông Tất trả lời “Không. Chờ lệnh”. Tướng Tất nói, điều ông Đồng kể không đúng, ông ta có hai liên đoàn BĐQ (4 và 23) biệt phái trong khu vực Cheo Reo, toàn quyền xử dụng, đưa một đơn vị BĐQ lên chiếm đèo Tu Na dễ dàng. Đó là điều “hiểu lầm” đầu tiên, nhưng không phải lần cuối, thiếu sự phối hợp, làm việc giữa các sĩ quan cao cấp VNCH trên quân đoàn II. Những người chịu trách nhiệm phần nào trên đường di tản.

Cũng trong buổi sáng ngày 16 tháng Ba, thiết đoàn 19 Kỵ Binh từ Kontum về đến Pleiku. Một chi đoàn thuộc thiết đoàn này tăng cường cho liên đoàn 6 BĐQ. Với đoàn thiết vận xa M-113 dẫn đầu, đoàn quân di tản thuộc nhóm thứ nhất rời Pleiku trên một hàng dài quân xa chở Biệt Động Quân, Công Binh, và các đơn vị yểm trợ. Đoàn quân này đến Cheo Reo lúc 11:00 giờ sáng. Thiết đoàn 19 Kỵ Binh được lệnh Đại Tá Đồng, tiếp tục di chuyển trên liên tỉnh lộ 7B băng qua Phú Túc đến tiền đồn Điạ Phương Quân Cà Lui, cách Cheo Reo 34 dặm về hướng đông nam. Biệt Động Quân bảo vệ Công Binh sửa chữa chiếc cầu ở Phú Túc.

Nhìn sơ qua, Tướng Phú đã đúng trên hai điểm. Xử dụng liên tỉnh lộ 7B là một bất ngờ chiến thuật. Hai liên đoàn BĐQ cùng với một thiết đoàn Kỵ Binh đã di chuyển từ Pleiku đến Cheo Reo mà quân đội Bắc Việt vẫn chưa có phản ứng (chưa biết). Thực ra, quân đội Bắc Việt đã được thông báo (có thể do du kích diạ phương), sự hiện diện của Biệt Động Quân (liên đoàn 23) trong khu vực Cheo Reo, nhưng họ đoán lầm… “Chúng tôi nghĩ, đơn vị đó để… chuẩn bị cho (làm đầu cầu) trận phản công vào Ban Mê Thuột”

Tướng Phú cũng đúng về việc phải di chuyển nhanh, trong khi Bắc Việt không cung cấp chính xác ngày giờ tấn công vào Cheo Reo và Pleiku (tài liệu quân đội Bắc Việt, tác giả tìm hiểu, nghiên cứu), Chỉ thị của Tướng Giáp (Võ Nguyên Giáp) và ý định của Tướng Dũng (Văn Tiến Dũng) rõ ràng: hai thành phố đó là hai mục tiêu kế tiếp. Ngoài tiểu đoàn 9 điạ phương đóng quân trong khu vực rừng núi cách Cheo Reo vài dặm về hướng tây, thêm một tiểu đoàn nữa di chuyển vào vị trí trợ lực cho trận tấn công (Cheo reo). Trong tháng Hai, công binh quân đội Bắc Việt đã bắt đầu, bí mật xây dựng con đường từ quốc lộ 14 ngang qua Cheo Reo. Tiểu đoàn 2 trung đoàn 48 đã làm xong con đường và chỉ cách thị trấn Cheo Reo không tới 10 dặm. Thêm nữa, hôm 14 tháng Ba, toán tiền sát viên (đề lô) pháo binh quân đội Bắc Việt xâm nhập vào thị trấn quan sát và chấm tọa độ một số mục tiêu (hỏa tập tiên liệu). Với những tin tức, yếu tố kể trên, quân đội Bắc Việt đã sẵn sàng tấn công thị trấn Cheo Reo…

Một câu hỏi khác nêu lên: Tướng Phú có cơ hội (đủ thì giờ) để sửa chữa đường xá, cầu cống cho việc di tản trước khi quân đội Bắc Việt phản ứng? Câu trả lời có thể (không chắc chắn), nếu cuộc hành quân triệt thoái (di tản) được soạn thảo cẩn thận, chi tiết kỹ càng. Nhưng Tổng Thống Thiệu chỉ cho thời gian ba ngày và Tướng Phú không nghĩ đến những lựa chọn khác (xử dụng QL 19), ra lệnh di tản ngay tức khắc làm cho mọi cố gắng trở nên đen tối.

