Hồ sơ của đơn vị SOG được khóa kín trong tủ sắt… và bị bỏ quên cho đến thập niên 1990. Chương trình hoạt động bán quân sự bí mật, rộng lớn nhất do người Hoa Kỳ tổ chức kể từ sau trận Thế Chiến Thứ Hai, trở thành một câu chuyện bí mật bị chôn vùi.
Không có con số chính sác số tổn thất của đơn vị SOG, bao nhiêu quân nhân tử trận (đa số từ LLĐB – Mũ Xanh), bị mất tích, hay bị quân đội Bắc Việt bắt làm tù binh, trong những chuyến hành quân xâm nhập bí mật. Chỉ có thể phỏng đoán, đơn vị SOG mất 300 quân, một phần tư (1/4) trong đó mất tích (cõ lẽ chết mất xác, không thâu hồi được tử thi của người quân nhân yểu mệnh).
Chương trình 35 (vượt biên sang Lào, Miên) lớn nhất với ba sở chỉ huy Bắc, Trung, và Nam (CCN, CCC và CCS) có tổng cộng 110 sĩ quan, 615 hạ sĩ quan, binh sĩ. Nhưng không phải ai cũng “vượt biên” Mỗi sở chỉ huy có 30 toán biệt kích (SOG), thực hiện 95% các hoạt động đánh phá hệ thống đường mòn HCM. Mỗi toán biệt kích có ba quân nhân Mũ Xanh Hoa Kỳ hay khoảng 270 hạ sĩ quan LLĐB/HK mỗi năm từ 1966 đến cuối năm 1971, đó là trên lý thuyết (giấy tờ). Trên thực tế, vì lý do con số tổn thất cao, đơn vị SOG chưa bao giờ được bổ sung quân số 100%. Một thí dụ, trong khoàng thời gian 1968-1969 (Tết Mậu Thân và ảnh hưởng), số toán biệt kích sẵn sàng hành quân (quân số đầy đủ, hay mới được bổ sung) không đến một nửa.
Trong khoảng thời gian tháng Hai đến tháng Tư năm 1973, chính quyền Hà Nội trả tự do 591 tù binh Hoa Kỳ bị giam giữ ngoài miền Bắc Việt Nam. Không có một người nào thuộc đơn vị SOG (đó là một tấm gương can đảm, một sự hy sinh cao qúy… không tiếc. Toán biệt kích chỉ có mấy người hoạt động sâu trong lòng địch… có chuyện gì … chết mất xác). Trong khi chiến đấu với quân đội Bắc Việt, nhiều biệt kích quân (kể cả Hoa Kỳ) tử trận bị bỏ lại, và khoảng 20 quân Mũ Xanh Hoa Kỳ khác được ghi nhận bị bắt làm tù binh. Họ biến đi đâu? Chuyện gì xẩy ra cho họ? (trong số 591 tù binh Hoa Kỳ được trả về, không một người nào thuộc đơn vị SOG…)
Đó cũng thuộc về huyền thoại đơn vị SOG. Hoa Kỳ chỉ muốn quên trận chiến Việt Nam… Không thể có một Việt Nam thứ hai xẩy ra (no more Vietnam).
III. 1. NGƯỜI CỦA MUÔN NĂM CŨ
Sau chuyến sang Việt Nam làm Chỉ Huy Trưởng đơn vị SOG, Don Blackburn cuối cùng được thăng cấp Chuẩn Tướng vào cuối thập niên 1960. Nhiệm vụ cuối cùng của ông ta làm trưởng cơ quan SACSA năm 1970, năm đó chính ông ta soạn thảo, chỉ huy trận đột kích nổi tiếng trại giam tù binh Sơn Tây. Sau đó khoảng tám tháng, Chuẩn Tướng Don Blackburn giải ngũ.
Jack Singlaub, cấp chỉ huy SOG nhiều năng động, quay trở về với truyền thống quân đội (trận điạ chiến). Năm 1976, lúc đó ông ta đeo hai sao (Thiếu Tướng), Singlaub được đề cử làm Tham Mưu Trưởng bộ tư lệnh Liên Hiệp Quốc và Quân Đội Hoa Kỳ ở Hàn Quốc. Năm đó Tổng Thống Jimmy Carter đắc cử, muốn rút hết quân đội Hoa Kỳ về nước, ông ta trả lời báo chí không tốt cho chính quyền và bị Tổng Thống Carter cho về hưu.
