Tuesday, July 16, 2013

Kingbees and Special Commandos







.........................................
       When I die, if the Lord gives me a moment to reflect before I breathe my last breath, my first thoughts will be not of my loved ones, nor my children. I'll reflect on and thank God for Sau, Hiep, Phouc, Tuan, Hung, Son, Quang, Chau, Cau and Minh. Captains Tuong and Thinh and lieutenants Trung and Trong will follow them in my thoughts. Then, I'll think of my loving wife, our talented and unique children, and our folks. Why the Vietnamese men before my loved ones? Without the courage, strength and fearless verve as combatants in America's secret war in Southeast Asia, I wouldn't have returned to the United States. Today, on the 25th anniversary of the fall of Saigon, I'll pause to salute those warriors, men most Americans will never hear about, including the more than 3 million U.S. troops sent to South Vietnam during America's longest and costliest war. There are many who do not respect or salute the Vietnamese who fought in Vietnam. That's because our country has failed to educate them about the Vietnamese, the country they sent us to and its history and customs. As Green Berets, we fought side by side with them, laughed with them and learned about their families, their dreams and hopes and fears. The first group were members of Spike Team Idaho, a reconnaissance team that ran classified missions into Cambodia, Laos and North Vietnam under the aegis of the Military Assistance Command Vietnam, Studies and Observation Group ---- SOG. Green Berets, Navy SEALs and U.S. Marine Corps Force Reconnaissance troops manned several special operation commands throughout South Vietnam. I joined Spike Team Idaho in May 1968, after six members of the team disappeared in a Laos target area. Three U.S. Green Berets and three Vietnamese mercenaries were never heard from again and remain listed as missing in action today. By '68, Idaho operated out of Phu Bai, 10 miles south of Hue. In May, there were 30 recon teams there. By November, Idaho was the only operational team left in camp. The enemy troops in Laos, Cambodia and North Vietnam were well-trained, fearless and well-equipped. Captains Tuong and Thinh and lieutenants Trung and Trong were helicopters pilots who flew Sikorsky H-34s in the Vietnamese 219th Helicopter Squadron for SOG. Time and again, they flew the older H-34s, which we called "KINGBEES," into landing zones where enemy soldiers tried to knock them out of the sky. For several months in '68, the KINGBEES were the only aircraft flying SOG teams "across the fence" deep into enemy territory. In Laos, the CIA estimated there were between 30,000 and 40,000 North Vietnamese troops keeping the Ho Chi Minh Trail open, bringing supplies from the north to South Vietnam ---- and fighting SOG troops. During my 17 months on Idaho, we always left targets under heavy fire from North Vietnamese troops. The ride home was in KINGBEES and every time we asked for one, it came, regardless of enemy fire. There are many Green Berets alive today thanks to the incredible flying skills of Vietnamese Kingbee pilots. And without the Vietnamese or Montagnard team members, there would have been more than the 161 killed in SOG operations. Sau was the Vietnamese team leader on Spike Team Idaho. When I landed at Phu Bai, Sau had been fighting for Special Forces nearly five years. Weighing less than 100 pounds soaking wet, Sau had a remarkable sixth sense: He could smell the enemy. In the jungle he moved with complete stealth and silence, often cursing his larger American counterparts. Hiep was the team's interpreter, who sometimes corrected U.S. troops on their English, as well as speaking Vietnamese, French and some Chinese. Phouc, Chau, Son and Hung all signed up with Special Forces when they were 15 or 16. After hundreds of hours of intensive training, their age didn't matter as they stood tall in combat. On Oct. 7, 1968, Spike Team Idaho, after trying to escape from North Vietnamese trackers, was attacked by NVA soldiers, who opened fire on full automatic. Sau had warned they were near. Although none of the Americans heard anything, Sau, Phuoc, Hiep and Don Wolken were on alert, with their weapons on full automatic, ready to go. In those firefights the first seconds are crucial. The submachine guns we carried fired 20 high-velocity rounds in 1 1/2 seconds. Sau, Phouc and Hiep reloaded and drove the NVA back down the jungle-shrouded hill. We gained fire superiority, but the NVA never stopped coming at us. After a while, they were firing at us from behind stacks of dead bodies. They came at us from 2 p.m. until dusk, time and again rushing us, trying to overrun our position. We had Air Force Phantom jets, Skyraiders and helicopter gunships dropping bombs, napalm and cluster bombs and make strafing runs. That was the first time I could recall smelling burnt human flesh. By dusk, we were low on ammo, hand grenades and rounds for our grenade launcher. Capt. Thinh flew his H-34 to a slight rise above our position, hovering in deep elephant grass ---- thick-bladed grass that grew more than 12 feet tall. Because the grass was thick and the NVA tried to close in on us again, it took us several minutes to get to the Kingbee. When I arrived under it, I looked up at Capt. Thinh, sitting there looking as calm as a Rocky Mountain breeze in springtime, and he smiled. Finally, we were loaded and he yanked us out of there. Sau, Hiep, Phouc and I fired off our last magazine of rounds and threw our last grenade as we pulled out of the landing zone, again under heavy enemy fire. Within a few minutes we were at 4,000 feet, returning to Phu Bai. We were safe and unharmed. The Kingbee had 48 holes from bullets and grenades in its side panels and propellers. The new American on the team quit the next day. Sau, Hiep and Phouc ate dinner before I arranged for Sau and Hiep to return to their families that night. That scene unfolded hundreds of times over the course of SOG's history. I carry a deep, haunting guilt for having left them in South Vietnam. 
(J. Stryker Meyer, a North County Times staff writer, served in the Special Forces from 1968 to 1970.)
.................................................