Trong khi Tướng Phú không (hoặc chưa) để ý đến sự hiện diện của địch trong khu vực Cheo Reo hoặc trên đường di tản (liên tỉnh lộ 7B), từ sáng ngày 15 đến sáng ngày 17 tháng Ba, địch quân vẫn chưa thấy xuất hiện trong khu vực. Lý do quân đội Bắc Việt đoán sai ý định của Tướng Phú, họ cho rằng đơn vị Biệt Động Quân trong Cheo Reo (liên đoàn 23 BĐQ) làm đầu cầu cho các đơn vị VNCH khác phản công về hướng Ban Mê Thuột. Nếu Tướng Phú hay Đại Tá Lý chờ cho Công Binh làm xong chiếc cầu nổi, rồi mới cho đơn vị nặng như Thiết Giáp di tản, hy vọng đoàn chiến xa đi thoát, qua khỏi Cheo Reo. Trong khu vực thung lũng nhỏ hẹp, các đơn vị VNCH nằm chịu trận trước các họng súng cá nhân, cộng đồng của quân đội Bắc Việt. 

Một vấn đề khác, gây trở ngại cho quân đội VNCH, kiểm soát dân chúng, dân tỵ nạn, chạy giặc. Đi sau đoàn quân di tản nhóm đầu tiên là một hàng dài xe cộ bị bắn cháy gồm có: xe vận tải, xe bus, xe gắn máy và xe hơi nhỏ, chứa đầy thường dân đã qúa sợ hãi. Số người tỵ nạn đông đảo trên liên tỉnh lộ 7B cũng làm cho địch quân để ý.

Đến giữa buổi chiều ngày 16 tháng Ba, khoảng 900 xe cộ đủ loại chen chúc nhau vào thị trấn Cheo reo. Đường lên đèo Tu Na dốc cao nên làm xe cộ bị kẹt cứng. Đến tối ngày 16 tháng Ba, một số xe cộ đã đi thoát, đi trên chiếc cầu cũ băng qua sông Ba. Phần chiến cụ nặng, chiến xa, đại bác vẫn còn ở Pleiku.

Trong khi đó vị tư lệnh sư đoàn 320 Bắc Việt, Đại Tá Kim Tuấn làm theo lệnh của Đại Tướng Văn Tiến Dũng, ra lệnh cho hai tiểu đoàn gần Cheo Reo di chuyển. Tiểu đoàn 2 trung đoàn 48 sẽ tấn công từ rặng núi Chu Pa nơi hướng tây Cheo Reo, trong khi tiểu đoàn 9, trung đoàn 64 di chuyển về hướng nam, cắt đường nơi đèo Tu Na. Tất cả mọi xe cộ của địch dành ưu tiên chuyên chở hai tiểu đoàn khác của trung đoàn 48 từ quốc lộ 14 đến vị trí bắt tay với tiểu đoàn 2. Sau đó đoàn xe sẽ phải đi đón phần còn lại của trung đoàn 64. Trung đoàn còn lại của sư đoàn 320 (sư đoàn Thép), trung đoàn 9 vẫn còn đóng quân trên quốc lộ 14 ngay biên giới Darlac và Pleiku. Trung đoàn này nhận được lệnh mới, di chuyển trên quốc lộ 14 lên hướng bắc, nơi ngã rẽ vào liên tỉnh lộ 7B, cắt đường không cho các đơn vị VNCH trên quân đoàn II di tản. Sau đó sẽ đi vào liên tỉnh lộ 7B đến Cheo Reo. Sư đoàn 320 Bắc Việt tấn công làm ba mũi, trung đoàn 9 từ hướng bắc, trung đoàn 48 từ hướng tây và trung đoàn 64 cắt đường di tản ngay đèo Tu Na, phía nam thị trấn Cheo Reo.

