Việc mất Ban Mê Thuột nẩy sinh ra một loạt quyết định đưa đến sự xụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa. Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH sau này nói rằng, ông ta tin việc tấn công thị xã Ban Mê Thuột thành công của quân cộng sản, ảnh hưởng “như một chất hóa học trong đầu” Tổng Thống Thiệu. Thực ra sự tổn thất nhiều hơn mất đi một thành phố. Quân cộng sản tấn công khắp nơi trên toàn quốc, người Hoa Kỳ không đáp ứng với biện pháp quân sự, và Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ từ chối viên trợ them. Tất cả những điều đó thúc đẩy Tổng Thống Thiệu làm những quyết định thiếu suy nghĩ cẩn thận, thay đổi chiến lược căn bản của ông ta.
Từ năm 1973, Tổng Thống Thiệu chiến đấu dựa trên hai điều hứa của Tổng Thống Nixon, trả đũa mãnh liệt và viện trợ dồi dào. Cả hai đều không có, Tổng Thống Thiệu quyết định bỏ chính sách, không nhường đất đai cho cộng sản. Giữ từng tấc đất là một đường lối chính trị, không phải quân sự. Ông ta hy vọng khi quân đội Bắc Việt tấn công các tiền đồn của ông ta (VNCH), thế giới sẽ lên án cộng sản phải hủy hiệp định Paris.
Kế hoạch của Tổng Thống Thiệu thất bại, Miền Bắc đã thành công với bức tranh vẽ Hoa Kỳ và VNCH là những người vi phạm hàng loạt và chịu trách nhiệm với tình thế hiện tại. Mặc dầu quân đội của ông Thiệu có vi phạm trong vài trường hợp nhưng so với quân cộng sản, họ vi phạm hiển nhiên, tất cả mọi điều khoản trong bản hiệp định Paris. Bây giờ, với quân đội của Tướng Giáp đổ vào đường HCM và thế giới quay mặt đi đối với Nam Việt Nam. Tổng Thống Thiệu cho rằng, không còn cách lựa chọn nào khác ngoài bước thêm một bước đi nguy hiểm để cứu đất nước của ông ta.
Buổi sáng hôm 11 tháng Ba, Ông Thiệu mời ba cố vấn quân sự cao cấp vào dinh Độc Lập làm việc và ăn bữa sáng. Có mặt Tướng Viên, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, và Trung Tướng Đặng Văn Quang, cố vấn An Ninh Quốc Gia của Tổng Thống Thiệu. Thủ Tướng Khiêm thâm niên nhất trong bốn người nhưng vẫn đứng trong bóng tối của ông Thiệu. Ông Quang mang tiếng là người tham nhũng nhất. Bốn người sẽ quyết định vận mệnh miền nam Việt Nam.
Sau khi người bồi bàn đã dọn sạch bát điã, Tổng Thống Thiệu lấy trong túi ra một bản đồ Việt Nam nhỏ. Nhìn ba viên tướng, ông ta nói tình hình đất đước. Trong tầm mắt ông ta, miền Nam Việt Nam không thể nào phòng vệ tất cả lãnh thổ. Chỉ có chút hy vọng sự trở lại sức mạnh quân sự của người Hoa Kỳ, một sự củng cố quân đội cùng với vấn đề tiếp liệu có thể là cơ hội tốt nhất để sống sót. Điều đó cho thêm thời gian để chuẩn bị điều ai cũng biết, miền Bắc sẽ làm “cú dứt điểm” (phát súng ân huệ) trong năm 1976. Có chống đối, la làng cũng vậy, thế giới chẳng ai “màng” đến mình, họ phải lo cho vấn đề kinh tế của riêng họ.
Tổng Thống Thiệu lúc đó tin rằng, chính quyền miền Nam cần tái phối trí quân đội, bảo vệ những khu vực đông dân cư, có nền kinh tế lớn trong nước (nam Việt Nam). Những khu vực đó là trọng tâm của miền nam, từ phiá nam của quân đoàn II - một đường thẳng từ Ban Mê Thuột đến Tuy Hòa (Phú Yên) nơi bờ biển - đến mũi Cà Mau, khu vực cuối cùng của đồng bằng sông Cửu Long. Đó là phiên bản lớn hơn của một thời xa xưa duới chế độ thực dân Pháp “Cochin China” (hoàn toàn miền nam). Gần hết tài nhiên thiên nhiên đều nằm trong miền nam, mỏ dầu, kho lúa gạo của quốc gia đều ở trong vùng này. Ông Thiệu sẽ bỏ gần hết lãnh thổ quân khu I, mặc dầu ông muốn giữ Đà Nẵng để trong tương lai có thể phản công lấy lại đất lai. Ông ta cũng muốn giữ thành phố Huế, nhưng khó khăn chống lại mũi tấn công của địch.
Theo bản đồ của Tổng Thống Thiệu, phải lấy lại Ban Mê Thuột, góc tây bắc chia đôi miền nam Việt Nam. Nếu quân cộng sản cố thủ, chiếm giữ thành phố, họ có thể tiến công về Saigon theo ba hướng: từ Đà Lạt theo hướng bắc, Nha Trang theo hướng đông, và Tây Ninh từ hướng tây. Ông Thiệu đã học bài học này từ người Pháp, lấy thủ đô (Ban Mê Thuột) của người Thượng làm căn cứ chính trên vùng cao nguyên. Hơn nữa, ông Thiệu muốn tiêu diệt sư đoàn 320 mà ông ta vẫn nghĩ là đơn vị tấn công Ban Mê Thuột. Cuối cùng, ông Thiệu muốn đưa quân ra khỏi khu vực bị cô lập, dễ bị tấn công trên vùng cao nguyên. Nếu không, “các đơn vị VNCH sẽ bị tiêu diệt vì không còn quân trừ bị để yểm trợ, và không quân không đủ sức tiếp tế cho họ.” Sau khi tái chiếm Ban Mê Thuột, quân đội VNCH có thể đưa quân tấn công lên Pleiku, Kontum. Tổng Thống Thiệu gọi chiến chiến lược mới của ông ta “Nhẹ đầu, nặng phần sau”. Sợ chiến lược mới này lộ ra ngoài, điệp viên… Ông Thiệu chỉ cho một số rất ít người biết quyết định của ông ta. Người Hoa Kỳ không được biết.
