Saturday, August 7, 2021

CHUẨN BỊ CHO TRẬN TỔNG TẤN CÔNG (Theo tác phẩm “Black April” tác giả Jay Veith) P24

Cho rằng quân đội VNCH không chuẩn bị chiến dịch mùa khô 1974-75 của Hà Nội là không đúng. Tình báo Hoa Kỳ và VNCH đã tiên đoán những trận tấn công lớn của quân dội Bắc Việt. Từ tài liệu tịch thâu được, tù binh, và chiêu hồi (đào ngũ) làm lộ ra ý đồ của bộ Chính Trị miền Bắc. Đồng thời, ngành tình báo truyền tin đã bắt được sự di chuyển của ba sư đoàn tổng trừ bị quân đội Bắc Việt di chuyển về phiá nam, đó là dấu hiệu chuẩn bị cho một trận tấn công lớn. Thiếu Tướng John Murray khi rời phòng Tùy Viên Quân Sự nói với Đô Đốc Noel Gayler trong lần thuyết trình cuối cùng, hết thời gian phục vụ tại Việt Nam, trong tháng Tám năm 1974 “theo dõi sáu sư đoàn Bắc Việt nơi miền Bắc (Việt Nam). Để ý chúng như người thổi kèn cho rắn hổ mang (cobra) nhẩy múa”

Trong khi đó, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vẫn tiếp tục la lối rằng Hà Nội sắp mở trận “Tổng Tấn Công” nhiều phân tích gia tình báo Hoa Kỳ và quan sát viên quốc tế không tin sẽ có trận tấn công lớn vì không thấy dấu hiệu. Thí dụ, một bài viết trong tháng Giêng 1975, Foreign Affairs (các Dịch Vụ Đối Ngoại) nói rằng Hà Nội “Trong vòng hai hoặc ba năm tới, lo tái thiết miền bắc và xử dụng chiến thuật tiêu hao trong miền nam, không thể có một trận tổng tấn công”

Hà Nội cung cấp bằng chứng cho bài viết kể trên, bộ Chính Trị tiếp tục che dấu các sửa soạn quân sự bng những lời tuyên bố, ưu tiên cho sự phát triển kinh tế. Trong giữa tháng Mười Hai, thành viên bộ Chính Trị, Lê Thanh Nghị và Nguyễn Duy Trinh phát biểu trong Đại Hội Toàn Quốc. Họ đặt vấn đề xây dựng xã hội chủ nghĩa lên trên việc hoàn tất cách mạng (kết thúc chiến tranh) trong miền nam. Đến cuối tháng Mười Hai, đài phát thanh Hà Nội phát đi bài diễn văn vinh danh 30 năm thành lập Quân Đội Nhân Dân. Người bình luận cho rằng Hà Nội (chính quyền miền Bắc) lưu tâm đến nền kinh tế xã hội hơn mở trận tấn công (trong miền nam). Tổng Tham Mưu Trưởng Văn Tiến Dũng gửi đi một tài liệu quan trọng trong tháng, nói rằng quân đội phải đóng góp năng lượng trong việc phát triển kinh tế, bảo vệ miền bắc.

Miền nam Việt Nam không dễ bị mắc lừa. Để chuẩn bị cho trận tấn công mùa khô, ngày 9-10 tháng Mười Hai năm 1974, Tổng Thống Thiệu chủ tọa hai ngày họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia để soạn thảo kế hoạch Phòng Vệ Quốc Gia năm 1975. Không như ông Thiệu, bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH đoán rằng sẽ không có một trận tấn công phối hợp toàn quốc như năm 1972. Bộ TTM/QLVNCH thuyết trình trước Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, chỉ có những trận tấn công trong khu vực, tương tự như trong năm 1974. Có thể vào cuối tháng Ba. Đại Tướng Cao Văn Viên nói rằng, nếu quân cộng sản không đưa vào (nam) các sư đoàn trừ bị, Quân Đội VNCH có thể đẩy lui họ, chỉ mất một phần giới hạn (nhỏ) lãnh thổ. Trên quan niêm chiến lược, ông ta (Tướng Viên) mục đích của Hà Nội, áp lực Tổng Thống Thiệu ra đi (từ chức) và thành lập chính quyền liên hợp. Về chiến thuật, Tướng Viên tin rằng quân đội Bắc Việt sẽ tấn công quân đoàn II (vùng cao nguyên) trước, “để làm cạn các đơn vị tổng trừ bị”, trước các mũi tấn công chính vào quân đoàn I và III. Ngoài vùng I, Tướng Viên tin rằng, Hà Nội sẽ đánh chiếm tỉnh Quảng Trị, cô lập Huế và Đà Nẵng. Nếu quân đội Bắc Việt được tiếp viện mặt trận phiá bắc, Tướng Trưởng sẽ phải tập trung việc phòng thủ nơi hai thành phố đó (Huế, Đà Nẵng). Trên quân đoàn II, địch quân sẽ cố gắng đánh chiếm thành phố Kontum, trên đó VNCH chỉ kiểm soát được thành phố và quốc lộ 14, và họ sẽ tấn công phiá bắc tỉnh Bình Định. Trong quân đoàn III, tỉnh Tây Ninh nơi biên giới Việt Miên sẽ là mục tiêu chính, trong khi vùng IV chiến thuật sẽ là nơi để họ đánh nghi binh, che dấu các mũi tấn công chính.