Tất cả đều vội vã, quân đội VNCH trên quân đoàn II tiếp tục di tản. Đêm 16 tháng Ba năm 1975, nhóm di tản đầu tiên đến Phú Túc và Cà Lui. Tại đây, lệnh lạc sai lầm bắt đầu xẩy ra. Liên đoàn 6 BĐQ để một tiểu đoàn bảo vệ Công Binh sửa chữa chiếc cầu cũ ở Phú Túc, phần còn lại hai tiểu đoàn BĐQ cùng với Thiết Giáp (Thiết oàn 19 Kỵ Binh) đúng ra phải nằm lại Cà Lui theo lệnh Đại Tá Đồng, họ tiếp tục đi về hướng Cung Sơn, và ở đó mấy ngày không … làm gì!

Đến đêm ngày 16 tháng Ba, hàng ngàn thường dân, binh sĩ bị đói, đi vào Cheo reo tìm thức ăn và chỗ ngủ qua đêm. Thị trấn buồn ngủ Cheo Reo trở nên hỗn loạn. Nhiều nhóm binh sĩ không có cấp chỉ huy trở nên vô kỷ luật, đập phá, trộm cướp trong thành phố, cảnh sát rã ngũ đi theo dân tỵ nạn.

Thành phố Pleiku cũng trở nên hỗn loạn. Ngày hôm trước vẫn còn xe cảnh sát đi tuần, đến trưa ngày 16 tháng Ba, nhìn thấy cảnh quân đội VNCH đốt phá đồ tiếp liệu không đem theo được, rồi nhóm di tản đầu tiên rời Pleiku, đơn vị bảo vẹ an ninh thành phố rã ngũ, theo gia đình di tản. Chiếu hôm đó Đại Tá Lý gọi Chuẩn Tướng Trần Đình Thọ trưởng phòng 3 bộ Tổng Tham Mưu báo cáo binh sĩ vô kỷ luật đầy đường phố, cướp bóc, hãm hiếp. Sự hỗn loạn gây ảnh hưởng đến việc di tản. Tướng Thọ báo cáo lên cho Đại Tướng Cao Văn Viên, ông Viên gọi Tướng Phú, ra lệnh phải “dẹp loạn”. Tướng Phú trả lời, báo cáo của Đại Tá Lý không đúng, Pleiku vẫn nằm trong sự kiểm soát. Thay vì bay về Pleiku chỉ huy, Tướng Phú nổi giận với Đại Tá Lý về chuyện báo cáo cho bộ Tổng Tham Mưu. Sự làm việc giữa hai người coi như bế tắc, từ lúc đó trở về sau, Đại Tá Lý gần như không còn tuân lệnh Tướng Phú và không làm việc với các sĩ quan cao cấp trên quân đoàn II. Ông ta từ chối làm việc, làm cho hệ thống chỉ huy bị hư hại, khó làm việc. Tình trạng trở nên bết, đêm 16 Tướng Phú nói với Tướng Cẩm, báo cho các vị Tỉnh Trưởng Pleiku, Kontum biết phải ở lại bảo vệ lãnh thổ cho các đơn vị chính quy di tản. Tuy vậy, khi được biết quân đội VNCH di tản, binh sĩ người Thượng tự động đào ngũ trở về làng của họ.

Ký gỉa Nguyễn Tú, của tờ báo nổi tiếng Chính Luận, được phỏng vấn Tướng Phú trong giữa tháng Hai, và trở lại Pleiku trước khi Ban Mê Thuột bị tấn công. Ông ta ở trong thành phố lúc bắt đầu di tản, và viết một loạt bài tường thuật, những hãi hùng trong cuộc di tản. Những bài viết của ông ta cho người dân thủ đô Saigon biết về cuộc di tản, làm chính quyền Tổng Thống Thiệu không hài lòng.