Tổng Thống Thiệu chọn (chiến lược) bỏ phần đất đai rộng lớn, là một quyết định chiến lược quan trọng đầu tiên, ở miền Nam trong vòng thập niên chiến tranh. Có nhiều lý thuyết đưa ra giải thích tại sao Tổng Thống Thiệu bất ngờ chọn quyết định này.
Đại sứ Martin và các viên chức cao cấp Hoa Kỳ cho rằng, quyết định của Tổng Thống Thiệu vì thiếu hy vọng nhận được viện trợ trong tương lai. Đại sứ Martin nói với Tiến Sĩ Kissinger và các viên chức khác, sự đón tiếp lạnh nhạt phái đoàn Thượng Nghị Sĩ VNCH trong tháng Hai và sự trở về (Hoa Kỳ) của đoàn dân biểu Hoa Kỳ (thù nghịch với VNCH) đã thuyết phục Tổng Thống Thiệu rằng sẽ không được tiếp tục viện trợ. Sự phân tích của đại sứ Martin chỉ đúng phần nào. Mặc dầu kết qủa chuyến đi của Ngoại Trưởng Lắm và chuyến thăm của phái đoàn dân biểu quốc hội Hoa Kỳ làm thất vọng ông Thiệu, ông ta vẫn tiếp tục xin viện trợ cho đến cuối cuộc chiến. Trên thực tế, Tổng Thống Thiệu đã phải đối diện với những khó khan quân sự trong trận tấn công năm 1972. Thực vậy, năm đó tình thế bết hơn nhiều, An Lộc bị bao vây, Kontum bị cắt đứt (ngay đèo Chu Pao), và Quảng Trị đã mất. Nhưng Tổng Thống Thiệu đã ra lệnh phải giữ các thành phố đó bằng mọi giá, hoặc phản công, tái chiếm. Tại sao bây giờ không làm?
Theo Đại Tướng Cao Văn Viên, quyết định của Tổng Thống Thiệu năm 1972, bảo vệ các thành phố là một quyết định chiến thuật không hay (poor tactical judgement). Tổng thống ra lệnh cho quân đội “giữ vững những nơi đó bởi vì vấn đề chính trị, tâm lý, nếu mất các thành phố đó sẽ hủy diệt miền Nam Việt Nam…Bỏ rơi những vị trí đó sẽ làm cho nền chính trị xụp đổ.. Đó là nhận định rỏ ràng của Tổng Thống Thiệu” Tướng Viên nói thêm rằng, nếu quân đội VNCH bỏ Kontum năm 1972 “cả vùng cao nguyên và tỉnh Bình Định sẽ mất… vấn đề phòng thủ trở nên khó khăn vì xuống tinh thần… miền nam Việt Nam có thể bị cắt làm đôi” đưa đến “thảm họa cho cả nước” (the eventual doom of the country).
Nếu Tổng Thống Thiệu quyết định không rút các đơn vị chính quy ra khỏi khu vực bắc cao nguyên năm 1972, vì như vậy có thể gây hậu qủa “nền chính trị xụp đổ”. Chủ tịch Hạ Viện Nguyễn Bá Cẩn cho rằng quyết định của ông Thiệu “không thể vì tùy hứng, hay là người đàn ông thấm mệt bị khủng hoảng về chuyện mất Ban Mê Thuột. Đó là kết qủa sự thay đổi chiến lược của ông ta và cán cân đã nghiêng về phiá miền Bắc Việt Nam”
Sự khác biệt không phải chỉ vì thiếu viện trợ, mà còn thiếu sự yểm trợ của quân đội Hoa Kỳ. Năm 1972, ông Thiệu có Không quân, Hải quân Hoa Kỳ yểm trợ hỏa lực, chuyển vận. Nhưng bây giờ, ông ta không có cả hai, quân đội của ông ta phải đối mặt với quân đội Bắc Việt, 20 sư đoàn dạn dầy chiến trận, tái phối trí quân đội chỉ bảo vệ những khu vực dễ chống cự là giải pháp duy nhất.
Rút quân trên vùng cao nguyên là điều táo bạo nhất. Tổng Thống Thiệu cố thực hiện cuộc triệt thoái trong khi các đơn vị mạnh mẽ của địch đang ở gần đó, không có sức mạnh của Không Quân Hoa Kỳ chận địch quân lại trường hợp họ tấn công. Nhưng nếu để Kontum, Pleiku trong chiến hào, pháo đài, trong khi quân của Tướng Dũng (BV) tấn công về miền duyên hải, những đơn vị đó (bảo vệ Kontum, Pleiku) sẽ chết lần mòn vì đói (bị cắt đường tiếp tế). Pleiku bị bao vây từ ba phiá, phi trường Cù Hanh bị pháo kích bát ngờ không theo chu kỳ nào.
Đa số sĩ quan cao cấp không đồng ý với quyết định của ông Thiệu. Quyết định của Tổng Thống hiệu có thể có dấu hiệu trước đó. Viên Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Nha Trang, Moncrieff Spear viết trong quan điểm của ông ta về sự xụp đổ của quân đoàn II “Đầu năm 1975, tôi được khuyến cáo bí mật rằng, trong trường hợp một trận tấn công quy mô trong vùng cao nguyên, cấp tối cao trong chính quyền VNCH đã quyết định không phòng thủ Kontum” Trong khi bề ngoài ông Thiệu bác bỏ kế hoạch rút lui.
Không may cho người dân miền nam, quyết định mới được thi hành thiếu sự chuẩn bị. Tổng Thống Thiệu để trống việc rút lui, nhưng chưa hề ra lệnh thảo kế hoạch. Bây giờ, ông Thiệu đổi ý bất ngờ, và ba tướng lãnh cao cấp trong quân đội VNCH cũng nhanh chóng đồng ý với chiến lược mới. Thực ra ông Thiệu đã quyết định và ba viên tướng cố vấn im lặng chấp nhận. Tiếp theo là nhiệm vụ của họ làm sao kế hoạch được thành công (rút quân), mặc dầu khó khăn.