Bob Kingston rời đơn vị SOG cuối năm 1967, sau khi khám phá việc Hà Nội xử dụng các toán biệt kích chương trình 34 (ra miền Bắc) làm chuyện “hai mang” (gián điệp đôi), và thảo ra những điều căn bản cho chương trình “đánh lạc hướng” Mười lăm (15) năm sau, ông ta thăng tiến trên đường binh nghiệp vừa truyền thống quân đội, vừa chiến tranh ngoại lệ. Đến cuối thập niên 1970, Trung Tướng Kingston chỉ huy trung tâm (bộ tư lệnh) LLĐB trong căn cứ Fort Bragg. Ông ta tổ chức, thành lập đơn bị biệt kích Delta để chống khủng bố, giải cứu con tin. Đầu năm 1980, Kingston được gắn thêm một sao (4) tư lệnh bộ Tư Lệnh Trung Ương (Central Command).
Mick Trainor trở về (quân chủng) Thuỷ Quân Lục Chiến sau thời gian phục vụ Ban Cố Vấn Hải Quân (NAD) trực thuộc đơn vị SOG. Ông ta về hưu năm 1985 với cấp bậc Trung Tướng, nhiệm vụ cuối cùng là phụ tá Tham Mưu Trưởng (quân đội Hoa Kỳ, tất cả đều là Tham Mưu Trưởng) về kế hoạch, chính sách và hành quân trong bộ tư lệnh TQLC (Hoa Kỳ).
Cũng như Trainor, Wesley “Duff” Rice quay trở về TQLC, sau thời gian phục vụ sĩ quan hành quân trong ban Cố Vấn Hải Quân (NAD) trong năm 1967-1968. Khi được hỏi chuyến sang Việt Nam, ông có học hỏi được điều gì không? Rice trả lời “Tôi không nghĩ vậy, như một sĩ quan TQLC… Có thể làm tôi trở nên một TQLC tốt hơn, một cấp chỉ huy tốt hơn” Không ngờ, Trung Tướng Rice kết thúc đường binh nghiệp của ông ta trong hành quân đặc biệt, là vị Giám Đốc đầu tiên của Cơ Quan Hành Quân Đặc Biệt (JSOA) năm 1984.
Ed Partain, điều hành chương trình 34 (thả biệt kích ra miền Bắc). Đối với ông ta (đơn vị SOG) “Họ là những chiến binh can đảm, những người mà bạn… (muốn sát cánh với họ).” Partain trở về với truyền thống quân đội cho đến khi giải ngũ với cấp bậc Thiếu Tướng năm 1985, tư lệnh sư đoàn 1, rồi sư đoàn 5 Bộ Binh Hoa Kỳ.
Một năm sau chuyến đột kích Sơn Tây, Chuẩn Tướng Bull Simons về hưu. Bộ Trưởng Quốc Phòng MelvinLaird cố gắng “chạy” cho ông ta lên Thiếu Tướng, nhưng không được. Laird “nhờ Tướng Westmoreland, lúc đó làm Tham Mưu Trưởng Lục Quân, nhưng ông ta từ chối…” (Westmoreland không thích những gì ngoại lệ, bí mật…)
Bull Simons chỉ huy thêm một trận giải cứu con tin nữa, với cương vị một thường dân. Ngày 31 tháng Mười Hai năm 1978, ông ta nhận cú điện thoại từ H. Ross Perot, chủ tịch đại công ty điện tử Electronic Data Systems (EDS. Trước khi chuyển sang nghề dậy học, vđh làm việc cho công ty này… Ai cũng kính phục Ross Perot là một nhà ái quốc chân chính, một cấp chỉ huy (xếp) được mọi người qúy mến thán phục. Ông ta tham dự Đại Hội BĐQ ở Phoenix Arizona năm 2005 do (cố) BĐQ Bùi Quang Lâm tổ chức. vđh). Hai nhân viên của công ty EDS vị giữ làm con tin ở Tehran (Iran), sau khi họ lật đổ Quốc Vương (Shah). Simons “vào” bên trong Iran và đem hai nhân viên EDS trở về Hoa Kỳ ngày 19 tháng Hai năm 1979. Câu chuyện này được viết lại trong tác phẩm bán chạy nhất (Best seller) tác giả Ken Follet “On Wings of Eagles” (Trên Những Cánh Đại Bàng). Nhưng chỉ ba tháng sau, Bull Simons từ gĩa cõi đời, chiến hữu vì bệnh tim. Trong tháng Mười Một năm 1999, một bức tượng cao 8 bộ (8 feet) được dựng lên trong niềm thương nhớ Bull Simons trong Trung Tâm Chiến Tranh Đặc Biệt John F. Kennedy, căn cứ Fort Bragg bộ tư lệnh LLĐB/HK.
