Friday, August 6, 2021

CHIẾN TRANH TIẾP TỤC: MÙA MƯA 1974 (Trích trong tác phẩm “BLACK APRIL” tác giả Jay Veith)

Từ nhiều năm, “con lắc” của cuộc chiến đong đưa theo mùa nắng (khô), mưa. Những trận đánh lớn trên quân đoàn III thường xẩy ra trong mùa nắng, khoảng từ tháng Mười đến tháng Năm, và cuờng độ giảm đi trong mùa mưa. Nhưng năm 1974 khác với những năm trước, khi mùa mưa đến, Trung Tướng Trần Văn Trà (VC), tư lệnh Mặt Trận B-2 ra lệnh, tiếp tục tấn công trong quân đoàn III và IV VNCH, vùng phiá nam, miền nam Việt Nam. Mục đích của Tướng Trà làm suy yếu khả năng chiến đấu của quân đội VNCH, đồng thời cải thiện chiến lược của ông ta, chuẩn bị cho một cú đấm mạnh hơn trong năm 1975.

Tướng Trà có bề ngoài không phô trương, gầy gò, trong bộ quân phục bình thường không ủi hồ, và không có cấp bậc hay đơn vị. Không được cung cấp đồ trang bị, chiến cụ (dồi dào) như các cấp chỉ huy quân đội cộng sản khác chịu trách nhiệm những khu vực nơi phiá bắc của miền nam Việt Nam, Tướng Trà tự cho mình là người đánh cờ, xử dụng đường đi, nước bước để đạt chiến thắng. Tên thật của ông ta là Nguyễn Chấn, sinh năm 1919 trong tỉnh Quảng Ngãi, tham gia cách mạng năm 1936, được kết nạp đảng viên năm 1938. Ông ta chiến đấu chống quân đội Pháp trong khu vực gần Saigon, rồi tập kết ra Hà Nội sau hiệp định Geneve. Tướng Trần Văn Trà trở lại miền nam (hồi kết) cuối năm 1962.

Trong tháng Mười Hai năm 1973, Trung Ương Cục Miền Nam đưa ra bản hướng dẫn chiến thuật cho năm 1974. Dựa vào nghị quyết 21 của Bộ Chính trị, Tướng Trà quyết định mở các trận “tấn công chiến thuật” bắt đầu từ tháng Ba. Mỗi trận tấn công vào một một mục tiêu đặc chọn lọc để đạt mục đích giới hạn đặc biệt. Ông ta muốn hoàn thành bốn mục tiêu trong quân đoàn III VNCH. Mục tiêu đầu tiên, ngăn cản quân đội VNCH gia tăng sự phòng thủ thành phố Saigon. Điều này có thể đạt được bằng cách đánh chiếm đất đai tại những điạ điẻm quan trọng. Bắc Việt gọi chiến thuật này là “chiến đấu trong phạm vi hiệp định Paris”. Mục tiêu thứ hai, nới rộng các vùng “giải phóng” bằng cách đánh dứt điểm các đồn bót VNCH trong khu vực cộng sản kiểm soát. Mục tiêu thứ ba, đẩy quân đội VNCH vào thế phòng thủ, không thể phản công lấy lại quân Lộc Ninh (thủ đô của MTGPMN), mà quân cộng sản lấy được năm 1972. Mục tiêu cuối cùng, Tướng Trà muốn xây dựng lại phong trào chính trị trong thành phố, tạo sự hỗn loạn, hoang mang trong hàng ngũ, quân, dân, cán, chính VNCH.

Để phòng thủ, quân đội VNCH có một đạo quân hùng mạnh trong vùng III chiến chuật, với ba sư đoàn bộ binh: 5, 18, và 25, lữ đoàn 3 Kỵ Binh, hai sư đoàn Không Quân, và liên đoàn 81 Biệt Cách Dù. Tuy nhiên cả ba sư đoàn bộ binh đều đã từ lâu mang tiếng “bết” trong quân đội VNCH, mặc dầu sư đoàn 5 BB nổi tiếng trong trận tử thủ An Lộc năm 1972. Sư đoàn 5 bảo vệ hướng bắc, sư đoàn 25 hướng tây, và sư đoàn 18 hướng đông thành phố Saigon.

Trận tấn công chiến thuật của Tướng Trà bắt đầu từ cuối tháng Ba năm 1974, sư đoàn 5 (công trường 5) cộng sản tấn công quân Đức Huệ trong tỉnh Hậu Nghiã, hướng tây Saigon. Ông ta muốn đẩy các đơn vị VNCH lùi xa khỏi biên giới với Cambodia, và bờ bên kia sông Vàm Cỏ Đông. Sau đó quân đội cộng sản sẽ thiết lập các căn cứ (kho) tiếp liệu trong khu vực vừa lấy được.

