Phần II.
CÁI GIÁ CỦA SỰ KHÔNG HIỂU BIẾT
(1964-1965)
5. GIẢI PHÁP MC NAMARA
Việc thực hiện chương trình bí mật của giới lãnh đạo chóp bu trong chính quyền Diệm do Trần Kim Tuyến chỉ đạo đã loại bỏ được một trở ngại chính trị mà từ lâu làm cho một số quan chức Washington phải lúng túng. Sự dàn xếp những vấn đề trong giới lãnh đạo sau cuộc đảo chính làm phức tạp thêm những biểu hiện của tinh thầu chống Diệm được một số người Việt Nam sử dụng để thanh toán các mối hận thù xưa, cho dù mối thù đó là có thật, hoặc do người ta tưởng tượng ra. Các nhân vật lần lượt bị thanh lọc, bị vạch mặt chỉ tên và bị buộc tội là làm mật vụ cho Diệm. Những người phụ trách các chương trình miền Bắc và miền Nam đều sống sót, nhiều người trong số họ đã tham gia tích cực vào các hoạt động an ninh nội bộ cho chính quyền Diệm, trong khi đó thì dường như CIA đang chuẩn bị cho giai đoạn cuối cùng để bàn giao hoạt động gián điệp biệt kích sang cho Lầu Năm góc.
Ở Huế, Ngô Đình Cẩn và 7 người khác kể cả Phan Quang Đông đều bị xử tử. Cố đại tá Tung đã bị một nhân vật tham gia vào vụ đảo chính là chuẩn tướng Lê Văn Nghiêm thay thế làm tư lệnh các lực lượng đặc biệt. Nghiêm chỉ giữ chức vụ này trong mấy tháng thì bị đại tá Lam Sơn thay thế. Cả hai người đều nhậu được rất ít sự tín nhiệm của các nhân viên cấp dưới, những người mà cuối cùng kế hoạch 34A phải dựa vào họ để thực thi. Trần Khắc Kính, là cấp phó lâu năm của Tung cũng đã bị gạt bỏ trong cuộc đảo chính. Tổng hành dinh lực lượng đặc biệt miền Nam tiếp tục đường lối chỉ huy của Ngô Thế Linh, ông ta chỉ đạo các hoạt động quan trọng đánh ra miền Bắc của Phòng 45 để giúp đỡ kế hoạch 34A. Trần Văn Minh người đã lâu năm chỉ huy các hoạt động tình báo ở Nam Việt Nam của phòng 55, vẫn tiếp tục chỉ huy các hoạt động này nhưng phải đối phó với tinh thần tan rã của lực lượng an nình biên giới mà lâu nay CIA vẫn giúp đỡ và chỉ đạo. Khi đảo chính ông ta có bị bắt giam một tháng, nhưng sau đó Mỹ gây áp lực nên được thả ra.
Đối với nhân viên các toán biệt kích bán quân sự vẫn còn trong các căn cứ an toàn của CIA ở Sài Gòn. Dấu hiệu đầu tiên cho thấy là họ sẽ được chuyển sang cho Lầu Năm góc quản lý vào giữa tháng 11/1963, khi các sĩ quan tác chiến bắt đầu di chuyển từng nhóm đến Cẩm Yên, đến trung tâm huấn luyện Quyết Thắng, phía Đông Sài Gòn gần Long Thành. Họ giải thích rằng việc chuyển đổi này là cần thiết để xác định xem bác sĩ Tuyến có bao nhiêu toán và làm rõ căn cước từng người trong mỗi toán.