Sau bữa họp, ăn sáng, lệnh từ Tổng Thống Thiệu ban ra, rút sư đoàn Nhẩy Dù từ ngoài vùng I chiến thuật về. Hôm 12 tháng Ba, Tướng Phú báo cáo về Saigon, tất cả mọi kháng cự ở Ban Mê Thuột đã chấm dứt. Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH ra lệnh cho Trung Tướng Ngô Quang Trưởng trả sư đoàn Dù về Saigon. Tướng Trưởng yêu cầu được nói chuyện với Tổng Thống. Ngày hôm sau Tướng Trưởng bay vào Saigon, ông Thiệu giải thích quan niệm của ông ta bảo vệ khu vực thâu gọn lại dễ hơn. Ngoài quân đoàn I, Tướng Tưởng được lệnh bảo vệ Đà Nẵng bằng mọi giá, nhưng được quyền hy sinh những gì khác (thành phố khác…)
Tướng Trưởng ngạc nhiên, tuyên bố rút sư đoàn Dù trong lúc bị đe doạ tấn công có thể thua trận nặng nề. Ông ta sẽ phải bỏ bớt đất đai, di chuyển quân để bao che các vị trí của sư đoàn Dù nơi hướng tây thành phố Đà Nẵng. Tổng Thống Thiệu đồng ý cho Tướng Trưởng trả sư đoàn Dù về Saigon từ từ, từng lữ đoàn, lữ đoàn đầu tiên phải trả về trước ngày 17 tháng Ba. Để thay thề, lữ đoàn TQLC mới thành lập 468 sẽ được gửi ra ngoài vùng I chiến thuật. Ông Thiệu chẳng còn gì để tăng cường cho quân đoàn I, hai liên đoàn BĐQ mới thành lập chưa sẵn sàng tác chiến, liên đoàn 7 BĐQ sẽ lên quân đoàn II (vùng cao nguyên), và lữ đoàn 4 Nhẩy Dù mới thành lập sẽ hoạt động trong khu vực gần Saigon.
Sau khi gặp Tướng Trưởng, Tướng Phú nhận được công điện gặp Tổng Thống Thiệu hôm 14 tháng Ba trong vịnh Cam Ranh.
Sáng ngày 14 tháng Ba, Tổng Thống Thiệu, Thủ Tướng Khiêm, Đại Tướng Viên và Trung Tướng Quang bay ra Cam Ranh thông báo cho Tướng Phú về kế hoạch mới. Đó là bản thứ hai, đã có sửa chữa chiến lược mới của ông Thiệu. Bỏ cả một vùng đất đai rộng lớn còn nguy hiểm hơn chuyển quân giữa các vùng chiến thuật. Không có biên bản, bản thảo về buổi họp ở Cam Ranh, buổi họp quan trọng nhất trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Chỉ có Tướng Viên cung cấp một bài tóm lược về buổi họp.
Tổng Thống Thiệu bắt đầu hỏi Tướng Phú, sự phân tích của ông ta về tình hình. Tình hình không được tốt, ông Phú nói quốc lộ 19, con đường quan trọng nhất trên vùng cao nguyên bị cắt ở hai chỗ. Các con đường chính yếu khác cũng bị cắt đứt. Ông ta báo cáo, quân ta vừa bắt được một tù binh Bắc Việt thuộc sư đoàn 316 gần Ban Mê Thuột. Tổng Thống Thiệu nghe báo cáo, đã biết trước, sự xuất hiện của sư đoàn tổng trừ bị từ miền Bắc vào đã làm thay đổi cán cân lực lượng.
Khi Tướng Phú nói xong, ông Thiệu hỏi ông ta có thể lấy lại Ban Mê Thuột với lực lượng đang có mặt xung quanh thị xã? Tướng Phú trả lời không! rồi yêu cầu được tăng cường sư đoàn Dù để phản công lấy lại thành phố. Tổng Thống Thiệu từ chối! Quay sang Tướng Viên, ông Thiệu hỏi còn đơn vị tổng trừ bị nào nữa không? Tướng Viên nói rằng Tướng Phú đã nhận được đơn vị tổng trừ bị cuối cùng (từ trong Saigon gửi ra), liên đoàn 7 Biệt Động Quân. Không còn quân trừ bị, Ông Thiệu ra lệnh cho Tướng Phú tái phối trí các đơn vị chính quy trên Pleiku và Kontum để tái chiếm Ban Mê Thuột. Điều quan trọng, không ai được biết kế hoạch, kể cả người Hoa Kỳ. Điạ Phương Quân, Nghĩa Quân người Thượng, và nhân viên hành chính ở Pleiku và Kontum ở lại bảo vệ cơ sở, những gì họ có thể làm được.
Tướng Viên sau này thuật lại chính xác chuyện này như “khúc quanh quan trọng nhất trong suốt cuộc chiến” Nhiều lỗi lầm, khó hiểu vẫn còn, tuy nhiên về độ chính xác lệnh của Ông Thiệu và những gì Tướng Phú hiểu. Phụ tá của Tướng Phú, Phạm Huấn, đang ngồi bên ngoài phòng họp, nói với ông ta là Tổng Thống Thiệu ra lệnh cho ông ta triệt thoái. Nhiều năm sau, Tướng Viên vẫn cho rằng ông Thiệu không ra lệnh cho Tướng Phú triệt thoái khỏi Pleiku. Trong tháng Chín năm 1975, ông Viên trả lời một phóng viên Hoa Kỳ “vì lẽ nào đó lệnh của Tổng Thống Thiệu được hiểu ‘tương tự’ với triệt thoái, nhưng ông ta chưa hề ra lệnh như vậy. Ông ta nói Tướng Phú, tùy quyền tái phối trí lực lượng để lấy lại Ban Mê Thuột” Trùm văn phòng CIA ở Nha Trang không đồng ý, sau này viết về ông Thiệu “Rõ ràng ra lệnh cho Tướng Phú bỏ rơi Pleiku và Kontum”
Cả hai, Ông Khiêm và ông Quang ngồi nghe, không có ý kiến, sau này nói với Trùm CIA trong Saigon, Thomas Polgar rằng họ không ngờ, ông Thiệu có ý định ra lệnh cho Tướng Phú triệt thoái.
Mặc dầu rất khó khan trong việc tái phối trí một đơn vị lớn trong khi đang bị tấn công, dường như Tướng Phú không cố gắng thuyết phục Tổng Thống Thiệu thay đổi quyết định.
