Saturday, August 7, 2021

GIỌT NƯỚC MẮT CHO PHƯỚC LONG (Trích trong tác phẩm Black April tác giả Jay Veith) P12

Trong khi các trận đánh xẩy ra trên quân đoàn III trong mùa xuân năm 1974, chiến tranh gần như “bỏ quên” ngoài vùng I chiến thuật, mấy tỉnh nơi phiá bắc, miền nam Việt Nam. Địch quân chiếm đóng trong những khu vực phòng thủ chắc chắn. Chính quyền miền Nam kiểm soát dưới chân núi và miền duyên hải trung phần. Quân cộng sản chiếm khu vực rừng núi về hương tây. Mặc dầu có vài trận đánh xẩy ra nhưng có thể nói là yên tĩnh. Vùng I chiến thuật bao gồm năm tỉnh kéo dài từ bắc xuống nam. Tỉnh xa nhất là Quảng Trị, bao gồm khu vực phi quân sự. Kế tiếp là Thừa Thiên có kinh thành xưa trong thành phố Huế. Kế đến là Quảng Nam có thành phố Đà Nẵng, lớn thứ hai trong miền nam Việt Nam. Cuối cùng là hai tỉnh Quáng Tín và Quảng Ngãi.

Trung Tướng Ngô Quang Trưởng lên nắm quyền tư lệnh quân đoàn I ngày 3 tháng Năm, 1972. Ông ta sinh tháng Mười Hai năm 1929 trong tỉnh Kiến Hòa dưới đồng bằng sông Cửu Long. Ông ta theo học một trường Pháp trong tỉnh Mỹ Tho, sau đó gia nhập quân đội và tốt nghiệp trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức năm 1954. Sau đó Tướng Trưởng theo học khóa nhẩy dù và phục vụ trong tiểu đoàn 5 Nhẩy Dù, sau khi tiểu đoàn này bị mất trong trận Điện Biên Phủ (gây dựng lại tiểu đoàn 5 ND). Đến năm 1963, ông ta lên chức tiểu đoàn trưởng, rồi lữ đoàn trưởng. Trong tháng Tư năm 1966, ông được đề bạt lên chức tư lệnh sư đoàn 1 Bộ Binh. Năm 1970, Tướng Trưởng được trao quyền tư lệnh quân đoàn IV, sau khi Tướng Nguyễn Viết Thanh rơi trực thăng chết. Tướng Trưởng chứng tỏ là một lựa chon xứng đáng, ông ta được cả VNCH lẫn người Hoa Kỳ khen ngợi là cấp chỉ huy tài giỏi nhất. Khi trận tấn công lễ Phục Sinh năm 1972 (Mùa Hè Đỏ Lửa) lên đến cực điểm, Tướng Trưởng được điều ra miền trung làm tư lệnh quân đoàn I.

Tướng Trưởng chỉ huy năm sư đoàn ngoài vùng I chiến thuật, ba sư đoàn nơi phiá bắc đèo Hải Vân, một điểm then chốt quan trọng trên quốc lộ 1 giữa Huế và Đà Nẵng, biên giới giữa hai tỉnh Thừa Thiên (Huế) và Quảng Nam (Đà Nẵng). Về điạ dư, hai tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên như bị tách ra nơi đèo Hải Vân, gần miền Bắc Việt Nam, Tướng Trưởng thành lập bộ tư lệnh Tiền Phương Quân Đoàn I, dưới quyền Trung Tướng Lâm Quang Thi. Ba sư đoàn nơi phiá bắc đèo Hải Vân gồm có: sư đoàn 1 Bộ Binh, được xem như sư đoàn giỏi nhất trong các sư đoàn bộ binh VNCH, hai sư đoàn tổng trừ bị là sư đoàn Dù và Thủy Quân Lục Chiến.

Tướng Thi sinh ra trong một gia đình điạ chủ trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, ngày 7 tháng Năm 1932 và gia nhập Quân Đội Quốc Gia năm 1950. Ông là gốc sĩ quan Pháo Binh, sau làm tư lệnh sư đoàn 9 Bộ Binh VNCH trong thời gian Tết Mậu Thân năm 1968. Sau đó, Tướng Thi làm Chỉ Huy Trưởng trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam ở Đà Lạt. Ông ta ra quân đoàn I trong tháng Tư năm 1972 và ở đó cho đến khi mất quân đoàn I.

Phiá nam đèo Hải Vân có hai sư đoàn 2 và 3 Bộ Binh VNCH. Sư đoàn 3 BB trấn đóng nơi hướng tây và nam thành phố Đà Nẵng. Thành lập năm 1971, sư đoàn 3 BB bị tan hàng trong thời gian đầu trận tấn công lễ Phục Sinh, và được đưa vào Đà Nẵng trong tháng Năm 1972 chấn chỉnh lại đơn vị (bổ sung, tái trang bị, huấn luyện). Đến giữa năm 1972, Chuẩn Tướng Nguyễn Duy Hinh được đề cử làm tư lệnh sư đoàn, chấn chỉnh lại sư đoàn 3 BB. Trong tháng Mười năm 1972, sư đoàn 3 đảm nhận nhiệm vụ mới, bảo vệ khu vực xung quanh thành phố Đà Nẵng. Tướng Hinh rất thành công, sau khi ngừng bắn (hiệp định Paris), vùng trách nhiệm sư đoàn 3 BB nới rộng bao gồm toàn tỉnh Quảng Nam và phiá bắc tỉnh Quảng Tín. Tướng Hinh được gắn thêm một sao, vị tư lệnh sư đoàn duy nhất được thăng cấp năm 1973.

