Wednesday, July 25, 2012

JERRY MICHAEL “MAD DOG” SHRIVER







Jerry M. Shriver
Kontum, VN
FOB #2
1967
photo: (c) Khomer "Chief" Beaty
This is a write-up on Jerry M. Shriver and others killed in action in either Laos or Cambodia.
"Mad Dog," as he was aptly called in the SOG (Special Forces) group at FOB#2 Kontum, VN. It seemed to me, that every time one of these teams got into a perdicamint we were on call.
I grew rather close to "Mad Dog" during my tour with the 170th AHC Bikinis in 1967.
He was a peculiar person.
My children have heard many tales of my crew inserting and extracting Jerry's team of Special Forces.
Upon my return to VN in 1969, I heard that Jerry was dead and the NVA had decapitated him to show proof that he would not bother them anymore.




        Trong thời gian cuối năm 1968, đầu 1969, bộ chỉ huy Nam (CCS) thường xuyên cho những toán biệt kích 6 người xâm nhập vào khu vực Lưỡi Câu (Fish Hook), giữa biên giới VNCH và Cambodia. Các toán biệt kích SOG có nhiệm vụ theo dõi các hoạt động càng ngày càng gia tăng của quân đội Bắc Việt và VC trong khu vực.
        Đó là nhiệm vụ khó khăn, nguy hiểm, ít có toán biệt kích nào xâm nhập, hoạt động quá ba ngày. Có toán chỉ mới vào được chừng 30 phút đã bị địch phát giác, tấn công. Một vấn đề khó khăn nữa, tìm được một bãi đáp trực thăng, không có người canh gác là cả một vấn đề. Gần như tất cả mọi bãi đáp đủ rộng cho trực thăng đáp đều đã bị địch quân để ý, cho người canh gác.
        Để làm thay đổi tình thế, ngăn chặn ảnh hưởng của địch trong khu vực (Lưỡi Câu), Bộ Tư Lệnh Quân Lực Hoa Kỳ tại Việt Nam (cơ quan MACV) soạn thảo một kế hoạch tấn công cơ quan đầu não, Trung Ương Cục (R) Miền Nam Việt Nam (COSVN). Bộ chỉ huy (R) của địch (tin tình báo) với căn cứ, hầm hố, điạ đạo nằm trong khu vực Lưỡi Câu, sâu trong đất Miên khoảng một dặm, cách đồn điền cao su Minot khoảng 14 dặm về hướng đông nam, cách căn cứ hành quân tiền phương Quản Lợi (của đơn vị SOG) 20 dặm và cách Tây Ninh 28 dặm về hướng đông bắc.
        Sau khi nhận lệnh hành quân đưa đại đội xung kích Hatchet Force đi hành quân trên đất Miên từ mấy ngày trước, trung tá Earl Trabue, chỉ huy trưởng bộ chỉ huy Nam (CCS) ở Ban Mê Thuột báo lên Hành Quân 35 (Oplan 35) và bộ chỉ huy đơn vị SOG trong Saigon rằng theo ý kiến của ông ta, kế hoạch tấn công Trung Ương Cục Miền Nam trên đất Miên khó thành công. Theo kế hoạch, đơn vị Hatchet Force sẽ tìm cách bắt sống tù binh để lấy tin tức, và báo cáo kết qủa trận thả bom của phi cơ B-52 trên bộ chỉ huy Trung Ương Cục. Trung tá Trabue hiểu rất rõ nhiệm vụ khó khăn, nếu chỉ đưa một trung đội (Hatchet Force) thì nên hủy bỏ kế hoạch tấn công, còn về chuyện phi cơ B-52 thả bom, địch quân cũng đã đề phòng trước.
        Độ lớn của đơn vị Hatchet Force cũng phải giới hạn đủ cho 9 trực thăng chở quân thuộc phi đoàn 195 Trực Thăng Tấn Công của Lục Quân Hoa Kỳ. Các trực thăng chỉ mất mười phút bay đoạn đường 20 dặm từ phi trường Quản Lợi đến mục tiêu. Chín chiếc trực thăng gồm có 1 trực thăng chỉ huy (C&C), 4 trực thăng võ trang yểm trợ, chỉ còn lại bốn chiếc để chở quân... Do đó bộ chỉ huy Nam (CCS) chỉ có thể đưa một trung đội Hatchet Force đi tấn công.
        Ngày 24 tháng Tư năm 1969, đại úy William O’Rourke Jr., đại đội trưởng đại đội Hatchet Force sẽ chỉ huy đơn vị tấn công, phụ tá là đại úy Paul D. Cahill, trung úy Gregory M. Harrigan, và trung úy Walter L. Marcantel, sau đó là trung sĩ nhất Jerry M. “Mad Dog” Schriver. Trung sĩ Earnest C. Jamison, y tá đơn vị, và các binh sĩ người Thượng đơn vị Hatchet Force sẽ được trực thăng đưa vào bãi đáp trực thăng, qua khỏi biên giới Việt-Miên khoảng một dặm rưỡi.