Làm thế nào để cuộc triệt thoái được hoàn tất? Khả năng không vận của Không quân VNCH rất giới hạn, không thể được. Quốc lộ 19 đã bị cắt, địch quân đóng chốt rất chắc chắn, khó khai thong con đường. Trung đoàn 95A tấn công bất ngờ hôm trước, tiêu hủy các thiết vận xa M-113 yểm trợ liên đoàn 4 Biệt Động Quân (đang đánh các chốt VC khai thông quốc lộ 19). Tướng Viên nhắc nhở Tướng Phú, quân Pháp trước đây xừ dụng quốc lộ này đã bị rơi vào ổ phục kích của địch. Quốc lộ 14, dễ bị lộ và phải chiến đấu băng qua phòng tuyến sư đoàn 320 Bắc Việt mới đến Ban Mê Thuột nơi có sẵn hai sư đoàn Bắc Việt đang chờ (316, 10).
Tướng Phú nhận định rằng một cuộc triệt thoái thành công cần yếu tố bất ngờ, do đó ông ta có ý định xử dụng liên tỉnh lộ 7B, con đường duy nhất trên cao nguyên vẫn chưa bị địch cắt. Con đường này tách ra từ quốc lộ 14 nơi phiá nam Pleiku, đi ngang qua thị trấn Cheo Reo thủ phủ tỉnh Phú Bổn, rẽ sang hướng đông đến thành phố ven biển Tuy Hòa, thủ phủ tỉnh Phú Yên. Từ đó quân của Tướng Phú sẽ di chuyẻn vè hướng nam trên quốc lộ 1 đến quốc lộ 21, rẽ về hướng tây đến Ban Mê Thuột. Đoạn đường từ Pleiku đến Tuy Hòa dài 155 dặm, và từ Tuy Hòa đi Ban Mê Thuột thêm 147 dặm nữa. Quân đoàn II phải di chuyển 300 dặm mới đến chiến trường.
Ngoài ra, chỉ một phần liên tỉnh lộ 7B xử dụng được, đoạn đường từ Pleiku đến Cheo Reo, xe chạy tốt. Từ Cheo Reo đi tiếp về miền duyên hải, lộ trình 80 dặm, đường xá hư hỏng, nhỏ hẹp, quanh co qua vùng rừng núi rậm rạp, nhiều giòng suối nhỏ. Có tất cả 17 chiếc cầu từ Cheo Reo về đến Tuy Hòa, tất cả đều yếu không được sửa sang từ lâu. Điều quan trọng, đoàn xe, người di tản phải băng qua giòng sông Ba (có tầm cỡ) hai lần. Chiếc câu đầu tiên khoảng 10 dặm phiá đông nam Cheo Reo, qúa yếu phải làm cầu nổi dài khoảng 50 thước cho chiến xa băng qua. Tiếp theo là đoạn đường xấu dài 55 dặm đến Cung Sơn, tỉnh Phú Yên. Một quận nhỏ Phú Túc nằm giữa Cheo Reo và Cung Sơn, cũng phải vượt qua một giòng suối lớn và chiếc cầu mong manh.
Phần còn lại 15 dặm từ Cung Sơn đi Tuy Hòa, còn rất nhiều mìn bẫy quân đội Đại Hàn để lại. Chỉ có một con đường đi vòng qua khu vực mìn bẫy, tách ra từ tỉnh lộ 7B, qua một chiếc cầu ngang qua sông Ba, đi vào tỉnh lộ 436 đến Tuy Hòa. Chiếc cầu đã bị phá hủy từ lâu, Công Binh phải làm chiếc cầu mới cho đoàn xe băng qua sông Ba. Khúc sông này rộng lớn đến 300 thước.
HIỆP ĐẤU THỨ HAI TẠI BAN MÊ THUỘT
Xế chiều ngày 12 tháng Ba, hai tiểu đoàn thuộc trung đoàn 45 được trực thăng vận đến khu vực ngoại ô thị xã Ban Mê Thuột, trấn đóng trên đồi 581, chỉ cách hậu cứ trung đon 53 đang bị địch bao vây một dặm. Trung Tướng Hoàng Minh Thảo (B-3) được báo cáo, đúng như ông đã tiên đoán, quân đội VNCH tăng viện cho mặt trận Ban Mê Thuột bắt buộc phải đổ quân nơi hướng đông thị xã, từ đó tiến vào. Khi đơn vị trinh sát trung đoàn 45 tiến lên bắt tay với đơn vị mẹ (trung đoàn), Tưng Thảo ra lệnh tấn công cả hai nơi.
Hậu cứ trung đoàn 53 cách thị xã khoảng bốn dặm, nằm trên một khu đất trống trải, bằng phẳng giữa quốc lộ 21 và một con đường đi về hướng nam. Trong căn cứ có tiểu đoàn 3/53, đại đội công vụ trung đoàn. Bên ngoài là bẩy lớp hàng rào kẽm gai, sau đó là giao thông hào chống chiến xa, với những pháo đài bố trí súng đại liên. Bên trong còn có thêm vài thiết vận xa M-113, mấy ổ súng cối 60, 81 ly. Căn cứ đã đẩy lui trận tấn công của đặc công sáng hôm 10 tháng Ba. Quân đội Bắc Việt tấn công trở lại ngày hôm sau, 11 tháng Ba, xử dụng trung đoàn 149 sư đoàn 316. Một lần nữa quân trú phòng đẩy lui trận tấn công, nhưng tình hình kéo dài càng bất lợi cho quân trú phòng. Thương binh không được di tản, tiếp liệu, đạn dược cạn dần.
Quân đội Bắc Việt mở trận tấn công mới bằng hai mũi tấn công, một mũi tấn công hậu cứ trung đoàn 53 BB, mũi thứ hai tấn công khu vực xung quanh phi trường Phụng Dực. Như những căn cứ quân sự VNCH, cổng chính làm sơ sài bằng kẽm gai, không có chướng ngại vật vững chắc ngăn cản. Quân đội Bắc Việt tấn công với ba chiến xa đi đầu, theo sau là một tiểu đoàn bộ binh.
Hừng đông ngày 14 tháng Ba, trung đoàn 149, sư đoàn 316 được 6 chiến xa dẫn đầu tấn công. Cánh quân tấn công khu vực xung quanh phi trường khám phá ra, quân đội VNCH đã rút ra khỏi khu vực. Cánh quân tấn công hậu cứ trung đoàn 53 BB gặp trở ngại, một chiến xa đi lạc, hai chiếc kia vào bên trong cổng, rẽ trái bị bắn hạ, tiểu đoàn bộ binh theo sau cũng bị tổn thất. Tớng Thảo (BV) tăng cường thêm 5 chiến xa, đồng thời ra lệnh phải thanh toán mục tiêu ngay trong đêm. Kết qủa không thành công, bị thiệt hại nặng, trung đoàn 149 phải rút lui để củng cố, bổ sung quân số.
