Ngày
2/5/1968, toán biệt kích do Trung Sĩ Nhất Leroy Wright làm trưởng toán
đã xâm nhập vào vùng Lưỡi Câu. Thành viên của toán còn có Trung sĩ Lloyd
“Frenchie” Mousseau, Brian O’ Conner cùng 9 biệt kích Nùng.
Toán
biệt kích xuất phát từ căn cứ Quản Lợi vào một buổi sáng. Trung sĩ nhất
Roy Benavidez là bạn của Leroy Wright đã ra tiễn đưa, với lời chúc
thành công. Thế nhưng, khi toán vừa đáp đất, đã chạm trán ngay lập tức
với lực lượng đối phương đông đảo là bọn giặc cướp cộng phỉ Bắc Việt xâm
lược và buộc phải quay trở lại trong lúc đối phương đuổi theo sát nút
và xử dụng hỏa lực dữ dội để kiềm chế không để cho các biệt kích quân
ngóc đầu dậy.
Đồng
thời, địch quân bắn đuổi những chiếc trực thăng cấp cứu ra chỗ khác.
Một trực thăng vũ trang trúng đạn, rơi xuống thành đống sắt vụn.
Đối
phương tăng quân bao vây toán biệt kích đang nằm chịu trận dưới trận
mưa của các loại hỏa lực như súng cối, B40, AK47... Bỗng một loạt đạn AK
trúng đầu Wright, anh ta ngã ra chết ngay tức khắc. Mousseau và
O’Connor cùng bị nhiều vết thương. Còn tất cả những biệt kích quân Nùng
cũng đều trúng đạn, kẻ chết, người bị thương nằm la liệt. Toán biệt kích
chỉ còn nước chờ bị xóa sổ.
Cùng
thời điểm trên, tại một túp lều dã chiến trong căn cứ hành quân tiền
phương Quản Lợi, Roy Benavidez lắng nghe những lời đàm thoại qua máy truyền
tin, điện đàm giữa các phi công trực thăng vũ trang và phi công lái máy
bay quan sát điều hành không quân yểm trợ (FAC). Roy Benavidez rất sốt
ruột, lo lắng cho các chiến hữu của mình. Leroy Wright, Mousseau, Brian
O’Connor và cả những biệt kích Nùng đều lâm nạn.
Một
lữ đoàn của Sư Đoàn Bộ Binh số 1 “Anh Cả Đỏ” đang hành quân gần đó,
nhưng họ không được phép vượt biên sang Campuchia. Một toán cấp cứu
Bright Light cũng không có. Phải làm gì đây? Roy Benavidez đứng ngồi
không yên.
Bị
mất nhiều máu, Brian O’Connor đuối dần. Anh nghe như tiếng trực thăng
đang đến, nhưng không di chuyển được. Khi chiếc trực thăng vừa chạm đất,
Roy Benavidez xách túi đựng dụng cụ y tế nhảy xuống và chạy thật nhanh
vào bụi rậm, nơi các biệt kích SOG nằm la liệt.
Roy
tình nguyện một mình đi cứu toán biệt kích. Đối phương trông thấy chiếc
trực thăng đáp xuống liền bắn ra tới tấp. Một viên trúng vào đùi Roy,
anh ta vẫn tiếp tục chạy, không dám dừng lại.
Vào
đến vị trí toán biệt kích, Roy quan sát thật nhanh xung quanh: Wright
đã chết, Mousseau trúng đạn vào đầu, nằm thẳng cẳng nhưng chưa chết,
O’Connor bị thương nhưng vẫn còn bò lết được. Roy Benavidez băng bó cho
bạn, chia số đạn còn lại cho những người bị thương để bắn cầm cự. Roy
lãnh thêm 1 viên AK nữa vào đùi phải trong lúc chỉ điểm cho trực thăng
oanh kích và để đưa những người sống sót ra.
Khi
chiếc trực thăng đã hạ cánh, Roy đưa khẩu AK cho O’Connor, còn mình thì
vác theo xác Wright. Một viên AK khác trúng vào phổi, Roy đổ xuống,
choáng váng. Chiếc trực thăng trúng đạn súng cối, gục đầu xuống, cả viên
phi công và người xạ thủ đại liên đều chết.
Roy
cố lết lại chiếc trực thăng, giúp những người sống sót ra khỏi máy bay,
trước khi nó bốc cháy. Roy tiếp tục chỉ điểm cho phản lực Phantom F4
oanh kích và lĩnh thêm 2 viên đạn AK nữa. Trong lúc đó, đối phương bắn
rơi thêm một chiếc trực thăng Gunship nữa.
Rồi
một chiếc Huey khác vào bãi đáp, trên chiếc trực thăng có Trung sĩ quân
y Ronald Samsons, anh ta giúp Benavidez kéo, dìu phi hành đoàn chiếc
trực thăng trúng đạn, xác biệt kích quân lên máy bay. Trên đường về,
Benavidez bất tỉnh vì mất nhiều máu và kiệt sức. Mouseau chết vì vết
thương ở đầu quá nặng. Wright đã chết trước đó.