Ông Tú viết rằng, những giờ phút sáng sớm hôm 16 thnág Ba, quân đội VNCH bắt đầu đốt những đồ tiếp liệu, dân chúng tràn ra ngoài đường. Người dân “vội vã, lo sợ đưa đồ đạc, quần áo, vật dụng cá nhân lên tất cả mọi thứ xe cộ: xe vận tải, xe Jeep, xe chở rác, xe gắn máy, xe kéo gỗ (xe be), ngay cả xe chữa lửa… Sau khi xe đã chất đầy hàng hóa đồ đạc, người dân leo lên ngồi trên đống hàng hóa. Chiếc xe nào cũng chở đầy đồ đạc rất nặng nề.” Ông Tú xác nhận dân chúng bắt đầu ra đi từ lúc trưa ngày 16, nhưng đa số ra di lúc 8:00 giờ tối. Ra khỏi Pleiku đuợc mấy dặm, xe cộ bị kẹt, rồi thông suốt, rồi lại kẹt … với nhiều lý do, nhiều chiếc bị hư, hỏng máy không chạy được nữa. Chuyện buồn nhất, hàng ngàn người phải đi bộ. Ký giả Nguyễn Tú 56 tuổi đi bộ cùng với những người tỵ nạn kém may mắn. Ông ta đặc biệt lo lắng “người già, đứa trẻ, trẻ sơ sinh vẫn còn bế trên tay cha mẹ, những phụ nữ mang bầu, họ đi bộ với nhau”. Ông ta viết tiếp “mỗi gia đình đem theo tấm chiếu để ngủ và gói quần áo. Buồn và lo lắng, gia đình theo sau gia đình, làm thành một hàng dài, chiếm một góc đường để tránh bị xe chạy trên đường đụng phải. Đèn xe chiếu bóng dáng những người đàn ông tỵ nạn, khom lưng gánh vác gánh nặng cho vợ con, và những bóng nhỏ của trẻ em cũng cố gắng bám theo cha mẹ.”

Suốt đêm, hàng dài người kéo nhau lê lết đi bộ đến Cheo Reo. Khi ánh mặt trời lên, sức nóng làm cho đoàn người đi bộ thấm mệt nhanh chóng. Những người gìa, đàn bà, trẻ em “đi bộ dọc theo con đường, dưới sức nóng của ánh mặt trời. không có một giọt nước để uống.” Ký giả Nguyễn Tú sợ rằng nhiều người sẽ chết vì khát. Ông ta đã chứng kiến nhiều cuộc di tản, kể cả cuộc di tản chiến thuật khỏi Quảng Trị trên quốc lộ 1 ngoài Quảng Trị năm 1972, quân cộng sản bắn đạn pháo binh trên con đường làm chết nhiều thường dân, đoạn đường có tên “Xa lộ Tử Thần” (Highway of Death - Đại Lộ Kinh Hoàng).” Ông Tú cho rằng lần rút lui trên quân đoàn II này “kinh hoàng” hơn nhiều.

Ngoài Pleiku, ba liên đoàn Biệt Động Quân cố gắng theo kế hoạch di tản. Liên đoàn 25 BĐQ bắt đầu tránh đụng độ với địch để rút ra khỏi Thanh An, nhập vào đoàn quân di tản trên quốc lộ 14, trong khi đó liên đoàn 4 BĐQ, rút theo quốc lộ 19 về Pleiku. Trên Kontum, tỉnh cực bắc trên vùng cao nguyên, việc di tản gặp trở ngại, liên đoàn 22 BĐQ chỉ có đủ xe (GMC) để chở hai tiểu đoàn, tiểu đoàn còn lại vẫn còn kẹt trong thành phố Kontum. Đoàn xe đã đi được nửa đường, đến đèo Chu Pao, Tướng Tất ra lệnh cho liên đoàn 22 tiếp tục di chuyển, bỏ rơi tiểu đoàn còn lại (95 BĐQ), nhưng vị liên đoàn trưởng không đồng ý bỏ rơi thuộc cấp. Trung Tá Bùi Văn Huấn, liên đoàn trưởng liên đoàn 22 BĐQ ra lệnh cho đoàn xe không quay trở về Kontum đón tiểu đoàn còn lại (phải bỏ ba lô lại, đem theo súng đạn mới đủ chỗ lên xe. (Theo lời Thiếu Tá Nguyễn Thanh Vân TĐT/TĐ95/BĐQ.   vđh), Trung Tá Huấn trả lời Tướng Tất “Tất cả cùng đi hoặc cùng chết”. Họ làm cả hai điều, là đơn vị rút cuối cùng, rất ít biệt động quân thuộc liên đoàn 22 về đến miền duyên hải (Tuy Hòa).