Trong khi trung đoàn 53 đẩy lui các trận tấn công của địch, Tướng Thảo (BV) ra lệnh tấn công hai tiểu đoàn thuộc trung đoàn 45 (được xem là trung đoàn hạng nhất của sư đoàn 23 BB) trên đồi 581. Trận tấn công này dễ dàng hơn nhiều, hai tiểu đoàn thuộc trung đoàn 45 vừa được trực thăng vận vào đồi 581, chưa đào công sự phòng thủ chiến đấu, nhiều binh sĩ đào ngũ nhập vào đoàn người chạy giặc đi tìm thân nhân. Trung đoàn 24, sư đoàn 10 (BV) được chiến xa và một tiểu đoàn phòng không đã di chuyển bí mật vào khu vực từ đêm 13 tháng Ba.
Đúng 7:00 giờ sáng ngày 14 tháng Ba, Tướng Phú bay đi Cam Ranh để họp với Tổng Thống Thiệu, quân đội Bắc Việt tấn công. Trên đồi 581, một tiểu đoàn nằm giữ ngọn đồi, tiểu đoàn kia đang tập họp ở phiá bên kia. Hai tiểu đoàn của trung đoàn 45 chỉ có một pháo đội 105 ly yểm trợ, trông thấy chiến xa Bắc Việt cùng bộ binh tiến lên từ dưới chân đồi, binh sĩ VNCH mất tinh thần bỏ chạy. Chiến xa, bộ binh Bắc Việt tràn qua phiá bên kia, “ủi” vào tiểu đoàn bộ binh thứ hai, khẩu đại bác 100 ly trên pháo tháp cùng với đại liên tha hồ nhả đạn. Đến 11:00 giờ sáng, đơn vị hỗn hợp bộ binh Chiến Xa Bắc Việt đổ vào quốc lộ 21.
Đơn vị Bắc Việt đến chiếc cầu đầu tiên có một đại đội Điạ Phương Quân nằm giữ. Khi trông thấy đoàn chiến xa Bắc Việt di chuyển thành hàng dài trên quốc lộ 21, họ phá hủy chiếc cầu rồi rút lui. Công Binh sư đoàn 10 Bắc Việt nhanh chóng xây một cầu chìm, đủ cho chiến xa vượt qua, tiếp tục truy kích. Khi đơn chiến xa Bắc Việt trông thấy một vị trí pháo binh VNCH cách khoảng 500 thước, họ chạy đến tấn công, lấy được bốn khảu 105 ly và hàng trăm viên đạn.
Đơn vị hỗn hợp chiến xa, bộ binh Băc Việt tiếp tục tiến trên quốc lộ 21, đánh tan hàng một tiểu đoàn Điạ Phương Quân đang nằm giữ một làng nhỏ. Đến trưa ngày 14 tháng Ba, sư đoàn 10 Bắc Việt đánh tan hàng ba tiểu đoàn VNCH, giết chết khoảng 200 binh sĩ, bắt sống nhiều tù binh và tịch thâu hàng trăm vũ khí. Trong một trận tấn công chớp nhoáng, trung đoàn thứ hai của sư đoàn 23 bị thiệt hại nặng. lực lượng phản công chính yếu của Tướng Phú bị loại khỏi vòng chiến.
Trong khi đó, tư lệnh sư đoàn 23 Bộ Binh, Chuẩn Tướng Lê Trung Tường ra lệnh cho các nhóm quân thất lạc của trung đoàn 45 chạy về hướng liên đoàn 21 Biệt Động Quân đang trấn giữ một ngôi làng nhỏ Nông Trại trên quốc lộ 21, cách Ban Mê Thuột 12 dặm về hướng đông. Tất cả lệnh lạc đều bị đơn vị kiểm thính Bắc Việt bắt được. Cách quân Phước An 5 dặm về hướng đông, sư đoàn 23 BB thiết lập bộ tư lệnh tiền phương.
Trong khi Tướng Tường cố gắng gom quân thất lạc, kế hoạch chuyển quân của Tướng Phú gặp trở ngại, không đủ trực thăng vận tải Chinook CH-47. Đến xế chiểu ngày 14, chỉ đưa vào vùng hành quân được một tiểu đoàn (còn lại) trung đoàn 45, một tiểu đoàn và bộ chỉ huy trung đoàn 44. Trung đoàn 44 được trao vị trí đóng quân gần Phước An, phần còn lại của trung đoàn phải đợi đến ngày hôm sau.
Quân đội Bắc Việt cắt quốc lộ 21 giữa Phước An và miển duyên hải, tất cả mọi việc tiếp đều phải dùng phương tiện trực thăng. Việc cắt giảm viện trợ làm thiếu nhiên liệu, cơ phận máy bay, do đó số chuyến bay giảm đi rất nhiều, nên Không Quân không đủ để đem chiến cụ nặng như pháo binh chiến xa vào vùng hành quân, ngoài ra bộ binh Bắc Việt được trang bị hỏa tiễn SA-7 chống các loại phi cơ bay chậm như trực thăng, nên sự yểm trợ của Không Quân rất giới hạn. Binh sĩ VNCH chiến đấu chống chiến xa, pháo binh Bắc Việt bằng vũ khi cá nhân có thể đêm theo được, như M-72.
Sau khi trung đoàn 45 bị loại khỏi vòng chiến, Tướng Phú nhận định tình hình Ban Mê Thuột gần như tuyệt vọng, ông ta tìm cách khai thông quốc lộ 21. Hôm 15 tháng Ba, Tướng Phú ra lệnh cho Tướng Tường bỏ qua chuyện phản công, tấn công vị trí bị quân đội Bắc Việt cắt (đánh giải tỏa các chốt, nút chặn trên đường) từ hướng tây, một đơn vị Điạ Phương Quân khác (tiểu khu Khánh Hòa, Nha Trang) sẽ hợp lực tấn công từ hướng đông. Đồng thời Tướng Phú ra lệnh ngừng chuyển quân trung đoàn 44 để xử dụng trực thăng di chuyển bộ tư lệnh tiền phương của ông ta về Nha Trang (trung đoàn 44 di tản bộ trên liên tỉnh lộ 7B cùng với các liên đoàn BĐQ, Thiết Giáp…)
Tướng Hoàng Minh Thảo (B-3) không để cho Tướng Phú gom quân, củng cố đơn vị dễ dàng. Một trung đoàn thuộc sư đoàn 10 (BV) vẫn còn ở Đức Lập được lệnh di chuyển nhanh chóng vào Ban Mê Thuột sáng ngày 15 tháng Ba. Hai trung đoàn khác thuộc sư đoàn 24 và 66 được lệnh tảo thanh khu vực phiá bắc và nam quốc lộ 21, hướng về Nông Trại (quân thất lạc trung đoàn 45). Mũi tấn công chính vào Nông Trại do một tiểu đoàn bộ binh, được tăng cường chiến xa, pháo binh phòng không tiến công trên quốc lộ 21 thẳng vào Nông Trại.