Theo Đại Tướng Viên, Tổng Thống Thiệu chỉ đưa ra ít điều hướng dẫn cho bộ Tổng Tham Mưu và không hoàn toàn chính xác. Đến tháng Mười Hai năm 1974, Tổng Thống Thiệu chỉ có ít câu trả lời cho các vấn đề, càng ngày càng sâu đậm. Quân tổng trừ bị của ông ta bị “kẹt cứng” (ngoài vùng I chiến thuật), quân đội bị nhiều tổn thất, việc cắt giảm viện trợ tạo nên vấn đề thiếu thốn đồ trang bị tiếp liệu, vũ khí, đạn dược. Nền kinh tế yếu kém. Trong một phiên họp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, Tổng Thống Thiệu ra lệnh tổng kết tình trạng đạn dược, quân dụng trong tất cả bốn quân khu. Ông ta muốn biết con số chính xác, số xã ấp được bảo đảm an ninh (thuộc VNCH). Điều đó sẽ làm căn bản cho chương trình Bình Định mới trong ba tháng đầu năm 1975, dưới sự chỉ đạo của Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm.

Điều quan trọng, Tổng Thống Thiệu ra lệnh thành lập thêm các đơn vị tổng trừ bị cho QLVNCH. Hai sư đoàn tổng trừ bị Nhẩy Dù và Thủy Quân Lục Chiến được lệnh thành lập thêm lữ đoàn thứ tư. Thêm hai liên đoàn Biệt Động Quân mới 8 và 9, lấy quân số từ các tiểu đoàn Quân Cảnh giải tán (trao trả tù binh, đóng cửa trại tù binh Phú Quốc) và lính đào ngũ. Các đơn vị tổng trừ bị mới thành lập được trao nhiệm vụ bảo vệ thủ đô Saigon và làm đơn vị trừ bị cho bộ Tổng Tham Mưu. Tướng Viên dự trù sẽ đưa các đơn vị mới thành lập ra vùng I chiên thuật thay thế cho sư đoàn Nhẩy Dù. Quân đoàn I cũng nhận được lệnh thảo kế hoạch đưa (trả về) sư đoàn Nhẩy Dù về Saigon trường hợp thủ đô bị tấn công. Gom các tiểu đoàn Điạ Phương Quân trên bốn quân khu thành lập 45 liên đoàn Điạ Phương Quân lưu động, để cho các vị tỉnh trưởng, tư lệnh quân khu thêm khả năng chống lại các trận tấn công của địch.

Trong tháng Mười năm 1974, Phòng Tùy Viên Quân Sự (DAO) và Bộ Chỉ Huy Tiếp Vận QLVNCH bắt đầu soạn thảo kế hoạch chiến đấu trong tương lai, xử dụng ngân khoản viện trợ còn lại mua đạn dược, nhiên liệu. Chuyên viên tiếp vận Hoa Kỳ cho rằng, điều quan trọng là phäi lập các kho dự trữ chứa đạn dược và nhiên liệu cho quân đội VNCH chiến đấu trong vòng 60 ngày trường hợp bị tấn công khốc liệt. Thời gian 60 ngày cũng là khoảng thời gian cần thiết để người Hoa Kỳ gửi đồ tiếp liệu đến nam Việt Nam. Bị cắt giảm ngân sách viện trợ, kinh tế lạm phát, cơ quan DAO chỉ có thể (mua) lưu trữ đạn pháo binh cho 45 ngày.

Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH tiên đoán quân đội Bắc Việt sẽ cắt những quốc lộ chính trên vùng cao nguyên, nên cuối tháng Giêng năm 1975, đưa lên Pleiku, Kontum một số lượng lớn đạn dược và thực phẩm. Theo vị Tổng Tham Mưu Phó Tiếp Vận QLVNCH (Trrung Tướng Đồng Văn Khuyên) “Số lượng đồ tiếp liệu nằm trong kho đủ cho đội quân 20,000 người bảo vệ Pleiku và Kontum trong thời gian 60 ngày mà không cần phải tiếp tế thêm” Sau khi mất Phước Long, Trung Tướng Khuyên tiên đoán quân cộng sản sẽ tấn công… vùng cao nguyên sớm hơn như bộ Tổng Tham Mưu đã tiên đoán”

 

QUYẾT ĐỊNH CUỐI CÙNG

Trong khi quốc hội (miền Bắc) không có quyết định, bộ Chính Trị hoàn tất các kế hoạch quân sự cho hai năm 1975-76. Trong tháng Mười năm 1974, Lê Duẫn đã họp bộ Chính Trị để lấy quyết định chiến lược cho hai năm sắp tới (75-76). Mặc dầu, phần chính đã được đồng ý nhưng bộ Chính Trị vẫn hoãn lại quyết định cuối cùng. Mục đích cho buổi họp thứ hai, bắt đầu từ hôm 18 tháng Mười Hai, để duyệt xét những thay đổi chính trị, ngoại giao kể từ lần họp trước và lấy quyết định cuối cùng.