Tại Long Thành họ được bố trí ở trong một Trung tâm huấn luyện quân sự chính quy. Từ đầu năm đó các toán biệt kích khác đã được huấn luyện ở đây. Một cựu toán phó đã kể lại rằng người ta đã hứa hẹn với họ ở Long Thành như thế này:
“… Chúng tôi được tuyển mộ để tiến hành một cuộc chiến tranh bí mật chống Bắc Việt. Sự tồn tại của mỗi toán biệt kích và lai lịch từng toán viên đều phải được giữ bí mật, tránh mọi con mắt tò mò thậm chí phải bí mật với cả các toán khác. Đây là nhằm mục đích bảo vệ mọi người. Không một ai, ngoài toán trưởng và các sĩ quan huấn luyện biết về sự tồn tại của chúng tôi. Chúng tôi đều biết rõ là mình rất có thể bị tóm, và cũng hiểu rằng càng biết ít bao nhiêu càng có lợi cho tất cả chúng tôi bấy nhiêu.
Khi người ta đưa chúng tôi đến một trung tâm huấn luyện trung ương mà không đề cập đến lý do và các biện pháp giữ bí mật thì điều đó đã vi phạm nguyên tắc cơ bản về bí mật ngăn cách chặt chẽ của loại hình hoạt động này rồi. Chẳng hạn như khi tới Long Thành, tôi thấy đã có hơn một chục toán ở đấy và tôi làm quen với họ. Nghe giọng địa phương của họ là tôi đoán biết họ sẽ được đánh đi đâu. Tôi cũng được biết rằng trong họ không có toán nào hoàn thành nhiệm vụ và từ miền Bắc trở về cả! Điều này chứng tỏ là tôi đã biết quá nhiều!
Đáng lẽ không bao giờ được làm như vậy. Họ đã vô hiệu hoá chúng tôi bằng cách vi phạm những nguyên tắc cơ bản mà chính họ dậy chúng tôi. Hơn nữa, chính họ đã ủng hộ Tổng thống Diệm và khi Tổng thống Diệm bị giết, họ lại khoanh tay đứng yên. Với Tổng thống Nam Việt Nam mà họ còn đối xử như vậy thì đối với bọn tôi họ có thể thanh toán một cách dễ dàng nhanh chóng.
Người ta không thể tưởng tượng được việc chuyển đến Long Thành đã ảnh hưởng đến tinh thần chúng tôi như thế nào. Trước đây CIA đã phải tìm mọi cách mới giấu kín được việc không cho toán này biết toán khác, nhưng quân đội Mỹ thì khác họ đã đem phô bày chúng tôi ra trước mọi người. Có thể chúng tôi chẳng thích thú gì cách làm của CIA khi họ giấu kín mỗi toán chúng tôi ở một nơi riêng biệt, nhưng chúng tôi chấp nhận sự bố trí ấy vì đó là cách làm cần thiết cho loại hình hoạt động này.
Đưa chúng tôi đến Long Thành có nghĩa là bảo chúng tôi rằng các anh không cần giữ bí mật nữa. Có lẽ người ta không muốn nói như thế nhưng điều ấy đối với chúng tôi lại có nghĩa thư vậy, và nếu người ta không cần quan tâm đến việc giữ bí mật nữa tức là người ta cũng chẳng quan tâm gì đến việc bảo vệ chúng tôi nữa.
Điều gì đã xảy ra? Chúng tôi bắt đầu có đào ngũ. Trước khi đảo chính Diệm, không bao giờ xảy ra nhiều như thế, nhưng từ đầu năm 1964 việc đào ngũ bắt đầu xảy ra và cứ tăng dần. Tại sao chúng tôi phải làm việc cho người ta, mà rõ ràng là chẳng một ai quan tâm gì đến việc bảo vệ chúng tôi?
