NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU
Giáo sư Vủ Đình Hiếu - P40
(Phụ bản 4)
MACV/SOG 1965
Lịch sử Đoàn Nghiên cứu quan sát
SOG biên bản số #0001720-66
Nhóm I (Không tự động giảm độ mật và hết hạn bảo mật).
(Chương bị xóa).
3. Trực thăng H-28 thuộc Không lực VNCH được sử dụng thả biệt kích qua Cam bốt, Lào cũng như Bắc Việt.
4. Vấn đề gia tăng yểm trợ tiếp vận cho đơn vị SOG hành quân cũng như gia tăng số lượng hàng hóa, giờ bay cho các phi vụ C-123. Các chuyến C-123 bay tất cả 3.847 giờ, bốc 328 tấn dụng cụ.
1. Tàu bí mật và toán biệt kích hành quân dọc theo bờ biển miền Bắc, ngăn chặn các tàu chở hàng, bắt cóc tù binh lấy tin tức, tuyên truyền làm cho đối phương phải gia tăng vấn đề phòng thủ bờ biển. (SOG bắt cóc dân đánh cá ngoài Bắc, tù binh sẽ được đưa đến nơi an toàn. Sở Phòng vệ duyên hải sẽ làm cho tù binh tin rằng họ là một phần trong nhóm kháng chiến chống lại chính quyền ngoài Bắc. Trong khoảng từ 3 đến 6 tuần nhồi sọ, các tù binh sẽ được trả về cùng với thực phẩm, quần áo, quà tặng tâm lý chiến và có có radio – Vũ Đình Hiếu).
a. Sáu chiếc tốc đỉnh PTF phóng thủy lôi và ba chiếc tàu loại Swift đã có sẵn cho Ban cố vấn Hải quân từ đầu năm. Thêm bốn chiếc nữa trong tương lai nâng tổng số tốc đỉnh PTF lên mười chiếc. Tuy nhiên bình thường chỉ có sáu tốc đỉnh và hai chiếc Swift hành quân. Những chiếc khác cần phải tu bổ để có thể hành quân.
2. (...) (Hoạt động ngoài miền Bắc – VĐH) thực hiện trong năm 1965, kết quả một chết, mười tám bị thương và mất một tốc đỉnh PTF.
e. Tâm lý chiến. Bao gồm bắt cóc, nhồi sọ, tuyên truyền ngư dân Bắc Việt, thả truyền đơn, thư từ những quốc gia đệ tam, đài phát thanh đen, xám và trắng.
3. Tình báo.
Các hoạt động tình báo phát triển trong năm như (...)
4. Kế hoạch
Nhu cầu hành quân về chiến tranh ngoại lệ, đòi hỏi sự cần thiết thành lập một ban chuyên lo những cuộc hành quân lâu dài. Đã được chấp thuận ngày 7/8; sẽ hoạt động khi ban tham mưu có sẵn nhân lực.
5. Tiếp vận
a. Ban tiếp vận làm việc gia tăng theo nhu cầu hành quân trong năm 1965. Phần lớn được tiếp tế bình thường, cần phải có thêm thứ tự ưu tiên của cuộc hành quân.
b. (bị xóa một phần). Thất thoát hoặc chậm trễ do thiếu kiểm soát trong vấn đề gửi hàng.
c. Một ảnh hưởng lớn trong vấn đề tiếp vận do hành quân Shining Brass. Hành quân này quá gấp rút, không thông báo đủ thời gian.
Đà Nẵng, 1967. Thoát y vũ phục vụ lính Mỹ
Annex N (Hành quân đặc biệt) năm 1965.
Bản này tóm tắt các hoạt động của Đoàn Nghiên cứu quan sát (SOG) thuộc bộ chỉ huy quân viện Việt Nam (MACV) trong năm 1965.
1. Tổng quát.
a. Tổng quát trong năm 1965, SOG tiếp tục gia tăng cường độ phá hoại, đánh lạc hướng, áp lực chính trị, bắt tù binh, tuyên truyền và lấy tin tức chống lại Bắc Việt.
b. (bị xóa)
2. Hành quân
Lính tiểu đoàn 3, Trung đoàn 4, TQLC Mỹ tại DMZ, Bến Hải, 22/5/1967
a. Thả dù (hoặc trực thăng vận).
Tiếp tục những vụ phá hoại đường dây truyền tin, chiến tranh tâm lý do biệt kích quân Thượng, hoặc những sắc dân thiểu số khác đảm trách. Với những trận không tập ngoài miền Bắc (...), móc nối với dân địa phương để lấy thêm tin tức cho những cuộc hành quân kế tiếp. (Ít thành công nhất của đơn vị SOG. Những toán biệt kích, điệp viên ra ngoài Bắc thường thất bại và gần như không thể tái tiếp tế được – Vũ Đình Hiếu).
b. Vượt biên (Shining Brass)
(bị xóa) (Những cuộc hành quân vượt biên sang Lào phải có sự phối hợp giữa bộ Quốc phòng và bộ Ngoại giao. Nhiều trường hợp chính phủ Lào phải được thông báo về những hoạt động của SOG. Đặc biệt là với những cuộc hành quân Shining Brass sử dụng đơn vị Khai Thác trong các cuộc hành quân phá hoại mật khu, cắt đường tiếp vận, ngăn việc tiếp tế cho những đơn vị Bắc Việt hoặc Việt Cộng – Vũ Đình Hiếu).
Babylift
c. Bí mật tăng cường, tiếp tế cho những đơn vị nằm vùng bằng phi cơ C-123 trong năm 1965. Tất cả có 22 phi vụ thành công.
Theo tài liệu MACV-SOG Command History, Annexes A, N&M (1964-1966), by Charles F. Reske.
NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU
Giáo sư Vủ Đình Hiếu - P41(Phụ bản 5)
SHINING BRASS – HÀNH QUÂN VƯỢT BIÊN
Chú thích của tác giả: Shining Brass là một chương trình võ trang thám sát trên đất Lào. Cũng như kế hoạch 34-A hành quân biệt hải trước đây, chương trình này tiếp tục những gì đã và đang tiếp diễn với cường độ ít hơn. Phi cơ Mỹ đã bay trên không phận Lào từ tháng 5/1964, với nhiệm vụ thám thính và bảo vệ Không lực Hoàng gia Lào lúc hành quân.
Những phi vụ đầu tiên dưới biệt hiệu Yankee Team, xuất phát từ hàng không mẫu hạm và các căn cứ trong đất liền. Các phi công Mỹ bay theo phi trình bốn ngày thám thính Cánh Đồng Chum, khu vực đường số 7 mỗi hai tuần. Trong một thời khóa biểu tương tự, khoảng 10 phi vụ thám thính vùng cán chảo nước Lào và hai phi vụ thám thính đêm trên đường số 7.
Làm việc với toán Yankee là Không lực Hoàng gia Lào, bay những phi vụ trong vùng cán chảo với phi cơ T-28, bắn phá quân Pathét Lào, yểm trợ Lục quân Hoàng gia Lào, bắn phá đường số 7 và vùng cán chảo, thám thính vùng Trung Lào.
Từ tháng 10 cho đến tháng 12/1964, có tất cả 724 phi vụ T-28 trong vùng cán chảo. Bắc Việt tố cáo những trận oanh kích kể trên do Mỹ bảo trợ chống lại miền Bắc –Thực sự đúng như vậy. Đường lối của toán Yankee Mỹ đã được thảo luận với Thủ tướng Souvana Phouma trong tháng 12/1964 và được sự ủng hộ hoàn toàn, ngoài ra còn được đề nghị thêm một số mục tiêu là đường số 7, 8 và 12.
Lính Trung đoàn kị binh thiết giáp số 11 Black Horse
Tóm lược hành quân.
a. Ban đầu, hành quân vượt biên sang Lào có tên là “Leaping Lena” gồm quân của Liên đoàn 5, Lực lượng đặc biệt Mỹ và Việt Nam. Hành quân Leaping Lena thả dù quân biệt kích Việt Nam xuống Lào. Những chuyến xâm nhập kể trên không thành công với nhiều lý do. Thiếu cố vấn Mỹ là một trong những lý do chính. Hầu hết các toán nhảy dù xuống đất Lào đều bị bắt nhanh chóng và bị dùng để tuyên truyền.
Dakto 1967
Ngày 7/3/1965, Tư lệnh cơ quan MACV trao trách nhiệm Hành quân vượt biên cho đơn vị SOG và chương trình lấy tên là Shining Brass. Hành quân Shining Brass phá hoại căn cứ, đường xâm nhập của Việt Cộng từ Bắc vào Nam trên đất Lào. Tìm mục tiêu cho phi cơ oanh kích hoặc cho biệt kích đánh phá. Trong những tháng mùa xuân, hè năm 1965, chương trình được soạn thảo, phối hợp cho những cuộc hành quân vượt biên Mỹ - Việt sắp tới. Việc sửa soạn bao gồm mục đích và huấn luyện cho những toán biệt kích Mỹ - Việt. Phần I được chấp thuận ngày 29/9/1965.
Lính Nga tại Hà Bắc 60s
b. Quan niệm hành quân.
Giai đoạn I: hành quân hướng tây khu vực Dak Prou và Dak To sâu 10 km qua biên giới Lào – việt với 2 nhiệm vụ: lấy tin tức, tìm kiếm, đánh giá mục tiêu và điều khiển phi cơ oanh kích (...). Bắt đầu hành quân qua Lào, quân biệt kích được trực thăng đưa đến bãi đáp gần biên giới, rồi xâm nhập bộ qua đất Lào. Tái tiếp tế, thu hồi hoặc tăng cường nhân lực được phép dùng phương tiện không vận
Đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân (1924-2011)
NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU
Giáo sư Vủ Đình Hiếu - P42
Giai đoạn II: Sử dụng đơn vị xung kích lớn hơn để tấn công mục tiêu.
Giai đoạn III: Gia tăng cường độ oanh kích, đột kích và phát triển lực lượng du kích.
Quốc lộ 14, 1969
c. Huấn luyện.
Các toán biệt kích được tuyển mộ, trang bị và huấn luyện sơ khởi trong căn cứ Long Thành, cách Sài Gòn 35 dặm về hướng đông. Huấn luyện bổ túc trong căn cứ hành quân tiền phương (FOB) Khâm Đức. Các toán đều thực tập trong nội địa trước khi xâm nhập qua biên giới. Hành quân trong nội địa cũng được thực hiện như hành quân vượt biên. (Sau này SOG xem căn cứ Long Thành như một chỗ hoàn toàn Việt Nam để tránh sự kiểm soát của người Mỹ - chú thích Vũ Đình Hiếu)
Đơn vị Khai Thác được thành lập, trang bị trong căn cứ Long Thành, sau đó được không vận ra Khâm Đức huấn luyện căn bản, bổ túc nâng cao.
Hội chợ Xuân Buôn Mê Thuột, 1957
d. Hành quân biệt kích ... (bị xóa) (ám chỉ bên Campuchia, tức là cuộc hành quân Daniel Boone, gần căn cứ Long Thành hơn Khâm Đức – chú thích VĐH). Thời gian còn lại trong năm 1965 liệt kê dưới đây:
- Tháng 9: Hai cuộc hành quân thực tập trong nội địa nhằm 2 mục đích: xác định tình hình mục tiêu, tình nghi căn cứ của đối phương và huấn luyện bổ túc trước khi hành quân vượt biên.
- Tháng 10: Trong một cuộc hành quân thực tập, kết quả thành công. Phi cơ oanh kích tiêu hủy 6-8 căn nhà Việt Cộng. Toán biệt kích chạm súng với đối phương, hạ được 1 người.
- Tháng 11: Hành quân Shining Brass ngày 2/11/1965, xâm nhập mục tiêu Anpha-1 tại tọa độ YB 834937, xác nhận có căn cứ hoạt động của đối phương.
Hai cuộc hành quân thực tập trong nội địa không chạm đối phương nhưng tìm được bằng chứng có sự hoạt động trong vùng trước đây. Chuyến thứ 3 bị hủy bỏ vì lý do đối phương hoạt động mạnh nơi bãi đáp trực thăng.
A Shau, 1969
- Tháng 12:
Ngày 6/12/1965. Hành quân Shining Brass, toán biệt kích xâm nhập mục tiêu Kilo-1, tọa độ YC 703384. Toán bị tấn công bởi một đơn vị của đối phương không rõ quân số, được lệnh triệt xuất. Hai quân nhân biệt kích Việt Nam mất tích.
Toán biệt kích Shining Brass xâm nhập ngày 9/12/1965 vào mục tiêu India-1, tọa độ YC 66104. Toán chạm đối phương, chết một biệt kích Việt Nam, một biệt kích Mỹ bị thương nhẹ.
Ngày 16/12/1965, xâm nhập mục tiêu Charlie-1, tọa độ YB 673344. Biệt kích xác nhận được mục tiêu quan trọng của đối phương.
Ngày 19/12, xâm nhập mục tiêu Hotel-1, tọa độ YB 693290. Không thấy hoạt động của đối phương.
Lính Lữ đoàn 173 Dù, Tết Nguyên Đán 1966
NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU
Giáo sư Vủ Đình Hiếu - P 43
Hành quân, oanh kích. Xem bảng A.
Dự trù sửa đổi giai đoạn 1. Gửi ngày 8/1/1966 cho Tư lệnh bộ tư lệnh Thái Bình Dương, gồm những mục sau đây:
- Tăng số toán biệt kích lên 20, ba quân nhân Mỹ trong mỗi toán. Đổi hướng hoạt động, tìm yếu điểm của đối phương, mục tiêu thích hợp để tấn công, phục kích hoặc phi cơ oanh kích.
- Thành lập 3 tiểu đoàn xung kích đánh bộ hoặc không vận lưu động để tấn công yếu điểm, căn cứ, phục kích xe tiếp tế, đặt mìn trên đường, đặt thêm gánh nặng cho đơn vị tiếp vận của đối phương.
- Giới hạn chiều sâu xâm nhập xuống 20 km, nhưng kéo dài khu vực hành quân lên đến Tigerhound, hành quân không tập. Sẽ hỗ trợ cho cả hai cuộc hành quân. (Tigerhound là vùng nam cán chảo của Lào – chú thích VĐH).
- Sử dụng ba căn cứ hành quân tiền phương (FOB) tại Kontum, Khâm Đức và Khe Sanh.
- Tu bổ căn cứ. Gồm có Bộ chỉ huy Trung ương tại Đà Nẵng, sửa lại từ Bộ chỉ huy C/LLĐB, hai căn cứ hành quân tiền phương Khâm Đức và Dak To, sử lại từ Bộ chỉ huy B/LLĐB. Dự trù phát triển, dời căn cứ Dak To lên Kontum vì lý do an toàn hơn và dễ hành quân hơn. Lập thêm căn cứ hành quân tiền phương thứ ba, có thể ở Khe Sanh cho những chuyến xâm nhập vùng phía bắc. Tất cả các căn cứ hành quân tiền phương đều sử dụng Bộ chỉ huy B/LLĐB.
Cư xá Brinks (cuối đường, bên trái. Nay là 103-Hai Bà Trưng, Q.1)
1. Shining Brass.
- Không trợ cho hành quân Shining Brass sử dụng sáu trực thăng H- 34 không lực VNCH với phi hành đoàn Việt Nam. Một sĩ quan liên lạc nằm trong bộ chỉ huy Trung ương tại Đà Nẵng. Căn cứ không quân Đà Nẵng sẽ giám sát việc sử dụng trực thăng, bảo trì và thay đổi phi hành đoàn, và lo luôn về vấn đề tiếp liệu cho máy bay. (Chương bị xóa). Sĩ quan liên lạc chịu trách nhiệm sắp đặt những phi vụ oanh kích mục tiêu do các toán biệt kích Shining Brass xác nhận. (Chương bị xóa có thể nói về những nhân viên thuộc quốc tịch khác làm nhiệm vụ tiếp liệu cho SOG như Phi Luật Tân, Thái, Lào, Đài Loan – chú thích VĐH).
Cư xá Brinks, 27/12/1964
- Trực thăng là phương tiện hữu hiệu nhất cho hành quân Shining Brass. SOG sử dụng H-34 Không lực VNCH trong giai đoạn này. Vì lý do thiếu phi hành đoàn, ít đồ thay thế sau khi bị Quân đội Mỹ loại bỏ nên SOG điều nghiên tìm loại trực thăng khác hữu hiệu hơn để thay thế (bị xóa). Tầm hoạt động xa hơn, chở nhiều hơn, đặt dưới quyền điều hành trực tiếp của SOG để hành quân. (SOG muốn nói trực thăng AH-1 Huey/Cobra – chú thích VĐH).
- Ngày 18/11/1965 Shining Brass mở cuộc hành quân xâm nhập đầu tiên. Một trực thăng bị rơi đem theo phi hành đoàn 8 người thuộc Không lực VNCH và một Đại úy Thủy quân lục chiến Mỹ. Thêm vào là một (bị xóa) bị mất tích. Đại úy Wade Wilson, TQLC làm việc cho MACV/SOG tử nạn trên chiếc máy bay quan sát O-1 do một Thiếu tá không quân lái. Lý do tổn thất là do thời tiết xấu ở Khâm Đức và Đà Nẵng. Cả hai máy bay đều biến mất, không tìm ra vị trí bị rơi.