Ngày 27 tháng Ba, một đơn vị đặc công xâm nhập căn cứ Đức Huệ, tiểu đoàn 83 Biệt Động Quân (trại biên phòng) đẩy lui trận tấn công của đặc công. Tiếp theo quân cộng sản xử dụng một đơn vị lớn tấn công, cũng thất bại, không vào được căn cứ. Quân cộng sản đổi sang chiến thuật bao vây, pháo kích, đóng chốt cắt đường không cho tiếp viện tiểu đoàn 83 BĐQ. Một đơn vị đặc nhiệm sư đoàn 25 BB được không quân yểm trợ cũng không phá được vòng vây của địch. Cả hai bên kẹt cứng, đào hầm hố, củng cố vị trí chiến đấu. Đến cuối tháng Tư, quân đội VNCH quyết định phá vỡ vòng vây xung quanh căn cứ Đức Huệ. Bộ tư lệnh quân đoàn III phối hợp một trận tấn công lớn, gồm vài tiểu đoàn sư đoàn 25 BB, liên đoàn 7 Biệt Động Quân và Điạ Phương Quân. Tất cả đặt dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi, tư lệnh lữ đoàn 3 Kỵ Binh. Lữ đoàn 3 Kỵ Binh là một đơn vị đặc biệt, duy nhất trong quân đội VNCH, Tướng Khôi được các cố vấn Hoa Kỳ cho là vị tướng Thiết Giáp giỏi nhất của miền nam Việt Nam. Lữ đoàn Thiết Giáp của ông ta chia làm ba đơn vị trực thuộc: Chiến đoàn (Task Force-Đặc Nhiệm) 315, 318 và 322. Mỗi chiến đoàn có một thiết đoàn kỵ binh, một tiểu đoàn BĐQ thuộc liên đoàn 33/BĐQ, và một pháo đội đại bác 105ly.

Kế hoạch hành quân đòi hỏi một đơn vị Điạ Phương Quân, hay Bộ Binh tấn công, ngăn cản không cho địch quân đang vây quanh căn cứ Đức Huệ rút chạy. Khi giai đoạn kể trên hoàn tất, đoàn chiến xa của Tướng Khôi sẽ di chuyển lên phiá bắc Đức Huệ, băng qua biên giới Việt Miên vào khu vực Mỏ Vẹt (Lưỡi Câu, Mỏ Vẹt trước là căn cứ, an toàn khu của địch). Từ đó tấn công vào phiá sau phòng tuyến địch. Ngày 27 tháng Tư, không quân Việt Nam oanh kích các vị trí của địch xung quanh Đức Huệ. Tiếp theo, các đơn vị VNCH nhanh chóng tìến vào vị trí ngăn chận không cho địch rút chạy về hướng bắc, hướng nam quân Đức Huệ. Suốt đêm, binh sĩ Thiết Giáp, Biệt Động Quân được tầu đưa qua sông Vàm Cỏ Đông, tấn công về hướng tây qua đất Miên, sau đó xuống phiá nam, thanh toán dễ dàng, nhanh chóng đơn vị hậu cần, tiếp liệu của địch. Mất đồ tiếp liệu, địch quân tan hàng, bỏ chạy. Biệt Động Quân, Thiết Giáp lấy được nhiều quân dụng, đồ tiếp liệu của địch.

Trận đánh đẹp mắt, phối hợp liên quân binh chủng, nhưng đó cũng là trận tấn công cuối cùng của quân đội VNCH trong cuộc chiến. Kế hoạch của Tướng Trà thất bại, sư đoàn 5 (Việt Cộng) bị tổn thất nặng. Sau mùa khô 1973-1974, các cấp chỉ huy Mặt Trận B-2 họp để rút ưu khuyết điểm. Măc dầu bị tổn thất nặng, Tướng Trà và cấp trên của ông ta, Phạm Hùng, một thành viên trong Bộ Chính Trị, Bí Thư đảng ủy trong Trung Ương Cục Miền Nam, vẫn cho là họ thành công trong mùa khô vừa qua. Dưới vùng IV chiến thuật, quân đội VNCH đã bị ngăn cản không cho “ăn trộm” gạo trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, và mất nhiều đồn bót (nói theo kiểu cộng sản). Trong vùng III chiến thuật, họ (địch quân) tin rằng, đã đánh bại kế hoạch của Tổng Thống Thiệu, phản công lấy lại những vùng đất bị mất năm 1972. Quân đội VNCH chưa hề đe dọa tấn công lấy lại Lộc Ninh, và không tăng cường thêm lực lượng phòng thủ Saigon. Về chiến lược, Tướng Trà tin rằng, kế hoạch “điên khùng” (không thực tế) của Tổng Thống Thiệu, “phòng thủ khắp nơi” đã đẩy quân đội VNCH vào thế phòng thủ thụ động, không thể chống trả những cuộc tấn công cùng lúc (nhiều mũi tấn công vì trải quân ra để giữ đất). Theo ông ta, khả năng chiến đấu của quân đội VNCH sút giảm, tình trạng đào ngũ gia tăng, số lượng tân binh giảm đi. Vì sự viện trợ bị cắt giảm, nhiều phi cơ, xe cộ phải nằm kho, thiếu cơ phận thay thế sửa chữa. Trong khi đó, miền Bắc tiếp tục đưa thêm quân vào miền Nam Việt Nam.