Dick Meadows là một chiến binh đặc biệt, tài giỏi nhất trong quân đội Hoa Kỳ, sau trận Thế Chiến Thứ Hai. Thành tích của ông ta rất nổi tiếng trong đơn vị SOG, trưởng toán biệt kích đánh phá đường mòn HCM. Dick Meadows được thăng cấp lên đặc cách từ Thượng Sĩ lên Đại Úy. Trong trận đột kích Sơn Tây giải cứu tù binh Hoa Kỳ, ông ta chỉ huy đơn vị (khoảng một trung đội) tấn công trại tù binh. Sau đó Dick Meadows là một trong số bốn quân nhân đầu tiên được tuyển chọn thành lập đơn vị chống khủng bố Delta.
Trong năm 1980, chính quyền Carter quyết định xử dụng đơn vị Delta cứu con tin Hoa Kỳ bị bắt giữ ở Iran. Meadows xâm nhập vào Iran với giấy thông hành giả người Ái Nhĩ Lan (Ireland), dò thám khu vực tòa đại sứ Hoa Kỳ (nơi giam giữ con tin), dò thám lộ trình (đưa đơn vị Delta) vào và rút ra khỏi thành phố Tehran, kiểm soát vấn đề an ninh nhà kho, nhân viên CIA (nằm vùng) đã thuê để chứa xe, dụng cụ cứu con tin, đưa đón đơn vị Delta và con tin (trường hợp thành công). Trận đột kích bị trở ngại kỹ thuật trực thăng CH-53 Jolie Green làm chết thêm mấy quân nhân kể cả phi công lái trực thăng. Trận đột kích phải hủy bỏ, Dick Meadows tẩu thoát qua Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey). Trong thập niên 1980, ông ta phụ giúp chính quyền Hoa Kỳ trong trận chiến chống ma túy trong khu vực Nam Mỹ. Sau khi chết, Dick Meadows được trao tặng huy chương Công Dân Bội Tinh của Tổng Thống Hoa Kỳ và một bức tượng được xây dựng với niềm thương tiếc người quân nhân xuất chúng, ngoại hạng Dick Meadows trong căn cứ Fort Bragg.
Bob Andrews phục vụ đơn vị SOG trong ban Tâm Lý Chiến năm 1968, giải ngũ đầu năm 1970. Andrews rất thành công trong kỹ nghệ quốc phòng, nắm giữ chức vụ cao cho nhiều công ty về hàng không. Ông ta đưa kinh nghiệm làm việc tâm lý chiến và hoạt động đặc biệt vào trong các tác phẩm điệp viên do chính ông viết như Last Spy Out và Death In Promissed Land.
John Hada sĩ quan phụ tá cho ba cấp chỉ huy điều hành chương trình 34, phục vụ quân đội thêm vài năm sau khi ra khỏi đơn vị SOG, sau đó theo đuổi ngành giáo dục. Hada tốt nghiệp Tiến Sĩ tiếng Nhât (ngôn ngữ học), trở thành Giáo Sư viện đại học San Francisco, ban Ngôn Ngữ mới và Cổ Ngữ.
Sau khi phục vụ Ban Cố Vấn Hải Quân (NAD) với chức vụ sĩ quan hành quân (đầu tiên), Jim Munson trở về TQLC nhưng không ở lâu. Ông ta giải ngũ vào đầu thập niên 1970, tiếp tục theo học bậc cao học, trở thành Giáo Sư Sử Học viện đại học Commonwealth of Virginia.