- Ngoài sự yểm trợ của trực thăng H-34 Không lực VNCH, vấn đề tiếp vận do máy bay C-123 đảm nhận. Không lực Mỹ cung cấp máy bay trinh sát điều hành không yểm (FAC), loại O-1. Bắt đầu với hai chiếc FAC nằm ở Khâm Đức và Dak To hoặc Kontum. Cả hai chiếc ở trên căn cứ tiền phương ban ngày khi toán biệt kích xâm nhập và yêu cầu oanh kích khi cần thiết, trong tháng 12/1965, một (bị xóa) được giao phó cho để xúc tiến cuộc hành quân (bị xóa). FAC và các phi cơ khác được phân phối cho các căn cứ hành quân tiền phương, yểm trợ cho hành quân Shining Brass. Một trạm không yểm nằm trong tầm liên lạc của FAC, lấy chấp thuận của Tòa đại sứ cho oanh kích. (Hành quân Shining Brass phải có sự chấp thuận của vị Đại sứ Mỹ tại Vientiene, Lào).
Đà Nẵng, 24/4/1965
Theo tài liệu MACV SOG Command History, Annexes A, N&M (1964-1966) by Charies F. Reske
NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU
Giáo sư Vủ Đình Hiếu - P 44Phụ bản 6
HÀNH QUÂN SOG
Phần này tóm tắt những hoạt động trong kế hoạch 34-A. Chia ra làm bốn phần.
Phần 1. Hành quân biệt hải
Phần 2. Hành quân không yểm
Phần 3. Hành quân tâm lý chiến
Phần 4. Hành quân nhảy dù, trực thăng vận
Phần 1. Hành quân biệt hải
1. Tóm lược hành quân biệt hải. Được phân loại hành quân theo số (bị xóa). Cách phân loại hiện thời được dùng qua năm 1966. Tuy nhiên, danh hiệu trong bản báo cáo này để dễ xác nhận.
a. (bị xóa). Chương trình riêng cho tốc đỉnh PTF. (bị xóa) Nhiệm vụ chiến thuật đánh chìm, hoặc bắt sống tàu Bắc Việt.
b. (bị xóa). Tốc đỉnh ngăn chặn, lục soát các tàu Bắc Việt trong vùng hoạt động. Nếu phát hiện thấy có chở đồ quân sự, được phép đánh chìm tàu đối phương.
Đà Nẵng, 30/11/1968.
c. (phần này hoàn toàn bị xóa) (nói về các tốc đỉnh trong kế hoạch 34-A, hành quân biệt hải ngoài vĩ tuyến 17. SOG bắt tàu đánh cá hoặc tàu chở chiến cụ, tùy trường hợp mà xử lý. Bắt cóc ngư dân Bắc Việt đưa đến 1 hòn đảo ngoài khơi Đà Nẵng là Cù Lao Chàm để tuyên truyền. Kế hoạch 34-A hành quân biệt hải ngoài vĩ tuyến 17 vẫn được tiếp tục kéo dài mặc dù chính quyền Mỹ cấm mọi hoạt động chống lại chính quyền miền Bắc trong tháng 11/1968. Bao giờ cũng bảo mật – Chú thích VĐH).
Tốc đỉnh PTF dài 80 bộ, tốc độ lên tới 15 knots. Bình thường trang bị 1 đại bác 40 ly, 1 đại liên 50 và súng cối 81 ly. Ngoài ra còn được trang bị radar và hệ thống truyền tin.
Năm 1966.
Hành quân gồm có 126 cuộc hành quân chính, 56 phụ.
Kết quả: Bắt sống 353 tù binh
Thả về 352 người
Phá hủy 86 ghe tàu
Hư hại 16 ghe tàu
Thả hai triệu tờ truyền đơn bằng súng 81 ly.
Thả 60.000 quà tặng.
Thả 2.600 radio
d. Tổng quát
- Không có hành quân biệt hải đầu năm 1966 cho đến 17/2 theo lệnh của tư lệnh Quân đội Mỹ.
- (bị xóa)
- Hải pháo của đối phương bắn vào tốc đỉnh rất thường. Số tốc đỉnh giảm xuống, bị hư hại sau các chuyến hành quân. Phải lo bảo trì các tàu còn lại. Tuy nhiên hơn nửa số hành quân biệt hải trong năm 1966 được thực hiện ngoài vĩ tuyến 19.
- Ngày 6/7, Trung tá Butler hết hạn phục vụ, được thay thế. Một số sĩ quan Hải quân Mỹ khác cũng được thay thế (tên bị xóa).
- (Tên các sĩ quan mới bị xóa).
- Ngày 31/7, chỉ huy trưởng ban cố vấn Hải quân chấp thuận tăng cường nhân lực cho sở Phòng vệ duyên hải lên đến 362 người. Tất cả có 11 thủy thủ đoàn Việt Nam được sử dụng trong năm (bị xóa).
- (Bị xóa).
- Tình trạng hành quân của các tốc đỉnh thay đổi do sự thiệt hại lúc hành quân. Năm 1966 nhận thêm 3 chiếc mới, cả 3 đều mất lần hồi. Đầu năm có tất cả 9 chiếc, cuối năm còn lại 7. Trung bình lúc nào cũng có 7 chiếc hành quân. Bộ tư lệnh Quân đội Mỹ thông báo đã đặt đóng thêm 6 chiếc tốc đỉnh, chiếc đầu tiên sẽ giao trong vòng 18 tháng tới.
2. Hành quân.
Nhiệm vụ thành công nhất trong Kế hoạch 34-A biệt hải là chặn bắt tàu đối phương (bị xóa). Các toán biệt kích không thành công lắm, một phần do thời tiết (phần bị xóa có lẽ do sự rắc rối giữa SOG và Hải quân VNCH).
Vùng hành quân biệt hải nới rộng (bị xóa). Cuối năm 1966, chiến dịch Sea Dragon ra đến 18.00 N (bị xóa). Các tốc đỉnh PTF được khuyến cáo tránh vùng có máy bay của đối phương. Các tốc đỉnh không trang bị súng phòng không đã bị máy bay đối phương tấn công trong năm 1966. Sea Dragon được phép hoạt động giữa vĩ tuyến 17 và 20. Tấn công tất cả các tàu quân sự, tiếp vận của đối phương, bắn phá đài radar, giàn hỏa tiễn dọc theo bờ biển miền Bắc. Nếu Sea Dragon tiếp tục bành trướng có thể gặp phản ứng của Không, Hải quân Bắc Việt.
Biệt hải cũng mở những trận đột kích thủy bộ vào các mục tiêu dọc theo bờ biển từ vĩ tuyến 17 ra đến vĩ tuyến 22. Các mục tiêu gồm có: Hòn Gió, Đồng Hới, Hà Tĩnh, Vinh, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Đảo Hải Nam, Hải Phòng, Hòn Gai.
Rõ ràng các cuộc hành quân biệt hải mang lại thành công cho MACV-SOG trong giai đoạn 1964-1967.
(Phần còn lại báo cáo về việc huấn luyện).
Phần 2. Không yểm
1. Yểm trợ hành quân Shining Brass.
Sử dụng từ 6-10 trực thăng H-34 thuộc Không lực VNCH với 8 phi hành đoàn, 2 phi cơ U-17 cùng với 2 phi hành đoàn VN. Tăng cường thêm từ 4-10 trực thăng UH-1 của Lục quân Mỹ bay cùng phi hành đoàn. Về mặt tiếp vận, ban đầu có C-123, sau có thêm C-130 từ ngày 20/10. Không quân Mỹ cung cấp máy bay trinh sát điều không O-1 (FAC), phi cơ oanh kích được sử dụng lúc xâm nhập hoặc triệt xuất toán biệt kích.
Mức độ hành quân Shining Brass tăng lên gấp 3 trong năm 1966, do đó vấn đề không trợ cũng tăng lên 3 lần. Trực thăng H-34 Không lực VNCH tăng từ 6 lên 10 chiếc. Tất cả việc sử dụng các loại máy bay khác đều gia tăng. Trong khoảng thời gian từ 18/7 – 26/9, trực thăng Mỹ bay 83 phi vụ yểm trợ cho hành quân Shining Brass. Phá hủy 93 nhà, làm hư hại 48 căn khác của đối phương và 1 chiếc cầu.
Trong năm 1966, nhiều loại máy bay được sử dụng để yểm trợ cho các hoạt động trong năm. Phần kế tiếp sẽ nói rõ trách nhiệm của không yểm cho Kế hoạch 34-A (hoạt động ngoài miền Bắc); hành quân Shining Brass (bên Lào & nội địa Nam Việt Nam); tiếp vận cho các hoạt động của SOG, cung cấp hỏa lực, phương tiện cho đơn vị SOG hành quân trong vùng Đông Nam Á.
Không trợ trong Kế hoạch 34-A: không trợ trong năm 1966 gồm 2 nhiệm vụ (bị xóa).
Trở ngại lớn nhất trong giai đoạn này là vấn đề thời tiết, phải hủy bỏ 39% số phi vụ.
Trực thăng vũ trang UH-1B bay 101 phi vụ yểm trợ thả, bốc các toán biệt kích.
Không đoàn 83 chiến thuật VNCH yểm trợ hành quân Shining Brass cho phép sử dụng 18 chiếc trực thăng H-34. Mới đầu chỉ có 10 chiếc, sau bị mất 1 chiếc, còn lại 9 chiếc cho đến cuối năm. Số trực thăng H-34 còn lại được lấy từ Hải quân Mỹ cho đủ 18 chiếc.
Chở đồ tiếp liệu:
Trong năm 1966, Ban không vận bay 422 phi vụ cho các hoạt động của SOG, cất cánh từ Nam Việt Nam hoặc trong vùng Đông Nam Á, sử dụng phi cơ C-123, C-130E và (bị xóa) của SOG.
Chuyên chở tất cả 4.891.228 pound hàng hóa và 13.893 quân nhân trong năm 1966. Con số này gia tăng so với năm trước đây vì nhu cầu hành quân của SOG.
Từ ngày 20/10, SOG sử dụng C-130 để có thể chở số lượng gấp đôi C-123, tầm hoạt động xa hơn, bay nhanh hơn
NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU
Giáo sư Vủ Đình Hiếu - P 45
Phụ bản 6
HÀNH QUÂN SOG
Hòa Thượng Thích Trí Quang và Tướng Nguyễn Ngọc Loan, 1966.
Bảng tóm lược không trợ hàng tháng trong năm 1966.
Tháng Trọng lượng Hành khách
1 345.837 829
2 242.715 456
3 341.715 1.011
4 409.268 916
5 375.624 1.012
6 321.227 1.204
7 436.535 1.465
8 432.814 1.422
9 352.833 1.748
10 459.064 1.190
Phần 3 (Bị xóa hoàn toàn).
Đà Nẵng, 19/12/1967. 12.000 Lính thủy đánh bộ Mỹ tập trung xem buổi diễn do ông bầu Bob Hope
tổ chức, với sự góp mặt của người đẹp Raquel Weich & nữ ca sĩ Barbara Mc Nair.
Phần 4. Hành quân nhảy dù, trực thăng vận
1. Soạn thảo và luật lệ
Công điện của MACV/SOG số DTG 100725Z tháng 2/1966 nói về kế hoạch phát triển thêm 4 loại hình hành quân: tình báo, tiêu diệt, phá hoại và tâm lý chiến (phần còn lại bị mất) (phần bị mất nói về việc gia tăng các loại hình hành quân mật trong vùng Đông Nam Á. Kế hoạch sẽ loại bỏ những giới hạn áp dụng cho các mục tiêu quân sự ngoài Bắc, kể cả Hải Phòng - Chú thích VĐH).
Phần phụ:
Hành quân và huấn luyện trong căn cứ Long Thành.
Sau đây là tóm lược những cuộc hành quân hàng tháng trong năm 1966. Có thêm quân số của tiểu đoàn Dân sự chiến đấu (CIDG).
Trong năm, tiểu đoàn Dân sự chiến đấu thực hiện những cuộc hành quân sau đây:
1. Hàng ngày, 50 quân đi mở đường, giữ an ninh trên quốc lộ 15.
2. Tám toán 5 người đi phục kích bên ngoài trại mỗi đêm.
3. Năm toán 5 người làm an ninh phi đạo 24/24.
4. Toán 15 người phục kích khu vực được phân công mỗi đêm.
5. Tổ chức những cuộc hành quân lùng và diệt.
Tóm lược hành quân của căn cứ Long Thành trong năm 1966.
Tháng 1: Quân số CIDG: 433. Tổ chức 3 cuộc hành quân cấp trung đội trong khu vực phụ trách.
Chạm súng hai lần, kết quả 1 Việt Cộng bị thương, lấy được 1 cờ của Việt Cộng.
Tháng 2: Quân số CIDG: 410. Tổ chức 1 cuộc hành quân cấp đại đội; 1 cấp trung đội; 2 cuộc hành quân cấp đại đội phối hợp với Lữ đoàn 173 dù Mỹ. Không có chạm súng, 1 Việt Cộng bị thương, lấy được 1 súng trường Nga.
Tháng 3: Quân số CIDG: 400. Tổ chức 2 cuộc hành quân cấp đại đội, 5 cấp trung đội, 1 cấp trung đội phối hợp với sư 1 Anh cả đỏ. Không có chạm súng với đối phương.
Tháng 4: Quân số CIDG: 394. Tổ chức 2 cuộc hành quân cấp đại đội, 5 cấp trung đội. Chạm đối phương, kết quả 1 CIDG bị thương, thu 1 súng carbine, 2 lựu đạn Mỹ.
Tháng 5: Quân số CIDG: 385. Tổ chức 1 cuộc hành quân cấp đại đội, 1 cấp trung đội. Không chạm đối phương.
Tháng 6. Quân số CIDG: 379. Tổ chức 1 cuộc hành quân cấp đại đội, 4 cấp trung đội. Kết quả 1 CIDG bị thương.
Tháng 7: Quân số CIDG: 384. Tổ chức 1 cuộc hành quân cấp đại đội. Không chạm đối phương.
Tháng 8: Quân số CIDG: 385. Tổ chức 1 cuộc hành quân cấp đại đội. Hai CIDG bị thương.
Tháng 9: Quân số CIDG: 452. Tổ chức 1 cuộc hành quân cấp đại đội, 2 cấp trung đội. Kết quả 1 Việt Cộng bị thương, thu 1 súng carbine Mỹ, 1 súng trường Nga.
Tháng 10: Quân số CIDG: 507. Tổ chức 2 cuộc hành quân cấp đại đội. Kết quả 1 Mỹ tử trận, 1 Mỹ bị thương, 2 CIDG bị thương, 2 Việt Cộng bị thương, thu 1 súng M-16.
Tháng 11: Quân số CIDG: 504. Một xe CIDG ¾ tấn bị phục kích trên quốc lộ 15. Kết quả 9 CIDG tử trận, 5 CIDG bị thương, mất 1 LMG, 1 súng cối 60mm, 6 trung liên BAR, 6 cabine M2.
Tháng 12: Quân số CIDG: 461. Không có hành quân.
Theo tài liệu MACV/SOG Command History, Annexes A, N&M (1964-1966) by Charles F. Reske
NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU
Giáo sư Vủ Đình Hiếu - P 44
Phụ bản 7
CÁC BỘ PHẬN TRONG MACV/SOG
Đoàn Nghiên cứu Quan sát (SOG) có 8 bộ phận (ban) điều hành các loại hành quân đặc biệt và huấn luyện. Ngày 1/10/1971, Ban nghiên cứu nhảy dù và Ban nghiên cứu trên bộ được sáp nhập lại.
Thanh nữ Cộng hòa
1. Ban nghiên cứu hành quân bộ (MACV-SOG 35).
Ban này lo việc hành quân trong những khu vực đã vạch sẵn trên đất Campuchia và Lào, những nơi có mật khu của Việt Cộng, Bắc Việt hoặc căn cứ địa của đối phương. Những khu vực trên được đặt tên là Thốt Nốt, trước có tên là Salem House, nếu bên đất Campuchia hoặc được đặt tên là Phù Dung, trước có tên là Prairie Fire, nếu bên Lào. Ban nghiên cứu trên bộ gồm những tiểu ban cố vấn đặc nhiệm TFAE, thường được biết đến là những bộ chỉ huy (C&C).