Phiá nam vùng trách nhiệm sư đoàn 3 BB là sư đoàn 2 BB, dưới quyèn chỉ huy Chuẩn Tướng Trần Văn Nhựt. Ông ta là tỉnh trưởng Bình Long trận An Lộc năm 1972, được thăng cấp Tướng và nắm quyền tư lệnh sư đoàn 2 Bộ Binh. Ngoài năm sư đoàn tác chiến, quân đoàn I có lữ đoàn 1 Kỵ Binh, sư đoàn 1 Không Quân và bốn liên đoàn Biệt Động Quân (11, 12, 14, 15), 50 tiểu đoàn Điạ Phương Quân và lực lượng Hải Quân.

Vì gần miền Bắc Việt Nam, quân đoàn I là nơi có những trận đánh lớn từ năm 1965 đến năm 1972. Điạ thế rừng núi nơi phiá tây, bờ biển dài và hẹp rất khó cho việc phòng thủ. Quân đoàn I dưới quyền Tướng Trưởng đóng quân trong hộp hình chữ nhât, dài, hẹp. Trên cùng là khu vực phi quân sự và miền Bắc Việt Nam. Quốc lộ 1 chạy xuyên qua hình chữ nhật, như con rắn uốn mình dọc theo bờ biển đến Đà Nẵng. Trong thời gian chiến tranh với người Pháp, quốc lộ 1 nơi hướng bắc thành phố Huê có tên gọi là “Xa Lộ Buồn Thiu”, trong trận Mùa Hè năm 1972, có tên là “Xa Lộ Tử Thần” (Đại Lộ Kinh Hoàng).

Đèo Hải Vân được phòng thủ rất chặt chẽ, cấp chỉ huy quân đội Bắc Việt phải tìm một khu vực khác, đi vòng tuyến phòng thủ quân đội VNCH nơi phiá bắc đèo Hải Vân. Nếu quân đội miền Bắc cắt đứt quốc lộ 1, họ sẽ cô lập thành phố Huế và ba sư đoàn tinh nhuệ VNCH. Tướng Trưởng đặc biệt để ý khu vực đồi núi giữa thành phố Huế và đèo Hải Vân. Đó là một chuỗi những ngọn đồi nhìn xuống quốc lộ 1, kéo dài khoảng 10 dặm nơi hướng đông nam thành phố Huế và phi trường Phú Bài. Không thể nào (đủ quân) để phòng thủ tất cả các ngọn đồi, và quân đội Bắc Việt có thể chia cắt phòng tuyến VNCH ra làm nhều mảnh.

Nhận ra được tình hình, trong cuối tháng Mười Hai năm 1973, Thiếu Tướng Murray yêu cầu tăng thêm số tầu chuyển vận LST, để có thể cứu nguy hay tiếp tế cho hàng ngàn binh sĩ bị bao vây (nơi hướng bắc đèo Hải Vân). Tướng Murray nghĩ rằng, nếu quân đội Bắc Việt cắt đứt quôc lộ 1 giữa Huế và đèo Hải Vân, Tướng Trưởng sẽ phải đối phó với một vụ Dunkirk mà không có tầu vào cứu. (Dunkirk 1939, liên quân Anh Pháp rút ra biển để được tầu chuyên chở đón đưa sang Anh). Hải quân Việt Nam lúc đó có 9 tầu chuyên chở LST, Tướng Murray cho rằng cần thêm 6 chiếc nữa. Ngoài ra ông ta muốn vét bùn từ cửa biển Thuận An đến hải cảng nhỏ Tân Mỹ, hướng tây thành phố Huế ngay cửa sông Hương. Hải cảng có quá lượng bùn lầy, tầu vận tải lớn của Hải Quân LST không cập bến được. Ngũ Giác Đài (bộ Quốc Phòng, bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Hoa Kỳ) từ chối, viện  lẽ vi phạm hiệp định Paris. Trong tháng Mười năm 1974, Đại Sứ Hoa Kỳ, Martin yêu cầu thêm lần nữa nhưng cũng bị bác bỏ.

May mắn cho Tướng Trưởng, cấp chỉ huy quân đội Bắc Việt trong vùng I chiến thuật, đã rút các đơn vị về những mật khu (để dưỡng quân) thay vì phân tán cùng với quân đội VNCH như trong vùng III, IV chiến thuật. My sư đoàn Bắc Việt bị thiệt hại nặng được rút về Bắc trong năm 1973 để chấn chỉnh. Nhưng sau khi các đơn vị Bắc Việt / Việt Cộng dưới đồng bằng sông Cửu Long tạo được chiến thắng. Tướng Giáp cho rằng sự thụ động của các đơn vị Bắc Việt nơi phiá bắc miền Nam Việt Nam (vùng I chiến thuật) là một sai lầm lớn, ông ta ra lệnh tấn công giới hạn một số mục tiêu nhưng mạnh mẽ trong năm 1974.