Sáng ngày 16 tháng Ba, sư đoàn 10 tấn công, tràn qua phòng tuyến trung đoàn 45 dễ dàng, chiếm được Nông Trại. Sau đó đơn vị chiến xa tiến về Phước An. Chiến xa Bắc Việt chạy ngang qua vị trí VNCH, binh sĩ tan hàng, bỏ chạy hỗn loạn. Lúc đó trời quang đãng, phi cơ lên oanh kích bắn cháy mấy chiến xa làm địch quân khựng lại, đủ thì giờ cho Phước An di tản.
Cũng trong ngày 16, trong khi bay trực thăng chỉ huy, Tướng Tường bị thương nhẹ nơi mặt do đạn phòng không bắn trúng máy bay. Ông ta bay đến một bệnh viện ở Nha Trang… nhập viện. Tướng Phú nổi giận, cách chức tư lệnh sư đoàn 23 BB, rồi bay lên phòng tuyến VNCH gần Phước An bổ nhiệm Đại Tá Lê Hữu Đức, đứng đầu chương trình bình định quân đoàn II lên trông coi sư đoàn 23 BB đang tan rã. Đến chiều ngày 16 tháng Ba, sư đoàn 10 Bắc Việt hoàn toàn làm chủ tình hình khu vực Phước An.
Trong khi các đơn vị sư đoàn 23 BB, Điạ Phương Quân, liên đoàn 21 BĐQ rút lui, Tướng Phú ra lệnh tiểu khu Khánh Hòa, khai thông quốc lộ 21. Đại Tá Đức (tân tư lệnh sư đoàn 23 BB) quan sát tình trạng đơn vị, ông ta sửng sốt trước tình trạng gần như hoàn toàn xụp đổ sức mạnh của đơn vị, trước hỏa lực của địch và tình trạng đào ngũ đi tìm thân nhân. Liên đoàn 21 (-) BĐQ báo cáo chỉ còn 240 quân (trong tổng số 2 tiểu đoàn 1000 quân). Trung đoàn 45 chỉ còn khoảng 200 quân trong tổng số 2500. Bộ tư lệnh tiền phương sư đoàn có 42 người đa số thuộc các đại đội yểm trợ: truyền tin, vận tải, công binh. Chỉ còn một tiểu đoàn thuộc trung đoàn 44, sư đoàn 23 vẫn còn kỷ luật.
Sau khi đánh tan lực lượng tiếp viện VNCH, Tướng Thảo (BV) ra lệnh thanh toán mục tiêu còn lại, hậu cứ trung đoàn 53 BB. Ông ta tăng cường cho đơn vị tấn công, bốn chiến xa, pháo binh, rút trung đoàn 66, sư đoàn 10 từ Nộng Trại về yểm trợ cho trận tấn công. Cấp chỉ huy quân đội Bắc Việt chia lực lượng tấn công theo hai hướng, Trung đoàn 66 sẽ tấn công từ hướng bắc, trung đoàn 149 sư doàn 316 tấn công từ hướng nam. Địch quân bắt đầu với đợt pháo kích phủ đầu, tiếp theo công binh sẽ dùng bộc phá (Bangalore) làm bung mấy lớp hàng rào kẽm gai, mở đường cho bộ binh tràn vào bên trong căn cứ. Quân trú phòng trung đoàn 53 BB chống trả quyết liệt. Khoảng 8:00 giờ sáng ngày 17 tháng Ba, Đại Tá Võ Ân (được thăng cấp) cùng với khoảng 100 binh sĩ rút ra khỏi căn cứ, chạy về hướng Phước An. Ngày 24 tháng Ba, đoàn quân còn lại của trung đoàn 53 về đến Nha Trang, chỉ còn Đại Tá Ân với khoảng 30 binh sĩ.
Trên quốc lộ 21, vị tư lệnh sư đoàn 10 (BV) họp ban tham mưu bàn kế hoạch tiêu diệt sư đoàn 23 BB, thực ra chỉ còn lại một tiểu đoàn của trung đoàn 44, hai tiểu đoàn kia vẫn còn ở Pleiku và sẽ rút cùng với Biệt Động Quân, Thiết Giáp. Sư đoàn 10 vẫn còn trung đoàn 28 nguyên vẹn vào thay thế trung đoàn 24 làm mũi dùi chính. Ông ta cho một tiểu đoàn bộ binh cùng với chiến xa và phòng không tiến trên quốc lộ 21. Hai tiểu đoàn còn lại sẽ đi vòng ra sau phòng tuyến trung đoàn 44 cắt đường rút lui.
Sáng sớm ngày 17 tháng Ba, trung đoàn 28 bắt đầu tấn công. Trung đoàn 44 có chống cự nhưng không ngăn được địch quân. Quân đội Bắc Việt đánh xuyên qua phòng tuyến VNCH, tiếp tục tiến về hướng đông (Nha Trang). Trong tình thế gấp rút, Tướng Phú đưa trung đoàn 40 sư đoàn 22 Bộ Binh đang nằm trừ bị trong tỉnh Bình Định vào trấn giữ quân Khánh Dương, lập phòng tuyến mới. Sau đó, Tướng Phú gọi Tổng Thống Thiệu, xin thêm quân tăng cường. Lữ đoàn 3 Nhẩy Dù từ ngoài vùng I, trên đường về Saigon bằng tầu Hải Quân, được lệnh đổi hướng vào Nha Trang, ra lập tuyến phòng thủ nơi đèo M’Drak giữa đường từ Khánh Dương tới bờ biển. Đến trưa ngày 18, sư đoàn 10 (BV) đã tiến quân gần đến Khánh Dương, bắt sống hơn 2000 binh sĩ VNCH, sư đoàn 23 Bộ Binh không thể nào phục hồi lại được.