Mỗi TFAE thường có 2 nhóm trên căn cứ hành quân tiền phương (FOB) dọc theo biên giới để theo dõi, kiểm soát các chuyến hành quân xâm nhập. Một đại đội bảo vệ căn cứ và những nơi xuất phát những cuộc hành quân. Chín đại đội xung kích sẵn sàng tấn công mục tiêu do các toán biệt kích tìm ra. Các toán biệt kích làm thành phần nòng cốt cho các bộ chỉ huy. Các bộ chỉ huy có khoảng 20-35 toán biệt kích, mỗi toán 12 người gồm 3 quân nhân Mỹ hoặc 3 biệt kích VN và 9 cảm tử quân dân thiểu số (SCU). Sau ngày 8/2/1971, các toán biệt kích do Mỹ làm trưởng toán bị giới hạn, chỉ hành quân trong nội địa. Có 3 bộ chỉ huy (C&C) gồm:
- TF1AE, trước là bộ chỉ huy Bắc ngoài Đà Nẵng, nhiệm vụ chính là xâm nhập phía bắc vùng hành quân Phù Dung và vùng phi quân sự.
- TF2AE. Trước là bộ chỉ huy Trung trên Kontum, hành quân cả hai nơi Thốt Nốt và Phù Dung.
- TF3AE. Trước là bộ chỉ huy Nam ở Ban Mê Thuột, hành quân vùng phía nam Thốt Nốt.
Lính Sư 1 Anh cả đỏ trong chiến dịch Quick Silver tại Bù Đốp, 8/12/1967
2. Ban nghiên cứu hành quân thả dù – MACV-SOG 36:
Ban này có nhiệm vụ thả điệp viên trong chương trình vượt biên lấy tin tức và tâm lý chiến. Lúc đầu, ban này nhắm vào miền Bắc Việt Nam, sau khi ngừng ném bom miền Bắc vào tháng 11/1968, hầu hết các hoạt động chống lại miền Bắc đều chấm dứt. Tuy nhiên MACV – SOG vẫn tiếp tục xâm nhập ra Bắc nhưng đổi hướng hoạt động qua biên giới. MACV-SOG 36 sát nhập vào MACV-SOG 35 ngày 1/10/1971 để lo cho một chương trình hoạt động lớn khác (bị xóa).
3. Ban nghiên cứu hành quân Biệt Hải. MACV-SOG 37:
Ban này lo hành quân biệt hải ngoài vĩ tuyến 17. Các cuộc hành quân biệt hải do Sở phòng vệ duyên hải (CSS) VNCH đảm trách. Có khả năng hành quân chống lại Bắc Việt qua chương trình huấn luyện tại Đà Nẵng và những cuộc hành quân trong miền Nam. Sở phòng vệ duyên hải đã phát triển nhanh chóng và đảm nhận hoàn toàn việc soạn thảo kế hoạch, tổ chức hành quân từ tháng 7/1971. (Bị xóa).
Buôn Mê Thuột, 1967
4. Ban nghiên cứu huấn luyện. MACV-SOG 38
Ban này nằm trong căn cứ Long Thành, lo việc huấn luyện quân biệt kích cho MACV-SOG và Nha Kỹ thuật. (bị xóa).
5. Ban nghiên cứu, không yểm. MACV-SOG 75
Ban này có nhiệm vụ cung cấp và phối hợp phi cơ thuộc Không quân, lục quân, thủy quân lục chiến của Mỹ với không quân VNCH và các phi cơ của các nước thứ 3 làm việc cho SOG. Khoảng 100 máy bay đủ loại yểm trợ cho các cuộc hành quân của SOG. Phi công điều hành không yểm (FAC) có thể gọi thêm các phi cơ thuộc Không đoàn chiến thuật (TAC) khi khẩn cấp. Ba đơn vị không quân sử dụng phi cơ biến cải làm việc cho SOG là:
- First Flight Detachment ở Nha Trang, gồm 4 C123K, Heavy Hook.
- Không đoàn 90 Hành quân đặc biệt (SOS) ở Nha Trang, gồm 4 chiếc C-130E biến cải, Combat Spear.
- Không đoàn 20 Hành quân đặc biệt ở Cam Ranh, gồm 23 trực thăng UH-1B
6. Ban cố vấn hành quân đặc biệt. SMAG:
Ban này chính thức thành lập ngày 24/2/1971, gồm quân của Lữ đoàn 5, Lực lượng đặc biệt Mỹ, có nhiệm vụ huấn luyện và cố vấn cho Sở công tác, Nha Kỹ thuật về chiến tranh ngoại lệ
NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU
Giáo sư Vủ Đình Hiếu - P45
LỆNH HÀNH QUÂN CAMPUCHIA
Thốt Nốt, trước là Salem House, khởi thủy là Daniel Boone-tên đặt cho hành quân xâm nhập vượt biên qua Campuchia. Lệnh hành quân cho Thốt Nốt vẫn là lấy tin tức tình báo chiến thuật hoặc kiểm chứng. Theo công điện của Tư lệnh Quân đội Mỹ số 07830/172009Z tháng 12/1968 về việc: Chấp thuận hành quân Daniel Boone. Nhiệm vụ cho hành quân Daniel Boone thay đổi theo công điện của Tư lệnh Thái Bình Dương số 0612102 tháng 5/1971 và 181020Z tháng 5/1971, về việc: Chấp thuận hành quân Thốt Nốt, tóm lược tình trạng hiện thời, bổ túc và thêm nhiệm vụ cho hành quân Thốt Nốt bên Campuchia cho đến ngày 1/11/1971.
Campuchia, 3/5/1970
Công điện của Tư lệnh Quân đội Mỹ số 9117/262226Z tháng 11/1971, công điện của Tư lệnh Thái Bình Dương số 272336Z tháng 10/1971 và tư lệnh cơ quan MACV số 300028Z tháng 10/1971, về việc: Chấp thuận hành quân trong vùng Đông Nam Á, phần bổ túc và thêm nhiệm vụ hành quân cho đến 15/11/1971.
Công điện của Tư lệnh quân đội Mỹ số 7120/131600Z tháng 11/1971, công điện của tư lệnh Thái Bình Dương số 132251Z tháng 11/1971, về việc chấp thuận hành quân trong vùng Đông Nam Á, gia tăng hiệu lực cho đến ngày 1/1/1972.
Công điện JCS số 6980/302150Z tháng 12/1971, công điện CINCPAC số 311052Z tháng 12/1971 gia hạn hành quân cho đến 31/1/1972. Công điện JCS số 6228/291737Z tháng 1/1972, công điện CINCPAC số 292008Z tháng 1/1972 gia hạn hành quân cho đến 29/2/1972. Công điện JSC số 7048/281900Z tháng 2/1972 gia hạn hành quân đến 31/3/1972. Công điện JCS số 6432/241914Z gia hạn hành quân đến 1/5/1972.
Không ảnh trại Lực lượng đặc biệt Đức Lập
NHỮNG KHU VỰC HÀNH QUÂN
Trong năm 1971, hành quân Thốt Nốt được phép hoạt động trong các khu vực Alpha, Bravo. Charlie. Freedom Deal.
1. Alpha nằm về phía bắc, giới hạn bởi biên giới Lào hướng bắc, đường 13 phía nam, và sâu 50 km kể từ biên giới Việt-Lào.
2. Bravo nằm về hướng nam, từ Lò Gò Việt Nam về hướng tây đến sông Cửu Long, rộng khoảng 30km, và từ sông Cửu Long kéo dài xuống vịnh Thái Lan khoảng 20km.
3. Charlie nằm giữa, trải dài từ đường 13 đến Lò Gò, rộng trung bình khoảng 30 km.
4. Freedom Deal trên đất Campuchia, phía đông giáp biên giới Việt Nam-campuchia, từ biên giới Lào-Campuchia đến tọa độ WA 226558, theo đường thẳng về hướng nam tới đường 69 tại tọa độ WA 226558.
Khu vực Alpha nối dài thêm 1 phần của Freedom Deal, xác định bởi phía bắc đường 13, phía đông đường thẳng cách sông Cửu Long 200m về hướng tây. Phần trách nhiệm bổ túc này trong công điện của CINCPAC số 180840Z tháng 5/1971.
Đà Nẵng, 19/9/1966. Nữ cán bộ Bình Định Nông Thôn hát tại 1 ngôi làng gần Chu Lai
GIỚI HẠN HÀNH QUÂN
Không có giới hạn số lượng hành quân trong khu vực Alpha và Charlie, tuy nhiên phải báo trước 2 ngày, theo công điện của tư lệnh Quân đội Mỹ (JCS) số 07830/172009Z tháng 12/1968, về việc: Hành quân Daniel Boone và JCS công điện số 0781/271617Z tháng 11/1970, về việc Hành quân Salem House. Hành quân trong khu vực Bravo phải có sự chấp thuận từng chuyến một và phải báo trước 5 ngày, theo công điện của JCS số 07830/172009Z tháng 12/1968, về việc: Hành quân Daniel Boone. Ít khi hành quân trong khu vực Charlie, lý do đông dân cư. Khu ít dân cư, có quân đội VNCH, Campuchia truy lùng quân Khmer đỏ và Việt Cộng.
Chính quyền VNCH đã thỏa thuận hành quân vượt biên qua Campuchia.
Kể từ 1/71970, quân đội Mỹ không được phép tham dự những hành quân sang Campuchia. Tất cả hành quân trên bộ đều do Quân đội VNCH hoặc dân tộc thiểu số đảm trách, kể cả việc dùng trực thăng chở quân, theo công điện của tư lệnh quân đội Mỹ số 1049/272237Z tháng 5/1970, về việc hành quân Salem House.
Sử dụng lực lượng giới hạn ở cấp trung đội trong khu vực hành quân Thốt Nốt. Tuy nhiên không giới hạn số lượng hành quân, có thể tổ chức cùng lúc. Lệnh này được ban hành theo công điện của JCS số 1049/2722372 tháng 5/1970, về việc: Hành quân Salem House. Công điện của CINCPAC số 061210Z tháng 5/1971, về việc: hành quân Thốt Nốt.
Quảng Điền, 21/7/1968
Việc sử dụng máy bay trong hành quân bị giới hạn như sau đây:
1. Trực thăng chở quân: Việc sử dụng trực thăng Mỹ chở quân, yểm trợ hành quân Thốt Nốt bị cấm sau ngày 30/6/1970 do lệnh của Tư lệnh Quân đội Mỹ, công điện số 1049/2722373 tháng 5/1970 và CINCPAC công điện số 280403Z tháng 5/1970, về việc hành quân Salem House.
2. Yểm trợ khẩn cấp & trực thăng võ trang: Được chấp thuận trong vùng hành quân Thốt Nốt, với điều kiện ngoài khả năng của quân đội VNCH. CINCPAC công điện số 060831Z tháng 5/1971, về việc: hành quân Thốt Nốt.
3. Máy bay vận tải: Sử dụng phi cơ C-123 (heavy Hook) và C-130 (Combat spear) trong vùng hành quân Thốt Nốt giới hạn phi hành đoàn Mỹ. Chỉ sử dụng để thả xâm nhập và thả tiếp tế những toán biệt kích hoạt động bên Campuchia.
NHIỆM VỤ BỔ TÚC
Vài nhiệm vụ được thêm vào để gia tăng hiệu quả trong hành quân Thốt Nốt.
1. Đặt mìn: Đặt mìn tự động chống cá nhân hoặc xe cộ trong khu vực Alpha, Charlie và 1 phần trong khu vực Freedom Deal được cho phép cho đến ngày 1/5/1971.
2. Theo lệnh của cơ quan MACV về việc hành quân bên Campuchia, lực lượng Mỹ có thể sử dụng pháo binh đặt trong lãnh thổ VNCH để yểm trợ cho những mục tiêu bên Campuchia (bị xóa).
ĐẶC BIỆT
Thả toán cấp cứu Bright Light vào đất Campuchia được chấp thuận với điều kiện duy nhất: có dấu hiệu cứu được tù binh hoặc tù trốn trại. Được phép sử dụng trực thăng Mỹ và không yểm cấp cứu trong những hành quân Bright Light. Theo công điện của JCS số 5220/051452Z tháng 11/1970, về việc Hành quân Salem House/Bright Light.
NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU
Giáo sư Vủ Đình Hiếu - P46LỆNH HÀNH QUÂN AI LAO
Phù Dung, trước là Prairie Fire, khởi thủy là Shining Brass, tên cuộc hành quân vượt biên bí mật qua đất Lào. Mục tiêu chính cho hành quân Phù Dung là do thám và ngăn chặn. Những cuộc hành quân qua Lào ngăn chặn sự chuyển quân của Bắc Việt vào miền Nam qua ngã Lào. Hành quân Phù Dung được CINCPAC chấp thuận, công điện số 310138Z tháng 3/1967, về việc: Lệnh hành quân Prairie Fire. JCS công điện số 9117/262226Z tháng 10/1971, CINCPAC công điện số 272366Z tháng 10/1971, và Tư lệnh cơ quan MACV, công điện số 300028Z tháng 10/1971, về việc hành quân trong vùng Đông Nam Á.
KHU VỰC HÀNH QUÂN
Vùng hành quân trong hành quân Phù Dung được xác định trong công điện của CINCPAC số 310138Z tháng 5/1967. Giới hạn bởi các tọa độ XD 430400, XD 700000, XC 800950, YC 030890, YB 496801, YB 497380, YB 400380, YB 400020 và dọc theo biên giới Lào – Việt – Campuchia.
GIỚI HẠN HÀNH QUÂN
Ngày 8/2/1971 tất cả quân nhân Mỹ không được phep tham dự trong các chuyến hành quân xâm nhập vượt biên qua Lào. Tất cả mọi cuộc hành quân trên bộ đều do Quân đội VNCH và các dân tộc thiểu số đảm trách, theo công điện của JCS số 3360/052332Z tháng 2/1971, về việc: Mỹ tham dự hành quân Prairie Fire. Sự giới hạn không bao gồm người Mỹ nơi đài tiếp vận Leghorn, Golf-5 (YB 604355), với nhiệm vụ yểm trợ đài Explorer II trong vùng. Trong trường hợp khẩn cấp, người Mỹ được phép bảo vệ Golf-5 cho đến khi phá hủy các dụng cụ và việc di tản hoàn tất.
Không có giới hạn số biệt kích trong các toán. Mọi lực lượng bao gồm sắc dân thiểu số được phép hoạt động trong vùng hành quân Phù Dung.
Giới hạn sử dụng tối đa 3 trung đội xung kích cho mỗi mục tiêu (bị xóa).
Máy bay Mỹ-Việt được sử dụng để thả, bốc, tiếp tế cho những toán biệt kích hoạt động trong vùng hành quân Phù Dung. Phi cơ vận tải cùng phi hành đoàn Mỹ, hoặc phi cơ không phù hiệu với phi hành đoàn thuộc các quốc gia đệ tam được phép thả hoặc tái tiếp tế cho những đơn vị trong khu vực hành quân Phù Dung. Phi cơ điều không (FAC) thuộc không lực Mỹ được phép điều động các phi cơ oanh kích yểm trợ cho hành quân Phù Dung và tiếp vận truyền tin giữa các đơn vị trên bộ và các trực thăng chở quân, trực thăng võ trang lúc thả hoặc bốc các toán biệt kích trong vùng hành quân Phù Dung.
Không quân chiến thuật Mỹ hoặc các trực thăng võ trang được sử dụng trong vùng hành quân, tấn công các mục tiêu, bắn phá đường tiếp vận của đối phương và yểm trợ việc thả hoặc bốc các toán biệt kích.
Quốc lộ 1, Đèo Hải Vân, 21/03/1975.
Không giới hạn khu vực hành quân, thời gian cũng như số toán biệt kích hoạt động trong vùng hành quân. Toán biệt kích có thể được thả ngoài vùng hành quân Phù Dung, sâu vào lãnh thổ Ai Lao theo công điện của JCS số 5401/032012Z tháng 4/1968, về việc: Giới hạn trong hành quân Prairie Fire. Theo quyết định của Vientiane cho từng trường hợp.
NHIỆM VỤ BỔ TÚC
Một số nhiệm vụ phụ được chấp thuận nhằm gia tăng hiệu quả hành quân Phù Dung và hỗ trợ cho các toán biệt kích lấy tin tức.
1. Đặt mìn: Không giới hạn việc sử dụng mìn trong hành quân Phù Dung. Mìn M-14 chống người để giảm bớt sự hung hãn của toán quân truy lùng biệt kích. Chỗ đặt mìn phải báo cáo càng sớm càng tốt trên hệ thống truyền tin, tọa độ tám số.
2. Pháo binh yểm trợ: Theo điều luật của cơ quan MACV về thủ tục chạm súng, công điện số 221149Z tháng 12/1969, về việc: Chạm súng trên đất Lào. Cho phép đơn vị hành quân Phù Dung sử dụng pháo binh đặt trong lãnh thổ miền Nam Việt Nam yểm trợ cho các mục tiêu bên Lào.
Đại tá Ngô Thế Linh, phó Giám đốc Nha Kỹ thuật, tặng huân chương Anh dũng bội tinh cho Waskovich, 1969
3. Máy dò: Máy dò có thể đặt trong vùng hành quân Phù Dung
4. (Bị xóa)
5. JCS công điện số 5957/092218Z tháng 4/1968, và CINCPAC công điện số 140045Z tháng 4 năm 1968, về việc: MACV-SOG được chấp thuận tuyển mộ các sắc dân thiểu số, cảm tình để lấy tin trong vùng hành quân Phù Dung.