Đến buổi sáng ngày 17 tháng Ba, vấn đề thông báo cho các đơn vị di tản trước một giờ đồng hồ hủy bỏ. Ai cũng bết về cuộc di tản và không ai muốn bị bỏ rơi. Một đoàn xe quân đội khổng lồ, cuối cùng rời Pleiku. Sau đó, đường dây điện thoại bộ tư lệnh quân đoàn II hết hoạt động. Vài toán Công Binh còn lại sửa soạn gài chất nổ, phá hủy trung tâm hành quân trong bộ tư lệnh QĐII. Liên đoàn 7 Biệt Động Quân (đơn vị tổng trừ bị cuối cùng, Đại Tá Nguyễn Kim Tây là LĐT.  vđh) vừa được bộ Tổng Tham Mưu gửi lên vùng cao nguyên, nhập vào phiá sau đoàn xe di tản trên quốc lộ 14, liên đoàn 4 BĐQ theo sau. Liên đoàn 22 BĐQ rút lui sau cùng từ Kontum về đến Pleiku khoảng buổi trưa ngày 17 tháng Ba được lệnh bảo vệ phiá sau đoàn xe. Chiều hôm đó, Không Quân VNCH sẽ bắn phá phi trường, các phi cơ bị hư hỏng không bay được, các kho bom đạn, tiếp liệu trong phi trường.

Liên đoàn 25 Biệt Động Quân bị kẹt trong Thanh An, quân đội Bắc Việt bám sát không cho rút. Theo lệnh của Tướng Văn Tiến Dũng, sư đoàn 968 cho một tiểu đoàn băng rừng, đi vòng ra phiá sau, đóng chốt cắt đường không cho liên đoàn 25 BĐQ rút lui. Sáng sớm ngày 17 tháng Ba (đoàn xe di tản cuối cùng, liên đoàn 25 BĐQ không còn thời gian, bắt buộc phải rút để đi theo đoàn quân.  vđh), quân đội Bắc Việt pháo kích, tấn công dữ dội vào phòng tuyến BĐQ, đúng lúc cả đơn vị được lệnh phải rút lui. Liên đoàn 25 chưa ra khỏi khu vực hành quân đã bị tổn thất rất nặng. Bộ tư lệnh quân đoàn II lúc đó chỉ có một mình Tướng Tất, ông ta yêu cầu phi cơ oanh kích yểm trợ cho liên đoàn 25 BĐQ nhưng vô vọng… phi cơ không có sẵn. Tướng Tất ra lệnh cho liên đoàn phân ra từng toán nhỏ, cố vượt thoát nhưng rất ít người thoát ra được để đi theo đoàn xe. Sau đó, ông ta rời Pleiku bay đi Cheo Reo khoảng 3:00 giờ chiều.

Cũng buổi sáng ngày 17 tháng Ba, một trung đoàn khác thuộc sư đoàn 968 hoạt động gần Kontum, cắt quốc lộ 14 nơi phiá nam thành phố, bắt được vị tỉnh trưởng cùng các sĩ quan tham mưu tiểu khu Kontum trên đường đi về Pleiku. Quân sử Bắc Việt nói rằng, lúc 11:30 phút sáng, trung đoàn 95A (độc lập) cùng sư đoàn 968 tiến vào thành phố Pleiku, sau đó Kontum. Tài liệu VNCH cho biết, phi trường và nhiều căn cứ khác vẫn hoạt động cho đến ngày 18 tháng Ba. Bỏ qua chuyện ngày tháng, quân đội Bắc Việt lấy được hai thành phố phòng thủ vững chắc không cần bắn một phát súng.