Trong tháng Năm 1974, quân đội Bắc Việt mở trận tấn công lớn trong vùng I chiến thuật, mục tiêu là quân Tiên Phước, cách thị trấn Tam Kỳ, thủ phủ tỉnh Quảng Tín 25 dặm về hướng tây. Tiên Phước là một căn cứ Điạ Phương Quân quan trọng, bảo vệ quốc lộ 1 và thị trấn Tam Kỳ. Trước áp lực nặng của địch lên Tiên Phước, Chuẩn Tướng Nhựt phải di chuyển gần hết sư đoàn (sđ 2BB) của ông ta từ Quảng Ngãi lên bảo vệ Quảng Tín. Quân cộng sản thừa thế tấn công tỉnh Quảng Ngãi, và Tướng Trưởng xử dụng hai liên đoàn Biệt Động Quân (trừ bị cho quân đoàn I) bảo vệ Quảng Ngãi. Quân đội VNCH đứng vững nhưng tổn thất cả hai bên lên cao.

Sau trận Tiên Phước, quân đội Bắc Việt mở trận tấn công lớn khác bắt đầu từ ngày 18 tháng Bẩy. Sau hai tuần lễ tấn công, một trung đoàn thuộc sư đoàn 324 Bắc Việt tràn ngập quân lỵ Nông Sơn, và khu vực mỏ than nằm sâu trong núi. Sau đó sư đoàn 324 di chuyển về hướng đông tấn công quận Thường Đức, một quận nhỏ nơi đầu thung lũng đi vào thành phố Đà Nẵng. Trong quận Thường Đức có một tiẻu đoàn Biệt Động Quân chống cự mãnh liệt, đẩy lui nhiều đợt tấn công của địch. Quân đội Bắc Việt xử dụng đại bác phòng không 37 ly bắn trực xạ vào phòng tuyến BĐQ, phá hủy công sự phòng thủ làm cho tiểu đoàn BĐQ phải rút lui.

Tướng Trưởng đưa vào chiến trường một liên đoàn Biệt Động Quân, một trung đoàn thuộc sư đoàn 1 Bộ Binh. Sư đoàn 324 Bắc Việt xử dụng thêm một trung đoàn tấn công. Thiếu Tướng Hinh, tư lệnh sư đoàn 3 BB được tăng cường, chặn đứng tận tấn công của quân đội Bắc Việt, nhưng cũng không tiến xa được, địch quân đào công sự phòng thủ trên những ngọn đồi xung quanh, tử thủ.

Tổng quát, trận tấn công Thường Đức rất khốc liệt, hơn 4,700 quân VNCH tử trận hoặc bị thương. Riêng sư đoàn 3 BB tổn thất 3,500 quân, một phần tư quân số tác chiến của sư đoàn. Theo Tướng Hinh “sự tổn thất không được bổ sung đầy đủ… khả năng tác chiến của đơn vị giảm xuống” Vấn đề cắt giảm đạn dược là một trở ngại lớn cho Tướng Hinh phản công lấy lại quận Thường Đức. Mỗi ngày Pháo Binh chỉ được bắn 6 qủa 105 ly, và 4 qủa 175 ly cho mỗi khẩu súng đại bác. Nhiên liệu, xăng nhớt cũng là vấn đề phải giới hạn, trực thăng chỉ huy của ông ta chỉ đủ xăng để bay chỉ huy hành quân 4 tiếng đồng hồ, mỗi tuần.

Sauk hi Tướng Trưởng đã xử dụng đơn vị trừ bị, quân đội Bắc Việt bắt đầu đưa quân vào khu vực đồi núi giữa Huế và đèo Hải Vân. Tình hình khu vực Thường Đức tạm yên, Tướng Trưởng rút liên đoàn Biệt Động Quân và trung đoàn thuộc sư đoàn 1 BB về Đà Nẵng. Quân đội Bắc Việt nhanh chóng quay trở lại chiếm ngọn đồi cao có tên là đồi 1062, cách quận Thường Đức 3 dặm về hướng đông bắc. Chiếm được khu vực này, thành phố Đà Nẵng nằm trong tầm tác xạ của đại bác 130 ly Bắc Việt. Tướng Trưởng rút hai lữ đoàn 1 và 3 Nhẩy Dù ra khỏi tỉnh Thừa Thiên, ra lệnh cho Tướng Lê Quang Lưỡng, tư lệnh sư đoàn Dù tấn công lấy lại đồi 1062.

Sự xuất hiện của “Thiên Thần Mũ Đỏ” làm cho Hà Nội để ý. Tướng Văn Tiến Dũng ra lệnh triệu hồi tư lệnh quân đoàn 2 (Bắc Việt) ra Hà Nội nhận lệnh. Việc bảo vệ Thường Đức rất quan trọng, Tướng Dũng đích thân ra lệnh “Anh phải giữ (đồi 1062) càng lâu càng tốt, cho đến mùa xuân năm 1975, để các khu vực khác có thể hoạt động. Anh sẽ nhận được đầy đủ tiếp liệu, đạn dược, và bổ sung quân số.”