Trong buổi họp ngày 18 tháng Mười Hai, tổ Trung Ương (Quân Ủy Trung Ương) đưa ra bản thảo kế hoạch thứ tám, mới nhất, đánh chiếm miền nam Việt Nam. Trong kế hoạch mới, khu vực phiá nam cao nguyên trung phần vẫn là mục tiêu chính. Quân đội Bắc Việt trong khu vực rộng lớn (vùng II chiến thuật VNCH) chia làm hai mât trận. Mặt Trận B-3 trên vùng cao nguyên từ bắc xuống nam, từ tỉnh Kontum xuống đến tỉnh Quảng Đức là khu vực ít dân cư (đa số người Thượng (người Dân Tộc) rừng núi, người miền Bắc gọi là Tây Nguyên, có hai đơn vị chủ lực, sư đoàn 10 và sư đoàn 320, cùng với trung đoàn 198 Đặc Công mới thành lập, hai trung đoàn độc lập (biệt lập), trung đoàn 95A hoạt động gần Kontum và trung đoàn 25 trong tỉnh Darlac (Ban Mê Thuột), và một số đơn vị Thiết Giáp, Pháo Binh, Phòng Không, Công Binh và Truyền Tin. Mặt Trận thứ hai là B-1 (thường gọi là Quân Khu V, Liên Khu V), chạy dọc theo bờ biển từ Nha Trang lên hướng Bắc ra Đà Nẵng đến phiá nam chân đèo Hải Vân. Mặt Trận B-1 có sư đoàn 3 (VC) hoạt động trong tỉnh Bình Định, lữ đoàn 52 trong tỉnh Quảng Ngãi, và sư đoàn 2 (VC) trong tỉnh Quảng Nam, cùng với hai trung đoàn Pháo Binh, các trung đoàn chiến xa và Phòng không.

Bắc Việt được thêm một chiến thắng lớn trên mặt trận tình báo. bộ Chính Trị nhận được báo cáo từ một điệp viên gài trong chính quyền miền nam Việt Nam. Bản báo cáo cho biết, trong phiên họp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH tiên đoán quân đội Bắc Việt sẽ tấn công khu vực phiá bắc cao nguyên trung phần (Kontum). Một bảng liệt kê trận điạ, bố trí quân của quân đội VNCH, con số chính xác số đại bác, chiến xa, phi cơ trên mỗi vùng chiến thuật. Phiá nam cao nguyên, quân đội VNCH rải quân mỏng để giữ đất, do đó bộ Chính Trị muốn tấn công khu vực phiá nam cao nguyên.

Người điệp viên Bắc Việt đó là ai mà cung cấp được những tin tức rất có giá trị chiến lược. Theo cựu nhân viên CIA đã từng làm việc trong tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Saigon, Frank Snepp (tác giả cuốn Decent Interval. vđh) “Trong số những người trách nhiệm đem chiến thắng về cho miền Bắc, người điệp viên trong đám cận thần của Tổng Thống Thiệu phải được xếp hạng cao trong danh sách” Trở lại tháng Chín năm 1974, Tổng Tham Mưu Phó Quân Đội Bắc Việt, Tướng Hoàng Văn Thái nhận được một phó bản, những biểu đồ thuyết trình của Tướng Murray trong tháng Sáu năm 1974, cho thấy hậu qủa của sự cắt giảm viện trợ cho miền nam Việt Nam. Trong khi chính quyền Hà Nội chưa từng cho biết sự thật về người điệp viên, năm 2005, một điệp viên được biết đến với mật danh “Chiến sĩ H3” (Warrior H3), có thế đó chính là người điệp viên đã gửi những tin tức quan trọng ra Hà Nội. Điều làm tất cả mọi người ngạc nhiên, người điệp viên đó không nằm trong nhóm thân cận của Tổng Thống Thiệu, cũng không phải một sĩ quan cao cấp trong quân đội VNCH, anh ta chỉ là một viên Trung Sĩ làm việc trong văn phòng Đại Tướng Cao Văn Viên, tên là Nguyễn Văn Minh và nhiệm vụ lưu trữ những hồ sơ mật, và làm nhiệm vụ liên lạc giữa văn phòng Tướng Viên và bộ Quốc Phòng, Bộ Tổng Tham Mưu, các quân khu…

Anh ta là người điệp viên hoàn hảo. Cấp bậc thấp, không ai để ý, được tin tưởng, anh ta làm việc vào ban đêm, chụp ảnh tài liệu mật rồi trao cho người trong đường giây tình báo, chuyền ra miền bắc. Trong bài viêt về người điệp viên “Trong tháng Tư năm 1974, anh ta cung cấp bản báo cáo mới về các hoạt động của những đơn vị trừ bị: Nhẩy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân và Không Quân, và cung cấp một bản tóm lược về chương trình hoạt động quân sự cho toàn miền nam Việt Nam. Tin tức tình báo anh ta thâu thập được, giúp Quân Ủy Trung Ương giải quyết một loạt các vấn đè chiến lược quan trọng.