Về
sau họ được truy tặng huân chương Ngoại Hạng (Distinguish Service
Cross). Benavidez nằm bệnh viện gần một năm, điều trị 7 vết thương đạn
AK, cộng 28 mảnh B40, cối 60 ly của đối phương. Roy Benavidez liều mạng
cứu 8 người, nhưng chẳng hiểu sao không hề được thưởng công. Người ta
chỉ giải thích do giấy tờ bị thất lạc.
Mười
ba năm sau, khi đã về hưu, Thượng Sĩ Roy Benavidez mới được máy bay
quân đội chở đến Washington để Tổng Thống Reagan gắn huy chương Danh Dự
(Medal of Honor).
Sau
ngày Roy Benavidez cứu toán biệt kích ở Campuchia trong tháng 5/1968,
toán Alabama mới xâm nhập lãnh thổ Lào, cách thung lũng A Shau 15 dặm,
họ gắn máy nghe trộm các cuộc điện đàm của đối phương. Trưởng toán là
Trung sĩ John Allen, ngoài ra thành viên của toán còn có Kenneth Cryan,
Paul King và sáu biệt kích Nùng.
Toán
Alabama xâm nhập vùng và nghi ngờ có 1 sư đoàn Bắc Việt. Đơn vị này rút
qua Lào khi Sư Đoàn Kỵ Binh Không Vận số 1 của Mỹ mở cuộc hành quân càn
quét khu vực chung quanh thung lũng A Shau.
Khi
chuẩn bị thả toán biệt kích gần đến bãi đáp, Allen trông thấy hầm hố,
công sự phòng thủ của đối phương dưới rặng cây, nhưng không thấy bóng
dáng quân Bắc Việt tại địa điểm thả toán. Allen bèn ra hiệu đáp xuống và
toán biệt kích bắt đầu thực thi nhiệm vụ. Họ di chuyển khoảng 1 tiếng
đồng hồ.
Với
kinh nghiệm của 20 chuyến xâm nhập ở Lào, một chuyến Bright Light xuống
miền Bắc Việt Nam và giác quan thứ 6 mách bảo, Allen ra hiệu cho toán
phó Ken Cryan biết: “Có điều gì đó không bình thường, ngửi mùi cũng biết
chuyện đó”. Allen cùng một biệt kích Nùng tiến tới đằng trước quan sát
Hai
người lên trước khoảng 250 thước, họ trông thấy khoảng đất rộng đã được
dọn dẹp, những nhánh cây cao trên đầu được cột lại, che giấu khoảng đất
trống ở dưới. Ở giữa có một căn nhà làm bằng tre. Rõ ràng đây là sở chỉ
huy của đối phương, có những tên lính Bắc Việt ra vào. Xa hơn chút nữa
có đường hầm rộng đủ 2 người cùng đi đào sâu vào trong núi. Allen chụp
mấy tấm ảnh rồi lùi về chỗ toán biệt kích Alabama.
Toán
phó Ken Cryan cho biết có vài tên lính Bắc Việt vừa đi ngang qua. Allen
quyết định “cắt đuôi”, rồi cả toán nghe tiếng hô, tiếng lùng sục trong
các bụi rậm trên đường họ vừa di chuyển qua. Toán biệt kích chạy thoát.
Vài phút sau, người biệt kích dẫn đường đưa toán băng qua một con đường
mòn, có lẽ dẫn tới sở chỉ huy. Âm thanh truy lùng toán biệt kích chỉ
cách họ chừng 50 thước, Allen quyết định tăng tốc độ di chuyển.
Họ
băng qua một đường mòn nữa, nghe tiếng gọi nhau của đối phương ở cánh
phải và cả tiếng trả lời phía sau. Toán biệt kích chạy hết sức lực lên
ngọn đồi, để lại phía sau những tràng súng AK nổ vang dội núi rừng. Một
biệt kích đáp lại bọn địch bằng tràng CAR15. Cryan quỵ xuống ôm lấy đùi
bên phải, Allen chạy lại xốc nách Cryan dìu đi, mặc cho Cryan yêu cầu
hãy chạy đi, để anh ta ở lại. Một biệt kích Nùng trúng 1 viên AK vào
ngực, gục xuống đất chết, cũng được đồng đội cõng theo.
Trong
khi Paul King gọi máy bay cấp cứu, Allen tìm chỗ để phòng thủ. Anh ta
thấy một hố bom cách chừng 50 thước trên đường lên núi, bèn ra lệnh cho
các thành viên bắn yểm trợ. Allen dìu Cryan di chuyển đến hố bom, bộ
phận còn lại theo sau. Allen trải tấm panel màu cam giữa lòng hố bom,
đánh dấu vị trí toán biệt kích để Paul King gọi phi cơ đến ứng cứu.
Người
biệt kích Nùng đã chết, Cryan trúng đạn vỡ xương đùi khiến anh ta đứng
lên không nổi. Có lẽ phải cưa chân. King chích morphin cho Cryan, đủ cho
anh ta đỡ đau và tỉnh táo.