CHÚNG TA CÓ THỂ TĂNG TỐC ĐỘ NHANH HƠN KHÔNG?
Trong buổi sáng hôm 11 tháng Ba, bộ Chính Trị họp để duyệt xét kết qủa của những ngày tấn công đầu tiên trong tháng ba. Sau khi Tướng Hoàng Văn Thái thuyết trình, các chiến thắng trên vùng cao nguyên và “Chiến trường Phối hợp”, mọi người hứng thú bàn chuyện kế tiếp. Một điều có thể thực hiện, đánh chiếm Huế và Đà Nẵng. Có người tiên đoán quân đội VNCH sẽ tử thủ Pleiku, người khác cho rằng VNCH sẽ rút bỏ vùng cao nguyên.
Sau khi lắng nghe bàn luận, Lê Dẫn đưa ra một câu hỏi quan trọng “Trước đây, chúng ta đã thảo chiến lược giải phóng miền Nam trong vòng hai năm. Cách đây không lâu, chúng ta lấy đuợc Phước Long, bây giờ Ban Mê Thuột. Chúng ta có thể tăng tốc độ nhanh hơn kh6ng? Có phải Ban Mê Thuột bắt đầu cho một trận tổng tấn công chiến lược?”
Một người nóng nẩy, Lê Duẫn muốn mở một trận tấn công lớn vào Saigon, nhưng ông ta gặp phải chưóng ngại vật. Tầm nhìn xa của vị tướng chiến trường khác với những người đang ngồi ở Hà Nội. Thay vì di chuyển xuống phiá nam, tấn công Saigon như đánh một canh bạc, Tướng Dũng tìm giải pháp khai triển từng bước. Ông ta muốn gia tăng mức độ, rút ngắn thời gian đánh chiếm Darlac và Phú Bổn, sau đó tiến lên hướng bắc tấn công Pleiku, Kontum. Sau khi chiếm được bộ tư lệnh sư đoàn 23 BB, Tướng Dũng gửi một điện văn cho Tướng Giáp, báo cáo và cho biết những mục tiêu mới “Chúng ta đã hoàn toàn kiểm soát Ban Mê Thuột. Tất cả các mục tiêu chính bao gồm: bộ tư lệnh sư đoàn 23 BB, bộ chỉ huy tiểu khu, các căn cứ pháo binh, thiết giáp, phi trường trong thành phố (phi trường L-19). Chúng ta đang lục soát tàn quân địch đang lẩn trốn bên trong thành phố. Sơ khởi, ta bắt được hơn 1000 tù binh… số lượng lớn quân dụng… Dựa trên tinh thần của địch trên vùng Tây Nguyên (cao nguyên) đang suy xụp, yếu dần và bị cô lập. Lực lượng của chúng ta vẫn còn mạnh… chúng tôi có ý định: 1) Bảo vệ Ban Mê Thuột đề phòng địch phản công, đánh lan ra các khu vực khác trong toàn tỉnh Darlac. 2) Tiếp tục tiến công về hướng đông đến Cheo Reo, sau đó quay trở lại tấn công Pleiku, cô lập Kontum. Chúng ta có thể tạm ngừng tiến công về hướng nam.”
Bộ Chính Trị đồng ý với Tướng Dũng tạm hoãn cuộc tiến công về hướng nam (Saigon). Tướng Giáp ra lệnh “Ngay tức khắc đưa quân đến bao vây Cheo Reo, tiêu diệt các đơn vị VNCH trong khu vực. Cho quân bao vây Pleiku, cắt các đường tiếp vận của địch, chuẩn bị đánh chiếm Pleiku. Kontum, chỉ cần cô lập, đánh chiếm sau” Để yểm trợ Tướng Dũng, Thướng Giáp ra lệnh sư đoàn 3 “Sao Vàng”, trung đoàn 95A phát triển trên quốc lộ 19, cô lập khu vực Pleiku-Kontum.
Giữa trưa hôm 12 tháng Ba, Tướng Giáp gửi điện văn cho Tướng Dũng, dựa theo tin tình báo mới nhât (Hà Nội lúc đó nhận được những tin tức tình báo mới nhất, sớm nhất, có lẽ do người điệp viên gài trong văn phòng Tướng Cao Văn Viên), Tướng Giáp vạch rõ chính xác, kế hoạch Tướng Phú trình lên Tổng Thống Thiệu và được chấp thuận tối hôm 10 tháng Ba. “Địch quân có ý định xử dụng những đơn vị chưa bị tiêu diệt, và những tiền đồn còn lại bên ngoài thành phố, cùng với viện binh, không quân yểm trợ, phản công lấy lại Ban Mê Thuột… Với lý do đó, anh phải nhanh chóng tập trung lực lượng tiêu diệt các đơn vị, căn cứ của địch xung quanh thị xã, tấn công quân tiếp viện…”
Ngày 13 tháng Ba, ban tham mưu của Tướng Giáp phân tích những “phương cách” Tướng Phú có thể xử dụng. Họ đặt trường hợp, nếu Tướng Dũng tiêu diệt các đơn vị VNCH xung quanh Ban Mê Thuột, nếu Ban Mê Thuật vẫn nằm trong tay quân đội Bắc Việt và nếu quốc lộ 19 vẫn bị cắt. Tướng Phú chỉ có hai lựa chọn: Rút quân về xung quanh Pleiku, tử thủ, hoặc di tản ra khỏi vùng cao nguyên. Ban tham mưu của Tướng Giáp tin là Tướng Phú sẽ tử thủ. Tướng Giáp lập tức ra lệnh cho Tướng Dũng “làm chấn động” Pleiku với tất cả hỏa lực, kể cả phòng không, cắt đứt đường tiếp vận nơi hướng nam (quốc lộ 14), đồng thời chuẩn bị đánh bại địch quân”
Mặc dầu mới hai ngày sau khi chiếm được Ban Mê Thuột, chiến thắng quá dễ dàng làm cho Tướng Dũng cảm thấy mình nên mở rộng tầm mắt. Theo ông ta, sự tổn thất quân đội Bắc Việt thấp, tiếp vn vẫn còn nhiu. Trước đó, ông báo cho Tướng Giáp biết, ông ta có thể đạt mục đích sơm hơn dự trù. Bây giờ, Tướng Dũng lại nghĩ đến một góc độ lớn hơn, tin rằng mình có thể đạt được mục tiêu cao hơn trong nhiều tháng hay vì cho cả năm 1975. Tướng Dũng tin, không chỉ riêng ba tỉnh Darlac, Quảng Đức, Phú Bổn, lực lượng dưới quyền chỉ huy của ông ta có thể chiếm hoàn toàn vùng cao nguyên và các tỉnh miền duyên hải nữa.