Cũng vì thế, Phạm Hùng kết luận, đã đến lúc thay đổi cường độ tấn công. Lần đầu tiên, ông ta cho lệnh tấn công trong lúc thời tiết xấu (mưa) “Một mùa mưa không như những mùa mưa trước” Nói chuyện với tư lệnh Mặt Trận B-2 (Tướng Trà), Phạm Hùng nhấn mạnh “Trong mùa khô năm nay, một sự kiện mới hiện ra. Chúng ta đang chiến thắng và thẳng tiến, trong khi địch (VNCH) đang suy yếu, trên đường đi xuống. Trong mùa mưa năm nay, chúng ta có nhiều lợi thế… [và] không lo vấn đề thời tiết, những khó khăn, chúng ta phải xúc tiến những hoạt động của chúng ta… [do đó] trong mùa khô năm 1975, chúng ta có khả năng tạo nên một khúc quanh mới (lịch sử), một thành qủa quan trọng… Một chiến thắng vẻ vang trong năm 1975-76… nằm trong khuôn khổ nghị quyết 21. Nền tảng căn bản cho những quyết định của chúng ta là tình thế vừa xẩy ra trong thời gian qua, đặc biệt trong vòng bốn tháng qua.” Phạm Hùng đã nhận thấy sự suy yếu của VNCH bắt đầu. Đó cũng là thời điểm Tướng Murray đã cảnh báo, việc cắt giảm viện trợ bắt đầu gây hiệu qủa.

Kế hoạch cho mùa mưa năm 1974 thay đổi chút đỉnh: các trận tấn công chiến thuật, vào các mục tiêu, vị trí lựa chọn. Tăng cường, yểm trợ các phong trào, hoạt động trong thành phố, các đơn vị điạ phương. Vấn đề quan trọng nhất đối với Tướng Trà, gia tăng sức mạnh cho các đơn vị chính quy trực thuộc, sẵn sàng cho mùa khô năm 1974-75. Để thực hiện điều trên, ông ta yêu cầu bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Bắc Việt, tăng viện. Đã từ lâu, Tướng Trà tin tưởng Mặt Trận B-2 là chiến trường quan trọng nhất trong suốt cuộc chiến (Tướng Trà viết hồi ký “Thành Đồng B-2” bị tịch thâu và ngôi sao của ông ta xuống luôn), và luôn luôn yêu cầu được tăng quân, vũ khí, chiến cụ. Đã có lúc ông ta nổi tiếng trong bộ TTM Quân Đội Bắc Việt, lúc nào cũng than. Và như thường lệ, bộ TTM Quân Đội Bắc Việt từ chối gửi các sư đoàn tổng trừ bị vào cho ông ta.

Để bù vào thiếu sót, Tướng Trà “quyết định thành lập một sư đoàn nhẹ cho mỗi vùng chiến thuật, bằng cách kết hợp các trung đoàn độc lập (biệt lập), các bộ phận yểm trợ, và bổ sung nhân viên thành lập bộ tư lệnh sư đoàn … Quân Khu 7 (MR-7, bao gồm gần hết lãnh thổ vùng 3 chiến thuật VNCH) chỉ có hai trung đoàn độc lập… kết hợp, thành lập sư đoàn 6(-)” Tương tự, nhưng đầy đủ hai sư đoàn 8 và 4 cho Quân Khu 8 và 9. Đồng thời Tướng Trà quyết định kết hợp sư đoàn 7 và 9 (hai sư đoàn thiện chiến VC) thành lập Quân Đoàn 4, mới đầu đặt tên là Đoàn 301 do Thiếu Tướng Hoàng Cầm chỉ huy.

Tướng Trà bắt đầu các trận tấn công mùa mưa hôm 16 tháng Năm do sư đoàn 9 (VC) đảm trách. Sau đợt pháo kích phủ đầu, sư đoàn 9 (VC) tấn công các ngôi làng trong khu vực “Tam Giác Sắt”. Các trận đánh xẩy ra trên tỉnh lộ 7, con đường chính nơi hướng bắc khu tam giác, sông Saigon và sông Thị Tính làm thành hai cạnh còn lại. Tỉnh lộ 7 chạy dài từ làng Rạch Bắp nơi hướng tây đến Bến Cát. Ở Bén Cát có chiếc cầu quan trọng trên tỉnh lộ 7 bắc qua sông Thị Tính.