Sau vài tuần lễ họp, bàn lên bàn xuống. Hôm 6 tháng Giêng, Lê Duẫn kết thúc phiên họp bằng một bài diễn văn “Trong phiên họp (tháng Mười), bộ Chính Trị đã thống nhất, hướng về mục tiêu chiến lược… chiến thắng toàn diện. Tất cả chúng ta đã hoàn toàn đồng ý… để đạt được… (thành quả?) cách mạng trong năm 1975-76. Trong năm 1974, trong khi chúng ta tăng thêm sức mạnh, vị thế, quân địch yếu đi trên mọi phương diện. Nhiệm vụ tức thời của chúng ta là nắm lấy cơ hội lịch sử (bằng cách) mở trận tấn công phối hợp giữa các lực lượng chính yếu của chúng ta”

Tiếp theo, Lê Duẫn diễn tả các mục tiêu cho mỗi mặt trận trong miền nam Việt Nam. “Kế hoạch tấn công năm 1975 đưa ra một số nhiệm vụ cho mỗi chiến trường… tiến công theo con đường ngắn nhất, về hướng cứ điểm cuối cùng của địch (Saigon)” Cả Lê Duẫn lẫn Tướng Giáp đều muốn, việc đầu tiên ra tay “làm cú mạnh” trên vùng cao nguyên, và nếu cơ hội chiến lược hiện ra (thời cơ đến), tấn công thật nhanh về hướng Saigon. Các đơn vị dưới quyền Tuớng Trà sẽ chống phá chương trình Bình Định trong vùng đồng bằng Cửu Long, bao vây các thành phố chính, mở rộng vùng “giải phóng”. Thay vì tấn công quận Đức Lập như Quân Ủy Trung Ương đề nghị trong tháng Tám vừa qua, Mặt Trận B-3 (Tây Nguyên, Cao Nguyên) sẽ đánh chiếm thị xã Ban Mê Thột thủ phủ tỉnh Darlac, thành phố chính (lớn nhất) nơi phiá nam vùng cao nguyên trung phần. Quân đội Bắc Việt cũng sẽ chiếm giữ quốc lộ 14 từ Ban Mê Thuột về hướng nam đến Phước Long, khu vực tập trung cho lực lượng chính yếu quân đội Bắc Việt tấn công vào thủ đô Saigon. Nếu cơ hội chiến lược đến, quân đội Bắc Việt sẽ đưa hai quân đoàn xuống khu vực trách nhiệm của Tướng Trà, làm mũi dùi tấn công Saigon. Ngoài quân đoàn I, như Tướng Viên đã tiên đoán, quân đội Bắc Việt “nên chiếm đóng vùng đồng bằng, kiểm soát khu vực phiá nam thành phố Huế, và cắt đường nối liền Huế-Đà Nẵng.”

 

LỰA CHỌN BAN MÊ THUỘT

Hai ngày sau phiên họp của bộ Chính Trị, Quân Ủy Trung Ương họp để thảo kế hoạch tấn công chi tiết. Bộ Chính Trị lựa chọn chiến lược, Quân ủy Trung Ương sẽ chọn chiến thuật. Buổi họp bắt đầu chưa đưọc lâu, Lê Đức Thọ bất ngờ vào phòng họp và tham dự… Mục đích của ông ta muốn nhấn mạnh, bộ Chính Trị muốn tấn công thị xã Ban Mê Thuột thay vì quân lỵ Đức Lập. Như Tướng Văn Tiến Dũng viết “Trong buổi họp đó (Quân Ủy Trung Ương), ý kiến tấn công Ban Mê Thuột được nêu lên. Mọi người đều nhận thấy, mức độ quan trọng của trận tấn công, nhưng cần phải điều nghiên rõ ràng… trước khi chúng ta có thể quyết định, tấn công như thế nào để đạt một chiến thắng nhanh chóng”

Không có tài liệu nào (của Bắc Việt) nói rõ tại sao họ thay đổi mục tiêu từ Đức Lập sang Ban Mê Thuột. Có thể do lực lượng của Tướng Trà (B-2) chiến thắng Phước Long dễ dàng trong tháng Mười Hai vừa qua, bộ Chính Trị cảm thấy tấn công Đức Lập là “bảo thủ” nên thay đổi mục tiêu. Lê Đức Thọ nói về sự quyết định tấn công Ban Mê Thuột “Khi chúng tôi bàn chi tiết về mục tiêu chính yếu (then chốt) cho trận tấn công, mở đầu chiến dịch, việc bàn luận rất căng thẳng… Vài đồng chí không đồng ý lựa chọn Ban Mê Thuột cho trận tấn công mở màn, bắt đầu chiến dịch… Sau khi hầu hết mọi người đã thống nhất ý kiến, trước khi Tướng Văn Tiến Dũng được gửi xuống mặt trận, vẫn còn còn một đồng chí vẫn không đồng ý với quyết định chọn Ban Mê Thuột. Do đó trong buổi họp của Quân Ủy Trung Ương, chúng ta phải bàn lại vấn đề lần nữa và Ban Mê Thuột được chọn là mục tiêu tối hậu.