John Meyer with the General
Khi tôi chết, nếu Thượng Đế cho tôi một ít giây phút để tôi suy nghĩ lại một vài sự việc trước khi tôi thở hơi thở cuối cùng, những ý nghĩ đầu tiên của tôi sẽ không phải cho những người thân yêu, không phải cho đám con tôi. Tôi sẽ nghĩ đến và cảm ơn Thượng Đế đã ban cho tôi Sáu, Hiệp, Phước, Tuấn, Hùng, Sơn, Quang, Châu, Cầu và Minh. Hai Đại Uý Thinh và Đại Úy Tưỡng, cùng hai Trung Uý Trung và Trọng sẽ luôn ngự trị trong tâm tưởng tôi. Sau đó, tôi sẽ nghĩ đến người vợ yêu dấu, những đứa con tài hoa và các bằng hữu quí mến của tôi.
 Tại sao lại là những người đàn ông Việt Nam trước những người thân của tôi?
 Không có lòng dũng cảm, kiên cường, không hề biết sợ hãi của những chiến sĩ ấy trong cuộc chiến tranh bí mật của Hoa Kỳ tại Đông Nam Châu Á, tôi sẽ không bao giờ trở về được Hoa Kỳ.
Hôm nay, tưởng niệm 25 năm ngày mất Sài Gòn, tôi sẽ dành một phút để chào kính những người dũng sĩ, những người đàn ông mà hầu hết những người Hoa Kỳ sẽ không bao giờ biết đến, tính luôn cả hơn ba triệu người lính Hoa kỳ đã được gởi đến Nam Việt Nam trong cuộc chiến dài và tốn kém nhất của Hoa Kỳ.
Có quá nhiều người không tôn trọng hay thân chào những người Việt đã chiến đấu tại Việt Nam. Lý do là vì quốc gia của chúng ta đã không hướng dẫn cho họ biết về người Việt, phong tục, tập quán và về cái đất nước mà chính quyền đã gởi chúng ta đến. Là những người lính Green Beret, chúng tôi đã chiến đấu bên cạnh họ, vui đùa với họ và biết thêm về gia đình, những giấc mơ, hy vọng và những nỗi lo âu của họ.
Nhóm đầu là các toán viên của toán Idaho, toán thám sát cho các công tác bí mật trong đất Miên, Lào và Bắc Việt nằm dưới sự điều động của Military Assitance Command Vietnam – SOG. Các đơn vị của Green Berets, Navy Seals, và các toán trinh sát của TQLC HK cung cấp và điều khiển nhiều cuộc hành quân bí mật khắp suốt Nam Việt Nam.
Tôi gia nhập toán Idaho vào tháng Năm năm 1968 sau khi sáu toán viên của toán biến mất trong một khu vực của một mục tiêu bên đất Lào. Ba người lính Mũ Xanh Hoa Kỳ và ba người lính Biệt Kích Việt Nam sẽ không bao giờ được nghe đến và vẫn còn nằm trong danh sách mất tích cho đến ngày hôm nay. Năm 1968, toán Idaho hành quân bên ngoài Phú Bài, cách phía nam Huế mười dặm. Trong tháng Năm có ba mươi toán thám sát trong căn cứ. Vào tháng Mười Một, chỉ còn duy nhất toán Idaho là toán còn đi hành quân. Quân địch tại Lào, Miên và Bắc Việt là những tên lính được huấn luyện kỹ càng, trang bị đầy đủ và rất liều mạng.