Tại Cheo reo, vòng vây từ từ siết lại, đoàn xe di tản kẹt cứng vì đường xá, cầu cống xấu và số lượng xe cộ (hạng nặng như GMC) di chuyển trên đường. Đêm 16 tháng Ba, tiểu đoàn 2 trung đoàn 48 di chuyển lên rặng núi Chu Pa nơi hướng tây Cheo Reo, chạm súng với mấy tiền đồn (chốt BĐQ. Chiến thuật BĐQ khi phòng thủ phải rải chốt hoặc bung chốt ra. vđh) thuộc liên đoàn 23 Biệt Động Quân. Đến sáng ngày 17 tháng Ba, phần còn lại của trung đoàn 48 lên tiếp viện cho tiểu đoàn 2, tổ chức phục kích. Biệt Động Quân đưa thêm quân ra tiếp cứu các tiền đồn, đụng với cả trung đoàn 48, sư đoàn 320, bị thiệt hại nặng phải lui về Cheo Reo. Đến 10:00 sáng, trung đoàn 48 ra lệnh cho tiểu đoàn 1 băng rừng, di chuyển lên hướng bắc, cắt liên tỉnh lộ 7B nơi phía bắc thị trấn. Đến buổi chiều, trung đoàn 48 được tăng cường hai đại bác 105 ly (lấy được của quân đội VNCH), nhưng lúc đó trời đã tối, không thể đưa hai khẩu đại bác vào vị trí tác xạ.

Trong khi đó, tiểu đoàn 9 trung đoàn 64 di chuyển băng rừng suốt đêm, lúc gần trưa ngày 17 tháng Ba, đơn vị này đến liên tỉnh lộ 7B, và khoảng 4:00 gờ chiều đến đèo Tu Na.

Mặc dầu xe dân sự, xe quân sự nhẹ tiếp tục xử dụng chiếc cầu cũ qua sông Ba, sự hỗn loạn đêm trước gây nên tình trạng kẹt xe (kinh khủng) gây trở ngại, khó khăn cho đoàn quân di tản theo thứ tự. Đến xế chiều ngày 17 tháng Ba, Công Binh làm xong chiếc cầu nổi, đơn vị Thiết Giáp đầu tiên rời Cheo Reo hướng về đèo Tu Na.

Khi nghe được tiếng động cơ chiến xa rầm rộ di chuyển, đại đội đi đầu tiểu đoàn 9 nhanh chóng tìm chỗ trú ẩn sau những gò mối trong cánh rừng rậm, hai bên đường (liên tỉnh lộ 7B). Chuẩn bị súng phóng hỏa tiễn chống chiến xa (B-40, B-41), quân đội Bắc Việt chờ cho đoàn chiến xa chạy chậm lại vì phải leo dốc lên đèo. Khi đoàn chiến xa vào đúng điểm phục kích, quân đội Bắc Việt khai hỏa. Sau vài phút, hơn 10 chiến xa, thiết vận xa (M-113) bị bắn cháy. Thất bại trong việc bảo vệ đèo Tu Na, đưa đến hậu qủa thảm khốc. (đường đèo rất hẹp, rất xấu, không chạy được, lạc tay lái chút xíu là rơi xuống vực… nằm chịu trận. Với hơn 10 chiến xa bị bắn cháy trên đèo, đèo Tu Na không còn xử dụng được nữa… tất cả xe dân sự, quân sự phiá sau phải xuống xe lội bộ. vđh)