Ngày 15 tháng Ba, ngành quân báo quân đội Bắc Việt báo cáo cho bộ Tổng Tham Mưu (BV) rằng hôm 12 tháng Ba, Tổng Thống Thiệu ra lệnh cho Tướng Phú phản công lấy lại Ban Mê Thuột bằng mọi giá. Đồng thới Tướng Hoàng Văn Thái được báo cáo, quân đội VNCH đã biết được sự hiện diện của sư đoàn 316 trên vùng cao nguyên, họ (VNCH) đã biết mục tiêu chính của quân đội Bắc Việt đã đưa lữ đoàn 3 Nhẩy Dù lên tăng cường, mở đường quốc lộ 21.
Tướng Giáp gửi điện văn báo cho Tướng Dũng biết những tin tức tình báo mới nhất. Tướng Dũng yêu cầu thay đổi kế hoact nguyên thủy, để cho Mặt Trận B-2 (đông nam bộ, Tướng Trần Văn Trà) thanh toán phần còn lại tỉnh Quảng Đức, để ông ta rảnh tay càn quét khu vực xung quanh Ban Mê Thuột, rồi tiến về Pleiku, Cheo reo.
Sĩ quan cao cấp ban tham mưu quân đội Bắc Việt được biết Tổng Thống Thiệu đã thay đổi chiến lược, thành lập các cứ điểm (enclave) xung quanh Đà Nẵng, Cam Ranh và Saigon. Trong khi đó, đơn vị quân báo của Tướng Dũng để ý các hoạt động khác thường của quân đội VNCH. Khoảng trưa hôm 16 tháng Ba, họ bắt được nhiều điện văn liên lạc ca nhiều phi cơ cất cánh từ phi trường Cù Hanh, Pleiku, xin đáp xuống phi trường Nha Trang. Điều đó làm Tướng Dũng ngạc nhiên vì Phi Trường Cù Hanh chưa bị pháo kích nặng nề. Lúc 3:00 chiều, Tướng Giáp gọi điện thoại, báo cho ông ta biết, bộ tư lệnh quân đoàn II đã di chuyển về Nha Trang. Một tiếng đồng hồ sau, toán trinh sát báo cáo một đoàn quân xa dài từ Pleiku di chuyển trên quốc lộ 14 về hướng nam.
Tướng Dũng lập tức triệu tập ban tham mưu để họp, nhưng không ai có thể giải đoán kế hoạch của quân đoàn II VNCH. Đến 9:00 giờ tối, tin tình báo đổ vào bộ tư lệnh của Tướng Dũng. Kho đạn Pleiku đang phát nổ, có nhiều đám cháy trong thành phố, đoàn xe convoy rời Pleiku được phát giác đi vào liên tỉnh lộ 7B. Quân đoàn II VNCH đang rút ra khỏi Pleiku.
Tướng Dũng nổi điên, gọi điện thoại (đường dây hot line - hỏa tốc) cho vị tư lệnh sư đoàn 320, Đại Tá Kim Tuấn. Hai hôm trước, ông Tuấn đã bảo đảm với Tướng Dũng, liên tỉnh lộ 7B không thể xử dụng được. Bây giờ địch (VNCH) đang rút lui trên con đường đó, mà ông ta không đề phòng, và không có đơn vị Bắc Việt nào ngăn cản họ. Tướng Dũng nhắc nhở Đại Tá Kim Tuấn về quân luật (cấp chỉ huy trực tiếp ngoài chiến trường có quyền…) “Nếu để địch quân chạy thoát, đó là tội lớn, và anh chịu trách nhiệm.”
Sau đó Tướng Dũng ban hành cấp tốc một số lệnh lạc. Sư đoàn 320 phải di chuyển cấp tốc đến Cheo reo, cắt đoàn quân triệt thoái (thành nhiều đoạn). Lúc đó các đơn vị thuộc sư đoàn 320 rải rác trong tỉnh Darlac lên đến ranh giới Pleiku-Darlac, Mặt Trận B-3 phải xử dụng tất cả phương tiện xe cộ, giao cho sư đoàn 320 xử dụng. Sư đoàn 968 được lệnh băng qua các tiền đồn VNCH tấn công thẳng vào Pleiku. Các đơn vị điạ phương (du kích) trong tỉnh Phú Yên phải di chuyển về gần Tuy Hòa, cắt đường nơi đoạn cuối đường di tản (liên tỉnh lộ 7B).
Rồi thì, Tướng Dũng nhớ còn quân bài “tẩy”, tiểu đoàn 9 sư đoàn 320 đang bí mật chờ lệnh tấn công Cheo Reo, từ khi chiến dịch bắt đầu. Lúc 10:30 tối điện thoại đến tiểu đoàn 9 reo vang, giọng nói bên kia đầu dây của đích thân vị tư lệnh sư đoàn, lệnh ban ra ngắn, gọn: Di chuyển ngay lập tức, cắt liên tỉnh lộ 7B nơi phía nam Cheo Reo, ngăn cản không cho địch rút lui.
Trong vòng mười phút, tiểu đoàn 9 di chuyển , nhưng buổi tối, điạ hình rừng núi nên chậm. Đến nửa đêm, cả tiểu đoàn mới đi được một quãng ngắn. Nhìn đồng hồ, vị tiểu đoàn trưởng quyết định, đốt đuốc di chuyển suốt đêm. Đó là một cuộc chạy đua giữa tiểu đoàn 9, sư đoàn 320 “Thép” và đoàn quân triệt thoái. Kẻ thắng trận sẽ “phần nào” quyết định số phận của nền Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam.
(Đại Tá Kim Tuấn tư lệnh sư đoàn 320, sau này lên Tướng, tư lệnh quân quân đoàn đánh qua đất mien trong trận chiến Việt-Miên bắt đầu từ năm 1979. Tướng Kim Tuấn tử trận khi đi thám sát trận điạ, xe Jeep của ông ta cán phải mìn của quân Khmer đỏ. vđh sưu tầm)
Theo tài liệu Black April, tác giả Jay Veith
Dallas, Texas 2/2/2020
vđh
No comments:
Post a Comment