Tuesday, November 10, 2020

TRUNG ĐOÀN 75 BIỆT ĐỘNG QUÂN HOA KỲ SO SÁNH VỚI VIỄN THÁM TQLC/HK: HUẤN LUYỆN VÀ NHIỆM VỤ

TRUNG ĐOÀN 75 BIỆT ĐỘNG QUÂN HOA KỲ

SO SÁNH VỚI VIỄN THÁM TQLC/HK: HUẤN LUYỆN VÀ NHIỆM VỤ

Bài viết dưới đây trình bầy những sự khác biệt giữa hai đơn vị: Trung Đoàn 75 Biệt Động Quân và đơn vị Viễn Thám TQLC Hoa Kỳ. Đơn vị Viễn Thám trực thuộc quân chủng Thủy Quân Lục Chiến (TQLC Hoa Kỳ là một quân chủng: Hải, Lục, Không quân và TQLC), trong khi trung đoàn 75 BĐQ/HK trực thuộc hoàn toàn Bộ Tư Lệnh Hành Quân Đặc Biệt (SOCOM). Từ sự khác biệt này, đơn vị Viễn Thám TQLC chỉ hoạt động trong khu vực trách nhiệm của TQLC Hoa Kỳ. Một điều khác, quân chủng TQLC/HK được huấn luyện hoạt động trong một trận chiến tranh quy ước (toàn diện, mặt đối mặt), do đó nhiệm vụ dành cho đơn vị Viễn Thám TQLC là một bãi chiến trường thực sự (lộ thiên). Từ sự khác biệt này, thí dụ trong bộ chỉ huy Hỗn Hợp Hành Quân Đặc Biệt (JSOC) đang hoạt động bí mật trong quốc gia X, không được lộ diện… Lẽ dĩ nhiên đơn vị Biệt Động Quân trực thuộc SOCOM sẽ được trao cho nhiệm vụ này để bảo mật.

Trên phương diện huấn luyện, kỹ thuật, có thể nói là gay go như nhau, vì nhiệm vụ xâm nhập lấy tin tức tình báo tác chiến của hai đơn vị. Cũng như Biệt Động Quân, nhiều đơn vị trinh sát, viễn thám, và cả Người Nhái Hải Quân Hoa Kỳ gửi người theo học khóa huấn luyện Biệt Động Quân Hoa Kỳ (Ranger Training)… để tăng cường khả năng tác chiến của đơn vị.

 Mặc dầu, theo sự hiểu biết của tôi, đơn vị Viễn Thám TQLC được huấn luyện các hoạt động dưới nước nhiều hơn, họ thường là đơn vị đi tiên phương trong các cuộc hành quân đổ bộ (amphibious). Các đơn vị Viễn Thám TQLC thường đi theo các đơn vị lớn TQLC Hoa Kỳ (MEU) lưu động cùng với các hạm đội Hải Quân Hoa Kỳ ngoài khơi, để sẵn sàng tấn công một quốc gia ngoại bang thù địch, từ biển vào.

 

Đơn vị Viễn Thám TQLC có ngân khoản rộng rãi hơn BĐQ, nên họ có nhiều loại vũ khí đặc biệt và được huấn luyện đặc biệt, kể cả những khóa huấn luyện không có trong quân chủng TQLC.

Trung đoàn 75 Biệt Động Quân Hoa Kỳ (trước đó có tên là Trung Đoàn Trinh Sát RRD Biệt Lập), một đơn vị tinh nhuệ trong Lực Lượng Hành Quân Đặc Biệt (SOF), một phần trong Bộ Tư Lệnh Hỗn Hợp Hành Quân Đặc Biệt (JSOC) từ năm 2005. Đơn vị Biệt Động Quân trở nên một phần trong JSOC, do được huấn luyện gay go khó khăn thể chất để có thể đảm nhiệm những nhiệm vụ đặc biệt dành riêng cho đơn vị như viễn thám (LRRP), cận thám (CTR – Close Target Reconnaisance). Biệt Động Quân Hoa Kỳ thường được xem là Đơn Vị cho các Nhiệm Vụ Đặc Biệt (Special Mission Unit).

Đóng trong căn cứ Fort Benning (căn cứ quân sự lớn nhất của Lục Quân Hoa Kỳ… BĐQ VN đã đi thăm vài lần kể cả Căn Cứ Núi của BĐQ/HK), tiểu bang Georgia, Trung đoàn 75 BĐQ/HK là đơn vị số 1 (premier) cho các cuộc hành quân trinh sát viễn thám trong quân đội Hoa Kỳ.

Được tái lập trong tháng Mười năm 1984, với bộ chỉ huy trung đoàn 75/BĐQ đóng trong căn cứ Fort Benning. Nhiệm vụ trao phó cho Biệt Động Quân là các cuộc hành quân viễn thám, trinh sát trên toàn thế giới, bất cứ khi nào cần đến (như cuộc hành quân Fury trên đảo Grenada năm 1988) theo lệnh của Bộ Tư Lệnh Hành Quân Đặc Biệt (SOCOM) và Bộ Tư Lệnh Hỗn Hợp Hành Quân Đặc Biệt (JSOC).

Trên căn bản, các toán viễn thám BĐQ được tổ chức thành các toán gồm sáu (6) quân nhân, nằm trong ba tiểu đoàn BĐQ (trong trung đoàn 75/BĐQ). Các tiểu đoàn Biệt Động Quân được trao cho ba nhiệm vụ chính yếu: Trinh Sát, Theo Dõi, và Tấn Công (đột kích bất ngờ). Để thi hành ba nhiệm vụ, Biệt Động Quân có thể:

·       Xâm nhập mục tiêu bằng dù (dù điều khiển HALO, hoặc dây), trực thăng, phi cơ có cánh, bơi lặn SCUBA, ca nô nhỏ hoặc xâm nhập bộ, hay tất cả các phương tiện khác.

·       Nằm vùng trong khu vực theo dõi các hoạt động của địch kéo dài đến 5 ngày.

·       Thám sát khu vực, kể cả ban đêm với kính hồng ngoại, và các dụng cụ quan sát, nghe ngóng khác.

·       Trình bầy phần phân tích về việc phá hủy mục tiêu.

·       Xử dụng xuồng cao xu (đem theo tùy chuyến hành quân và nhiệm vụ).

·       Cài đặt máy dò, máy nghe lén trong khu vực xâm nhập, hoạt động.

·       Thâu thập tin tức tình báo tác chiến.

·       Chọn lọc (trưởng toán) bãi đáp để nhẩy dù hoặc trực thăng đưa đi xâm nhập.

·       Báo cáo về khí tượng, thời tiết trong khu vực hoạt động (để “ở nhà” chuẩn bị).

·       Tổ chức phá hoại, phục kích nếu được lệnh.

·       Liên lạc với đơn vị (mẹ) BĐQ gần mục tiêu.

Căn cứ Núi (Ranger Mountain Camp – Delonga Georgia)

 

No comments:

Post a Comment