Những nhận xét trên đã được sự đồng tình của viên cựu chỉ huy các hoạt động bán quân sự bí mật ở Nam Việt Nam. Ông nói:
“…Tôi chắc bọn họ đều cảm thấy như thế và tôi cũng đồng ý với các kết luận của anh ta. Sau tháng 11/1963 là một thời kỳ hỗn loạn, không có những người lãnh đạo có trách nhiệm. Không ai biết ai là người phụ trách, khó mà tìm được một người nào đó để đưa ra một quyết định về bất cứ một công việc gì. Tôi được dự kiến báo cáo với tướng Stilwell vào ngày 1/11 về các hoạt động tình báo ở miền Nam nhưng cuộc gặp ấy đã không bao giờ thực hiện được vì xảy ra cuộc đảo chính. Mãi đến hai tháng sau người ta vẫn chưa bố trí lại được cuộc gặp này tức là đến tháng 1/1964, sau ngày 1/1/1964 tướng Stilwell đến gặp tôi và tôi đã trình bày với ông. Ông ấy yêu cầu tôi cứ ở lại, tôi báo cáo rằng tinh thần của các lực lượng phòng vệ, dân vệ (CIDG) đang tan rã. Có thể là do chúng tôi đã mắc sai lầm giữ bí mật quá không cho họ biết gì cả. Không bao giờ chúng tôi tiết lộ cho họ điều gì. Chúng tôi làm thế cốt là để bảo vệ họ. Tôi cho là chúng tôi chưa bao giờ chuẩn bị cho họ đối phó với những gì có thể xảy ra nếu họ bị bắt.
Ngày 20/11, lúc Sài Gòn đang hỗn loạn và hai ngày trước khi Tổng thống Kenedy bị ám sát các quan chức cao cấp của Washington đã
họp với các quan chức Sài Gòn và Bộ chỉ huy Thái Bình Dương ở Honolulu. Nhiệm vụ cuộc họp này là đánh giá tình hình để tìm lối thoát khỏi tình trạng hỗn loạn sau chính phủ Diệm bị lật đổ và đề ra các chi tiết để chuyển giao chương trình tăng cường các hoạt động biệt kích chống Bắc Việt.
Cùng dự họp với giám đốc CIA là John. Mc. Cone, Colby biết rõ rằng: năm 1961, Tổng thống Kenedy đã chỉ đạo chuẩn bị chuyển giao các hoạt động bán quân sự của CIA sang cho Lầu Năm góc, và hai năm tiếp sau đó đã chứng kiến một quá trình chuyển giao dần dần các hoạt động này.
Colby nhớ lại quá trình chuyển giao đó:
Kết luận (năm 1961) là nếu một chiến dịch bán quân sự lớn thì phải bàn giao sang quân đội. Khi nhận được lệnh bàn giao thì chúng tôi bàn giao cả hoạt động ở miền Bắc lẫn ở miền Nam.
Tuy nhiên hồi năm 1962, Colby đã có bằng chứng rõ ràng về các toán của ông ta bị miền Bắc bắt và một số trường hợp họ đã khống
chế, điều khiển các buổi truyền tin của nhân viên điện đài. Người ta biết được việc này là do các nhân viên điện đài đã miễn cưỡng làm theo chỉ thị và đã báo động cho chỉ huy sở biết là họ đã buộc họ phải truyền đi các bức điện đó.
"Việc ấy", Colby nhấn mạnh: "Tôi còn nhớ như in".
Colby nhớ rằng các bức điện như vậy được đánh đi từ tận sâu trong miền Bắc , không nói rõ là các điện báo viên bị người miền Bắc khống chế. Các bức điện đố đã nhắn gửi Colby một nội dung đầy đủ hơn:
Các bức điện cho tôi biết rằng công việc không có hiệu quả. Vì vậy phải ngừng lại. Nhưng viên phó trung tâm của tôi lại quan tâm đến nó và ông luôn nhắc như hét vào tai tôi điều đó. Viên phó của tôi, ông Bob Myers, mang đến cho tôi một báo cáo tóm tắt về những hoạt động không thành công của chúng tôi ở Liên Xô, Triều Tiên, Trung Quốc. Ông ta bảo là các hoạt động ở đây kết quả cũng chẳng hơn gì, thế thì tại sao ông không sớm chấm dứt cái của nợ ấy đi? Đó là lúc tôi đã cho ngừng các hoạt động đó và chuyển sang hoạt động tâm lý chiến. Lúc ấy là đúng thời gian chuyển giao. Bên quân sự muốn chuyển giao thì chuyển, không có vấn đề gì cả.