Hai Đại Uý Tưỡng, Thinh và hai Trung Uý Trung, Trọng là những viên phi công bay trực thăng Sikorsky H-34 của Phi Đoàn 219 cho SOG. Hết lúc này đến lúc khác, họ bay những chiếc trực thăng cũ kỹ H-34 mà chúng tôi gọi là Kingbee vào những bãi đáp, những nơi mà quân địch cố gắng bắn rơi họ từ trên không trung.
Trong nhiều tháng trong năm 1968, các chiếc Kingbee là những chiếc trực thăng mang các toán SOG bay qua biên giới, vào sâu trong nội địa của quân địch. Tại đất Lào, CIA đoán có khoảng từ 30,000 đến 40,000 quân lính Bắc Việt lo nhiệm vụ bảo vệ con đường mòn Hồ Chí Minh, con đường vận chuyển quân dụng và vũ khí từ Bắc vào Nam Việt Nam và – đánh nhau với các toán SOG.
Trong 17 tháng ở trong toán Idaho, chúng tôi luôn luôn rời mục tiêu với sự bắn phá dữ dội của quân lính Bắc Việt. Đường về lại căn cứ luôn là trên những chiếc Kingbee. Và, mỗi lần chúng tôi cần họ, họ luôn đến, không thèm đếm xỉa tới đạn địch bắn ác liệt đến cỡ nào. Rất nhiều người lính Mũ Xanh còn sống sót đến ngày hôm nay là nhờ vào cái tài bay bỗng không thể tưởng tượng được của các viên phi công Kingbee Việt Nam. Và nếu không có các toán viên Việt và Nùng, sẽ có nhiều hơn 161 người lính Mũ Xanh hy sinh cho các công tác của SOG.
Sáu là trưởng toán người Việt của toán Idaho. Khi tôi đặt chân đến Phú Bài, Sáu đã chiến đấu với Lực Lượng Đặc Biệt gần năm năm. Chỉ cân nặng 100 cân anh, quá gầy. Sáu có một giác quan thứ sáu rất phi thường: anh có thể “ngữi” được quân địch. Trong rừng, anh di chuyển nhẹ nhàng, kín đáo, luôn chỉ trích các bạn đồng nhiệm Hoa Kỳ, khi cần. Hiệp là thông dịch viên cho toán, thỉnh thoảng, anh chỉnh sửa văn phạm tiếng Anh cho các người lính Hoa Kỳ, anh nói thông thạo cả tiếng Pháp, Việt và một ít tiếng Tàu. Phước, Châu, Sơn và Hùng tình nguyện đăng lính Lực Lượng Đặc Biệt khi họ mới 15, 16 tuổi. Sau hàng trăm giờ huấn luyện, tuổi của họ không còn là vấn đề vì họ chiến đấu rất ngon lành trong chiến trận.
Vào ngày 7 tháng Mười năm 1968, sau khi toán Idaho cố gắng thoát khỏi các tên truy lùng, toán bị quân lính Bắc Việt để súng vào thế tự động, tấn công. Sáu đã lên tiếng báo động là bọn chúng đang đến gần. Tuy các người lính Hoa Kỳ không nghe thấy gì, nhưng Sáu, Phước, Hiệp và Don Wolken luôn cảnh giác, với vũ khí để tự động, sẵn sàng khai hỏa.