Quân Nhẩy Dù tấn công, chiếm được đồi 1062 hôm 18 tháng Chín, nhưng địch tấn công lấy lại ngọn đồi ngày hôm sau. Số tổn thất quân đội Bắc Việt lên cao, một trung đoàn thuộc sư đoàn 304 vào thay cho trung đoàn thuộc sư đoàn 324 đã bị tổn thất nặng, tham chiến từ lúc đầu. Sau khi vào khu vực hành quân đồi 1062, trung đoàn Bắc Việt (sư đoàn 304) đào hầm hố, công sự phòng thủ, đợi quân Nhẩy Dù VNCH trở lại.

Quân Nhẩy Dù thảo kế hoạch tấn công kỹ càng, bất ngờ tấn công hôm 2 tháng Mười, chiếm được ngọn đồi, loại khỏi vòng chiến 400 lính CSBV (Cộng Sản Bắc Việt). Sư đoàn 304 Bắc Việt đưa vào chiến trường một trung đoàn khác. Tổn thất lên cao nhưng quân đội Bắc Việt vẫn tiếp tục tấn công. Trong vòng hai tuần lễ kế tiếp, quân Nhẩy Dù đẩy lui nhiều đợt tấn công của địch nhằm chiếm lại đồi 1062. Tướng Dũng ngoài Hà Nội vẫn thúc đẩy, đích thân vị tư lệnh phó quân đoàn 2 (Bắc Việt), Tướng Hoàng Đan vào trực tiếp chỉ huy. Ông ta đem vào trận điạ trung đoàn còn lại của sư đoàn 304, hai tiểu đoàn Công Binh, cùng với 4,000 viên đạn pháo binh, súng cối.

Để khích động tinh thần binh sĩ, pháo binh Bắc Việt bắn phá liên tục hai ngày làm cho quân Nhẩy Dù không ngóc đầu lên được. Ngày 1 tháng Mười Một, Tướng Hoàng Đan ra lệnh tấn công, chiếm lại đồi 1062, đẩy lùi quân Nhẩy Dù. Nhất quyết giữ ngọn đồi chiến lược, Tướng Đan ra lệnh cho Công Binh xây tuyến phòng thủ vững chắc, chờ quân Nhẩy Dù quay trở lại. Mấy ngày sau, được không quân yểm trợ, Tướng Lưỡng ra lệnh phản công và lấy lại ngọn đồi 1062. Đó là trận đánh cuối cùng trên đồi 1062, cả hai bên đều bị tổn thất nặng nề. Quận lỵ Thường Đức vẫn nằm trong tay quân đội Bắc Việt.

Trong khi đó, việc rút ra hai lữ đoàn Nhẩy Dù làm tuyến phòng thủ thành phố trống trải, Tướng Trưởng, đưa sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến nơi phiá nam tỉnh Quảng Trị về phòng thủ Huế. Liên đoàn 15 BĐQ và lữ đoàn 1 Kỵ Binh trám vào tuyến TQLC. Khoảng giữa tháng Tư và tháng Sáu năm 1974, quân đội Bắc Việt thuộc Mặt Trận B-4 (khu vực nơi phiá bắc đèo Hải Vân) đã thám sát điạ thế những ngọn đồi quan trọng nằm giữa Huế và ngọn đèo, khu vực núi Bông, mũi Mỏ Tầu và họ chiếm giữ nhiều ngọn đồi dọc theo quốc lộ 1, rồi sau đó sư đoàn 1 Bộ Binh lấy lại. Cường độ chiến tranh trong khu vực lắng xuống trong suốt mùa hè, nhưng đến tháng Chín, có nhiều biến đổi.

Bộ tư lệnh tiền phương quân đoàn I (bắc đèo Hải Vân) đã trải mỏng quân ra để giữ đất, buổi sáng ngày 28 thng Tám, pháo binh Bắc Việt pháo kích vào các vị trí trung đoàn 3, sư đoàn 1 BB đang bảo vệ mũi Mỏ Tầu và đồi 350. Tiến công nhanh chóng, quân đội Bắc Việt chiếm được mấy ngọn đồi. Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Điềm tư lệnh sư đoàn 1 Bộ Binh vội đưa trung đoàn trừ bị vào phản công. Quân đội Bắc Việt bắn pháo binh vào phi trường Phú Bài và dọc theo quốc lộ 1, làm cho phi trường ngừng hoạt động, và xe cộ kẹt trên quốc lộ 1. Trận đánh kéo dài mấy tuần lễ vẫn không chiếm lại được mấy ngọn đồi mất về tay địch quân (Bắc Việt). Tướng Trưởng phäi rút bớt quân sư đoàn 3 BB đưa ra Huế, phòng tuyến Quảng Ngãi lại bị hở, quân đội Bắc Việt chiếm được đồi 1062.

Nhận thấy tình hình căng thẳng, Trung Tướng Lâm Quang Thi, tư lệnh tiền phương quân đoàn I đích thân chỉ huy trận phản công lấy lại mũi Mỏ Tầu và đồi 350. Ông ta tăng cường liên đoàn Biệt Động Quân, trung đoàn bộ binh từ trong Quảng Ngãi, Quảng Nam ra, một tiểu đoàn Nhẩy Dù, một tiểu đoàn Điạ Phương Quân. Quân VNCH bắt đầu phản công từ cuối tháng Mười, tiến quân đều đặn nhưng thời tiết xấu, thiếu sự yểm trợ của Không Quân nên khựng lại. Tướng Thi rút thêm liên đoàn 15 BĐQ, chỉ để lại lữ đoàn 1 Kỵ Binh và Điạ Phương Quân bảo vệ tỉnh Quảng Trị. Đến giữa tháng Mười Hai quân đội VNCH làm chủ khu vực mũi Mỏ Tầu và đồi 350.