        Tất cả trực thăng trong hợp đoàn tham dự cuộc đổ quân, theo lệnh của chiếc trực thăng chỉ huy. Một chiếc phi cơ thám thính FAC bao vùng sẽ điều động các phi tuần phi cơ chiến thuật lên oanh kích nếu cần thiết.
        Trước khi hợp đoàn trực thăng cất cánh vào lúc rạng đông, trung sĩ nhất Shriver leo lên, ngồi trên chiếc trực thăng dẫn đầu. Các phi cơ chiến lược B-52 đang thả bom trên khu vực tình nghi có bộ chỉ huy Trung Ương Cục Miền Nam. Khi đoàn trực thăng cất cánh, chiếc trực thăng chở đại úy O’Rourke cùng ban tham mưu của ông ta bị trở ngại kỹ thuật nên phải quay lại, do đó người chỉ huy trận tấn công là đại úy Cahill.
        Theo dự trù, đoàn trực thăng sẽ đến bãi đáp khi lớp bụi sau trận thả bom lắng xuống, nhưng hợp đoàn trực thăng bay lạc, không tìm ra bãi đáp. Phải mất hơn nửa tiếng đồng hồ bay lòng vòng (để bị lộ) mới tìm ra được ba hố bom để đáp xuống, cho đơn vị (trung đội) Hatchet Force tiến vào khu vực hành quân. Sau đó hợp đoàn trực thăng bay về phi trường Quản Lợi, cũng là căn cứ hành quân tiền phương của đơn vị SOG (CCS) nơi phiá nam.
        Khi ra khỏi trực thăng, các biệt kích quân nhẩy xuống một trong hai hố bom lớn, bố trí, chỉ cách một ổ súng đại liên của địch khoảng 30, 50 thước. Các trực thăng vừa bốc lên cao, ra khỏi bãi đáp khoảng 20 thước, tiếng súng đại liên, súng AK từ các công sự phòng thủ, giao thông hào của địch nổ dòn, bắn gục những ai còn trong bãi đáp, chưa kịp nhẩy xuống hố bom tránh đạn.
        Từ trong hố bom, trung sĩ nhất Jerry M. “Mad Dog, Chó Điên” Shriver gọi máy liên lạc, báo cáo, khẩu đại liên của địch đặt phiá bên trái đàn áp không cho toán quân dưới quyền anh ta ngóc đầu lên được. Anh ta yêu cầu, phần còn lại của trung đội Hatchet Force tác xạ vào khẩu đại liên để làm giảm bớt hỏa lực của địch. Đại úy Cahill, trung úy Marcantel, và trung sĩ Earnest C. Jamison trú trong hố bom ở giữa cũng nằm chịu trận, không cựa quậy được.
        Chiếc trực thăng chỉ huy báo cho đơn vị Hatchet Force biết sẽ điều động không quân chiến thuật (khu trục cơ hoặc phản lực) lên oanh kích, yểm trợ. Trong khi đó các trực thăng võ trang bay vào bắn hỏa tiễn, đại liên minigun sáu nòng xuống vị trí của địch, để đỡ cho trung đội Hatchet Force. Khi một chiếc trực thăng võ trang chúi xuống, bắn đại liên, người xạ thủ đại liên báo cáo, ổ súng đại liên của địch đặt trong pháo đài xây bằng bê tông, đạn trúng không ăn thua.
        Trên chiếc trực thăng chỉ huy có thiếu tá Benjamin T. Kapp Jr., một cấp chỉ huy trên căn cứ hành quân tiền phương, quan sát trận điạ và báo cáo về cho trung tá Trabue, chỉ huy trưởng bộ chỉ huy Nam (CCS) ở Ban Mê Thuột. Từ trên cao, thiếu tá Kapp nhìn rõ vị trí trung đội khai thác (xung kích) Hatchet Force, bị hai khẩu đại liên của địch đặt trong pháo đài kiên cố chế ngự.
        Khoảng 10, 15 phút sau, đại úy Cahill nghe Shriver báo cáo, sẽ cùng với năm biệt kích Thượng sẽ chạy vào bià rừng phiá tây bãi đáp trực thăng, rồi từ đó tấn công khẩu đại liên. Nhìn qua hố bom bên kia, đại úy Cahill trông thấy sáu người nhẩy lên khỏi hố bom, chạy thật nhanh vào hàng cây nơi bìa rừng. Trong lúc chạy, Jerry Shriver vẫn liên lạc với phi cơ quan sát FAC.
        Ngồi trong hố bom quan sát, đại úy Cahill trông thấy Shriver chạy vừa đến hàng cây thì bị trúng mấy viên đạn, gục xuống, và cũng không nghe được những lời đối thoại giữa Shriver và phi công FAC. Viên phi công FAC cố gắng liên lạc, gọi Shriver thêm mấy lần, nhưng không có tiếng trả lời. Đại úy Cahill tin rằng, Shriver đã trúng đạn, chết dưới hàng cây.