Sau khi đèo Tu Na bị tấn công, Đại Tá Đồng nhận định rằng, cần phải rút ra khỏi Cheo Reo. Ông ta quyết định cho đơn vị Thiết Giáp tấn công đêm, đánh xuyên qua các nút chặn của địch. Đại Tá Đồng yêu cầu cho trực thăng chiếu đèn dọc theo con đường, và thả hỏa châu chiếu sáng khu vực (xe tăng cần có ánh sáng để di chuyển) và các chiến xa của ông ta sẽ xả hết tốc lực băng qua. Không dễ như ông ta tính toán, quân đội Bắc Việt bắt được làn sóng truyền tin cuộc nói chuyện của ông ta, họ lập tức đặt mìn trên đường, tăng cường thêm quân cho các nút chặn. Khoảng giữa đêm, Đại Tá Đồng cố gắng phá vòng vây, ngồi trên một xe tăng M-48, ra lệnh tiến lên, với tiếng súng đại liên 50 nổ dòn, quạt qua lại hai bên đường, được trực thăng võ trang yểm trợ bắn dọc theo lộ trình. Với hỏa lực khủng khiếp của trực thăng, chiến xa, tiểu đoàn 9, trung đoàn 64 vẫn không bỏ chạy, bám sát trận điạ. Không có bộ binh (BĐQ) đi trước mở đường, con đưòng hẹp khó xoay sở, các chiến xa trở thành các mục tiêu dễ dàng cho các khẩu súng B-40, B-41 và đại bác 57 ly không dật của địch. Khi đoàn xe vào đến “tử điạ” (killing zone), các ổ súng của quân đội Bắc Việt nổ vang dội. Năm phút sau, bẩy chiến xa bị loại khỏi vòng chiến, bốc cháy. Khi Đại Tá Đồng cố gắng điều động đơn vị, làn sóng người tỵ nạn tràn lên (họ chạy theo đoàn quân VNCH vì không muốn bị bỏ rơi) gây khó khan, trở ngại cho việc phản công của các chiến xa. Sợ cán lên thường dân, ông ta ra lệnh mở đèn lái lên, kết qủa thêm mấy chiếc bị bắn cháy. Thấy không có kết qủa, Đại Tá Đồng ra lệnh rút lui. Trong vòng sáu tiếng đồng hồ, Thiết Giáp tổn thất cao nhất trong suốt cuộc chiến.

Lúc 7:00 giờ sáng ngày 18 tháng Ba, phần còn lại của trung đoàn 64, sư đoàn 320 Bắc Việt đến Cheo Reo, các ổ súng đại bác của họ cũng đã đươc đưa vào vị trí. Liền sau đó, bộ Tổng Tham Mưu QL/VNCH gửi công điện cho Tướng Phú ở Nha Trang, bắt được công điện của sư đoàn 320 Bắc Việt, chuẩn bị tấn công, tiêu diệt đoàn quân di tản ở Cheo Reo. Tướng Phú ngay tức khắc lên trực thăng bay đến Cheo Reo. Ông ta ra lệnh cho Đại Tá Đồng, xử dụng liên đoàn 7 Biệt Động Quân cùng với Thiết Giáp mở đường, đánh xuyên qua các nút chặn nơi đèo Tu Na.

Gom lại được hơn 20 chiến xa cùng với nhiều xe vận tải (GMC), Đại Tá Đồng ra lệnh tấn công trước buổi trưa. Liên đoàn 7 Biệt Động Quân di chuyển cẩn thận qua đèo, mở đường cho Thiết Giáp theo sau. Biệt Động Quân đánh xuyên qua dễ dàng, nhưng bất ngờ chuyện xui xẻo xẩy ra. Khi một tiểu đoàn BĐQ lên đến đỉnh đèo, phi cơ VNCH được Đại Tá Đồng gọi đến yểm trợ trận tấn công, thả bom lầm trúng vị trí tiểu đoàn BĐQ, nhiều binh sĩ tử trận trong số có viên tiểu đoàn trưởng BĐQ và mấy chiến xa bị hư hại.

Khi vị tư lệnh sư đoàn 320 Bắc Việt được tin, liên đoàn 7 Biệt Động Quân đã đánh xuyên qua các nút chặn, ông ta ra lệnh cho phần còn lại của trung đoàn 64 tấn công lên đèo Tu Na. Nhưng đã trễ, liên đoàn 7 BĐQ và một số chiến xa của Đại Tá Đồng đã đi thoát, tuy nhiên họ vẫn khóa chặt con đường thoát đối với tất cả xe cộ còn lại.