Trong tháng mười, Phạm Hùng và Tướng Trần Văn Trà hoàn thành kế hoạch cho mùa khô năm 1974-75. Giai đoạn 1, từ tháng Mười Hai 1974 đến tháng Hai 1975, các đơn vị dưới quyền ông ta sẽ tấn công để hoàn thành ba mục tiêu. Đầu tiên, cắt những trục lộ giao thông quan trọng phiá bắc đồng bằng sông Cửu Long. Thứ hai chiếm một phần quốc lộ 14, phiá bắc tỉnh Phước Long đến tỉnh Quảng Đức, việc này sẽ nối liền khu vực hậu cần Mặt Trận B-2 với miền cao nguyên. Thứ ba, đánh chiếm hai quận sản xuất lúa gạo trong tỉnh Bình Tuy, hướng đông bắc Saigon. Giai đoạn 2, từ tháng Ba cho đến cuối tháng Năm 1975, mục tiêu là những khu vực rộng lớn trong tỉnh Tây Ninh, Bình Long hướng tây bắc Saigon. Giai đoạn 3, sẽ tiếp tục những trận tấn công trong mùa mưa.

Tướng Trà chọn những khu vực kể trên như “bàn đạp” cho mục tiêu tối hậu của ông ta: tấn công thành phố Saigon. Trong năm 1964, Ông ta đã phác họa ra kế hoạch cho 5 mũi tấn công đánh chiếm thủ đô miền Nam Việt Nam. Trà soạn những trận tấn công mới, để làm suy yếu vòng đai bảo vệ Saigontrong khi sửa soạn cho trận tấn công tương lai vào thủ đô VNCH.

Phước Long là mục tiêu quan trọng trong giai đoạn 1, và quận Đồng Xoài là chìa khóa để đánh chiếm tỉnh. Quân lỵ Đồng Xoài từ lâu đã được cộng sản chiếu cố, thị trấn kiểm soát giao điểm quan trọng, và nơi quốc lộ 14 chấm dứt. Về hướng bắc, quốc lộ nối Phước Long với tỉnh Quảng Đức, và tiếp tục đi lên thị xã Ban Mê Thuột, thủ phủ tỉnh Darlac nơi phiá nam cao nguyên trung phần. Chiếm được Đồng Xoài, thị trấn Phước Bình thủ phủ tỉnh Phưc Long sẽ bị cô lập, mở rộng quốc lộ 14, thuận lợi cho việc đưa quân, đồ tiếp liệu vào Mặt Trận B-2. Tướng Trà đưa vào trận điạ hai sư đoàn, đơn vị chiến xa và pháo binh hạng nặng để dứt điểm Đồng Xoài.

Phước Long là điểm dễ (tấn công), dân cư thưa, đa số người Thượng (Dân Tộc), và chỉ có bốn tiểu đoàn Điạ Phương Quân, vài chục trung đội Nghiã Quân bảo vệ một tỉnh rộng lớn, núi đồi. Về phiá VNCH, việc tiếp tế còn khó khăn hơn bảo vệ tỉnh. Con đường đi ến Phước Long đã bị cộng sản cắt đứt, ít lâu sau hiệp định Paris có hiệu lực, và việc tiếp tế phải thực hiện bằng phi cơ vận tải C-130. Trong tháng Mười Một, bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, liên tục nhận được tin tức tình báo gửi về cho biết Mặt Trận B-2 của Tướng Trà đã có kế hoạch tấn công Phước Long. Quân đoàn III đưa các đại đội trinh sát của các sư đoàn 5, 18, 25 vào tăng cường.

Trong khi chờ đợi mùa khô đến, Phạm Hùng và Tướng Trà nhận được công điện vào cuối tháng Mười, triệu tập họ ra Hà Nội, dự phiên họp của Bộ Chính Trị ngày 18 tháng Mười Hai. Hai người ra từ trong bộ chỉ huy của họ trong rừng Tây Ninh ra đến Hà Nội cuối tháng Mười Một. Trong phần thuyết trình của họ trong bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Bắc Việt, hai người sững sờ khi được biết trong lúc họ trên đường ra Hà Nội, Tướng Giáp đã hủy bỏ kế hoạch tấn công mùa khô của họ. Bộ TTM Quân Đội Bắc Việt ra lệnh cho Mặt Trận B-2 ngừng việc tấn công Đồng Xoài, không được xử dụng chiến xa và pháo binh hạng nặng. Thay vào đó, B-2 được lệnh đánh chiếm hai làng nhỏ trên quốc lộ 14 phiá bắc Đồng Xoài, Bù Đăng và Bù Ba, chuẩn bị giai đoạn 2 đánh quân lỵ Đức Lập trong tỉnh Quảng Đức. Mũi tấn công này yểm trợ cho trận tấn công chính vào phiá nam cao nguyên trung phần.