Sư đoàn 9 (VC) xử dụng hai trung đoàn, được chiến xa, pháo binh yểm trợ bắt đầu tấn công vào buổi sáng ngày 16 tháng Năm. Một trung đoàn nhanh chóng đánh chiếm đồn Rạch Bắp, rồi tiếp tục tiến về hướng đông trên tỉnh lộ 7, tấn công làng kế tiếp, An Điền. Đơn vị Điạ Phương Quân phòng thủ An Điền chống trả quyết liệt 36 tiếng đồng hồ mới rút lui về Bén Cát. Quân cộng sản truy kích, nhưng Đia Phương Quân giữ vững Bến Cát và chiếc cầu quan trọng, không cho địch băng qua. Nhận thức được tầm mức quan trọng của chiếc cầu (sẽ phải xử dụng đẻ phản công lấy lại đồn Rạch Bắp), bộ tư lệnh Quân Đoàn III đưa Biệt Động Quân và Công Binh vào giữ chiếc cầu quan trọng. Sư đoàn 9 (VC) ngừng tấn công, đào hầm hố phòng thủ An Điền, đồng thời đưa thêm vào các ổ súng phòng không, đại bác, thiết lập các bãi mìn phòng thủ đợi quân đội VNCH đến tái chiếm.

Tư lệnh quân đoàn III ra lệnh cho Tướng Lê Minh Đảo đưa sư đoàn 18 Bộ Binh vào “quét sạch” địch quân ra khỏi khu vực “Tam Giác Sắt”. Tướng Đảo nắm quyền chỉ huy sư đoàn 18 từ tháng Ba năm 1972, thăng cấp Chuẩn Tướng tháng Mười Một 1972, tư lệnh sư đoàn 18 cho đến khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc. Tướng Đảo là vị tướng nhiều năng động, không ở trong bộ tư lệnh, ra lệnh qua máy truyền tin. Ông ta đi đến “thăm hỏi” các đơn vị trực thuộc thường xuyên, đến cấp tiểu đoàn. Theo Đại Tá Le Gro, sư đoàn 18 BB “đơn vị VNCH hiệu qủa nhất” trong quân đoàn III.

Tướng Đảo xử dụng hai trung đoàn tấn công lấy lại An Điền hôm 1 tháng Sáu. Cả hai trung đoàn đụng phải sức kháng cự mạnh mẽ của địch với hầm hố, giao thông hào chiến đầu vững chắc. Sư đoàn 9 (VC) xử dụng 10 chiến xa cùng với bộ binh phản công, binh sĩ VNCH bắn hạ bốn chiếc. Đêm xuống, Công Binh sư đoàn 18 xử dụng đèn pin gỡ đợc 40 qủa mìn trên tỉnh lộ 7.

Trận đánh kéo dài thêm hai ngày nữa, cuối cùng Tướng Đảo phải xử dụng trung đoàn còn lại, và sư đoàn 9 (VC) từ từ rút lui. Đến ngày 5 tháng Sáu, sư đoàn 18 kiểm soát được An Điền, tổn thất của đôi bên lên cao. Tù binh cộng sản bắt được ở An Điền khai cả đại đội của anh ta bi thiệt hại, loại khỏi vòng chiến.

Sau khi lấy lại An Điền, Tường Đảo tập trung vào mục tiêu kế tiếp trên tỉnh lộ 7, một đồn Điạ Phương Quân tên gọi là Căn Cứ 82. Tướng Đảo xử dụng lữ đoàn 3 Kỵ Binh, dự trù sẽ tấn công bằng nhiều hướng. Địch quân tử thủ, lợi dụng điạ thế có nhiều bụi cây, điạ hình không bằng phẳng xung quanh căn cứ. Sư đoàn 9 (VC) gom quân lại sau trận An Điền, được bổ xung quân số vừa xâm nhập từ miền bắc vào, xử dụng trung đoàn còn lại vào tử thủ căn cứ 82. Địch quân thiết lập thêm bãi mìn phòng thủ, đem thêm đạn dược vào lưu trữ, chấm các hỏa tập tiên liệu cho Pháo Binh. Sau khi chuẩn bị chiến trường xong, sư đoàn 9 (VC) nằm trong hầm trú ẩn đợi quân đội VNCH đến (lấy lại đồn Điạ Phương Quân, Căn Cứ 82)

Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi, tư lệnh Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh, chỉ huy trận tấn công từ ngày 7 tháng Sáu, bị khựng lại vì hỏa lực, bãi mìn phòng thủ của địch và điạ thế khó di chuyển. Tướng Đảo bắt buộc phải xử dụng quân của ông ta (sư đoàn 18 BB), đã bị tổn thất, hao mòn sau trận đánh An Điên.