Ai là người “đồng chí” không đồng ý quyết định chọn Ban Mê Thuột? Một người “rất có thể” là Trường Chinh Đặng Xuân Khu, một người khác là Võ Nguyên Giáp. Sau cái chết của Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh (chính ủy toàn quân. vđh) trong tháng Sáu năm 1967, Tướng Dũng trở nên viên Tướng số 2 trong quân đội Bắc Việt, được Lê Duẫn đứng sau lưng (Đúng ra là Tướng Hoàng Văn Thái, nhưng Tướng Dũng “trội” hơn ở chỗ gốc gác … bần cố nông. vđh). Tướng Dũng chưa bao giờ được Tướng Giáp tin dung, lợi dụng sự bất đồng giữa Tướng Giáp và Lê Duẫn bắt đầu từ cuối thập niên 1950, ông ta tiến thân bằng cách đứng về phe Lê Duẫn trong quân đội. Tướng Giáp và Lê Duẫn mâu thuẫn nặng hơn về trận Tết Mậu Thân mà ông Giáp chống lại. Sau Tết Mậu Thân, được trao cho thêm nhiệm vụ trong miền nam Việt Nam. Sau năm 1968, Tướng Dũng đã nhiều lần được bộ Tổng Tham Mưu quân đội Bắc Việt cử vào miền nam chỉ đạo trận chiến tranh, trong những chiến dịch lớn như trận “Hạ Lào” (Lam Sơn 719) trong tháng Hai năm 1971, và trận Mùa Hè Đỏ Lửa trong tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên trong tháng Tư-Năm 1972. Ông ta được Lê Duẫn đề bạt, đưa vào làm hội viên chính thức bộ Chính Trị tháng Ba năm 1972.

Một câu hỏi khác, ai là người đưa ra ý kiến đánh Ban Mê Thuột? Trung Tướng Hoàng Minh Thảo, tư lệnh Mặt Trận B-3 (vùng cao nguyên) từ tháng Mười Một 1966 cho đến tháng Bẩy năm 1974, có lẽ là người đưa ra ý kiến tấn công Ban Mê Thuột. Đầu tháng Mười Hai năm 1973, ông ta đã đưa ý kiến cho Tướng Văn Tiến Dũng và Lê Trọng Tấn tấn công thành phố lớn, phồn thịnh nơi phiá nam cao nguyên trung phần. Cũng như Tướng Trà trong trận Phước Long năm 1974, Tướng Thảo yêu cầu đuợc tăng cường ba sư đoàn trừ bị để hoàn thành nhiệm vụ. Hà Nội từ chối yêu cầu của tư lệnh Mặt Trận B-3. Trong tháng Chín năm 1974, Tướng Giáp triệu Tướng Thảo ra Hà Nội để bàn về chiến dịch trong khu vực phiá nam vùng cao nguyên. Trong buổi họp, Tướng Thảo nhắc nhở Tướng Giáp, bẩy (7) chiến dịch trên vùng cao nguyên từ đầu cuộc chiến, sáu (6) nhắm vào khu vực phiá bắc, vì lý do khó khăn trong vấn đề tiếp vận khu vực phiá nam, ông ta vẫn đề nghị tấn công Ban Mê Thuột “Tôi đã nêu ý kiến, nếu chúng ta chọn vùng cao nguyên là khu vực cho trận tấn công chiến lược, việc đầu tiên chúng ta nên làm là tấn công Ban Mê Thuột, bởi vì nó là thành phố lớn, quan trọng. Nó cũng là nơi địch quân (VNCH) phòng thủ yếu nhất, nó cũng tạo điều kiện dễ dàng cho chúng ta tiến vê miền duyên hải, dễ hơn từ Kontum. Vấn đề khó khăn mà chúng ta phải khắc phục … Tấn công trong khu vực này cần phải làm thêm đường để quân của chúng ta tiến đến mục tiêu, và vấn đề tiếp vận… nước uống… Chúng ta sẽ (đồng thời) “giải phóng” quận Đức Lập, nắm giữ chặt chẽ, nối đường mòn HCM vào quốc lộ 14… hoàn thành hành lang tiếp vận Bắc-Nam hoàn toàn trên đất Việt Nam”. kết qủa, Ủy ban (ban tham mưu) của Tướng Văn Tiến Dũng chọn Trung Tướng Hoàng Minh Thảo làm tư lệnh chiến dịch cho trận đánh Ban Mê Thuột. Ông ta nhận lệnh trực tiếp từ Tướng Dũng.