Cả Tướng Giáp lẫn Tướng Văn Tiến Dũng muốn giữ bí mật kế hoạch tổng quát, sợ quân đội VNCH biết được ý đồ của họ. Theo kế hoạch của Tướng Giáp, giai đoạn 1, mở các trận tấn công giới hạn, bất ngờ, nghi binh để đánh lạc hướng quân đội VNCH. Giai đoạn 1 phải tiết kiệm đạn dược cho trận tấn công chính trong giai đoạn 2. Tướng Giáp giải thích cho Tướng Trà “Chúng ta phải giữ bí mật ý định chiến lược đã được bộ Chính Trị và Quân Ủy Trung Ương chấp thuận. Thời gian này không để cho địch biết, chúng ta có thể xử dụng chến xa, pháo binh hạng nặng để tấn công. Mặt khác, sau khi hiệp định Paris có hiệu lực, cả Nga Sô lẫn Trung Quốc ngừng viện trợ các loại vũ khí đó. (chiến xa, đại pháo).”

Đằng sau lời giải thích “xã giao”, Tướng Giáp không tin tưởng kế hoạch của Tướng Trà. Trận tấn công mùa mưa vào khu Tam Giác Sắt, được chiến xa, pháo binh yểm trợ đã thất bại. Sư đoàn 9 (VC) đã bị tổn thất nặng nề, và Tướng Trà đã “làm cạn” kho đạn đại bác. Hơn nữa, trong bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Bắc Việt, Tướng Hoàng Văn Thái biết nhiều về Tướng Trà, thất bại trong vụ Tổng Công Kích Tết Mậu Thân năm 1968, và không chiếm nổi thị trấn An Lộc trong trận Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972.

Mặc dầu không được sự ủng hộ của bộ Tổng Tham Mưu, tuy nhiên, Lê Duẫn và Lê Đức Thọ đã  làm việc với Tướng Trà trong miền nam chống Pháp trong thời gian 1940, 1950. Nhưng lần này, Lê Đức Thọ cũng không đồng ý với ông ta, nói với Tướng Trà “Sự xụp đổ của miền Nam Việt Nam rất rõ, không thể thay đổi được, nhưng kho tiếp liệu của chúng ta vẫn còn rất thấp, đặc biệt về vũ khí đạn dược. Do đó chúng ta phải giới hạn tấn công trong năm 1975 để bảo toàn sức mạnh cho năm 1976, khi chúng ta mở những trận tấn công lớn, và dành chiến thắng… Chúng ta không thể theo đuổi một cuộc chiến kéo dài mãi mãi.”

Ngày 6 tháng Mười Hai, quân cộng sản tấn công trong tỉnh Tây Ninh với sư đoàn mới thành lập 303. Quân đội VNCH ngăn cản được các trận tấn công của địch trong tỉnh, nhưng không phá đưọc vòng vây núi Bà Đen, trên đỉnh núi có trạm tiếp vận truyền tin. Điều này làm cả hai VNCH lẫn người Hoa Kỳ tin rằng, Tây Ninh sẽ là một mục tiêu lớn cho quân cộng sản.

Về hướng đông Saigon, Quân Khu 6 (VC), trung đoàn 812 tấn công quận lỵ Tánh Linh và Hoài Đức trong tỉnh Bình Tuy. Lực lượng Điạ Phương Quân VNCH chống trả nhưng yếu dần đi. Trung Tướng Dư Quốc Đống, vị tư lệnh Quân Đoàn III mới, đưa sư đòan 18 Bộ Binh và liên đoàn 7 Biệt Động Quân vào bảo vệ và giữ vững Hoài Đức.

Trong  vùng đồng bằng sông Cửu Long, sư đoàn 5 (VC) trực thuộc Quân Khu 8 và 9 (VC) ở nhiều trận tấn công dưới vùng IV chiến thuật (VNCH). Quân ội VNCH phản công quyết liệt gây tổn thất cho sư đoàn 5 (VC).

Ngày 13 tháng Mười Hai, lực lượng dưới quyền Tướng Trà trong tỉnh Phước Long gồm có: hai trung đoàn bộ binh, lấy ra từ sư đoàn 303 và sư đoàn 7, được tăng cuờng đơn vị Đặc Công và Công Binh, tấn công bất ngờ vào Bù Đăng. Đồng thời một tiểu đoàn tấn công một thị trấn khác trong quận Bù Đốp, một vị trí phòng thủ quan trọng, trấn giữ cửa ngõ vào thành phố chính trong tỉnh. Một tiểu đoàn khác tiến về hướng Đồng Xoài.

Tướng VC Lê Đức Anh nhanh chóng sửa soạn tấn công cả hai nơi Bù Đốp và Đồng Xoài. Ông ta ra lệnh cho một trung đoàn cùng với đặc công tấn công tiểu đoàn Điạ Phương Quân và ba đại đội trinh sát của 3 sư đoàn VNCH (5, 18, 25) đang bảo vệ Bù Đốp. Quân cộng sn xử dụng 5 tiểu đoàn tấn công quận lỵ Đồng Xoài.