Colby kể lại cuộc họp quyết định hồi tháng 11 ở Hawai khi ông ta đưa ra những lo lắng nghề nghiệp để làm cho Bộ trưởng Quốc phòng Robert Mc.Namara phải chú ý: “…Tôi đứng dậy nói: Thưa ngài Bộ trưởng, chẳng có tác dụng gì đâu”.
Tôi hỏi Colby:"Thế Mc Namara trả lời sao?". Colby trả lời không do dự:
"Ông ta im lặng. Tôi nghĩ rằng ông ta vẫn đinh ninh là mình đang hành động đúng. Chuyển nó sang cho quân đội để quân đội dùng sức mạnh hỗ trợ cho một chương trình như thế này sẽ tạo ra một tác động về chiến lược. Anh biết ông ta rất coi trọng số lượng. Nếu anh có 3.000 anh sẽ thu hoạch được nhiều hơn là anh có 300. Điều đó thực ra không phải lúc nào cũng trở thành chân lý. Ông ta nghĩ rằng sức mạnh bổ sung mà Bộ Quốc phòng đặt đằng sau kế hoạch Alpha 34A sẽ làm cho hoạt động này có hiệu quả. Tôi cho rằng đó chính là điều mà ông ta nghĩ. Thật đáng buồn cho anh chàng chiến lược Mc Namara. Anh thấy đấy, ảnh hưởng đã tác động mạnh đến con người ta như thế nào.
Anh còn nhớ cuộc nói chuyện của ông ta với Des Fitz Gerald chứ? Một tay trứ danh, khi Des nói "Thưa ngài Bộ trưởng, công việc tiến triển không được tốt lắm". Ông ta nói: "Ô, có đấy chứ! Hãy nhìn vào tất cả các con số về những gì mà chúng ta đang bổ sung them, thêm nữa." và Des nói: "Thưa ngài Bộ trưởng, về mọi phương diện trong chiến tranh, có một thứ quan trọng hơn các con số rất nhiều, đó là tinh thần". Des nói:"Mc Namara nhìn ông ta chằm chằm và không hiểu gì cả. Đừng bao giờ nói với ông ta nữa".
Nhà phân tích tình báo của CIA là George Carver đã đưa ra nhận xét về viễn cảnh riêng của mình về bầu không khí trong buổi giao thời như sau:
- Diệm đổ làm Cộng sản bất ngờ. Họ nhận thấy có hàng loạt vấn đề, nhưng không thấy chính xác vấn đề gì sắp xảy ra, họ không nhúng tay vào việc lật đổ Diệm. Thật ra, họ đã thận trọng đứng ngoài cuộc. Sau khi Diệm chết, Bắc Việt đứng trước một cơ hội lớu và một hiểm hoạ lớn. Mối hiểm hoạ là sau thời gian cải tổ không thể tránh khỏi, sẽ có một Chính phủ sau Diệm, với sức mạnh của Diệm mà không có những điểm yếu của ông ta. Đó chính là tai hoạ. Còn cơ hội là "chớp lấy thời cơ" trước khi một Chính phủ kế tục được ổn định. Quả nhiên trong năm 1963 họ thực sự bắt đầu leo thang quân sự.
Ngày 26/11, bốn ngày sau khi Tổng thống Kennedy chết và Lyndon B. Johnson tuyên thệ nhậm chức Tổng thống, Hội đồng An ninh Quốc gia đưa ra bản giác thư hành động vì An ninh Quốc gia (NSAM) 273 tái khẳng định tiếp tục các chính sách của Mỹ do Chính quyền Kennedy vạch ra trước đó. Dựa vào một giai đoạn trước đó với các sự kiện chưa có gì đe doạ lớn, nên Chính quyền Johnson đã khẳng định lại sự ủng hộ một miền Nam Việt Nam độc lập và Mỹ sẽ rút 1000 quân vào cuối 1963. Mỹ cũng tuyên bố sẽ chấm dứt các cuộc nổi dậy tại 3 quân đoàn phía Bắc Nam Việt vào cuối 1964 và cuộc nổi dậy ở đồng bằng sông Cửu Long vào cuối 1965. Còn đối với các hoạt động biệt kích chống miền Bắc: "kế hoạch đòi hỏi phải tiến hành các hoạt động bí mật chống Bắc Việt Nam và tiến sâu vào lãnh thổ Lào tới 50 km".