Để tóm lược bản phân tích quân sự của Hà Nội về những lý do chọn Ban Mê Thuột. Hai con đường chính, chạy từ đông sang tây, từ cao nguyên về miền duyên hải là quốc lộ 19 và 21. Chỉ có một quốc lộ duy nhất, đường 14 chạy từ bắc xuống nam, xuyên qua vùng cao nguyên trung phần (quốc lộ 1 chạy từ Bắc xuống Nam dọc theo miền duyên hải). Thị xã Ban Mê Thuột nằm trên giao điểm đường 14 và 21, cũng như Pleiku nằm trên giao điểm đường 14 và 19. Bộ Chính Trị chọn Ban Mê Thuột vì nó được bao quanh bởi những đồn điền cà phê, che dấu đơn vị tấn công (không bị lộ). Thị xã chỉ được phòng vệ sơ sài (nhẹ), và quốc lộ 21 đi Nha Trang rộng mở. Pleiku được phòng thủ rất chắc chắn. Trường hợp quân đội Bắc Việt chiếm được Pleiku, muốn tiến về miền duyên hải, họ phải chiến đấu với quân của sư đoàn 22 Bộ Binh đang nằm trấn giữ quốc lộ 19. Hơn nữa, chiếm được Ban Mê Thuột, đường 14 ngang qua Đức Lập kết hợp với đường 14 ở khu vực Phước Long vừa chiếm được sẽ hoàn tất con đường tiếp vận chiến lược, cho các sư đoàn trừ bị từ miền bắc vào thẳng đến thành phố Saigon. Ngoài ra Ban Mê Thuột còn có kho đạn Mai Hắc Đế, cần phải lấy để xử dụng.

Hai tuần lễ trong tháng Giêng, Quân Ủy Trung Ương hoàn tất kế hoạch cho chiến dịch năm 1975, bao gồm những “sân kháu” (chiến trường) khác hỗ trợ cho trận tấn công. Kế hoạch được phác họa nhằm giữ chân quân đội VNCH tại chỗ (khắp nơi. Tổng Thống Thiệu, từ lâu tiên đoán một trận “tổng tấn công”), để bảo đảm, VNCH không thể đưa quân lên tiếp viện cho vùng cao nguyên. Để cho trận tấn công Ban Mê Thuột được thành công, vấn đề nghi binh, ngụy trang, che dấu rất quan trọng. Theo Tướng Giáp “Về phương diện chiến thuật và điều quân, chúng ta phải dũng mãnh [và] bảo mật… để đánh lạc hướng sự chú ý của miền nam (VNCH) vào khu vực phiá bắc [vùng cao nguyên] và vùng Quảng Trị-Thừa Thiên. Để bảo mật kế hoạch, chỉ rất ít sĩ quan cao cấp trong bộ Tổng Tham Mưu quân đội Bắc Việt mới được biết sự thay đổi. Vị tư lệnh Mặt Trận B-3 (Trung Tướng Hoàng Minh Thảo) chỉ được thông báo vào cuối tháng Giêng, các vị tư lệnh sư đoàn cùng sĩ quan tham mưu chỉ biết vào đầu tháng Hai.

Việc sửa soạn cho trận tấn công được bắt đầu ngay sau khi buổi họp của Quân Ủy Trung Ương kết thúc. Bộ Chính Trị gửi những tướng lãnh cao cấp, nhiều kinh nghiệm đi theo bộ tư lệnh tiền phương quân đội Bắc Việt để theo dõi trận tấn công, Thiếu Tướng Lê Ngọc Hiền trưởng phòng hành quân (Cục Tác Chiến. vđh) bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Bắc Việt, Trung Tướng Đinh Đức Thiện Tổng Cục Trưởng Tiếp Vận (Hậu Cần. vđh). Bộ tư lệnh tiền phương quân đội Bắc Việt có mật danh A-75. Trận tấn công được đặt tên Chiến Dịch 2-75.

Ngày 21 tháng Giêng, Tướng Lê Ngọc Hiền đến sở Chỉ Huy Mặt Trận B-3, nằm bên kia biên giới Lào-Việt tỉnh Pleiku, trao cho chỉ thị mới và bắt đầu soạn thảo kế hoạch tấn công. Ban tham mưu Mặt Trận B-3 trước đó chuẩn bị cho trận tấn công Đức Lập, phải sửa lại kế hoạch cho Ban Mê Thuột trở thành mục tiêu chính. Theo Đại Tá Đặng Vũ Hiệp chính ủy Mặt Trận B-3, lệnh mới đưa xuống “Giải phóng hoàn toàn hoặc phần lớn lãnh thổ tỉnh Darlac, Phú Bổn, và tỉnh Quảng Đức, mở hành lang chiến lược nối vùng cao nguyên với Mặt Trận B-2, và một hành lang khác nối cao nguyên với các tỉnh miền duyên hải… Khu vực tập trung là Darlac, mục tiêu chính là Ban Mê Thuột. Trong khu vực Pleiku, Kontum (bắc cao nguyên) sẽ cầm chân, đánh nghi binh, lạc hướng địch quân (VNCH). Về lực lượng, bộ Tổng Tham Mưu (quân dội Bắc Việt) cho phép xử dụng vũ khí nặng, kỹ thuật (chiến xa, đại bác), không giới hạn.” Đó là những dấu hiệu trận tấn công (Ban Mê Thuột) có tầm cỡ chiến lược. Tướng Trà (B-2) và cấp chỉ huy ngoài vùng I chiến thuật không được phép xử dụng chiến xa, đại bác.