Bù Đốp bắt đầu bị tấn công từ ngày 23 tháng Mười Hai. Quân chính quy Bắc Việt / VC áp sát vào thị trấn, đe dọa tràn ngập Bù Đốp. Quân đoàn III đưa tiểu đoàn 2 trung đoàn 7 (sư đoàn 5 BB VNCH) vào thay thế ba đại đội trinh sát. Xuống phi trường Phước Bình, tiểu đoàn 2/7 nhận tuyến phòng thủ giữa Phước Bình và Bù Đốp, nhưng không tiến về giải vây thị trấn. Không quân bay nhiều phi tuần thả bom, nhưng không hiệu qủa vì súng phòng không cùng với hỏa tiễn SA-7 (mang trên vai lính bộ binh Bắc Việt). Đến đêm 23 tháng Mười Hai, Bù Đốp lọt vào tay địch quân. Ngày hôm sau, quân cộng sản tiến lên Phước Bình nhưng phải ngừng lại trước phòng tuyến tiểu đoàn 2/7.

Trong khi quân đội VNCH lo phòng vệ xung quanh thị trấn Phước Bình, quân cộng sản tấn công quận Đồng Xoài buổi sáng ngày 26 tháng Mười Hai. Đơn vị Điạ Phương Quân bảo vệ Đồng Xoài chịu không nổi một trận tấn công lớn, thất thủ. Địch quân lấy được 3,000 viên đạn đại bác. Phần lớn tỉnh Phớc Long đã rơi vào tay quân cộng sản, Tướng Trà tìm hậu thuẫn nơi Lê Duẫn, ông ta giải thích, phần còn lại đơn vị phòng thủ VNCH bị cô lập, và quân đội VNCH không có khả năng đưa một đơn vị mạnh (hết quân trừ bị) vào phá vòng vây tỉnh lỵ Phước Bình. Tướng Trà xin sự chấp thuận tấn công thị trấn, Lê Duẫn đồng ý. Để bảo đảm chiến thắng, Tướng Trà xin được xử dụng một tiểu đoàn chiến xa và pháo binh hạng nặng 130 ly và được chấp thuận.

Quân đội VNCH tổ chức phòng thủ trong một khu vực nhỏ nhưng có điạ thế tốt. Về phiá đông và phiá bắc có sông Bé, nơi hướng nam thị trấn Phước Bình là núi Bà Rá. Phần còn lại của ba tiểu đoàn Điạ Phương Quân phòng thủ xung quanh thị trấn. Năm trung đội pháo binh cung cấp hỏa lực yểm trợ trực tiếp. Đơn vị cảnh sát, nghiã quân vẫn đi tuần trong khu vực. Tiểu đoàn 2, trung đoàn 7, sư đoàn 5 được xử dụng làm đơn vị trừ bị.

Đơn vị phòng vệ VNCH phải đối đầu với 5 trung đoàn chính quy (Bắc Việt / VC), 5 tiểu đoàn phòng không, các đơn vị Đặc Công, Công Binh, 3 tiểu đoàn Pháo Binh và 20 chiến xa. Nghiên cứu trận điạ, Tướng Lê Đức Anh nhận thấy chìa khóa để đánh chiếm tỉnh lỵ Phước Bình là núi Bà Rá, chế ngự, nhìn xuống thành phố.. Tướng Anh thảo kế hoạch cho đơn vị Đặc Công đánh chiếm núi Bà Rá cùng lúc với hai trung đoàn tiến theo hai trục lộ vào thành phố. Ông ta dự trù, mở một lỗ hổng nơi tuyến phòng thủ VNCH rồi cho đơn vị chiến xa tiến vào đánh chiếm bộ chỉ huy tiểu khu (Phước Long). Hai trung đoàn khác đóng quân nơi hướng bắc thị trấn Phước Bình không cho quân VNCH thoát chạy qua sông Bé. Trung đoàn thứ năm, được giữ lại làm đơn vị trừ bị.

Bắt đầu tấn công sáng hôm 30 tháng Mười Hai, hai trung đoàn tiến công trên hai trục lộ, khựng lại không tiến lên được trước hỏa lực của Điạ Phương Quân, đơn vị Đặc Công cũng không chiếm được núi Bà Rá. Tướng Anh tăng cường hỏa lực Pháo Binh, ra lệnh cho hai trung đoàn bộ binh tiếp tục tiến lên. Đến giữa buổi chiều ngày 31 tháng Mười Hai, đơn vị bộ binh của Tướng Anh mới đánh xuyên qua phòng tuyến Điạ Phương Quân bảo vệ thị trấn Phước Bình. Ngày 1 tháng Giêng, Đặc Công chiếm núi Bà Rá. Đến cuối ngày, quân đội VNCH lui về tuyến phòng thủ dài khoảng hai dặm xung quanh tỉnh lỵ Phước Bình.

Ngày 2 tháng Giêng, Tổng Thống Thiệu triệu tập nội các khẩn cấp bàn về chuyện Phước Long. Tổng Thống Thiệu và bộ Tổng Tham Mưu VNCH vẫn chưa nắm chắc tình hình Phước Long, Đại Tướng Cao Văn Viên sau này cho rằng, các báo cáo của viên Tỉnh Trưởng qúa chủ quan. Để lấy lại tỉnh Phước Long, Trung Tướng Dư Quốc Đống tư lệnh quân đoàn III yêu cầu được tang viện ngay tức khắc, đặc biệt đơn vị cũ cûa ông ta, sư đoàn Nhẩy Dù. Dựa vào lộ trình di chuyển (bằng phương tiện không quân) từ vùng I chiến thuật vào, và hệ thống phòng không của địch, Tổng Thống Thiệu từ chối sự yêu cầu của Tướng Đống. Sau đó liên đoàn 81 Biệt Cách Dù được gửi đến chiến trường Phước Long như trận An Lộc năm 1972.