6. (Bị xóa)
7. Cho phép dùng phi cơ thả truyền đơn trong kế hoạch tuyên truyền.
8. Phi cơ trực thăng tản thương và tiếp tế Mỹ được phép hoạt động trong vùng hành quân Phù Dung. Công điện JCS số 5200/181538 tháng 6/1971, về việc: Mỹ yểm trợ chương trình hành quân vượt biên của quân đội VNCH trong tương lai.
9. Sử dụng phi cơ thám thính Mỹ, kể cả yểm trợ trong vùng hành quân Phù Dung. JCS công điện số 3130/300049Z tháng 4/1971.
NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU
Giáo sư Vủ Đình Hiếu - P47LỆNH HÀNH QUÂN VÙNG PHI QUÂN SỰ
MACV-SOG hoạt động trong vùng phi quân sự được đặt tên là Nickle Steel, do công điện JCS số 6319/142123Z tháng 1/1967, về việc: Đặt tên. Nhiệm vụ chính là thám thính, chống lại sự xâm nhập của đối phương và cung cấp báo động sớm cho các đơn vị quân đội, cơ quan khác.
KHU VỰC HÀNH QUÂN
Vùng hành quân Nickle Steel được xác định do công điện của MACV số 42037/141145Z tháng 12/1968, về việc: Hành quân Prairie Fire, Nickle Steel, Igloo White, Commando Hunt, Daniel Boone. Xác định là khu vực phía tây trục tọa độ YD-00.
Trong tháng 1/1970, TF1AE (ban cố vấn Đặc nhiệm 1) ngoài Đà Nẵng đã phối hợp trực tiếp với bộ tư lệnh Quân đoàn 1, bộ tư lệnh Quân đoàn 24 Mỹ, xin phép gia tăng khu vực hành quân Nickle Steel.
NHIỆM VỤ
Lệnh hành quân Nickle Steel do công điện JCS số 2865/201835Z tháng 10/1969 quy định. Sau đây là 1 số nhiệm vụ bổ túc.
1. Sử dụng toán biệt kích do Mỹ lãnh đạo phía nam vùng phi quân sự, hướng đông biên giới Lào - Việt và phía tây trục tọa độ YD-00.
2. Sử dụng nhiều trung đội bộ binh để tiếp cứu, bốc toán biệt kích nếu cần thiết.
3. Sử dụng pháo binh, hải pháo, TACAIR và B-52 trong vùng hành quân nếu cần.
4. Đối với súng nhỏ, pháo binh, cối, hỏa tiễn của đối phương từ phía bắc: có thể trả đũa bằng hỏa lực trên bộ hoặc hải pháo, TACAIR cho đến khi đối phương im tiếng súng.
5. Có thể đặt máy dò phía nam vùng phi quân sự.
6. Không được đem quân bộ vào vùng.
7. Không hỗ trợ tương tự như hành quân Phù Dung.
CỨU TÙ BINH, XEM XÉT CHỖ PHI CƠ RƠI
Theo JCS công điện số 5354/092308Z tháng 6/1971, về việc: Cứu tù binh trong miền Nam Việt Nam, Lào, Campuchia. Hành quân Bright Light được chấp thuận.
1. Sử dụng quân Mỹ và Đồng minh lên đến 300 người với trực thăng yểm trợ nếu cần thiết trong hành quân Bright Light bên Lào, Campuchia gồm có: cứu phi công lâm nạn, đột kích trại tù binh, cứu tù trốn trại. Hành quân cấp lớn hơn phải được chấp thuận cho từng trường hợp.
2. Hành quân Bright Light được tư lệnh MACV quyết định, trường hợp không đủ thời gian xin phép Washington thì Bộ trưởng quốc phòng, Bộ trưởng ngoại giao & Tòa bạch ốc cần được thông báo.
(Phần còn lại bị xóa)
Theo tài liệu MACV/SOG Command History
Annex B by Charles F. Reske.PHỤ BẢN 8
HÀNH QUÂN NĂM 1971 (TÓM LƯỢC)
TỔNG QUÁT
Những buổi thuyết trình định kỳ cho tư lệnh cơ quan MACV cùng những tướng lĩnh quan trọng trong Bộ tham mưu năm 1971, tóm lược về những hoạt động của đơn vị MACV/SOG. Những buổi thuyết trình này gồm chi tiết của cuộc hành quân để cơ quan MACV biết rõ khả năng, hạn chế cũng như những thành quả của đơn vị SOG. Không có thuyết trình trong năm 1962.
Từ 26/12/1970 ÷ 8/1/1971
HÀNH QUÂN SALEM HOUSE
Trong thời gian trên, 38 toán biệt kích hoạt động tổng cộng 172 ngày trong vùng hành quân Salem House. Những toán thám sát đường, theo dõi những con đường nơi hướng tây căn cứ địa 740, bao gồm đường 13, 141 và 19. Ba toán dò thám khu vực Tonle Kong, các chuyến xâm nhập tìm căn cứ, trạm binh của đối phương cho phi cơ oanh kích hoặc sẽ giải quyết trong tương lai.
KHU VỰC TRUNG BỘ SALEM HOUSE
Hai toán biệt kích đang hoạt động nơi góc tây bắc căn cứ địa 712. Toán đầu báo cáo nghe được tiếng động cơ xe 2,5 tấn hai lần và 19 làn động cơ ¾ tấn trong thời gian 9 ngày thám sát dọc theo đường 13. Toán thứ 2 xâm nhập ngày 28/12/1971, thấy 3 lưới đánh cá. Khi toán này đang tìm cách vượt suối thì chạm đối phương với quân số khoảng 20-25 người từ bên kia suối. Kết quả: không biết tổn thất của 2 bên. Toán bỏ chạy, đến 23h đêm đó thì trông thấy 6 ngọn đèn pin. Toán lẩn trốn và rút ra khỏi vùng hành quân vào ngày hôm sau.
Một toán Lôi Hổ Việt Nam xâm nhập khu vực bắc căn cứ địa 712 vào ngày 27/12/1970. Ngày 29, toán biệt kích quan sát 1 trung đội đối phương, sau đó lúc 19h15’, toán phát hiện 20 công sự phòng thủ, 10 căn chòi và nhiều đồ hộp đã ăn trước đó 3 ngày. Ngày 31, toán biệt kích chạm súng với trung đội đối phương, không rõ thiệt hại cả đôi bên. Phát hiện 1 vị trí đóng quân bỏ trống cấp đại đội của đối phương gồm khoảng 10 ổ pháo đài, 10 căn chòi và 70-80 hố chiến đấu cá nhân. Ngày 1/1/1971, toán biệt kích bị bắn bằng B-40 và AK-47. Trên đường chạy, toán bị truy kích bằng cối 60mm. Toán được bốc về ngày 4/1/1971.
Đêm mùng 2, rạng sáng 3/12/1973 Kho xăng Nhà Bè bị Đoàn 10 Đặc công Rừng Sác tấn công,
khoảng 250 triệu lít nhiên liệu đã cháy liên tục trong 12 ngày đêm.
Một toán Lôi Hổ VN khác, xâm nhập ngày 24/12/1970 dò thám đường 13, tây bắc căn cứ địa 712. Ngày 28, toán biệt kích phát hiện được 1 đoạn đường được tu bổ rất tốt có cả trụ sắt chống đỡ 4 đường dây điện thoại đặt dọc theo con đường. Cũng trong ngày 28, toán nghe được tiếng động cơ của 4 xe 2,5 tấn di chuyển về hướng tây nam, mỗi chiếc cách nhau 5-10 phút. Ngày 29, toán nghe được 2 xe 2,5 tấn di chuyển hướng đông nam. Ngày 30, toán nghe thêm 2 chiếc 2,5 tấn và ¾ tấn di chuyển hướng đông nam cách nhau 10-20 phút. Đêm 30, toán trông thấy đèn xe 2 chiếc 2,5 tấn di chuyển hướng tây bắc. Sau đó nhiều xe 2,5 tấn di chuyển về hướng tây bắc, mỗi chiếc cách nhau 10 phút. Toán Lôi Hổ được triệt xuất ngày 1/1/1971, sau khi hoàn tất nhiệm vụ. Trưởng toán trả lời câu hỏi “Tại sao không gọi TACAIR (phi cơ chiến thuật) oanh kích?" rằng điều đó sẽ gây nguy hiểm cho toán viên và lộ vị trí của toán biệt kích.
Trong khu vực căn cứ địa 351, toán Lôi Hổ VN xâm nhập ngày 4/1/1971 thám sát đường 13. Ngày 7, toán biệt kích chạm súng với khoảng 20 quân đối phương. Trưởng toán bị thương, toán bỏ chạy và được bốc về. Một toán khác cũng hoạt động trong vùng căn cứ địa 351 từ ngày 2/1/1971. Ngày 5, toán trông thấy 6 xe vận tải của đối phương di chuyển hướng tây nam trên đường 13. Toán được bốc về an toàn.
Hai toán biệt kích hoạt động trong vùng gần căn cứ địa 740. Toán đầu tiên xâm nhập ngày 26/12/1970, toán quan sát một trại binh của đối phương bỏ trống gồm khoảng 20 căn chòi. Trong khi quan sát, toán biệt kích nghe tiếng chó sủa và nhìn thấy quân của đối phương khoảng 10-20 người. Toán lẩn trốn.
Ngày 30, toán biệt kích quay trở lại trại binh đối phương, đánh dấu cho phi cơ chiến thuật oanh kích. Toán bị chó của đối phương phát hiện và chạm súng với khoảng 20 quân đối phương. Toán biệt kích bắn hạ 3 quân đối phương trước khi được phi cơ triệt xuất ngày 30/12 với sự yểm trợ của trực thăng võ trang. Toán thứ 2 xâm nhập vào cùng mục tiêu, cùng ngày cũng chạm súng với đơn vị đối phương không rõ quân số, phải triệt xuất. Khoảng 30 phút sau toán được thả vào bãi đáp phụ, lại chạm đối phương, kết quả 1 toán viên bị thương. Toán được trực thăng võ trang yểm trợ và bốc về ngày 31/12/1970.
Ngày 30/12/1970, toán Pike Hill được bốc về cùng với 3 cảm tình viên người Campuchia, sau khi hoạt động 49 ngày trong vùng đất bỏ hoang trên đất Campuchia & lập mạng lưới nghe lén. Đã có kế hoạch khác thả toán Pike Hill cùng cảm tình viên người Campuchia.
Toán Lôi Hổ VN xâm nhập bắc căn cứ địa 740 ngày 22/12/1970. Toán phát hiện trại binh cấp đại đội của đối phương gồm 4 căn chòi và nhiều công sự phòng thủ. Bên trong 1 căn chòi, toán biệt kích phát hiện thùng đạn đại liên phòng không 12 ly 7. Toán Lôi Hổ gọi phi cơ oanh kích và được phi cơ quan sát điều không FAC thỏa mãn yêu cầu, điều động 2 phi tuần A-1 Skyraider và F-4 đến oanh kích trại binh đối phương, gây 2 tiếng nổ phụ. Ngày 27, toán được bốc về
Ngày 21/12/1970, toán Lôi Hổ xâm nhập và dò thám khu vực phía nam căn cứ địa 701. Ngày 25, toán phát hiện 1 cây cầu nhỏ rộng 0.8m, dài 4m trên đường mòn. Khi trưởng toán biệt kích điều 1 toán viên lên chụp ảnh thì khoảng 20 quân đối phương nổ súng tấn công làm toán chạy lạc thành 2 nhóm. Trưởng toán cùng 1 toán viên chạy hướng đông nam, bốn biệt kích khác chạy hướng tây nam. Sau khi chạy được khoảng 500m, trưởng toán cùng toán viên bị đối phương đuổi kịp, họ bắn chết 2 quân đối phương, nhưng người trưởng toán bị thương. Toán viên cõng người trưởng toán chạy thêm được 20m nữa đành phải bỏ lại & chạy 1 mình.
Ngày 26, toán biệt kích được FAC hướng dẫn trưc thăng vào đón về.
Hai toán biệt kích xâm nhập khoảng giữa căn cứ địa 740 và 701. Toán đầu vào vùng ngày 29/12, triệt xuất ngày 31 sau khi chạm súng với khoảng 100 quân đối phương, bắn hạ 3 người. Toán thứ 2 vào ngày 2/1/1971. Sau hai tiếng đồng hồ lục soát, toán chạm súng với khoảng 20 quân đối phương, kết quả 1 biệt kích bị thương. Trực thăng võ trang lên bắn yểm trợ bốc toán về.
SALEM HOUSE
Một toán Lôi Hổ VN xâm nhập vào khu vực gần sông Tonle Kong ngày 30/12/1970. Sang hôm sau, toán chạm súng với khoảng 30-40 quân đối phương, bắn hạ 2 người. Toán lẩn trốn đụng phải toán tuần tiễu của đối phương, một biệt kích bị thương. Ngày 1/1/1971, toán chạm đối phương thêm 1 lần nữa. Trực thăng phải vào triệt xuất toán biệt kích.
Ngày 30/12/1970, một toán Lôi Hổ khác vào cùng khu vực gần sông Tonle Kong. Toán di chuyển về hướng tây và chạm súng, giết chết 1 quân đối phương. Toán được bốc về sau khi chỉ điểm mục tiêu cho khu trục cơ A-1 Skyraider oanh kích. Kết quả không rõ. Một toán khác xâm nhập vào cùng khu vực hành quân ngày 28/12/1970. Toán gặp 2 quân đối phương trên đường đi về hướng đông. Đến khoảng 17h, khoảng 20 quân đối phương dàn hàng ngang tiến lên vị trí trú ẩn của toán. Toán biệt kích nổ súng bắn hạ 6 quân, sau đó được trực thăng triệt xuất.
Ngày 28/12/1970, toán Lôi Hổ VN xâm nhập khu vực bắc căn cứ địa 701. Ngày 1/1/1971, chạm súng với đơn vị đối phương khoảng 20 người, toán lẩn trốn. Ngày 2/1 lại đụng độ với một đơn vị đối phương khác, phải triệt xuất. Một toán Lôi Hổ khác xâm nhập căn cứ địa 702 ngày 25/12/1970. Ngày hôm sau toán chạm mặt 11 quân đối phương di chuyển trên đường mòn ngang qua chỗ toán biệt kích ẩn nấp. Hai bên nổ súng, kết quả 2 quân đối phương bị bắn hạ, toán biệt kích lẩn trốn và được trực thăng bốc về an toàn.
Một toán Earth Angel (Tù binh hoặc hồi chánh viên được Mỹ tuyển mộ, huấn luyện) xâm nhập bộ vào khu vực giữa căn cứ địa 701 và 702 ngày 20/12/1970. Toán được mặc quân phục lính Bắc Việt. Ngày 22, toán trông thấy 4 quân đối phương di chuyển từ hướng tây bắc xuống đông nam. Hôm sau, toán phát hiện ra một căn cứ của đối phương bỏ trống khoảng 1 tháng, trong đó có nhiều công sự phòng thủ. Ngày 27, toán di chuyển đến trại LLĐB Đức Cơ sau khi hoàn tất nhiệm vụ.
Ngày 25/12/1970, một toán Earth Angle khác được trực thăng thả xuống phía nam căn cứ địa 702. Toán này triệt xuất khỏi vùng hành quân và di chuyển đến trại LLĐB Đức Cơ ngày 29. Trong ngày 27, toán trông thấy 1 trung đội đối phương đang tải đồ tiếp vận trên đường mòn về hướng nam. Toán cũng phát hiện ra 1 khu vực có hàng rào, có lẽ trước đây là trại giam tù binh hay nơi chứa tạm đồ tiếp vận.
Một toán Lôi Hổ xâm nhập vùng hành quân ngày 6/1/1971 để khai thác những tin tức do toán Earth Angle đem về. Ngày 8, trong khi đang ở vị trí đóng quân đêm, toán bị đối phương tấn công, một biệt kích quân mất tích trong lúc lẩn trốn. Ngày 9, toán được 2 trực thăng võ trang bắn yểm trợ bốc về. Một chiếc Gunship trúng đạn bốc cháy nhưng lết về được. Việc tìm kiếm biệt kích quân mất tích không thành công, có lẽ bị đối phương bắt hoặc chết.
Toán Lôi Hổ xâm nhập khu vực phía nam căn cứ địa 609 ngày 27/12/1970 dưới hỏa lực của đối phương. Phi cơ chiến thuật oanh kích xung quanh bãi đáp để trực thăng vào bốc toán.
Cảnh hỗn loạn bên ngoài Đại Sứ Quán Mỹ những ngày cuối tháng 4/1975.