Trước khi kế hoạch bộ Chính Trị hoàn tất, Tướng Giáp đã ra lệnh đưa thêm quân vào vùng cao nguyên. Cuối tháng Mười Hai, ông ta cho lệnh sư đoàn 968 từ bên Lào di chuyển vào vùng cao nguyên. Sư đoàn 968 là sư đoàn “nhẹ” chỉ có hai trung đoàn, Tướng Giáp cũng cho lệnh sư đoàn 316 (đang ở ngoài Bắc) di chuyển vào miền nam (mũi dùi chính đánh vào Ban Mê Thuột. vđh). Sư đoàn 316 từ Lào trở về miền Bắc để bổ sung chấn chỉnh, sau nhiều năm hoạt động trên đất Lào. Sự tham chiên của sư đoàn 316 là điều ngạc nhiên lớn trong chiến dịch “Tây Nguyên”. Sư đoàn 316 rời miền Bắc hôm 15 tháng Giêng năm 1975, chỉ để lại đơn vị truyền tin tiếp tục gửi đi những bản báo cáo (giả) để đánh lạc hướng quân đội VNCH. Sư đoàn 316 được đoàn xe Molotova 800 chiếc đưa vào điểm tập trung (khu vực xuất phát cho trận tấn công) nơi hướng tây nam Ban Mê Thuột ngày 3 tháng Hai năm 1975.

Thực ra ngành “Tình Báo Truyền Tin” quân đội VNCH phát hiện được sự di chuyển của hai sư đoàn Bắc Việt, sư đoàn 968 từ Lào qua biên giới, và nghi ngờ sự di chuyển của sư đoàn 316. Sư di chuyển của sư đoàn này là chià khóa then chốt, dấu hiệu trận tán công lớn sắp xẩy ra. Theo chuyên viên phân tích CIA Frank Snepp, tin tình báo này được nhắc đến trong phiên họp hàng ngày với Tổng Thống Hoa Kỳ hôm 25 tháng Giêng, tuy nhiên không có tin tức gì thêm và không đoán được ý đồ của sư đoàn này (316). Sự hiện diện của sư đoàn 316 không được xác nhận cho đến khi bắt đưc một tù binh trong trận tấn công Ban Mê Thuột. Trong hồi ký của quân sử gia, Đại Tá Le Gro, sư đoàn 316 ngừng liên lạc nội bộ hôm 18 tháng Giêng, với bộ tư lệnh Quân Khu IV (VC) ngày 20 tháng Giêng.

Ngoài hai sư đoàn kể trên (316, 968), Tướng Giáp gửi tiếp sư đoàn 341 vào Mặt Trận B-2. Đồng thời ra lệnh cho tiểu đoàn 27 Đặc Công, từ miền Bắc vào vùng cao nguyên, tăng cường cho trung đoàn 198 Đặc Công. Trung đoàn Đặc Công 198 có sáu tiểu đoàn là đơn vị Đặc Công mạnh nhất, hoạt động trong miền nam Việt Nam. Tướng Giáp đưa trung đoàn 95B sư đoàn 325 từ ngoài Quảng Trị, vùng I chiến thuật vào tăng cường cho lực lượng tấn công Ban Mê Thuột. Cuối cùng, Tướng Giáp đưa vào vùng cao nguyên một trung đoàn phòng không, một trung đoàn Công Binh. Về tiếp vận, Mặt Trận B-3 được tiếp tế rất đầy đủ, đến cuối tháng Hai, Đoàn (Vận Tải) 559 đã cung cấp cho Mặt Trận B-3 110% đồ tiếp liệu, đủ để xử dụng cho đến hết năm 1975.

Tướng Hoàng Minh Thảo đến bộ tư lệnh tiền phương vào đầu tháng Hai. Vấn đề đầu tiên ông taphải làm là đưa các đơn vị tấn công Ban Mê Thuột vào đúng vị trí. Ông ta muốn đưa quân đội VNCH vào tình huống “bỏ chạy, đầu hàng hoặc bị giết”. Trong đầu tháng Hai, Tướng Vũ Lăng, tư lệnh Mặt Trận B-3 gửi lệnh hành quân cho tất cả các đơn vị. Sư đoàn 968 sẽ đánh nghi binh cầm chân quân đội VNCH xung quanh Pleiku và Kontum. Tiếp theo, sư đoàn 320 sẽ cắt  đứt quốc lộ 14 nơi quân Thuần Mẫn, giữa Pleiku và Ban Mê Thuột. Sau khi cắt quốc lộ 14, trung đoàn 95A độc lập cùng với sư đoàn 3 “Sao Vàng” thuộc Mặt Trận B-1 sẽ tấn công, cắt quốc lộ 19 nơi hướng đông, và tây (hai bên) đèo An Khê. Đồng thời trung đoàn 25 độc lập sẽ cắt quốc lộ 21 nơi phiá đông Ban Mê Thuột. Sau khi cắt đứt các trục lộ giao thông chính trên quân đoàn II, sư đoàn 10 Bắc Việt sẽ đánh chiếm quân lỵ Đức Lập. Sư đoàn 316, trung đoàn 198 Đặc Công, trung đoàn 24 sư đoàn 10, và trung đoàn 95B sư đoàn 325 tăng cường, cùng với các đơn vị yểm trợ, Pháo Binh, Phòng Không, Chiến xa, Công Binh và Truyền Tin sẽ tấn công thị xã Ban Mê Thuột. Sau khi chiếm được Đức Lập, sư đoàn 10 sẽ di chuyển về huớng Ban Mê Thuột tham chiến nếu trân tấn công chưa xong.