Brute Krulak trưởng phòng SACSA đầu tiên, về hưu (TQLC) năm 1968 với chức vụ Trung Tướng. Ông ta cũng trở lại học đường, nhận bằng Tiến Sĩ (Ph.D.) từ viện đại học San Diego rồi gia nhập công ty Copely Newspaper Corporation.
Đơn vị SOG (lấy được tài liệu có liên quan đến Thái Khắc Chuyên) cứu Đại Tá Rheault thoát khỏi bàn tay sắt của Đại Tướng Abrams, nhưng đường binh nghiệp của ông ta kết thúc năm 1969. Câu chuyện về ông ta và các quân nhân Mũ Xanh được đang tải trên tạp chí Life magazine tháng Mười Một. Ông ta có thể ở lại, nhưng không còn được trao nhiệm vụ chỉ huy nên xin giải ngũ. Là người trọng danh dự, ông quyết định đi theo con đường khác sau 26 năm phục vụ trong quân đội. Cũng buồn cho ông ta.
Cuối cùng, vẫn còn những người sống sót biệt kích quân Việt Nam nhẩy dù xuống miền Bắc theo lệnh của cơ quan CIA và quân đội Hoa Kỳ (đơn vị SOG - chương trình 34). Điều dễ hiểu, trong năm 1968 cho rằng, khoảng 500 quân biệt kích nhẩy dù xuống miền Bắc đã tử trận trong lúc chiến đấu hoặc bị giết (tử hình). Chỉ một số ít còn sống sót qua các trại tù đầy ngoài Bắc, được Hà Nội xử dụng trong vai trò “hai mang” (gián điệp đôi) chương trình 34. Những quân nhân này cũng bị “xóa sổ” xem như mất tích đằng sau phòng tuyến địch. Trong thời gian ký hội nghị Paris, cả người Hoa Kỳ lẫn VNCH không ai nhắc đến số phận hẩm hiu các biệt kích chương trình 34 nhẩy dù xuống miền Bắc Việt Nam (để trao đổi tù binh).
Nhiệm mầu thay, nhiều biệt kích quân vẫn còn sống qua những năm tháng tù đầy, bị đầy ải tra tấn, lao động cực khổ. Đến cuối thập niên 1970, chính quyền Hà Nội bắt đầu trả tự do lần lượt cho họ về xum họp với gia đình, nhiều người bị bắt từ đầu thập niên 1960 (những năm đầu 1961-1962). Đến cuối thập niên 1980, đa số đã được trả tự do. Những năm thập niên 1990, biệt kích quân Việt Nam chương trình 34 vẫn còn sống sót được nhận vào Hoa Kỳ và khoảng hơn 150 người đến Hoa Kỳ bắt đầu cuộc đời mới.
Điều đáng buồn (và đáng tiếc), chính quyền Hoa Kỳ tiếp tục chối bỏ họ. Họ được người Hoa Kỳ tuyển mộ để thi hành những nhiệm vụ khó khăn trong đất địch. Họ là các biệt kích quân Việt Nam bị bỏ rơi bởi chính quốc gia đã thả dù họ xuống miền Bắc Việt Nam trong thập niên 1960.
Trong năm 1995, các cựu chiến binh trong trận chiến bí mật (biệt kích quân Việt Nam) đệ đơn kiện lên tòa án Liên Bang ở Washington D.C. đòi chính phủ Hoa Kỳ bồi thường, theo hợp đồng với người Hoa Kỳ lúc tuyển mộ họ. Năm 1996, Tổng Thống Clinton ký văn kiện bồi thường cho họ 20 triệu đô la, mỗi biệt kích quân Việt Nam được khoảng 40.000 đô la. Họ rất xứng đáng.
Theo tài liệu “The Secret War Against Hanoi”, tác giả Tiến Sĩ Richard H. Shultz, Jr., nhà xuất bản Harper Collins, 1999. Số đăng ký ISBN: 0-06-019454-5
Fort Hays State University
Department of Computer Science
Dallas, Texas April 14, 2021
No comments:
Post a Comment