Mặc dầu NSAM 273 cung cấp một cơ chế chính thức để nhắc lại các mục tiêu hiện tại của Mỹ, tiếp theo sau sự thay đổi người đứng đầu hành pháp, những đánh giá của Hội đồng An ninh quốc gia đã bị coi là cổ lỗ, không hợp thời và bị công kích mạnh do những cố gắng ở hậu trường nhằm tăng cường sự can thiệp của Mỹ chứ không phải làm giảm dần sự can thiệp.
Thế chiến lược quốc gia của Washington ở thời điểm đó là gì? Colby nói:
"Dùng răng mà giữ chặt lấy. Trước hết toàn bộ tư tưởng chiến lược coi như bị trói chặt cho đến tận 1/11 về vấn đề để Diệm hay không
có Diệm. Đây là chủ đề duy nhất được bàn đến ít nhất trong năm tháng trước. Sau đó, lập tức vấn đề lại trở thành thúc bách chúng ta phải làm gì bây giờ đây? Chúng ta phải làm sao hòa trộn một vài hợp chất với nhau mà sự vật không biến đổi ?”
Washington đã vươn tới đội quân hoạt động bí mật người Việt Nam (do nhóm đặc biệt kiểm soát thông qua Colby ở CIA), hiện đang ở giai đoạn cuối cùng của sự bàn giao chính thức từ CIA sang Lầu Năm góc, mà mỗi cấp trong bộ máy quân sự, trên giấy tờ đều lập luận là những hoạt động đó có thể gửi cho Hà Nội một bản thông điệp. George Carver không tán thành quan điểm chính thức của Lầu Năm góc về bất cứ một giá trì đặc biệt nào của kế hoạch này được đề ra trong các tài liệu lịch sử của nó:
- Tôi không mong đợi gì nhiều vào kế hoạch 34 A (kế hoạch Alpha 34). Chủ yếu nó chỉ là một hoạt động bán quân sự nhằm mục đích phá hoại và một vài mục đích khác. Còn thu thập tin tức tình báo chỉ là thứ yếu. Nhưng tôi cho là đáng làm. Tin tức tình báo nó thu lượm được ư? Tôi không nhớ rõ nó có thu lượm được mẫu tin tức tình báo nào có giá trị không, nhưng tôi nghĩ đó là một cố gắng đáng làm, mặc dầu người ta phải thừa nhận rằng nó sẽ không thành công lắm.
Đầu tháng 12, những người lãnh đạo các hoạt động tình báo của Lầu Năm góc bắt đầu chú ý nhiều đến các thủ tục cần thiết để tiếp quản các hoạt động bí mật của CIA đánh sang Nam Lào. Như sau này MACSOG đã làm thử ở Sài Gòn, Washington đã ngăn không cho chuyển các hoạt động ở Lào sang cho MACSOG (nhóm quan sát và nghiên cứu thuộc bộ chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam Cộng hoà) mà vẫn giữ chúng dưới sự chỉ huy của CIA. Những bức điện của Washington gửi Bộ chỉ huy quân sự Sài Gòn đã nói bóng gió đến Hiệp định Giơnevơ năm 1962 về Lào và việc cấm các lực lượng nước ngoài có mặt ở Lào là cốt lõi của vấn đề còn đang được xem xét lại.
Trong bối cảnh quyết định của Kennedy chuyển các hoạt động bán quân sự sang Lầu Năm góc. Nhóm đặc biệt không có khó khăn gì trong việc phê chuẩn các hoạt động của CIA vào Lào trong những năm 1962-1963. Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1962 trong khi vẫn sử dụng các sĩ quan huấn luyện của các lực lượng đặc biệt quân đội Mỹ và các lực lượng đặc biệt Nam Việt Nam. Thế mà bây giờ Washington lại không cho chuyển giao cùng hoạt động bán quân sự đó sang Lầu Năm góc.