        Tiếng súng vẫn nổ đều khắp nơi, trung sĩ y tá Jamison bò ra khỏi hố bom để lôi một biệt kích Thượng xuống hố bom, anh ta trúng đạn chết ngay cạnh binh sĩ Thượng. Ít phút sau, đại úy Cahill đưa đầu lên khỏi hố bom để quan sát chiến trường, một viên đạn AK trúng vào miệng ông ta, trổ ngược lên con mắt bên phải. Đau đớn vì vết thương, ông ta không nhìn được gần ba mươi phút, và hư luôn con mắt bên phải.
        Trong khi trung đội Hatchet Force đang lâm nguy, các toán biệt kích thuộc bộ chỉ huy Nam (CCS) đang xâm nhập hoạt động dò thám, được lệnh tìm vị trí an toàn, nằm im, để tất cả trực thăng võ trang bay đi cấp cứu đơn vị Hatchet Force.
        Trên bầu trời, bộ chỉ huy Trung Ương Cục, số trực thăng võ trang đã tăng lên 8 chiếc. Trung úy Harrigan yêu cầu các trực thăng xử dụng hỏa lực của hỏa tiễn và đại liên minigun sáu nòng đàn áp các khẩu đại liên của địch. Ông ta điều chỉnh hỏa lực trực thăng bắn phá thêm 45 phút rồi trúng đạn bị thương nặng. Trước đó Greg Harrigan báo cáo hơn nửa trung đội Hatchet Force đã chết hoặc bị thương. Sau đó trung úy Harrigan trúng đạn tử trận.
        Một toán biệt kích gồm có hai quân nhân Hoa Kỳ, bốn biệt kích Thượng được đưa vào một hố bom thứ ba cách bãi đáp khoảng 80 thước, tăng cường cho trung đội Hatchet Force. Nhiệm vụ của toán biệt kích sẽ tấn công theo sườn hướng tây phòng tuyến của địch, tiến sát đến pháo đài, ném lựu đạn vào lỗ châu mai phá khẩu đại liên. Không ngờ toán biệt kích cũng bị hỏa lực của địch đàn áp, kẹt trong hố bom, không tiến lên được.
        Tám trực thăng Huey võ trang luân phiên nhau bắn yểm trợ và bay về phi trường Quản Lợi lấy nhiên liệu, hỏa tiễn, đạn dược. Trung tá Trabue chỉ huy trưởng bộ chỉ huy Nam (CCS) xin thêm hai trực thăng Cobra thuộc tiểu đoàn 2, trung đoàn 20 Không Pháo (Arial Artillery) lên tham chiến, cũng không xong vì pháo đài của địch được xây bằng bê tông.
        Trung tá Trabue yêu cầu phi công FAC xin các phi tuần không quân chiến thuật lên thả bom, nhưng được trả lời, không có sẵn. Ông ta liên lạc về Hành Quân 35 (Oplan 35) của đơn vị SOG, và khoảng 45 phút sau, có một phi tuần phản lực lên oanh kích. Sau mấy vòng phi cơ oanh kích, thả bom, trung đội Hatchet Force báo cáo, hỏa lực của địch nơi bãi đáp vẫn còn mạnh, trực thăng chưa thể vào được để di tản trung đội.
        Trung tá Trabue quyết định xử dụng bom Napalm để cứu đơn vị Hatchet Force. Ông ta yêu cầu thả bom Napalm dọc theo phòng tuyến xây bằng bê tông của địch. Sau hai qủa bom Napalm, trung đội Hatchet Force báo cáo, hỏa lực của địch giảm đi nhiều và trực thăng có thể vào di tản.
        Bốn trực thăng Huey đáp xuống di tản trung đội Hatchet Force. Khi trực thăng vừa bốc lên, phi hành đoàn một trong bốn chiếc trực thăng nhìn xuống hố bom ở giữa bãi đáp, trông thấy có người chuyển động, vội báo cho phi công quay lại. Trung úy Daniel Hall nhẩy ra khỏi trực thăng lôi lên được quân nhân LLĐB/HK mang máy truyền tin bị thương nặng và xác của trung úy Harrigan.
        Trong số 18 biệt kích quân thộc trung đội Hatchet Force và 6 người trong toán biệt kích vào sau. Toán biệt kích về đầy đủ, và 10 biệt kích quân trong trung đội Hatchet Force, tất cả đều bị thương. Quân nhân y tá Ernest Jamison được báo cáo tử trận, không lấy được xác. Shriver cùng với năm biệt kích Thượng được ghi nhận “Mất Tích” (MIA).
        Trung sĩ nhất Jerry Michael “Mad Dog” Shriver rất tốt với các binh sĩ Thượng của anh ta. Jerry nói được tiếng Rhade, lúc nào cũng để ý nếp sống của người Thượng, xử dụng tiền lương của mình mua thực phẩm, quần áo giúp đỡ gia đình binh sĩ trong trung đội. Trước khi “mất tích” Jerry chỉ còn 3 tuần lễ phục vụ trong ba chuyến (tour) tình nguyện qua Việt Nam chiến đấu.

Dallas, TX.
vđh

No comments:

Post a Comment