Trong khi đó, hoả lực phòng không mạnh mẽ của địch, thời tiết xấu làm sự yểm trợ của không quân không được hiệu qủa. Quân đoàm III thay vào đó bằng hỏa lực của Pháo Binh, lúc đó rất hạn chế vì sự cắt giảm viện trợ. Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng được báo cáo số đạn pháo binh tồn kho giảm đi, ra lệnh ngưng việc xử dụng pháo binh. Trung Tướng Phạm Quốc Thuần, tư lệnh quân đoàn III đích thân yêu cầu Đại Tướng Viên lẫn Trung Trướng Đồng Văn Khuyên, Tổng Tham Mưu Phó Tiếp Vận, xin thêm 150,000 vien đạn pháo binh và được chấp thuận 45,000 (gần 1/3 - một phần ba). Theo Tướng Hoa Kỳ Murray “Đổi máu lấy đạn”. Trong khi đó hỏa lực của địch rất mạnh, quân VNCH được chứng kiến quân đội cộng sản xử dụng Molotova chở đạn, binh lính bổ sung vào thẳng phòng tuyến (điều này chưa từng nghe nói đến trước năm 1973), tinh thần binh sĩ sư đoàn 18 xuống thấp. Trận tấn công của sư đoàn 18, lữ đoàn 3 Kỵ Binh khựng lại, binh sĩ sau một tháng trời chiến đấu trong điều kiện thời tiết xấu, thiếu không trợ và hỏa lực pháo binh yểm trợ không đủ theo yêu cầu nên bị tổn thất nặng. Vị tư lệnh quân đoàn III ra lệnh cho sư đoàn 18 rút ra khỏi trận điạ, thay thế bằng sư đoàn 5 Bộ Binh.

Tình thế tạm yên cho đến cuối mùa hè. Đến đầu tháng Chín, sư đoàn 5 Bộ Binh bắt đầu tấn công, chiếm lại căn cứ 82. Đến tháng Mười Một, cả khu vực tam giác sắt thuộc về quân đội VNCH. Sư đoàn 9 (VC) bị tổn thất nặng nề, cần bổ sung, tái trang bị và huấn luyện lại. Đơn vị này không thể hoạt động cho đến tháng Ba năm 1975.

Sau khi Tổng Tống Richard Nixon từ chức vì vụ Watergate, Trường Chinh phân tích tình hình như sau “Sự từ chức của Nixon… là một biến cố chính trị quan trọng, cho thấy yếu điểm, sự thất bại của chủ nghĩa đế quốc…” Tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Saigon gửi một công điện “hỏa tốc” cho Kissinger, cay đắng chống lại việc quốc hội Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ cho tài khóa 1975, tiên đoán việc cắt giảm sẽ không đem lại hòa binh, chỉ “khuyến khích” cộng sản.

Ngày 9 tháng Tám năm 1974, Gerald R. Ford tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống Hoa Kỳ thay thế Richrad Nixon. Trước đó, ông Ford đã thay thế Phó Tổng Thống Spiro Agnew hôm 6 tháng Mười Hai năm 1973 vì tội trốn thuế. Mặc dầu Tổng Thống Ford đã là Dân Biểu quốc hội từ năm 1949, nhưng ít người biết ông ta. Ông ta nhậm chức Tông Thống trong lúc chính quyền bị tai tiếng vụ Watergate. Trong tháng Chín, Tổng Thống Ford ân xá cho công dân Nixon, hy vọng sẽ đưa quốc gia đến một vị thế ổn định.

Hôm 10 tháng Tám, Tổng Thống Ford gửi cho ông Thiệu một bức thư “Những điều đất nước chúng tôi đã cam kết trước đây vẫn còn hiệu lực, và tôn trọng trong chính quyền của tôi” Ông ta khen ngợi Tổng Thống Thiệu trong việc xử dụng viện trợ đúng chỗ (nhu cầu), ông ta viết thêm “Vấn đề thủ tục luật pháp vẫn chưa hoàn tất… Tôi vẫn bào đảm với ông… rằng, cuối cùng việc yểm trợ của chúng tôi vẫn đầy đủ.” Ngày 12 tháng Tám, trong bài diễn văn, nói chuyện với lưỡng viện, Tông Thống Ford yêu cầu yểm trợ cho những người bạn đồng minh ở Đông Dương trong khi theo dõi việc đình chiến trong miền nam Việt Nam.