Một toán Lôi Hổ khác hoạt động trong khu vực căn cứ địa 609 từ ngày 26-28/12/1970. Ngày 27, toán biệt kích (trong quân phục lính Bắc Việt) gặp 9 quân đối phương mặc quân phục xanh lá cây, trang bị AK và B-40. Hai bên nói chuyện. Quân đối phương cho biết đang đi lùng toán biệt kích vừa được trực thăng thả ngày hôm qua. Khi viên chỉ huy đơn vị đối phương yêu cầu lục soát ba lô toán biệt kích thì toán Lôi Hổ nổ súng trước, giết 5 quân. Toán biệt kích bị chết người mang máy truyền tin và hỏng máy. Toán rút về bãi trực thăng. Trực thăng vào bốc toán biệt kích trúng đạn phòng không 12,7 ly phải bay về căn cứ. Sau đó các phi tuần A-1 Skyraider lên đánh xung quanh bãi đáp, phá hủy khẩu súng phòng không cho 1 trực thăng khác vào bốc toán biệt kích về an toàn
NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯUNHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU
Giáo sư Vủ Đình Hiếu - P48
Hành quân Salem House cố xâm nhập vùng 3 biên giới nhưng không thành công. Quá nhiều hoạt động của đối phương trong vùng. Toán biệt kích vào thám sát khu vực sông Tongle Kong hoạt động lâu hơn nhưng không thấy quân đối phương di chuyển hoặc chuyên chở trên sông. Căn cứ địa 701 vẫn là chỗ khó “làm ăn” nhất cho các toán Lôi Hổ. Toán nào cũng thấy quân đối phương và chạm súng. Khu vực phía nam vùng hành quân có vẻ yên lặng tuy nhiên các hoạt động của đối phương xung quanh Snoul vẫn tiếp tục gia tăng.
Không ảnh trại LLĐB Pleime.
PRAIRIE FIRE
Trong vùng trách nhiệm hành quân Prairie Fire, có mười ba toán biệt kích hoạt động tất cả 34 ngày trên đất Lào. Tổng quát, các toán có nhiệm vụ theo dõi đường mòn trong hệ thống đường 96/100 và vùng hành quân Prairie Fire.
CĂN CỨ ĐỊA 609/613
Ngày 7/1/1971, toán biệt kích Mỹ (SOG) xâm nhập khu vực phía bắc căn cứ địa 309. Trực thăng yểm trợ thả biệt kích trúng đạn phòng không 12,7 ly, 37 ly nhưng không rơi. Phi cơ chiến thuật vào yểm trợ cho việc thả toán biệt kích. Một trực thăng võ trang trúng đạn phải đáp xuống đài tiếp vận Golf – 5, sau được trực thăng CH-47 Chinook câu về. Toán biệt kích tiếp tục xâm nhập vào mục tiêu.
Một toán biệt kích khác tìm cách xâm nhập khu vực phía tây căn cứ địa 609 ngày 8/1/1971. Trực thăng gặp hỏa lực phòng không của đối phương không vào bãi đáp được, phải bỏ kể hoạch xâm nhập. Ngày 30/12/1970, toán biệt kích tìm cách xâm nhập vào căn cứ địa 609, gặp hỏa lực phòng không của đối phương phải bay đến bãi đáp phụ. Nơi đây cũng gặp phản ứng của đối phương nên đành hủy bỏ cuộc hành quân.
Ngày 31/12/1970, hai toán xâm nhập phía nam đường 96/110 tại hai khu vực khác nhau. Vì lý do chiến thuật, hai toán nhập lại cho đến khi hoàn thành công tác. Ngày 1/1/1971, hai toán biệt kích chạm súng với 1 đơn vị cấp trung đội của đối phương. Kết quả hai biệt kích Mỹ bị thương, không rõ tổn thất về phía đối phương. Cũng trong ngày 1, toán biệt kích tìm thấy dấu vết xe tăng và được Trung tâm Khai thác Vật liệu cho biết đó là dấu xe lội nước PT-76. Đây là loại chiến xa thám thính của CSBV, lớn bề ngoài, bọc thép nhưng trang bị đại bác nhỏ trên tháp pháo. Lúc triệt xuất, thêm 1 biệt kích Mỹ bị thương.
Nơi phía bắc căn cứ địa 609, gần biên giới, ngày 26/12/1970, trực thăng thả toán biệt kích Mỹ tại cả hai bãi đáp chính và phụ đều gặp hỏa lực của đối phương, đành phải hủy bỏ chuyến xâm nhập. Ngày 28, một toán biệt kích khác xâm nhập vào cùng mục tiêu. Sau khi xuống bãi đáp, toán trông thấy quân đối phương trên đường đến bãi đáp, nơi họ vừa xuống. Toán biệt kích điều động trực thăng võ trang tấn công đơn vị đối phương. Trong lúc trực thăng bắn hỏa tiễn xuống vị trí quân Bắc Việt, một người chạy lạc vào chỗ trú ẩn của toán biệt kích và bị bắn hạ. Đối phương đã phát giác có toán biệt kích trong vùng nên toán yêu cầu triệt xuất. Ngày 29/12/1970 và ngày 4/1/1971, biệt kích định xâm nhập vào vùng hoạt động nhưng không thành công do có quân đối phương xuất hiện tại các bãi đáp.
Ngày 29/12/1970, một toán biệt kích Mỹ xâm nhập vào khu vực cách căn cứ địa 609 sáu cây số về hướng bắc. Trực thăng võ trang yểm trợ thả toán biệt kích. Ngày hôm sau, toán phát giác đối phương truy kích nên vội di chuyển về hướng đông và yêu cầu khu trục A-1 Skyraider oanh kích toán quân đuổi theo. Sau đó toán được bốc về căn cứ an toàn. Một toán biệt kích khác xâm nhập vào khu vực bắc căn cứ địa 609, cách biên giới khoảng 14 cây số ngày 19/12/1970. Một tai nạn xảy ra, một biệt kích quân Thượng bị gãy chân khi xuống bãi đáp bằng dây, phải đem về. Ngày thứ 2, toán phát giác 1 làng có người ở, sau đó toán biệt kích nghe tiếng chân người từ làng đi về phía họ. Toán biệt kích nổ súng rồi tẩu thoát. Họ báo cáo tọa độ cho phi cơ oanh kích và được triệt xuất. Một toán khác xâm nhập vào vùng hoạt động từ ngày 1 đến ngày 8/1/1971 báo cáo không có hoạt động của đối phương.
Một toán biệt kích Mỹ xâm nhập khu vực phía tây trại LLĐB Ben Het (khu vực 3 biên giới) ngày 27/12/1970. Vừa rời khỏi bãi đáp, toán biệt kích nghe tiếng nói, tiếng di chuyển của đối phương khoảng 10-20 người. Toán báo cáo, xin trực thăng võ trang oanh kích, rồi di chuyển đến vị trí khác cho trực thăng bốc về
Giáo sư Vủ Đình Hiếu - P49
CĂN CỨ ĐỊA 611Ngày 24/12/1970, toán biệt kích Mỹ xâm nhập vào khu vực đông bắc căn cứ địa 611. Vào trưa ngày 28, toán biệt kích nghe tiếng máy bay quan sát OV-10 bay cách vị trí của họ khoảng 100m về hướng tây nam. Chiếc máy bay lượn thấp qua thung lũng, có lẽ định xuống thấp hơn mây. Một phút sau, toán biệt kích nghe 2 tiếng nổ cách họ khoảng 3 km về hướng tây bắc. Ngày 8/1/1971, một toán cấp cứu Bright Light xâm nhập vào tìm xác chiếc máy bay lâm nạn. Hai giờ sau, họ đem về được xác phi hành đoàn. Không thấy có dấu hiệu của đối phương trong vùng. Nguyên nhân chiếc máy bay rớt cũng không rõ.
VÙNG PHI QUÂN SỰ/VÙNG HƯỚNG TÂY
Ngày 22/12/1970, toán Lôi Hổ VN xâm nhập gần đường 103, phía tây vùng phi quân sự. Ngày 26, toán biệt kích nghe tiếng động của khoảng 10 quân đối phương di chuyển cách họ khoảng 30m về hướng tây bắc. Cùng lúc toán nghe tiếng nổ mìn M-14 họ gài trước đây và tiếng kêu la của đối phương. Ba tiếng đồng hồ sau toán chạm súng với tiểu đội tuần tiểu của đối phương, toán lẩn tránh và yêu cầu triệt xuất.
Toán biệt kích Mỹ xâm nhập được hai tiếng rưỡi đồng hồ trong khu vực phía tây vùng phi quân sự bên Lào ngày 27/12/1970. Toán biệt kích nghe tiếng đối phương cách bãi đáp 125m về hướng tây bắc, phải triệt xuất.
TRUNG TÂM TÌM KIẾM HỖN HỢP
(Chương bị xóa)
Có dấu hiệu trại tù binh gần Kak, giam giữ 6 tù binh Mỹ về phía tây nam thành phố Phan Rang, theo báo cáo ngày 3/1/1971 của một điệp viên trong toán 525, tình báo quân sự. Có một hang giam giữ tù binh, trong số đó có 4 người Mỹ trắng và 2 Mỹ đen. Điệp viên cho biết thêm: Việt cộng cho tù binh mỗi buổi sáng được trồng trọt và hái rau. Tối ngủ chân họ bị cùm. Ngày 9/1/1971, Trung tâm thông báo cho Lữ đoàn dù 173 Mỹ về trại giam tù binh này. (Bị xóa).
Hiệu lực kể từ ngày 1/1/1971, LLĐB VN tái tổ chức và một số chuyển qua Nha Kỹ thuật. Nha Kỹ thuật/LLĐB VN gửi 3 sĩ quan qua Fort Bragg, Bắc Carolina để học một tuần định hướng về LLĐB.
Theo tài liệu MACV-SOG Command History,
Annex B, 1971-1972 by Charles F. Reske.PHỤ BẢN 9
HÀNH QUÂN NĂM 1971
(Tóm lược từ 9/1 ÷ 22/1/1971)
HÀNH QUÂN SALEM HOUSE
Trong thời gian từ 9/1 ÷ 22/1/1971 có tất cả 35 toán hoạt động tổng cộng 139 ngày trong vùng trách nhiệm hành quân Salem House. Toán thám sát đường thủy, xâm nhập khu vực sông Tonle Kong và Tonle San. Một trận đột kích trạm kiểm soát của đối phương trên đường 13, phía bắc thị trấn Kratie; một toán khác chặn thuyền tam bản trên sông Prek Smang, một nhánh của sông Tonle Kong. Các toán khác dò thám tin tức những khu vực tình nghi có hoạt động của đối phương nơi căn cứ địa 740 và 701.
CĂN CỨ HÀNH QUÂN TIỀN PHƯƠNG QUẢN LỢI
Bộ chỉ huy Nam (CCS) đưa mười toán biệt kích xâm nhập từ căn cứ hành quân Quản Lợi. Một toán Strata thám sát đường 13, phía bắc thị trấn Kratie ngày 14/1. Đêm đầu tiên, toán trông thấy 5 xe gắn máy và 1 xe vận tải Molotova di chuyển lên xuống trên đường. Này hôm sau (15/1) toán biệt kích trông thấy tổng cộng 17 quân của đối phương tại 6 địa điểm khác nhau trên đường. Phía nam mục tiêu này, toán Lôi Hổ VN đột kích một trạm kiểm soát xe cộ lưu thông trên đường do đơn vị MACV-SOG tìm ra. Toán Lôi Hổ xâm nhập ngày 15/1, tìm ra trạm kiểm soát đã bỏ trồng, họ tiêu hủy & sau đó được lệnh triệt xuất về căn cứ ngày 18/1.
Trong cùng thời gian, có 4 toán biệt kích khác xâm nhập vào phía nam thị trấn Kratie để thám sát đường 13. Một toán Lôi Hổ VN hoạt động từ ngày 4÷12/1 đã trông thấy khoảng 1 trung đội đối phương dắt theo chó di chuyển trên đường. Đêm đó, toán biệt kích nghe tiếng xe tải di chuyển trên đường về hướng bắc. Xa về hướng bắc, ngày 14/1, một toán biệt kích 2 lần trông thấy trung đội đối phương tuần tiễu trên đường và khu vực lân cận. Ngày 15/1, toán nghe tiếng động cơ của khoảng 5÷6 xe vận tải di chuyển về hướng nam, cách vị trí toán biệt kích khoảng 200m về hướng đông. Tiếng động cơ xe có thể nghe thấy khoảng 15 phút. Khi đoàn xe đi ngang qua, toán biệt kích nghe tiếng đối phương ca hát, nói chuyện bằng tiếng Việt lẫn tiếng Campuchia. Ngày 17/1, toán trông thấy 5 xe vận tải của đối phương di chuyển ngang qua vị trí của toán biệt kích. Các xe vận tải di chuyển cách nhau khoảng 50m và có vẻ chở nhiều quân dụng nặng nề. Đi sau các xe vận tải là 2 chiến xa.
Sư 1 Kỵ binh bay đổ bộ lên bãi biển Quy Nhơn, 9/1965.
Một toán Lôi Hổ xâm nhập do thám đường 132 ngày 14/1. Ngày 18/1, toán biệt kích chạm súng với 2 trung đội của đối phương. Toán lẩn trốn và được bốc về an toàn. Một toán Strata hoạt động nơi căn cứ địa 351, trông thấy 4 xe Molotova di chuyển về hướng đông trên đường 14 đêm 12/1. Sáng ngày 15/1, toán trông thấy khoảng 20 quân của đối phương di chuyển trên đường về hướng tây. Ba người đi đầu là đàn bà, khoảng 18, 19 tuổi, tóc vàng, theo sau là hai thanh niên khoảng 14, 15 tuổi, đeo ba lô nhưng không mang vũ khí. Phía sau là 15 Việt Cộng tải đồ trên xe đạp, võ trang AK và súng trường CKC. Toán biệt kích tấn công giết chết 4 người, sau đó di chuyển ra bãi đáp và được bốc về.
BAN MÊ THUỘT
Những toán biệt kích xuất phát từ căn cứ hành quân tiền phương (FOB) nơi phía bắc thuộc Bộ chỉ huy Nam (CCS) thường xâm nhập khu vực xung quanh căn cứ địa 740 và 701. Bốn khu vực hoạt động nơi phía nam căn cứ địa 740 do các toán Earth Angle (tù binh được Mỹ tuyển mộ) đảm trách.
Tám toán biệt kích từ Ban Mê Thuột xâm nhập vào khu vực căn cứ địa 701 và hướng tây căn cứ. Bốn toán báo cáo không có hoạt động của đối phương. Một toán báo cáo có nhiều quân đối phương di chuyển nơi phía nam căn cứ. Toán trông thấy 46 Việt Cộng di chuyển theo một hàng dọc hướng tây nam, cách vị trí toán biệt kích khoảng 30m. Đối phương trang bị 2 súng B-41, AK và CKC, đầu đội nón cối mới, đeo ba lô, cổ quàng khăn đỏ. Có bốn người mặc quần áo kaki mới, sáu người mặc bà ba đen mới. Trong cùng ngày toán biệt kích quan sát được có 27 toán quân đối phương, mỗi toán từ 6 ÷ 8 người di chuyển về hướng tây nam, cách nhau khoảng 10 phút. Tất cả đều mặc quân phục như kể trên, kể cả khăn quàng đỏ. Hôm sau, toán trông thấy một toán gồm 23 quân đối phương mặc quân phục, trang bị vũ khí di chuyển theo hướng tây nam về cùng chỗ. Lúc 11h 10’, có thêm 8 người đi về hướng tây nam. Đêm đó, toán biệt kích di chuyển về hướng nam, tìm binh trạm lo cho quân đối phương di chuyển nga qua để gọi phi cơ chiến thuật (TACAIR) oanh kích. Trên đường di chuyển toán chạm đối phương phải lẩn trốn và được bốc về.
Phóng viên chiến trường người Pháp Gilles Caron tại Đồi 875, tháng 11/1967.
Ông chính là tác giả của phần lớn những bức ảnh ghi lại trận đánh này. Mất tích tại Campuchia năm 1970.
ĐỨC CƠ
Trong cùng thời gian, có 11 toán Lôi Hổ VN thuôc Bộ chỉ huy Trung (CCC) hoạt động trong khu vực phía bắc vùng hành quân Salem House, xuất phát từ trại biên phòng LLĐB Đức Cơ. Sáu toán thám sát sông Tonle Kong và Tonle San. Bốn toán do thám khu vực bắc căn cứ 701 và nam căn cứ 702. Một toán xâm nhập ngăn chặn thuyền tam bản trên sông Prek Smang.
Ba toán thay phiên nhau do thám sông Tonle Kong. Một toán hoạt động từ ngày 4/1 ÷ 10/1 báo cáo nghe tiếng động cơ của 3 thuyền tam bản di chuyển trên sông về hướng bắc vào đêm 6/1 và 1 thuyền tam bản di chuyển trong đêm 8/1 cũng về hướng bắc. Toán thứ 2 hoạt động từ ngày 11/1 ÷ 15/1 nghe tiếng động cơ của 2 thuyền tam bản di chuyển trên sông về hướng nam vào đêm 12/1.