Trong lúc nội các Tổng Thống Thiệu họp khẩn cấp, liên đoàn 81 BCD đang hành quân trong tỉnh Tây Ninh, chuẩn bị nhẩy vào, phá vòng vây của địch đang bao vây núi Bà Đen. Chỉ có hai đại đội BCD nằm đợi nhiệm vụ (sẵn sàng). Hai đại đội này sẽ được đưa vào trước, trấn giữ tỉnh lỵ Phước Bình, đợi cho phần còn lại của liên đoàn. Không lực VNCH được lệnh xử dụng các phương tiện phi cơ của cả hai quân đoàn III và IV VNCH cho trận Phước Long.

Sáng ngày 3 tháng Giêng, Đại Tá Phan Văn Huấn, liên đoàn trưởng 81 BCD, bay thám sát Phước Bình và chọn một bãi đáp nơi phiá bắc thị trấn. Liên đoàn 81 tập trung trong phi trường Biên Hòa đợi trực thăng đổ quân. Liên đoàn sẽ đổ quân làm hai đợt (có thể vì số lượng trực thăng không đủ), tuy nhiên đợt đầu vẫn chưa cất cánh đuợc, phải đợi đến chiều, vì lý do “quản trị” của Không Quân. Tiếp theo là vấn đề khác, các phi cơ có nhiệm vụ thả bom bãi đáp (bảo đảm an toàn cho đơn vị) vẫn chưa thấy. Với hỏa lực phòng không mnh mẽ của địch, Đại Tá Huấn ra lệnh ngừng chuyện nhẩy vào Phước Bình.

Sáng hôm sau, mưa và sương mù ở Phước Bình làm hoãn lại chuyến thứ hai của liên đoàn 81 BCD, nhưng cuối cùng các phi công VNCH cất cánh. Bay theo giòng sông Bé uốn quanh co, họ đến Phước Bình vào giữa buổi sang. Lần này, các phi công VNCH bay 60 phi vụ thả bom để cho bãi đáp được an toàn, không có hỏa lực phòng không của địch bắn lên. Trung Tá Vũ Xuân Thông, nhẩy chuyến đầu cùng với toán quân đi đầu. Họ nhanh chóng bắt tay với quân trú phòng. Đợt đổ quân thứ hai không được may, địch đã báo động, sửa soạn, phao kích hàng trăm qủa hỏa tiễn, súng cối vào bãi đáp, gây tổn thất.

Được báo cáo quân đội VNCH tăng viện, Tướng Lê Đức Anh ra lệnh cho đơn vị chiến xa tiến lên. Liên đoàn 81 xử dụng M-72 chống xe tăng, nhưng lần này địch quân đã học được bài học năm 1972, hàn thêm lớp sắt chống M-72 (hỏa tiễn 66 ly) bảo vệ thân chiến xa cùng pháo tháp có khẩu đại bác 100 ly, và có thêm đơn vị đặc công tháp tùng, yểm trợ. Chiên xa T-54 khi bị trúng M-72, chỉ khựng lại rồi tiếp tục tiến lên. Chỉ có đại bác không dật hoặc bắn tử bên hông hoặc phiá sau mới làm chiếc T-54 bị hư hại không chạy được nữa.

Quân trú phòng đẩy lui trận tấn công đầu tiên, tuy nhìên với quân số khoảng 1000 phải đương đầu với quân số 10,000 người của địch cùng với chiến xa, pháo binh yểm trợ, niềm hy vọng của VNCH rất mong manh. Ngày 5 tháng Giêng, quân cộng sản pháo kích liên tục cả ngày làm tinh thần chiến đấu quân trú phòng xuống thấp. Sáng ngày hôm sau, địch pháo kích thêm mấy tiếng đồng hồ rồi quân trú phòng có thể nghe tiếng động cơ chiến xa của địch tiến lại gần… Liên đoàn 81 BCD được lệnh phá vòng vây thoát ra ngoài. Đích thân Trung Tá Vũ Xuân Thông chỉ huy chiến đấu băng qua sông Bé, biến mất vào trong rừng. Khi chiến xa Bắc Việt tiến đến bộ chỉ huy tiểu khu Phước Long, viên tỉnh trưởng cùng binh sĩ sống sót cố vượt qua song Bé. Vị tỉnh trưởng biến mất (bị mất tích), không nghe nói đến nữa. Phước Long thất thủ rơi vào tay cộng sản. Tổng Tống Thiệu tuyên bố để tang cho Phước Long ba ngày. Trung Tướng Dư Quốc Đống từ chức. Đại Tá Le Gro, một quân sử gia biết rất nhiều về QLVNCH sau này viết lại. Người tài xế người Việt của ông ta nhìn trời mưa tầm tã, nói một cách buồn bã “Ngay cả Thượng Đế cũng khóc cho Phước Long”

Theo tác phẩm “Black April”, tác giả Jay Veith

Dallas, Texas 23 tháng Giêng, 2020

vđh

No comments:

Post a Comment