Bị cắt giảm viện trợ, Tổng Thống Thiệu nẩy sinh ra ý tưởng bỏ bớt đất đai, chỉ giữ lại vùng III và IV chiến thuật. Bảng phân tích cûa Thiếu Tướng Murray (quân viện) cùng với sự thăm viếng của Tướng Đồng Văn Khuyên (Tổng Tham Mưu Phó Tiếp Vận) làm ông Thiệu không được an tâm. Đến đầu mùa hè Tổng Thống Thiệu ra lệnh cho các chuyên viên kinh tế nghiên cứu ảnh hưởng của việc cắt giảm chi tiêu (chi phí quốc gia, quốc phòng,…). Và ông ta được cố vấn, tuy nhiên vấn đề rất to lớn, nặng nề: việc tái định cư vài triệu người dân tỵ nạn chiến tranh, mất thế lực chính trị, đưa đến việc di tản Huế và Đà Nẵng… Tổng Thống Thiệu phải tạm gác lại ý tưởng (bỏ bớt phần lãnh thổ thuộc hai quân đoàn I và II).

Ngày 5 tháng Chín, , Thiếu Tướng Lục Quân Homer D. Smith đến Saigon. Là một sĩ quan Tiếp Vận, Tướng Smith được cấp chỉ huy quân đội Hoa Kỳ đánh giá là một sĩ quan giỏi về vấn đề tiếp vận, tiếp liệu. Ông ta phải cắt ngắn tuần trăng mật để đến nam Việt Nam sớm. Trước khi Tướng Murray rời Việt Nam, ban tham mưu Phòng Tùy Viên Quân Sự (DAO) đã làm việc chặt chẽ với bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, phân chia số ngân khoản viện trợ quốc phòng 1 tỷ đồng (Dollars) mà họ tin rằng quân đội VNCH sắp nhận được. Theo các thủ tục hành chánh bình thường, cơ quan DAO chia số tiền viện trợ làm bốn cho mỗi tam ca nguyệt. Số tiền 250 triệu dollars qúy 1 (Q1-quarter 1) dùng để trả các nhà thầu, mua vật liệu xử dụng lâu dài như: nhiên liệu, đạn dược, còn dư chút đỉnh để mua những đồ tiếp liệu y khoa. Nhưng khi số tiền viện trợ được thông báo cắt xuống còn 700 triệu, qúy 2 giảm xuống chỉ còn 119 triệu. Đạn dược vẫn là ưu tiên hàng đầu, số tiền 119 triệu chẳng còn bao nhiêu để mua những cơ phận thay thế (phi cơ, tầu bè,…), hay những quân dụng cần thiết khác.

Chuyện cắt giảm viện trợ, ảnh hưởng rất nặng lên quân đội VNCH. Đến giữa tháng Mười năm 1974, Đại Tướng Cao Văn Viên ra lệnh giới hạn các cuộc hành quân cấp lớn của quân đội VNCH, chỉ có hai cuộc hành quân trong mỗi thời điểm và không không kéo dài hơn mười ngày trong nột tháng. Như vậy mỗi quân đoàn VNCH chỉ có thể mở một cuộc hành quân kéo dài mười ngày mỗi tháng. Theo Tướng Viên, những yếu tố giới hạn là “không trợ và đạn pháo binh” Hải quân bị giới hạn phải chấm dứt khả năng di động một số đơn vị hoạt động trong sông ngòi. Không quân VNCH cố gắng giữ tình trạng “sẵn sàng tác chiến” rất tốt cho đến giữa tháng Mời 1974, sau đó phải cho hàng trăm phi cơ cũ vào nhà kho. Cơ quan DAO hy vọng trả lại được một số phi cơ cũ, để đổi lấy tiền mua quân dụng khác như đồ phụ tùng hay nhiên liệu cho phi cơ. Tóm lại, sau này Tướng Smith viết “Những giới hạn được đặt lên… hỏa lực và di động… Tất cả gây ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu (QLVNCH) và ‘khuyến khích’ địch quân”

Ngày 12 tháng Chín, Tổng Thống Ford họp riêng với các vị lãnh tụ trong quốc hội và Kissinger, Ông Ford cho biết Hoa Kỳ đang gâp phải “một vài vấn đề khó khăn” trên thế giới. Ông ta muốn quốc hội ngừng việc ban hành các giới hạn, đặc biệt cho vùng Đông Dương. Tổng Thống Ford nói “Chúng ta phải qủa quyết rằng, Việt Nam (miền nam) se không bị tiêu diệt vì thiếu ngân khoản viện trợ”. Kissinger vạch ra một số việc quan trọng trên thế giới, rồi nói về Việt Nam “Nếu chúng ta buông ra, nó sẽ ảnh hưởng đến tất cả chính sách đối ngoại của chúng ta và những quốc gia đặt niềm tin nơi chúng ta”