Ba toán Lôi Hổ xâm nhập từ Đức Cơ vào căn cứ địa 701. Một toán xâm nhập ngày 12/1 và chạm súng với 1 đơn vị của đối phương không rõ quân số vào ngày 14/1, được bốc về vào buổi chiều cùng ngày. Một toán khác xâm nhập ngày 18/1, ngày 19/1 chạm quân đối phương cấp trung đội, kết quả là 1 toán viên tử thương, 1 bị thương; giết được 2 quân đối phương.
TÓM LƯỢC HÀNH QUÂN SALEM HOUSE
Trong vùng phía nam hành quân Salem House, các toán biệt kích báo cáo quân đối phương gia tăng hoạt động trong khu vực xung quanh Snoul và căn cứ địa 712. Nơi hướng bắc căn cứ địa 351, toán biệt kích báo cáo đối phương đổ quân cấp trung đội và phát hiện được 1 căn cứ, nơi dưỡng quân cho cấp đại đội mới bỏ đi. Những toán hoạt động trong khu vực phía bắc đường 13 và đông nam thị trấn Kratie tiếp tục báo cáo số lượng xe di chuyển của đối phương. Trong tám chuyến xâm nhập, toán biệt kích nghe hoặc trông thấy tổng cộng có 39 xe vận tải của đối phương. Lần đầu tiên đơn vị SOG trông thấy xe tăng của đối phương xuất hiện bên Campuchia, trên đường 13 vào đêm 17/1/1971.
Trong khu vực trung bộ vùng hành quân Salem House, căn cứ địa 701 tiếp tục là nơi tập trung các hoạt động của đối phương. Các toán biệt kích báo cáo trông thấy đơn vị cấp đại đội của đối phương. Quân đối phương thường chỉ mang theo vũ khí cá nhân, chứng tỏ có căn cứ của đối phương trong khu vực hành quân. Thêm nhiều đơn vị của đối phương từ căn cứ địa 701 di chuyển về hướng nam, đặt thêm nhiều nghi vấn: có thể đối phương đang chuẩn bị làm 1 cú bất ngờ trên Quân đoàn II. Trong khu vực phía bắc, các toán biệt kích hoạt động dọc theo các căn cứ tiếp vận trên sông của đối phương và dọc biên giới. Hoạt động của đối phương nơi căn cứ địa 702 giảm xuống so với tháng trước
Giáo sư Vủ Đình Hiếu - P50
HÀNH QUÂN PRAIRIE FIRE
Trại LLĐB Ben Het, 1969. Trại này bị xóa sổ hoàn toàn vào năm 1971.
Ben Het hiện nay thuộc huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
Trong vùng hành quân Prairie Fire, có tất cả 35 toán biệt kích, hoạt động 104 ngày trong vùng hành quân. Các mục tiêu do thám gồm có hệ thống đường 96/110 và 92B/1032/925. Thêm vào đó có bốn toán xâm nhập yểm trợ cho hành quân “Silve Buckle”.
Tỉnh Kiến Hòa, 1/1967. Chiến dịch Deck House.
CĂN CỨ ĐỊA 609/613
Bộ chỉ huy Trung đưa 14 toán biệt kích xâm nhập, do thám khu vực phía nam vùng hành quân Prairie Fire, xuất phát từ căn cứ hành quân tiền phương trên Dakto, trong cùng thời gian. Thêm vào đó có 2 trung đội xung kích VN thực tập hành quân trên lãnh thổ VN, phía tây trại biên phòng LLĐB Ben Het.
Năm toán biệt kích do thám dọc theo đường 96/110 để tìm hiểu mục đích và mức độ hoạt động của đối phương trên hệ thống giao thông tiếp vận và lấy được ít tin tức. Năm toán khác hoạt động trong vùng đài tiếp vận Golf – 5 của Mỹ, trong đó có 2 toán Lôi Hổ VN hành quân dưới sự lãnh đạo của cấp chỉ huy mới (Nha Kỹ thuật). Hai trung đội xung kích cũng hành quân, một được đưa vào vùng hành quân ngày 9/1 và thu hồi ngày 15/1 sau khi đã lục soát 1 khu vực khoảng 8 km².
Sáng ngày 10/1, một quả bom 15.000 cân Anh được thả xuống nơi tình nghi có đối phương trong thung lũng Dak Rolong. Một toán biệt kích Mỹ được thả xuống để thẩm định trận đánh bom và tìm kho tiếp vận của đối phương. Toán báo cáo rằng quả bom nổ đã tạo thành một hố sâu có đường kính khoảng 50÷70m, sự tàn phá trải rộng ra một khu vực có đường kính tối thiểu là 300m. Một điều nữa là quả bom nổ trên 1 sườn đồi nên thiệt hại đã giảm đi. Toán phải di chuyển đến nơi khác khi nghe tiếng súng, tiếng la lối (?!) của quân đối phương trong khu vực lân cận. Sáng ngày 11/1, toán biệt kích chạm đối phương và phải triệt xuất.
CĂN CỨ ĐỊA 611
Vùng trung tâm hành quân Prairie Fire có 9 toán biệt kích hoạt động trong khu vực căn cứ địa 611. Một toán biệt kích Mỹ xâm nhập, do thám đường 922. Toán xâm nhập vào ngày 18/1, chạm phải đối phương, kết quả 1 biệt kích Thượng bị thương, toán phải triệt xuất sau khi giết khoảng 6 quân đối phương. Toán này tái xâm nhập tại bãi đáp phụ, lại chạm đối phương, giết 8 quân đối phương và được bốc về.
Một toán biệt kích Mỹ xâm nhập bắc căn cứ địa 611 ngày 16/1 với nhiệm vụ do thám và đặt mìn trên đường mòn. Sau khi xâm nhập, một biệt kích quân nghe tiếng nạp đạn cách nơi anh ta đứng khoảng 10m. Một biệt kích quân khác nổ súng giết chết 1 người, một toán viên chạy lên lục soát xác chết. Đối phương bị giết mang súng K-54, đeo đồng hồ Nga sô và túi da đựng tài liệu.. Sau đó quân đối phương tấn công làm 3 biệt kích bị thương, toán phải rút về bãi đáp và được bốc về an toàn. Tài liệu tịch thu được cho biết về khóa huấn luyện chiến tranh chính trị của quân khu Trị Thiên Huế.
Bốn toán biệt kích hoạt động nơi cực bắc vùng hành quân Prairie Fire trong cùng thời gian trên. Hoạt động trong khu vực của đối phương ít hơn lúc bình thường. Một toán khác ra khỏi vị trí đài tiếp vận Hickory, báo cáo có sự gia tăng hoặc động của đối phương.
Một toán biệt kích Mỹ ra khỏi khu vực đài tiếp vận Hickory ngày 13/1, hướng về mục tiêu hoạt động nơi phía bắc Hickory. Lúc 16h 30’ khi toán chuẩn bị di chuyển ra khỏi vị trí đóng quân đêm, trưởng toán biệt kích trông thấy có khoảng 20 quân đối phương đang tiến lên vị trí của toán. Toán biệt kích cho nổ mìn chống người Claymore. Sáu quân đối phương chết tại chỗ, thêm 5 người khác bị thương. Đối phương dàn quân tấn công. Trưởng toán biệt kích cho nổ thêm 4 trái Claymore nữa, giết thêm 3 người.
Phía tây nam vùng phi quân shttp://www.vietlandnews.net/forum/newreply.php?p=129169&noquote= 1ự có hai toán biệt kích hoạt động. Một toán xâm nhập ngày 9/1, khi vừa xuống tới đất, toán biệt kích nghe tiếng ra lệnh “Bắn!” bằng giọng Bắc. Toán biệt kích được bốc ra khỏi bãi đáp ngay tức khắc. Toán thứ 2 xâm nhập ngày 12/1, hoạt động 7 ngày và được bốc về ngày 18/1 sau khi xong nhiệm vụ.
Ngoài ra còn có hai trung đội xung kích VN hành quân trong khu vực phía nam vùng phi quân sự.
TÓM LƯỢC HÀNH QUÂN PRAIRIE FIRE
Số chuyến xâm nhập trong vùng hành quân Prairie Fire tăng gấp đôi so với báo cáo trước. Lý do chính là vấn đề thời tiết tốt. Tuy nhiên số lần chạm đối phương gia tăng và thời gian hoạt động trong mục tiêu hơn 24h chỉ đạt 40%. Một điều duy nhất thay đổi trong phản ứng của đối phương nơi phía bắc vùng hành quân là có 2 toán có thể hoạt động tất cả 12 ngày. Điều này có thể do đơn vị đối phương hoạt động trong vùng, phía đông căn cứ địa 604 đã di chuyển xuống phía nam để đỡ đòn cho cuộc hành quân “Silver Buckle” do Mỹ tổ chức.
Cửa ngõ Tây nam Sài Gòn, 7/5/1968.
HÀNH QUÂN BIỆT HẢI
Đà Nẵng tổ chức huấn luyện hành quân đêm cho các tốc đỉnh PTF, nơi phía bắc ra vùng phi quân sự, và phía nam đi Cù Lao Ré nơi hướng đông căn cứ Chu Lai. Các tốc đỉnh rời Đà Nẵng lúc 18h theo hải trình tuần tiễu 12 tiếng đồng hồ. Phần huấn luyện đặt nặng về vấn đề hải hành và chiến thuật. Những tàu nghi ngờ đều bị chặn lại lục soát, nếu trong vòng giới hạn 12 dặm. Chương trình huấn luyện bắt đầu từ 15/12/1970 và sẽ kéo dài vô hạn định.
Theo tài liệu MACV/SOG Command History
Annex B, by Charles F. Reske
NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU
Giáo sư Vủ Đình Hiếu - P51
(Phụ bản 10)
HÀNH QUÂN NĂM 1971
(Tóm lược từ ngày 23/1 ÷ 19/2/1971)
HÀNH QUÂN SALEM HOUSE
Thời gian từ 23/1 đến 19/2/1971 có 54 toán biệt kích hoạt động tất cả 296 ngày trong vùng hành quân Salem House. Các toán dò thám đường 13 cả hai phía bắc và nam thị trấn Kratie, đường 131, 141, 19 và 97. Dò thám đường thủy dọc theo sông Tonle Kong, San, Srepok và Prek Nam và làm những nhiệm vụ khác như gài mìn trên đường, trên sông. Hai toán Pike Hill xâm nhập phía đông Ban Don, khai thác thêm tin tức trong khu vực Mereuch.
Thung lũng A Shau, ngày 23/4/1968. Ảnh @Bettmann /CORBIS
TRUNG BỘ SALEM HOUSE
Đơn vị SOG theo dõi đường 13 nơi hướng bắc và đông nam Kratie. Bốn toán biệt kích hoạt động 28 ngày nơi hướng bắc Kratie trông thấy 8 xe vận tải 2,5 tấn đi về hướng nam trong khoảng thời gian từ ngày 4 đến ngày 7/2, mỗi chiếc chở 1 thùng sơn màu vàng có đường kính 150 cm và dài 6m. Sáu toán biệt kích khác dò thám khu vực đông nam thị trấn Kratie. Trong 30 ngày quan sát, các toán biệt kích báo cáo: đường sá được tu bổ rất tốt và trông thấy 53 xe cộ di chuyển trên đường. Các toán Strata dò thám đường 1312 mười hai ngày báo cáo có tất cả 17 xe vận tải di chuyển. Toán biệt kích này cũng báo cáo con đường rộng 4m, trải đá sỏi và được bảo trì tốt. Các toán biệt kích còn lại hoạt động trong vùng 33 ngày báo cáo hoạt động của đối phương không có gì đáng kể.
Sư 1 Kỵ binh bay tại khu vực cách Quảng Trị 8km về hướng nam, ngày 13/3/1968.
Đây từng là nơi đặt BCH tiền phương của CSBV, sau khi rút đi họ đã để lại 1 thông điệp trên tường:
"Không có sự thù hận giữa người Việt và người Mỹ. Tại sao chúng ta phải bắn giết lẫn nhau?
Hãy chung tay lấp đầy tình hữu nghị của chúng ta". Ảnh @Bettmann/CORBIS.
BẮC SALEM HOUSE
Theo dõi 4 con đường 141, 1411, 19 và 97. Các toán biệt kích hoạt động tất cả 27 ngày, báo cáo không thấy xe cộ của đối phương di chuyển trên đường. Một toán chạm súng với 9 quân của đối phương, giết 2 người vào ngày 3/2. Hai mươi mốt ngày do thám đường không thấy hoạt động của đối phương. Sáu chuyến thám thính sông Tonle Kong, San, Srepok và Prek Nam.
Hoạt động tất cả 37 ngày cũng không thấy hoạt động của đối phương, chỉ nghe tiếng động cơ của 4 thuyền tam bản trên sông Tonle Kong. Hai chuyến xâm nhập đặt máy nghe lén cũng không có kết quả. Bốn toán biệt kích xâm nhập khu vực xung quanh căn cứ địa 701 phát hiện 2 mục tiêu có sự hoạt động của đối phương. Hai toán dò thám 9 ngày trong khu vực căn cứ địa 702. Hai toán biệt kích chạm súng 5 lần với đơn vị cấp tiểu đội, 2 lần cấp trung đội của đối phương, giết 3 người. Quân biệt kích bị thương 1 người. Ba toán biệt kích Mỹ hoạt động bên này biên giới, hai toán chạm đối phương, giết chết 7 quân đối phương, 4 biệt kích Mỹ cùng 5 biệt kích Thượng bị thương. Ngày 31/1 phi cơ điều không FAC điều động phản lực cơ F-4 oanh kích đơn vị của đối phương khoảng 100 người giữa nơi trống trải, loại khỏi vòng chiến đấu 40 người.
TÓM LƯỢC HÀNH QUÂN SALEM HOUSE
Phía nam vùng hành quân Salem House, đường 13 và khu lân cận vẫn là mục tiêu chính. Các toán biệt kích SOG báo cáo nơi này tập trung các hoạt động của đối phương. Trong thời gian kể trên có khoảng hai, ba trăm quân đối phương và 80 xe cộ. Quân đối phương cùng với xe cộ di chuyển cả hai hướng trên đường và có lần toán biệt kích nghe được dường như đối phương bốc dỡ đồ tiếp liệu. Việc quân đối phương cùng với xe cộ di chuyển, bốc dỡ hàng cho biết có thể có kho tiếp vận của đối phương trong khu vực đông bắc căn cứ địa 712. Đồ tiếp liệu được phân phối cho các đơn vị đối phương hoạt động nơi hướng bắc và nam căn cứ.
Trong khu vực trung bộ vùng hành quân, các toán biệt kích xâm nhập nơi hướng tây, tây nam căn cứ địa 701 báo cáo không thấy có hoạt động của đối phương. Khu vực xung quanh Lomphat cũng được báo cáo không có dấu hiệu hoạt động của đối phương. Các hoạt động biệt kích nơi hướng bắc tập trung dọc theo sông Tongle Kong, các toán báo cáo có rất ít thuyền tam bản, tuy nhiên thường chạm súng với những đơn vị an ninh cấp tiểu đội của đối phương. Các toán hoạt động nơi căn cứ địa 702 thường chạm súng đối phương chứng tỏ đối phương luôn hiện diện trong vùng biên giới.
NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU
Giáo sư Vủ Đình Hiếu - P52
FORD DRUM (KHÔNG ẢNH)
Trong thời gian kể trên, các phi vụ chụp không ảnh do cả Mỹ - Việt thực hiện. Kết quả cho các phi vụ oanh kích chiến thuật (TACAIR) nhằm vào những căn cứ tiếp vận hoặc những nơi đối phương tập trung quân. Phi cơ điều không FAC sẽ điều động các phi tuần oanh kích, sau đó các toán biệt kích sẽ xâm nhập vào để thẩm định trận đánh bom.
Khe Sanh, 8/3/1968
Khe Sanh, 2/1/1968
HÀNH QUÂN PRAIRIE FIRE
Có 44 toán biệt kích hoạt động tổng cộng 130 ngày trong vùng hành quân Prairie Fire. Những mục tiêu gồm có hệ thống đường 96/110 và 3 chuyến xâm nhập khu vực phía tây căn cứ địa 614 nhằm yểm trợ hành quân “Silve Buckle”. Nhiều chuyến khác xâm nhập vùng núi Cơ Rốc bên Lào để yểm trợ hành quân “Dewey - Canyon”.
CĂN CỨ ĐỊA 609 /613
Bên trong và xung quanh căn cứ địa 609 có 12 toán biệt kích hoạt động tổng cộng 24 ngày. Các toán dò thám dọc theo đường 110 báo cáo có hoạt động của đối phương. Tiếng động cơ của 10 chiếc xe vận tải 2,5 tấn nghe được ngày 28/1. Phát hiện 1 trại quân cấp trung đội, 1 cấp đại đội của đối phương đã bỏ đi nơi khác khoảng 3, 4 tuần lễ. Hai toán vừa xuống bãi đáp thì chạm đối phương phải triệt xuất. Ở một chỗ khác, hai toán quân đối phương tấn công, kết quả 1 biệt kích Mỹ chết, 1 bị thương, đối phương chết 10. Có toán mới xuống chừng 5 phút là chạm đối phương phải triệt xuất.