Các giây phút đầu tiên trong những lúc đánh nhau rất là quan trọng. Những cây súng tiểu liên chúng tôi mang theo bắn 20 viên đạn trong vòng một giây rưỡi. Sáu, Phước và Hiệp thay băng đạn mới, bắn đuổi quân lính Bắc Việt trở xuống đồi. Chúng tôi giành được ưu thế về hỏa lực, nhưng quân Bắc Việt luôn tiến đến chúng tôi. Về sau, chúng bắn vào chúng tôi từ đằng sau các thân xác chết chất đống lại của bọn chúng. Chúng tiến đánh chúng tôi từ hai giờ trưa tới khi trời chập tối. Hết đợt tấn công này đến đợt tấn công khác, cố gắng tràn ngập vị trí chúng tôi. Chúng tôi được sự yểm trợ của Không Quân Hoa Kỳ từ các chiếc Phantom, Skyraider và Gunship luôn bỏ bom, bom cluster, bom napalm, và các đợt bắn phá bằng đạn liên và súng cà nông khác. Đó là lần đầu tiên tôi nhớ lại thây người cháy khét. Đến khi trời chạng vạng tối, chúng tôi chỉ còn lại ít đạn, lựu đạn và một ít đạn phóng lựu. Đại Uý Thinh bay chiếc H-34 vào một cái gò cao nhỏ bên cạnh vị trí chúng tôi, điều khiển trực thăng bay lơ lững trên một đám cỏ voi - cỏ voi dầy và cao hơn 12 feet. Bởi vì cái đám cỏ quá dầy và quân Bắc Việt cố gắng bám sát lưng, phải cần nhiều phút để đến được chiếc Kingbee. Khi tôi đến được dưới trực thăng, tôi nhìn lên Đại Uý Thinh, đang ngồi trên ấy, điềm tỉnh như cơn gió lạnh của rặng núi Rocky Mountain vào mùa Xuân, và ông mỉm cười. Cuối cùng, chúng tôi lên được trực thăng, và ông ta kéo chúng tôi ra khỏi nơi ấy. Sáu, Hiệp, Phước và tôi bắn hết những băng đạn cuối cùng, và thảy hết những trái lựu đạn cuối lúc chúng tôi rời khỏi vùng, dưới hỏa lực ác liệt của quân địch. Chỉ trong vòng vài phút, chúng tôi bay ở cao độ 4,000 feet, hướng về Phú Bài. Chúng tôi bình an vô sự. Nhưng, chiếc Kingbee bị lựu đạn và đạn địch làm thủng 48 lỗ ngay hai bên hông trực thăng và cánh quạt. Qua ngày hôm sau, người lính Hoa Kỳ vừa gia nhập toán được một thời gian ngắn, bỏ cuộc. Sáu, Hiệp và Phước dùng buổi cơm tối và tôi sắp xếp cho Sáu và Hiệp được phép về với gia đình họ ngay tối hôm ấy.
Câu chuyện trên hé lộ ra hàng trăm diễn biến về lịch sử của SOG. Tôi luôn mang trong người một nỗi ám ảnh, mặc cảm có tội vì đã bỏ rơi các người bạn Việt thân quí của tôi tại Nam Việt Nam.


John Stryker Meyer, staff writer, North County Times.
Served in Special Forces from 1968-1970.


Hình chụp năm 2008 khi anh Đinh quốc Thinh ghé San Jose gặp một số Kingbees. Trong hình, anh Thinh là Kingbee kỳ cựu nhất rồi đến TV Phước, NQ An, NH Hoàn, ĐV Chấn :





No comments:

Post a Comment