Ngày hôm sau, 13 thnág Chín, Tổng Thống Ford, Kissinger họp với Đại Sứ Martin về buổi họp với các dân biểu, thượng nghị sĩ ngày hôm trước. Kissinger nói “Không thể hiểu được, chúng ta có thể dùng số tiền 1 tỷ dollar ở Do Thái mà không được ở Việt Nam, nơi đã có nhiều người (lính) Hoa Kỳ hy sinh… Việt Nam rất quan trọng trong quan niệm của thế giới về Hoa Kỳ.” Đại sứ Martin đang sửa soạn quay trở lại Việt Nam, nói với tổng thống rằng, với số tiền 700 triệu viên trợ quân sự, đủ để Saigon (chính quyền miền Nam) cầm cự qua mùa đông. Họ (Việt Nam) sẽ cần số tiền 300 triệu trước cuối năm, ngày 30 tháng Sáu năm 1975.

Ngồi trong một căn biệt thự nơi bãi biển Đồ Sơn hôm 21 tháng Bẩy, ánh sáng buổi chiều tà tràn ngập căn phòng. Tướng Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn thuyết trình cho Lê Duẫn, Tổng Bí Thư chính quyền miền Bắc Việt Nam. Tướng Tấn vạch ra những bước tiến của Quân Đội Nhân Dân kể từ đầu năm, Tướng Thái báo cáo, Quân Đội (miền Bắc) đã lấy lại được sức mạnh nơi chiến trường miền nam. Ông ta nói “Gặt hái nhiều chiến thắng và đang phát triển hướng tiến công, trong khi địch quân (VNCH)… đang trên đường đi xuống”

Lê Duẫn cũng đồng ý, miền nam đang suy yếu, và Hoa Kỳ cũng đang trong giai đoạn khó khăn vè chính trị, kinh tế. Ông ta tin rằng, Hoa Kỳ đang bí mật hợp tác với Trung Cộng, để cho Tầu gây ảnh hưởng trong khu vực Đông Nam Á, đổi lại, Trung Cộng sẽ ép Hà Nội ngừng các trận tấn công. Ông ta lấy chuyện Trung Cộng đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của VNCH làm thí dụ. Tuy nhiên, cả Hoa Kỳ lẫn nam Việt Nam đang yếu đi, Trung Cộng và cả Nhật Bản vẫn chưa sẵn sàng nhẩy vào, Hà Nội có một cửa sổ nhỏ cơ hội chiến thắng cuộc chiến tranh, và họ phải lấy cơ hội này, làm nhanh, nếu không mục đích của Bộ Chính Trị là thống nhất đất nước sẽ khó khăn mới đạt được.

Tài liệu nghiên cứu của Bộ Chính Trị về cuộc chiến Việt Nam (hoàn tất năm 1995), đồng ý với lý thuyết của Lê Duẫn “Nếu chúng ta chờ đợi rồi mới hành động, tình thế có thể sẽ trở nên phức tạp và nguy hiểm, không ai đoán trước được. Chúng ta nhanh chóng nắm lấy thời cơ và chuẩn bị chiến lược trên cả hai phương diện vị thế và lực lượng trên cả hai miền bắc và nam Việt Nam, từ đầu năm 1973, và chúng ta khôn khéo kết hợp sự chuẩn bị với trận tấn công ngoại giao, để lấy được cảm tình của thế giới….”

Tiếp theo, Lê Duẫn ra lệnh cho Tuớng Thái (Hoàng Văn Thái) phác họa một “kế hoạch chiến lược như một cơ hội chiến lược và sẵn sàng xử dụng cơ hội chiến lược đó ngay tức khắc” Theo ông ta, cơ hội chiến lược là những biến cố, khúc quanh của lịch sử mà Hà Nội có thể “chiến thắng sớm hơn, trước khi các quốc gia khác (Hoa Kỳ, Trung Cộng,…) chuẩn bị can thiệp… Trung Cộng lo ngại, nếu chúng ta chiến thắng và trở nên hùng mạnh hơn sẽ làm cản trở sự tiến vào khu vực Đông Nam Á của họ… Do đó, khi các quốc gia (ngoại nhân) chưa có thể thực hiện những ‘điều xấu xí’, vấn đề xây dựng, nắm lấy thời cơ để chiến thắng rất khẩn cấp đối với chúng ta. Khi miền nam đã được giải phóng, đất nước thống nhất, chúng ta có 50 triệu người, các quốc gia đó sẽ không còn khả năng chi phối khu vực Đông Dương”

Lê Duẫn ch thị cho Tướng Thái trực tiếp. Năm 1975, phải thanh toán (tiêu diệt) một phần lớn quân đội VNCH, để chuẩn bị cho trận tấn công (quyết định) năm 1976 mà sẽ đem lại chiến thắng. Trận tấn công đầu tiên sẽ làm ngạc nhiên miền Nam Việt Nam, đưa đến sự xụp đổ, để miền Bắc có thể chiến thắng trong vòng hai năm.