Trong góc đông bắc căn cứ địa 609, hai toán biệt kích hoạt động trên đất Lào, hoạt động tất cả 3 ngày. Cả hai toán đều chạm đối phương. Ba chuyến xâm nhập căn cứ địa 613 để thám sát đường 96 và căn cứ. Trong khu vực này có súng phòng không 12,7 ly, 23 ly và 37 ly của đối phương.
Trong ngày 10, 11/2, một toán Lôi Hổ VN chạm đối phương, kết quả 1 biệt kích bị thương và 1 mất tích. Một toán biệt kích Mỹ xâm nhập ngày 5/2, được bốc về ngày hôm sau do nhận được lệnh không một quân nhân Mỹ nào được phép hành quân vượt biên (Lào, Campuchia).
Chiến dịch Lam sơn 719. Bảng cảnh báo giới hạn cho các quân nhân Mỹ, cách biên giới Việt - Lào 100m.
Sau 1970, Quốc hội Mỹ không cho phép quân đội Mỹ hoạt động ngoài lãnh thổ Nam Việt Nam
theo đạo luật Cooper Church Amendment. Ảnh Larry Burrows.
CĂN CỨ ĐỊA 611
Đơn vị MACV /SOG tìm cách đánh lạc hướng đối phương nhằm yểm trợ hành quân “Silver Buckle” và “Lam Sơn 719”. Bắt đầu từ ngày 12 /1, yểm trợ hành quân “Silve Buckle”, từ ngày 12-17 /1, SOG sử dụng 11 địa điểm thả biệt kích. Bốn toán được thả vào và phải triệt xuất ngay do đối phương chuyển quân và có chạm súng. SOG thả hình nộm xuống những bãi đáp khác.
CĂN CỨ ĐỊA 614
Ngày 6/2, đơn vị SOG bắt đầu thả dù hình nộm xuống và thả dù tiếp tế những toán biệt kích “ma” trong kế hoạch đánh lạc hướng quân đối phương. Những cuộc thả dù này xuống khu vực xung quanh căn cứ địa 614 nhằm yểm trợ hành quân “Silver Buckle” và “Lam Sơn 719”.
Quân đội Mỹ hỗ trợ quân đội VNCH trong cuộc hành quân Lam Sơn 719. Ảnh Larry Burrows
NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU
Giáo sư Vủ Đình Hiếu - P53
CĂN CỨ ĐỊA 607
Hai toán biệt kích Mỹ hoạt động trong khu vực căn cứ địa 607. Một toán xâm nhập ngày 18/2. Sáng hôm sau, toán bị đối phương bao vây từ 1h 30’ đến 3h 00’. Toán biệt kích nghe tiếng xe bánh xích (xe tăng) nơi hướng tây nam. Khu vực hoạt động của toán khác cũng căng thẳng, các toán đều chạm đối phương sau khi xuống bãi đáp ít lâu.
CĂN CỨ ĐỊA 611
Bốn toán Mỹ, hai toán Lôi Hổ VN hoạt động bên trong, xung quanh căn cứ địa 611. Ngày 18/2, toán Lôi Hổ dự định xuống bãi đáp, chiếc trực thăng CH-53 trúng ngọn cây, rớt trên bãi đáp khiến 2 phi hành đoàn và 3 biệt kích bị thương. Tất cả được chiếc CH-53 thứ hai cứu thoát. Gần đó có 1 toán biệt kích khác được thả 2 lần vào ngày 24/1. Tám phút sau khi xuống đất, toán biệt kích nghe tiếng đối phương hoạt động nơi hướng tây bắc. Mười lăm phút sau toán được bốc lên, đưa đến 1 bãi đáp khác. Toán biệt kích ở lại qua đêm, hôm sau được triệt xuất vì đối phương hoạt động liên tục xung quanh vị trí toán. Ngày 29/2, phi cơ điều không FAC bay yểm trợ cho đơn vị SOG bị phòng không đối phương bắn. Phi cơ FAC phải gọi TACAIR đến oanh kích các ổ súng phòng không.
VÙNG PHI QUÂN SỰ VỀ HƯỚNG TÂY
Ba toán biệt kích Mỹ và hai trung đội xung kích Việt Nam xâm nhập rặng núi Cơ Rốc yểm trợ cho cuộc hành quân “Dewey Canyon II” và “Lam Sơn 719”. Một trung đội ở lại 11 ngày, nhưng không phát hiện có hoạt động của đối phương và được đưa về ngày 7/2. Ngày 31/1, một toán biệt kích Mỹ xâm nhập, rủi ro cho toán là có 1 biệt kích quân bị gãy chân khi tiếp đất phải đem về căn cứ. Bắc căn cứ địa 604 có 2 toán Lôi Hổ VN xâm nhập dò thám, xem chừng phản ứng của đối phương đối với hành quân “Lam Sơn 719”. Ngày 14/2, một toán được bốc về sau khi điều khiển phi cơ F-4 và A-1 Skyraider oanh kích đơn vị cấp đại đội của đối phương nơi trống trải. Toán thứ 2 chạm đối phương ngày 16/2, kết quả không rõ. Về hướng nam, toán biệt kích Mỹ xâm nhập gắn 2 máy nghe lén, thu được 3h các cuộc điện đàm của quân đối phương.
Toán thứ 2 gặp trở ngại lúc triệt xuất, sau khi hoạt động 5 ngày nơi mục tiêu. Kết quả 3 trực thăng UH-1H, 1 AH-1G và 1 phi cơ quan sát O-2 trúng đạn súng nhỏ của đối phương.
TÓM LƯỢC HÀNH QUÂN PRAIRIE FIRE
Trong khu vực phía nam vùng hành quân Prairie Fire, đường 96, 110 qua căn cứ địa 609, 613 tiếp tục có xe cộ của đối phương di chuyển, thường chuyển đồ tiếp liệu đến các đơn vị đối phương hay đi nơi khác. Trong thời gian kể trên không thấy có dấu hiệu thay đổi cách làm việc của đối phương. Chỉ có 40% các toán biệt kích hoạt động lâu hơn 24 tiếng đồng hồ. Trung tâm căn cứ địa 609 vẫn là nơi có nhiều hoạt động của đối phương. Bằng chứng là có toán biệt kích phải thả 5 lần trên 10 bãi đáp đều gặp phải súng của đối phương. Vùng trung bộ hành quân Prairie Fire không có biệt kích hoạt động trong thời gian kể trên. Về hướng bắc có 20 toán biệt kích xâm nhập yểm trợ hành quân “Lam Sơn 719”. Vùng núi Cơ Rốc không có hoạt động của đối phương, có lẽ do cuộc hành quân “Lam Sơn 719”.
Công binh Mỹ mở 1 con đường song song với đường 9 trên lãnh thổ VN để phục vụ cho chiến dịch Lam Sơn 719, chạy từ căn cứ hỏa lực Elliott tới Khe Sanh. Lính Mỹ đặt cho con đường cái tên là "Red Devil" Grin.
HÀNH QUÂN KHÔNG YỂM
TRUNG TÂM GIẢI CỨU TÙ BINH HỖN HỢP (JPRC)
Ngày 13/2, viên cố vấn trưởng tỉnh Kiến Tường báo cáo: một điệp viên VN cho biết có trại tù binh của Việt Cộng giam 5 quân nhân VN và 1 Mỹ. Người điệp viên được lệnh trở lại để xác nhận vị trí trại giam tù binh ngày 14/2. Trung tâm giải cứu tù binh tổ chức phối hợp cuộc hành quân để giải cứu tù binh. Cuộc hành quân do Tiểu đoàn 67 Biệt động quân VN đảm trách. Ngày 22/1, một công điện được gửi cho tướng tư lệnh quân đoàn 24 Mỹ, yêu cầu mở cuộc hành quân cứu tù binh càng sớm càng tốt. Nơi tình nghi trại tù binh có giam giữ 8 tù binh Hoa Kỳ. Lời yêu cầu dựa trên lời khai của 3 tù binh Hoa Kỳ được Việt Cộng thả ngày 25/10/1969.
Trung tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư lệnh Quân đoàn 1, tổng chỉ huy cuộc hành quân Lam Sơn 719
thăm các binh lính VNCH trước lúc xuất quân, ngày 8/2/1972. Ảnh @Bettmann/CORBIS.
HÀNH QUÂN BIỆT HẢI
Hành quân “New Port Casino” nhằm ngăn chặn việc bốc dỡ hàng dọc theo bờ biển miền Bắc trong khu vực gần Quảng Khê. Ba tốc đỉnh PTF tham dự cuộc hành quân này, xuất phát từ Đà Nẵng lúc 18h 00’ ngày 10/2, hướng về phía bắc đến một vị trí nơi phía bắc Hòn Gió. Các tốc đỉnh quay về hướng tây nam và bắt đầu tuần tiễu.
Ngày 11/2, lúc 23h 30’, được radar báo trước và 20 phút sau phát hiện hai tàu Bắc Việt. Tốc đỉnh khai hỏa lúc 3h 05’. Tàu Bắc Việt định bỏ chạy nên bị bắn cháy. Chiếc thứ hai đầu hàng. Biệt Hải bắt sống 6 người, tịch thu 1 kg tài liệu. Chiếc tàu đối phương sau đó bị đặt chất nổ đánh chìm. Radar báo thêm có 1 chiếc tàu khác của đối phương lúc 3h40’. Một tốc đỉnh khác tấn công chiếc này, bắn cháy và sau đó đặt chất nổ đánh chìm. Một lúc sau Biệt Hải vớt lên được 2 thủy thủ đối phương bị thương trong khu vực gần chiếc tàu bị chìm.
Lúc 5h 00’ ngày 11/2, các tốc đỉnh phát giác loại tàu SL-4 của đối phương, sơn chữ Trung Cộng đang gửi đèn báo hiệu cho một trạm trên bờ. Cả 3 tốc đỉnh đồng loạt tấn công tàu của đối phương, đối phương cho quân bắn trả lại và chạy vào bờ. Một tốc đỉnh tiếp tục đuổi theo cho đến khi tàu của đối phương vào đến miệng sông Giang, tốc đỉnh PTF buộc phải quay trở lại. Các tốc đỉnh về đến Đà Nẵng lúc 10h45’ ngày 11/2. Các tù binh được trao cho sĩ quan tình báo Việt Nam thẩm vấn.
Theo tài liệu MACV/SOG Command History,
Annex B. by Charles F. Reske
Đường vào. Ảnh: Larry Burrows.
Đây là loạt ảnh cuối cùng mà Larry Burrows chụp cho tạp chí LIFE. Ngày thứ 3 của cuộc hành quân Lam Sơn 719 (10/2/1971), trên chặng bay thứ 2 từ căn cứ hỏa lực Hotel đến các tiền đồn của binh sĩ VNCH trên đất Lào để tường thuật về cuộc hành quân Lam Sơn 719, trực thăng chở ông đã bị hỏa lực phòng không của quân đội Bắc Việt Nam bắn rơi. Cùng tử nạn với ông là 3 phóng viên kỳ cựu khác là Henri Huet (Associated Press), Kent Potter (United Press International), Keisaburo Shimamoto (Newsweek) và 1 phóng viên ảnh của quân đội VNCH, 4 nhân viên phi hành đoàn cùng 2 Đại tá tham mưu Quân đoàn 1 đã lên trực thăng vào phút cuối tại căn cứ Hàm Nghi (Khe Sanh).
NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU
Lữ đoàn 1 Thiết giáp quân đội VNCH trên đường 9 Nam Lào vào căn cứ Delta, 2/1971.
Trung tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư lệnh Quân đoàn 1, tổng chỉ huy cuộc hành quân Lam Sơn 719
thăm các binh lính VNCH trước lúc xuất quân, ngày 8/2/1972. Ảnh @Bettmann/CORBIS.
Đây là loạt ảnh cuối cùng mà Larry Burrows chụp cho tạp chí LIFE. Ngày thứ 3 của cuộc hành quân Lam Sơn 719 (10/2/1971), trên chặng bay thứ 2 từ căn cứ hỏa lực Hotel đến các tiền đồn của binh sĩ VNCH trên đất Lào để tường thuật về cuộc hành quân Lam Sơn 719, trực thăng chở ông đã bị hỏa lực phòng không của quân đội Bắc Việt Nam bắn rơi. Cùng tử nạn với ông là 3 phóng viên kỳ cựu khác là Henri Huet (Associated Press), Kent Potter (United Press International), Keisaburo Shimamoto (Newsweek) và 1 phóng viên ảnh của quân đội VNCH, 4 nhân viên phi hành đoàn cùng 2 Đại tá tham mưu Quân đoàn 1 đã lên trực thăng vào phút cuối tại căn cứ Hàm Nghi (Khe Sanh).
Larry Burrows (phải) & Henry Huet tại biên giới Việt - Lào trước ngày tử nạn
NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU
Giáo sư Vủ Đình Hiếu - P54
(Phụ bản 11)
HÀNH QUÂN NĂM 1971
(Từ 27/3 ÷ 23/4/1971)
ĐẶC BIỆT
Cuối tháng 3/1971, tên Salem House và Prairie Fire do Jack Anderson đặt ra được thay đổi kể từ ngày 8/4: Thốt Nốt cho những cuộc hành quân bên Campuchia và Phù Dung cho bên Lào.
HÀNH QUÂN THỐT NỐT
Có 68 đơn vị (toán biệt kích, trung đội, đại đội xung kích Hatchet Force) hoạt động tất cả 237 ngày trong vùng hành quân Thốt Nốt. Thời gian hoạt động trung bình là 4 ngày, lâu hơn thời gian trong các bản báo cáo trước. Các toán biệt kích xâm nhập dò thám đường 13 và khu vực phía nam thị trấn Kratie, đường 14 về phía bắc, đông bắc căn cứ địa 351, đường 19 và đường 194. Các toán biệt kích khác dò thám sông Tonle Kong và Tonle San. Hai toán Pike Hill xâm nhập, 1 toán hoạt động trong khu vực hướng tây căn cứ địa 351, toán thứ 2 hoạt động gần đường 141.
TRUNG BỘ THỐT NỐT
Một điều hấp dẫn (?) là lần đầu tiên toán biệt kích xâm nhập bằng phương tiện nhảy dù qua Campuchia. Toán biệt kích gồm 6 người được phi cơ C-123 Mỹ thả từ một cao độ rất thấp. Toán biệt kích gom lại nhanh chóng và tiếp tục nhiệm vụ. Toán này báo cáo nghe tiếng động cơ xe vận tải của đối phương.
Sáu toán biệt kích dò thám dọc theo đường 13, nơi hướng bắc và đông nam Kratie, hoạt động tất cả 20 ngày, báo cáo không thấy xe cộ của đối phương di chuyển. Điều này cho thấy hoạt động của đối phương giảm về số lượng xe cộ lẫn nhân sự.
Ngày 21/4, một toán hoạt động nơi phía bắc Kratie phát hiện ra nơi giấu vũ khí của đối phương, gồm có 2 đại liên 30, 2 đại bác không giật 57 ly và 2 súng phòng không, không rõ loại. Toán biệt kích được bốc về cùng chiến lợi phẩm, số còn lại thì phá hủy.
Một trung đội xâm nhập gài mìn trên đường, hướng tây bắc căn cứ địa 712, toán được thả vào dọc theo đường 13 ngày 7/4. Lúc xâm nhập, một trực thăng CH-34 trúng B-40 rớt. Phi hành đoàn được cứu, còn chiếc CH-34 bị tiêu hủy. Ngay tức khắc toán biệt kích trông thấy 3 quân đối phương dắt chó đi lùng. Họ giết 2 người và phát hiện ra công sự của đối phương. Đêm 7/4, trung đội xung kích nghe tiếng xe vận tải di chuyển về hướng nam trên đường 13 nên họ yêu cầu phi cơ oanh kích. Một máy bay điều không O-2 thả trái sáng, toán biệt kích trông thấy xe bọc sắt trên bánh xe di chuyển về hướng nam, chiếc này bắn đại liên phòng không lên máy bay. Trung đội xung kích gài 42 quả mìn trên đường và được bốc về ngày 8/4. Một trong 4 trung đội xung kích hoạt động gần căn cứ địa 712 phát hiện ra một nơi làm than gần đường 13. Nơi này đã bị oanh kích trước đây, thiệt hại khoảng 80%.
Đại tá Nguyễn Văn Thiệu (38 tuổi). Tư lệnh Sư đoàn 1 bộ binh, Bộ Tư lệnh đóng tại Huế, thuộc Quân đoàn 1, Quân khu 1
& Trung tướng Trần Văn Đôn cùng các sĩ quan Lào tại cột mốc biên giới trên Quốc lộ 9 từ Đông Hà đi Savanakhet năm 1961
NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU
Giáo sư Vủ Đình Hiếu - P55
Một toán biệt kích gài 3 quả mìn trên đường 132 và tổ chức phục kích. Một xe ¾ tấn cán phải mìn nổ tung khiến 10 chiếc phía sau phải dừng lại. Toán biệt kích cho nổ thêm 4 quả mìn chống người Claymore rồi rút lui. Sáng hôm sau toán biệt kích quay trở lại quan sát, báo cáo 1 xe vận tải 10 bánh do Nga Sô chế tạo hiệu Zil – 151 bị tiêu hủy, mấy chiếc khác bị hư hại do mảnh vụn để lại trên đường.