Phải chăng Mỹ đợi cho đến khi Nam Việt Nam có mặt lãnh đạo thống nhất rồi mới tiếp tục các hoạt động biệt kích? Phải chăng tình hình hỗn loạn ở Sài Gòn đã không cho phép Washington tiếp tục các hoạt động chống Bắc Việt Nam mà không cần sự đồng ý về chính trị của Chính phủ Việt Nam Cộng hoà? Phải chăng vì mất đại tá Lê Quang Tung và vắng bóng bác sĩ Tuyến đã làm tê hệt Sở khai thác địa hình cho nên các hoạt động biệt kích do Mỹ chỉ đạo không thể tiến hành được nếu không có sự chấp thuận của giới lãnh đạo quốc gia Sài Gòn?
Một phần câu trả lời cho những câu hỏi này có thể tìm thấy trong một thực tế là: trong khi các trưởng phái bộ quân sự và ngoại giao Mỹ than phiền về việc thay đổi liên tục trong chính trường Sài Gòn thì lực lượng đặc biệt miền Nam Việt Nam và Ngô Thế Linh tiếp tục thỏa mãn các yêu cầu của Mỹ sau khi Tổng thống Diệm chết và trước khi chính thức thực thi kế hoạch 34A. Như vậy, Mỹ vẫn tăng cường hoạt động mà không cần sự chấp thuận về chính trị của Sài Gòn thông qua sự dàn xếp riêng giữa các sĩ quan quân đội Mỹ và các quan chức CIA với những sĩ quan chủ chốt của Nam Việt Nam sống sót sau cuộc đảo chính, và vẫn có quyền ra lệnh tiếp tục triển khai các toán biệt kích đánh ra miền Bắc bằng đường biển và đường không.
Vụ hoạt động biệt kích đầu tiên sau khi Diệm chết là vào ngày 5/12/1963 khi toán RUBY nhảy dù xuống vùng rừng núi thuộc Tuyên Hoá giáp biên giới Lào. Nhiệm vụ của toán này là lập ra một đường dây bí mật trong lòng địch rồi đợi lệnh mới. Vài giờ sau khi đổ bộ họ đã bị lực lượng công an biên phòng miền Bắc bao vây, và ngày 6/12 thì bị bắt. Nhân viên điện đài chính vì chống cự quyết liệt nên sau đó đã bị tử hình.
Từ lúc đánh đi một toán biệt kích cho đến lúc đánh giá được nó thành công hay thất bại cũng phải mất một thời gian. Đối với lực lượng biệt hải có thể đánh giá nhanh hơn nhiều. Từ khái niệm ban đầu bộ phận biệt hải đã sớm nổi lên thành một lực lượng biệt kích đường biển của kế hoạch 34A. Một cựu biệt kích người nhái đã mô tả:
- Tháng 11/1963, lực lượng biệt kích trên biển gồm các người nhái Việt Nam mới huấn luyện, thuộc đơn vị phòng vệ duyên hải đã được đánh đi thực tập lần đầu tiên từ căn cứ hải quân Đà Nẵng. Mục tiêu của toán là căn cứ hải quân Nam Việt Nam tại Cửa Việt, một cửa sông phía nam Khu phi quân sự. Nhưng rủi thay vì gió mạnh quá nên tàu của toán không thể đổ bộ được.
Lần đánh đi tiếp theo, lần đầu tiên với sự có mặt đầy ý nghĩa của hải quân Mỹ là tấn công mục tiêu trên đất miền Bắc . Toán này được đánh đi vào tháng 12/1963 để tấn công các tàu miền Bắc tại cửa sông Gianh tỉnh Quảng Bình. Chỉ huy sở của các lực lượng hải quân Bắc Việt thuộc nửa phía nam của Bắc Việt nằm trong tầm dễ tấn công của các hoạt động biệt hải từ căn cứ Đà Nẵng.