Trong khi Biệt Động Quân chiến đấu sống chết trên đèo Tu Na, Pháo Binh Bắc Việt đã sẵn sàng. Trưa ngày 18 tháng Ba, họ bắt đâu pháo kích vào Cheo Reo. Với hàng ngàn thường dân, hàng trăm xe cộ đủ loại kẹt trong một thị trấn nhỏ, nhiều xe cộ bị hư hại và hàng trăm thường dân vô tội thiệt mạng, hay bị thương. Dân chúng kinh hoàng, bỏ chạy tán loạn kắp nơi. Nhiều chiếc xe bỏ trống, những chìéc khác cố tình chạy thoát thân cán lên thường dân, đa số đàn bà trẻ em. K giả Nguyễn Tú diễn tả cuộc tàn sát “Tiếng gầm thét, xé gió đạn pháo binh, tiếng súng tiểu liên, tiếng than khóc của người sắp chết, người bị thương, trẻ em hòa nhập lại như tiếng kêu gào từ dưới điạ ngục”

Đúng 5:00 giờ chiều ngày 18 tháng Ba, tiểu đoàn 1 và 2 trung đoàn 48 tấn công vào thị trấn Cheo Reo. Tiểu đoàn 2 tấn công bộ chỉ huy tiểu khu Phú Bổn, tiểu đoàn 1 đánh từ hướng bắc xuống, chiếm doanh trại lính Điạ Phương Quân. Mặc dầu, một số Biệt Động Quân còn kẹt lại lập thành những ổ kháng cự nhỏ, đến nửa đêm quân đội Bắc Việt hoàn toàn làm chủ thành phố. Chỉ có một số ít chiến xa, liên đoàn 7 Biệt Động Quân đi thoát.

Khi địch quân bắt đầu trận tấn công, Tướng Phú lập tức cho trực thăng đi đón Đại Tá Lý và Tướng Tất. Ông ta ra lệnh cho Đại Tá Đồng ở lại chỉ huy đoàn quân trìệt thoái, đánh xuyên qua các nút chặn bằng mọi giá. Khi Tướng Tất và Đại Tá Lý được trực thăng đưa đi, Đại Tá Đồng cay đắng, gom số chiến xa còn lại và những đơn vị Biệt Động Quân hiện diện. Sáng sớm ngày 19 tháng Ba, ông ta ra lệnh mở trận phản công cuối cùng. Biệt Động Quân xuyên thủng vòng vây của trung đoàn 64, nhưng thiêt giáp không đi theo được. Cuối cùng, Tướng Phú cho lệnh rút lui bỏ lại chiến cụ nặng, xe cộ. Đến 1:00 giờ chiều ngày 19 tháng Ba, trung đoàn 64 thanh toán các ổ kháng cự còn lại của BĐQ và Thiết Giáp trong thung lũng Cheo Reo. Trong vòng hai ngày kế tiếp, không quân VNCH được lệnh bắn phá những chiến cụ, xe cộ bị bỏ lại trong khu vực Cheo Reo. Đại Tá Đồng đi thoát, ông ta bị bắt hôm 26 tháng Ba trong tỉnh Phú Yên, và bị đưa vào trại cải tạo 12 năm.

Sư đoàn 320 Bắc Việt tuyên bố, sau ba ngày chiến đấu đã loại khỏi vòng chiến 750 chiến sĩ VNCH, bắt sống 5,590 quân nhân trong số có 512 sĩ quan. Một con số khác 7,225 binh sĩ “tự giác ra đầu hàng” nâng tổng số lên 13,570 người. Theo Tướng Đặng Vũ Hiệp, Chính Ủy bộ tư lệnh Mặt Trận B-3, khoảng 20,000 thường dân kẹt lại trong thung lũng Cheo Reo, được cho ăn uống tử tế và cho xe đưa trở lại Pleiku, Kontum. Chỉ có một phần ba số chiến xa lữ đoàn 2 Kỵ Binh của Đại Tá Đồng về đến Cung Sơn, đa số do liên đoàn 7 Biệt Động Quân đánh xuyên qua đèo Tuna. Ngoài Thiết Giáp, số tổn tất của Biệt Động Quân cũng lên rất cao. Các liên đoàn: 4, 22, 23 và 25 bị tổn thất nặng (xóa sổ) (liên đoàn 4 BĐQ được tái lập vì là đơn vị tổng trừ bị. vđh). Lữ đoàn 2 Kỵ Binh cùng với Pháo Binh quân đoàn II trở thành bất khiển dụng, không còn khả năng tác chiến. Các đơn vị yểm trợ quân đoàn II cũng tan rã. Tổn thất cao nhất trong suốt cuộc chiến cho đến thời điểm đó.

Dallas, 01/16/2020

vđh