Allen
cùng những biệt kích còn lại chuẩn bị công sự phòng thủ xong thì bọn
cộng sản bắc việt xuất hiện đông như kiến, tiến lên đồi. Nhờ vị trí trên
cao, toán biệt kích ném lựu đạn xuống khiến đối phương phải lui lại.
Đúng
lúc đó, King gọi Allen: “Đã có phi cơ FAC lên vùng” và đưa máy cho anh
ta liên lạc. Khi King bước ra miệng hố thay cho Allen thì gần như ngay
lập tức, một viên AK bắn trúng đầu King khiến anh ta ngã ra chết ngay
tức khắc. Toán Alabama giờ đã có 2 người chết.
Máy
bay quan sát chỉ điểm cho những chiếc phi tuần đánh bom nhằm đẩy lui
Quân Bắc Việt ra xa. Thế là hết Phantom F4 đến lượt Super Sabres F100,
lại đến A1 Skyraider, rồi trực thăng đến. Nhưng viên phi công non gan,
không dám xuống, mặc dù Allen đã trải panel, đánh dấu vị trí toán biệt
kích và đưa tay ra hiệu.
Lòng
vòng một hồi, chiếc trực thăng phải bay về vì hết nhiên liệu, hẹn hôm
sau sẽ trở lại (!) Toán Alabama đành phải đợi đến sáng hôm sau. Đêm đó,
họ phải chiến đấu suốt đêm, thêm 1 biệt kích Nùng nữa bị thương nhẹ.
Sáng
hôm sau, Quân Bắc Việt vẫn tiếp tục bò lên tấn công, bỗng có 1 tiếng nổ
lớn rung động hố bom. Allen định thần nhìn quanh, toán Alabama 9 người
lúc xâm nhập giờ đây chỉ còn lại anh ta và 1 biệt kích Nùng, còn tất cả
đều thương vong, nằm la liệt trong hố bom.
Đêm
qua, bọn cộng phỉ bắc việt đã đem rất nhiều súng máy phòng không 12 ly 7
và 37 ly đến xung quanh khu vực toán biệt kích. Bọn chúng biết thế nào
máy bay Mỹ cũng sẽ đến ứng cứu, nên đã chuẩn bị trận địa.
Đúng
như dự đoán, một chiếc Phantom bị bắn rơi, những chiếc khác lo tìm cách
tiêu diệt hỏa lực phòng không của đối phương. Đến chiều, trực thăng cấp
cứu CH-53 Jolly Green đến bốc toán Alabama. Do sườn núi dốc, chiếc
CH-53 không đáp đất được đành phải thả dây cấp cứu xuống. Allen đặt
Cryan lên một dây, dây bên kia cho một biệt kích Nùng ngồi vào, rồi
chào: “Hẹn gặp ở Phú Bài”.
Chiếc
CH-53 từ từ bốc lên, một rừng đạn AK của bọn cộng sản Bắc Việt bắn đuổi
theo trúng cả hai, máu của cả hai nhỏ xuống mặt Allen, chiếc trực thăng
hốt hoảng bay đi luôn. Quân Bắc Việt vẫn bắn theo, nhằm vào đám biệt
kích chứ không phải trực thăng. Hai xác chết xuôi tay, nhưng vẫn còn
dính dây cấp cứu nên được trực thăng đem đi.
Chiến dịch Silver City, 13/4/1966
Allen
nổi điên, chửi thề um xùm và nói với FAC là sẽ tìm đường khác. Viên phi
công lái FAC rất bình tĩnh hỏi lại: “John, anh định tìm đường nào?”.
John Allen lấy thêm đạn từ những biệt kích đã chết, rồi ra khỏi hố bom,
chạy như bay xuống núi. Quân Bắc Việt bất ngờ nên không kịp bắn đuổi
theo. Chạy được một quãng, John Allen gọi FAC:
- Tôi đã ra khỏi, trực thăng có chưa?
- Tôi vẫn theo bạn, sẽ có Kingbee đến đón.
- Còn mấy ông bạn của tôi thì sao?
- Y tá nói họ Ok! Họ Ok! (viên phi công FAC nói dối, để trấn an Allen).
Cuối
cùng, chiếc Kingbee do phi công của Phi Đoàn 219 huyền thoại của Không
Quân VNCH lái đã đến bốc được Allen đưa về căn cứ hành quân tiền phương
Phú Bài. Đến lúc này người ta mới biết Cryan và người biệt kích Nùng
lĩnh mỗi người đã bị 30 viên đạn AK vào người khi chiếc trực thăng CH-53
đến bốc họ.
Cuối
cùng, toán biệt kích Alabama chỉ còn mỗi mình Allen sống sót. Ngay cả
biệt kích quân ngồi sau ghế phi công của chiếc FAC là Trung Sĩ Nhất John
Robertson, cũng chết 15 ngày sau, khi đi theo Phi Đoàn 219 Kingbee
huyền thoại ứng cứu trong một phi vụ, cách toán Alabama xâm nhập trước
đó khoảng 10 dặm.
(Sài Gòn trong tôi/ Nguyễn Phúc An Sơn st/ Chuyện Biệt Kích – CCBM.NKT)
No comments:
Post a Comment