Theo lệnh của Lê Duẫn, ngày 26 tháng Tám, tổ Trung Ương (Quân Ủy Trung Ương) hoàn tất bản thảo thứ bẩy kế hoạch thôn tính miền Nam. Kế hoạch chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn 1 cho năm 1975, một trận tấn công bất ngờ làm suy yếu quân đội VNCH, giai đoạn 2 tiếp theo năm 1976, một chiến thắng toàn diện sẽ đạt được. Thành viên tổ Trung Ương nhận định rằng, họ không đủ tài nguyên để mở các trận tấn công lớn, quy mô như năm 1972, quân đội Bắc Việt đang thiếu đạn pháo binh và chiến xa.

Giai đoạn 1, tấn công giới hạn trong khu vực trách nhiệm của Mặt Trận B-2, kéo dài từ tháng Mười Hai 1974 đến tháng Hai năm 1975. Giai đoạn 2, trọng tâm của chiến dịch năm 1975 sẽ bắt đầu từ tháng Ba. Nhiều sư đoàn sẽ tấn công quận Đức Lập, tỉnh Quảng Đức, phiá nam vùng cao nguyên trung phần (quân đoàn II VNCH)

Tại sao (chọn) vùng cao nguyên? Đơn giản, nơi đó quân đội VNCH phòng thủ yếu nhất. Quân đoàn I nơi phiá bắc, quân đoàn III bao quanh Saigon là hai nơi phòng thủ kỹ nhất, chiến lược VNCH gọi là “Nặng (mạnh) ở hai đầu” Trong vùng rừng núi cao nguyên trung phần, quân đội VNCH tập trung nơi hướng bắc, phòng thủ hai thành phố chính Kontum và Pleiku. Hơn nữa, chiếm được khu vực phiá nam cao nguyên, quân đội Bắc Việt trên vùng cao nguyên, Mặt Trận B-3 “bắt tay” được với Mặt Trận B-2, bảo đảm con đường tiếp vận vào miền nam, và nối liền các khu vực “giải phóng” Giai đoạn 2 sẽ được yểm trợ bằng các hoạt động nghi binh (đánh lạc hướng QLVNCH) trong quân đoàn III, vùng bình nguyên miền trung (duyên hải quân đoàn II), và khu vực phiá bắc quân đoàn I. Giai đoạn 3, từ tháng Tám đến tháng Mười 1975 sẽ tiếp tục tấn công ngoài vùng I và II VNCH.

Đó là trận tấn công rộng lớn hơn các trận tấn công trong hai năm 1973-74, một trận tấn công toàn diện nhiều nơi trong miền Nam. Mục tiêu cho năm 1975 “Tiêu diệt phần lớn (quân số) quân đội VNCH, phá hủy chương trình Bình Định của chính quyền miền Nam, nối dài đường tiếp vận từ quốc lộ 14 xuống tận vùng đồng bằng sông Cửu Long, làm tê liệt kinh tế miền Nam, khuyến khích các thành phần chống đối chính trị. Những mục tiêu kể trên làm yếu đi sức chiến đấu của quân đội VNCH, tạo điều kiện cho “Cơ hội chiến lược”

Bộ Chính Trị miền Bắc họp hôm 30 tháng Chín để duyệt xét kế hoạch chiến lược cuối cùng. Các tấm bản đồ, biêu đồ được treo trên tường, hai Tướng Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn thuyết trình cho các “nhân vật quan trọng” trong Bộ Chính Trị.. Tướng Thái trình bầy kế hoạch tổng quát. Ông ta báo cáo, các thành phần chống đối Tổng Thống Thiệu đang gia tăng, nền khi tế miền Nam đang gặp khó khăn, rõ ràng ảnh hưởng tinh thần chiến đấu của binh sĩ, việc cắt giảm viện trợ làm suy yếu quân đội VNCH.

Hôm 8 tháng Mười, Hà Nội phát thanh lời tuyên bố rằng Chính Quyền Cách Mạng Lâm Thời sẽ không thương thuyết với chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Kêu gọi các thành phần phối hợp lật đổ Nguễn Văn Thiệu và “thi hành hiệp định Paris”, thành lập chính phủ liên hiệp. Đó là một sự nhượng bộ chính trị: giải quyết vấn đề cho miền nam Việt Nam qua đường lối thương thuyết, nhưng với điều kiện, Nguyễn Văn Thiệu phải ra đi.

 

Dallas, Texas 21 tháng Giêng 2020

Tài lệu trong cuốn “Black April” tác giả Jay Veith

vđh

No comments:

Post a Comment