Sư đoàn 316 được trao mũi tiến công (mũi dùi) chính đánh vào thành phố Ban Mê Thuột. Vị tư lệnh sư đoàn, Đại Tá Đàm Văn Ngụy nhận lệnh của bộ tư lệnh Mặt Trận B-3 “gọt vỏ các phòng tuyến bên ngoài” sau đó tấn công vào tuyến phòng thủ bộ tư lệnh sư đoàn 23 Bộ Binh VNCH trong thành phố Ban Mê Thuột, và bộ chỉ huy tiểu khu Darlac. Đại Tá Ngụy, gốc người thiểu số Tầy nơi miền bắc Việt Nam, trước đó đã từng chiến đấu chống lại quân đội Hoa Kỳ trong trận Dak To năm 1967. Sau khi nghiên cứu sự phòng thủ Ban Mê Thuột (VNCH), sau này viết lại “Nếu chúng ta ‘gọt vỏ’ lớp phòng thủ bên ngoài trước, trận đánh sẽ kéo dài… Sau mỗi trận tấn công, chúng ta phải gọm quân, chấn chỉnh lại cho trận kế tiếp, trong khi dó địch quân có thể phản công. Mũi tấn công của sư đoàn sẽ ngày càng hao mòn, sẽ đến lúc phải ngừng lại không đạt đuợc mục đích…” Đại Tá Ngụy đưa ra một chiến thuật khác “xử dụng sức mạnh tấn công bất ngờ, sâu vào bộ chỉ huy địch, trung tâm thần kinh (trung tâm hành quân), gây hỗn loạn trong hng ngũ địch…” Tuy nhiên Thiếu Tướng Vũ Lăng bác bỏ ý kiến của ông ta.

Ít lâu, sau khi Tướng Văn Tiến Dũng đến bộ tư lệnh Mặt Trn B-3, ông ta họp với Tướng Hoàng Minh Thảo và các cấp chỉ huy điạ phương, nghe báo cáo về sự chuẩn bị chiến trường. Bất ngờ Tướng Vũ Lăng lên cơn sốt rét không thể đi họp được, do đó Tướng Đặng Vũ Hiệp, chính ủy Mât Trận B-3 thuyết trình. Tướng Dũng nổi giận, tại sao để sư đoàn 10 tấn công Đức Lập, thay vì sư đoàn 316? Tướng Hiệp ghi sổ tay “Tướng Vũ Lăng khuôn mặt xamh xám vì bị sốt rét vẫn phải lên thuyết trình cho Tướng Dũng vừa lòng… Lý do sư đoàn 10 có kinh  nghiệm đánh các công sự phòng thủ kiên cố của địch, do đó chúng tôi (B-3) xử dụng sư đoàn 10 (thiếu trung đoàn 24) tấn công Đức Lập, thêm lý do lệnh từ trên, phải chiếm được Đức Lập không quá 2 ngày… Ngoài ra, sư đoàn 10 đã vào khu vực tập trung (tuyến xuất phát) gần Đức Lập. Việc thay đổi nhiệm vụ cho hai sư đoàn sẽ mất nhiều thời gian, và khó bảo mật.”

Đợc biết sư đoàn 10 đã vào vị trí (chuẩn bị tấn công), Tướng Dũng mới ký thuận kế hoạch hành quân nhưng ra lệnh thêm, sư đoàn 10 phải lấy được Đức Lập, sau đó tăng cường cho trận tấn công Ban Mê Thuột. Phần còn lại của năm 1975, sư đoàn 10 đánh nhiều trận nặng nhất trong “Đại Thắng Mùa Xuân”

Ngày 25 tháng Hai, Tướng Dũng triệu tập buổi họp cuối cùng bàn về chiến thuật tấn công. Một lần nữa Đại Tá Ngụy trình bầy chiến thuật đánh thẳng vào “cơ quan đầu não, hệ thần kinh” (bộ tư lệnh, trung tâm hành quân). Sau này ông ta viết lại “Một cuộc tranh luận gay cấn về chiến thuật của tôi ngay trưc sa bàn… nhiều vị Tưóng lón tiếng tranh luận, nhưng cuối cùng, Tướng Dũng đồng ý, khuyến khích ‘Chiến thuật Đàm Văn Ngụy vừa trình bầy cho chúng ta gọi là ‘Hoa nở đằng sau phòng tuyến địch’ khi tôi chỉ huy sư đoàn 320, lập một đơn vị tinh nhuệ tấn công vào trung tâm thành phố Thái Bình, làm cho địch không có thì gìơ trở tay”

 

Tài liệu trong tác phẩm “Black April”, tác giả JayVeith

Dallas Texas, 27 tháng Giêng 2020

vđh

No comments:

Post a Comment