Nơi căn cứ địa 712 không thấy có dấu hiệu hoạt động của đối phương. Một toán biệt kích phát hiện một căn cứ cấp trung đoàn, hai căn cứ cấp tiểu đoàn đã bỏ trống khoảng 5 tháng. Trong một căn cứ, toán biệt kích tìm thấy một khẩu súng và hầm chứa đạn.
Về phía đông, một toán Pike Hill cùng toán an ninh Strata xâm nhập ngày 1/4 trong vùng lân cận làng Pu Char, với nhiệm vụ tìm bắt một cảm tình viên Việt Cộng tên là Muc. Toán Pike Hill vào làng và biết được tên Muc cùng gia đình đã bỏ làng đi từ hai tháng trước. Một cảm tình viên cho biết quân đối phương vẫn thường đi ngang qua làng từng toán năm người đến cấp trung đội, họ thường dừng lại để xin nước uống.
Một toán khác hoạt động trong khu vực Wasteland báo cáo nghe tiếng động cơ của khoảng 35-40 xe vận tải di chuyển về hướng nam từng chập trong đêm 4/4. Toán báo cáo lên phi cơ điều không, nhưng xác nhận không có kết quả.
Trong vòng ba tháng liên tục, có rất ít hoạt động của đối phương trong khu vực đông nam căn cứ địa 740. Vùng này gần như không có dân cư.
KHU VỰC BẮC THỐT NỐT
Nơi hướng bắc vùng hành quân Thốt Nốt, rõ ràng đối phương gia tăng hoạt động trong khu vực dọc theo và gần sông Tonle Kong. Có bản báo cáo đoàn xe vận tải của đối phương từ 35-40 chiếc di chuyển trên đường 97. Các toán khác xâm nhập cũng báo cáo số lượng xe cộ di chuyển gia tăng. Một toán báo cáo nghe được tiếng động cơ của 92 xe vận tải từ ngày 31/3 đến ngày 3/4. Toán này cũng nghe được khoảng 30-40 tràng đại liên phòng không 12,7 ly của đối phương trong vùng lân cận. Ngày 19/4, một toán biệt kích phát hiện đơn vị không rõ quân số của đối phương di chuyển trên sông Tonle Kong bằng thuyền tam bản gắn động cơ lúc 19h30’. Lúc 5h 30’ sáng ngày 20, toán trông thấy đơn vị cấp đại đội của đối phương di chuyển về hướng nam trên đường 194.
Những toán biệt kích thám sát khu vực phía nam sông Tonle Kong mười ngày báo cáo tình hình yên lặng. Có 2 chuyến xâm nhập, thám sát đường 194. Toán đầu vào vùng 1 tiếng đồng hồ phải triệt xuất vì đối phương hoạt động mạnh trong vùng do thám. Toán thứ hai vào gài mìn, được 2 ngày thì chạm đối phương, kết quả hai biệt kích tử trận, một mất tích. Toán khác vào tìm xác vào ngày 14/2 nhưng không tìm thấy.
Những toán thám sát dọc theo đường biên giới chỉ có một toán báo có hoạt động đáng kể của đối phương. Toán này chạm đối phương, chạy phân tán làm hai. Trong thời gian phân tán, một nhóm chạm súng hai lần với đơn vị cấp tiểu đội của đối phương, giết 2 tên.
Có 11 toán biệt kích Mỹ hoạt động bên này lãnh thổ VN cùng thời điểm, báo cáo có nhiều hoạt động của đối phương, thời gian xâm nhập của mỗi toán ngắn hơn hai ngày. Ngày 17, một toán trông thấy hai quân nhân đối phương, cao 6 bộ, nói giọng miền Bắc. Hai người nói trên hướng dẫn hai toán quân, mỗi toán khoảng 20-25 người. Toán thứ hai dắt theo bốn con trâu tải tám thùng đạn, một thùng hỏa tiễn không rõ loại và nhiều đạn súng B-40.
Ngày 28/3, một toán biệt kích khác nghe thấy khoảng 40 quân đối phương nói chuyện. Ba khu trục cơ A-1 Skyraider Không lực VNCH và hai phải lực cơ F-100 Mỹ được điều động đến oanh kích. Trong lúc phi cơ oanh kích, toán biệt kích bắn hạ thêm 3 quân đối phương chạy lạc. Ba tên này đều cao tối thiểu 6 bộ (1,83m). Những toán còn lại đều được triệt xuất do cường độ hoạt động của đối phương cao
NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU
Giáo sư Vủ Đình Hiếu - P56
TÓM LƯỢC HÀNH QUÂN THỐT NỐT
Các toán biệt kích xâm nhập dọc theo đường 13 nghe được bốn và trông thấy 3 xe của đối phương, ít hơn số xe cộ báo cáo trong thời gian trước. Các toán hoạt động trong khu vực căn cứ địa 712 báo cáo không có hoạt động của đối phương, tuy nhiên phát hiện căn cứ cấp tiểu đoàn đã bỏ trống từ 6 tháng đến 1 năm. Khu vực này tình nghi có Trung Đoàn 6, Công Trường 5 Việt Cộng đóng quân trước đây. Xe cộ trên đường 14 chỉ có xe của địa phương di chuyển, không thấy có dấu hiệu đối phương sử dụng. Các toán biệt kích xác định: các xe vận tải nặng có thể chạy trên đường. Các toán xâm nhập khu vực căn cứ địa 740 tiếp tục trông thấy các toán nhỏ từ 5-10 quân đối phương. Không thấy dấu hiệu đáng kể về các hoạt động của đối phương.
Về hướng bắc, việc vận chuyển trên sông Tonle Kong của đối phương không đáng kể nhưng mức xe cộ di chuyển trên đường 97 lại tăng gấp đôi. Điều này chứng tỏ đối phương đã phát triển mạng lưới an ninh hiệu quả dọc theo những căn cứ tiếp vận, do đó các toán biệt kích thường chạm đối phương trong khu vực xâm nhập.
Huỳnh Thành Mỹ, tên thật là Huỳnh Công Là, anh ruột Huỳnh Công Út (Nick Út), người đã chụp hình
Kim Phúc bị bom napal ở Trảng Bàng. Huỳnh Thành Mỹ là nhiếp ảnh viên đầu tiên của AP thiệt mạng
khi đang tường thuật 1 trận đánh tại vùng ĐBSCL ngày 10/10/1965, khi đó ông 28 tuổi.
HÀNH QUÂN PHÙ DUNG
Ngoại trừ một toán xâm nhập khu vực Salient, còn lại các hoạt động khác trong vùng hành quân Phù Dung và trên đất Lào đều nhắm vào khu vực phía tây căn cứ địa 607 và về hướng nam. Chuyện này là do giới hạn của phi cơ thám thính Mỹ trên đất Lào và ảnh hưởng của thời tiết. Điều đáng chú ý là số toán biệt kích Mỹ hoạt động trên đất Việt Nam lại gia tăng ở khu vực bên này biên giới và vùng phi quân sự (Nickle Steel). Lý do là vì không yểm đã trở lại làm việc cho đơn vị SOG sau trận “Lam Sơn 719”.
CĂN CỨ ĐỊA 609 /613
Hai chuyến xâm nhập đồng thời vào khu vực phía tây căn cứ địa 609. Trong lúc thả toán Strata ngày 4/4, một trực thăng UH-1H bị hỏng máy rớt. Hai biệt kích bị thương và trực thăng bốc cháy. Một chuyến xâm nhập đặt máy nghe lén không thành công do toán đụng phải 20 quân đối phương, kết quả một biệt kích VNCH tử trận. Khu vực này đối phương hoạt động rất mạnh. Những lần xâm nhập trước, các toán biệt kích báo cáo rằng đối phương chuyển quân đông đảo, có thêm nhiều ổ súng phòng không. Hoạt động của đối phương cùng với xe cộ di chuyển trên đường 110 cũng gia tăng.
Hoạt động của đối phương nơi hướng bắc căn cứ địa 609 rất mạnh, các toán biệt kích thường xuyên chạm súng với cấp trung, tiểu đội CSBV. Ba toán Lôi Hổ hoạt động trong khu vực Dak Rolong, một toán báo cáo có khoảng 25-30 quân đối phương di chuyển ngang qua vị trí của toán ngày 29/3.
Trại LLĐB Pleime, 27/10/1965. Trại này bị Trung đoàn 33 của đối phương tấn công từ đêm 19/10. Ảnh @Bettmann/CORBIS.
Trên phần đất Việt Nam, tổng cộng có 28 ngày hoạt động do 3 trung đội xung kích VN và các toán biệt kích Mỹ thực hiện. Một trung đội xung kích chạm đối phương ngày 20/4, kết quả một quân nhân Mỹ bị thương, giết ba quân đối phương
NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU
Giáo sư Vủ Đình Hiếu - P57
CĂN CỨ ĐỊA 614
Trong ba toán xâm nhập khu vực phía nam căn cứ địa 614 thì chỉ có toán biệt kích Mỹ báo cáo có hoạt động đáng kể của đối phương. Toán này chạm đối phương cấp trung đội, giết bốn quân nhân đối phương, điều động hai phản lực cơ F-4 đến oanh kích, thiệt hại của đối phương không rõ.
Đường 966 có nhiều xe cộ qua lại. Một toán báo cáo nghe tiếng động cơ của 9 xe vận tải, máy dò điện tử cho biết có 10 chiếc. Buổi sáng ngày 31, toán biệt kích nghe tiếng hoạt động của đối phương gần đó rồi nghe súng đối phương nổ. Toán biệt kích điều động 8 chiếc F-4 và 2 chiếc F-100 đến oanh kích vị trí của đối phương cùng súng phòng không, làm im mấy ổ súng và gây nhiều tiếng nổ phụ.
"Khách sạn Hilton" Hà Nội, 1/1/1973.
Loren Harvey chuẩn bị đón Giáng sinh tại nơi giam giữ ngày 25/12/1968
NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU
Giáo sư Vủ Đình Hiếu - P58
CĂN CỨ ĐỊA 607
Tất cả 5 toán Lôi Hổ VN xâm nhập bên Lào đều chạm đối phương và hoạt động trung bình 3 ngày trong mục tiêu, chạm súng tất cả 6 lần trong đó có 5 lần với cấp tiểu đội, kết quả 1 biệt kích tử trận. Một trung đội xung kích hoạt động từ ngày 14 ÷ 17/4. Đây là lần đầu tiên một trung đội xung kích VN xâm nhập khu vực phía bắc vùng hành quân Phù Dung.
Ca sĩ Connie Stevens tại căn cứ Long Bình ngày 28/12/1969. Show diễn được
tổ chức bởi ông bầu Bop Hope (người đang ... chổng mông vào mặt các GI).
Bình Dương, 8/1/1973.
Các toán biệt kích Mỹ hoạt động bên này biên giới VN, tất cả hoạt động trung bình 2 ngày, trừ một toán xâm nhập thung lũng A Shau, lục soát 9 ngày và báo cáo không có hoạt động đáng kể của đối phương. Một toán khác chạm đối phương, kết quả 2 quân nhân Mỹ và 3 biệt kích VN bị thương, giết 9 quân đối phương.
Một toán biệt kích Mỹ khác xâm nhập từ ngày 11 ÷ 14/4 báo cáo đối phương hoạt động mạnh, gồm có 2 lần bắn 45 hỏa tiễn 122 ly vào mục tiêu cách đó 21 giây (tính từ lúc bắn).
CĂN CỨ ĐỊA 611
Ngày 21/4, trung đội xung kích VN xâm nhập khu vực Salient bên Lào một cách êm thấm. Ngày hôm sau, trung đội xung kích đụng phải 300 quân đối phương. Kết quả 10 biệt kích quân bị thương, 9 mất tích, thiệt hại của đối phương không rõ. Trong lúc bốc đơn vị xung kích, một trực th8ang UH-1H bị bắn rơi và bốc cháy khi chạm đất. Hai nhân viên phi hành đoàn bị thương, sau đó được cứu thoát cùng với trung đội xung kích.
Một chuyến xâm nhập dò thám đường 548 ngày 3 /4 bị đối phương tấn công, toán biệt kích Mỹ chỉ ở được chừng hai tiếng rưỡi đồng hồ
NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU
Giáo sư Vủ Đình Hiếu - P59
VÙNG PHI QUÂN SỰ VỀ HƯỚNG TÂY
Các toán biệt kích Mỹ xâm nhập vùng phi quân sự (Nickle Steel) ngày 6/4, một trực thăng UH-1H bị hỏng máy lúc thả toán và rớt trên bãi đáp. Kết quả một nhân viên phi hành đoàn và ba biệt kích quân bị thương. Toán thứ hai nghe tiếng đại liên 51 ly và hai súng đại bác 152 ly bắn tất cả tám viên. Trực thăng võ trang Cobra được điều động tấn công các ổ súng, gây hai tiếng nổ phụ lớn.
Một bộ phận trong Toán Cố vấn Đặc nhiệm 1 thay thế toán Một, sư đoàn 5 Cơ động Mỹ trên đồi 950 (Hickory) nơi đặt đài tiếp vận. Hoạt động của đối phương trong các ngày 19, 20 và 21 cho thấy đối phương đã nới rộng vùng kiểm soát và có thể tấn công đài tiếp vận trong tương lai.
TÓM LƯỢC HÀNH QUÂN PHÙ DUNG
Các toán biệt kích xác nhận đối phương vẫn tiếp tục sử dụng đường 110, khu vực bắc căn cứ địa 609 đối phương hoạt động mạnh. Cách xa căn cứ địa hơn 10 km về hướng tây thì ít thấy đối phương hoạt động. Bốn km về hướng nam đài tiếp vận Golf – 5 có sự hiện diện của đối phương. Điều này cho biết trong thời gian qua, khu vực dọc theo suối Dak Xou hoạt động của đối phương đã gia tăng trong mùa mưa.
Trại Dak Pek.
Một kho tiếp vận của đối phương cách căn cứ địa 609 khoảng 22 km về hướng bắc, trong thung lũng suối Dak Rolong vẫn còn hoạt động. Quân đối phương trở về trại nơi hướng bắc căn cứ địa 609 khoảng 10 – 15 km để chuẩn bị trồng trọt, cày cấy trong mùa mưa, nơi những vùng sản xuất gạo.
Các toán biệt kích hoạt động xung quanh căn cứ địa 607 báo cáo đối phương sử dụng vùng bình nguyên, đặc biệt là trong thung lũng có suối. Đối phương đang sử dụng đường 614, và có lẽ nghi ngờ những nơi có thể là bãi trực thăng đổ quân nên tiếp tục cưa cây chỉ còn cao ba bộ (0.91m) để không cho trực thăng đáp xuống.
Tài liệu tìm thấy của tù binh (chết trước khi thẩm vấn) cho biết Tiểu đoàn 802, Đoàn 4, Quân khu Trị Thiên Huế hoạt động trong vùng phụ cận thung lũng suối Yavor, khoảng 15 km về hướng đông căn cứ địa 607. Tài liệu cho biết thêm, Đoàn 4 gồm có 11 đơn vị trực thuộc (có lẽ cấp đại đội), nhận thêm sáu tân binh và cán bộ. Đơn vị đang trong giai đoạn củng cố, tuy nhiên vẫn có nhiệm vụ tác chiến, đánh phá đường tiếp vận, kho vật liệu, phối hợp với lực lượng địa phương chống lại biệt kích. Tài liệu tiếp tục với huấn lệnh của Ủy ban Vấn Đề Hiện Tại, báo động những trận tấn công biệt kích các căn cứ hậu cần, các đơn vị tổ chức mừng ngày 19 /5 với chiến thắng.
Các toán biệt kích xâm nhập phần giữa khu vực hành quân Nickle Steel không thấy có dấu hiệu hoạt động của đối phương. Trong khi đó các toán xâm nhập nơi hướng đông báo cáo đối phương hoạt động mạnh và sử dụng pháo binh.
Việc bàn giao các trung đội xung kích cho VN có phần chậm trễ, lý do thiếu sự yểm trợ của không quân.
HÀNH QUÂN BIỆT HẢI
Có tất cả sáu chuyến hành quân Dodge Mark được hoạch định, và được thực hiện 5 chuyến trong thời gian kể trên. Ngày 29/3, trong cuộc hành quân Dodge Mark 12, đã chạm súng giết chết 1 quân đối phương, tịch thu 1 súng ngắn và ít tài liệu. Hành quân Dodge Mark 17 diễn ra trong vùng phi quân sự ngày 20/4. Kết quả không chạm đối phương. Tốc đỉnh bắn phá bờ biển trong khoảng 15 phút.
Theo tài liệu MACV /SOG Command History,
Annex B. by Charles F. Reske.
End/Finish
No comments:
Post a Comment