Trước ngày được đánh đi vào tháng 12/1963, toán người nhái này bị cấm trại ở trong căn cứ. Các cố vấn Mỹ cho họ xem các ảnh chụp từ trên không các tầu của Bắc Việt và hướng dẫn mọi chi tiết về nhiệm vụ của họ. Phi vụ đầu tiên không thực hiện được vì thời tiết xấu tại khu vực mục tiêu. Tàu đành quay về Đà Nẵng.
Triển vọng mờ mịt và phi vụ đầu không thành công đã không làm người ta nản lòng. Hội nghị cấp cao tháng 11 ở Honolulu đã khẳng định lại sự ủng hộ đối với quyết định leo thang hoạt động biệt kích chống Bắc Việt, thể hiện trong kế hoạch 34-63 là kế hoạch được Bộ Quốc phòng hoàn toàn ủng hộ vào tháng 8 trước đó và biết chắc là các quan chức chủ chốt sẽ ra các lệnh cần thiết trong trường hợp này. Ngô Thế Linh sẽ ra các lệnh đó vì ông ta là người phụ trách các hoạt động biệt kích đánh ra miền Bắc, cũng như sang Lào và Campuchia.
Cuộc họp tháng 11 kết thúc với sự thỏa thuận của CIA và Bộ Quốc phòng cùng phối hợp vạch một kế hoạch chung đẩy mạnh các hoạt động biệt kích chống Bắc Việt. Tuy nhiên những người thực hiện kế hoạch 34 và kế hoạch sau đó thừa nhận rằng muốn thành công phải có sự ủng hộ hoàn toàn của phía Nam Việt Nam, điều mà chưa hề có. Và một môi trường hoạt động như môi trường này đã thay đổi đến mức làm cho kế hoạch trở nên lạc hậu.
Ngày 15/12, một đề nghị hỗn hợp về sửa đổi mà quân đội Sài Gòn gọi là kế hoạch OPLAN 34A-64 và CIA lấy bí danh là kế hoạch Mãnh hổ (Tiger), được gửi lên Bộ tư lệnh Thái Bình Dương ở Hawai. Bộ tư lệnh Thái Bình Dương đã biết trước nội dung của kế hoạch, và những điểm cơ bản của kế hoạch đã được thông qua, biết chắc là ở Hawai hồi tháng trước, nên đã chuẩn y kế hoạch này với chương trình hoạt động 12 tháng của nó rồi gửi cho Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân ngày 19/12.
Cùng ngày hôm đó, để chứng tỏ mức độ sẵn sàng của Lầu Năm góc trong việc thực thi kế hoạch biệt kích đang trong quá trình được chính thức phê duyệt, hải quân đã thành lập toán yểm trợ lưu động tại Đà Nẵng để tăng cường cho cơ quan tình báo hải quân: cho cơ quan tình báo thủy quân lục chiến biên chế cho các hoạt động biệt hải đã ở trong tư thế sẵn sàng. Biên chế mới thành lập này lấy từ các thuỷ thủ Mỹ, những người vừa đưa sang Đà Nẵng các tàu phóng ngư lôi động cơ mới (PTFS). Các thuỷ thủ đoàn này đã được một toán huấn luyện sừ dụng tầu và một toán chuyên về sửa chữa, bảo quản để huấn luyện quân Nam Việt Nam sử dụng loại tầu phóng ngư lôi NASTY-do Nauy chế tạo, để sử dụng cho các cuộc tấn công từ biển chống Bắc Việt. Sau khi đến Đà Nẵng, các thành viên của thủy thủ đoàn mới biết là họ sẽ phục vụ với tư cách là các cố vấn chứ không phải là những người vận hành tầu. Họ hoàn toàn không chuẩn bị tý gì về chức năng cố vấn. Vì lý do hải quân đang rất thiếu các toán huấn luyện cơ động và các toán SEAL, các thuỷ thủ đoàn này tới đây để làm nhiệm vụ tạm thời, sẽ có các nhóm khác thay thế khi họ mãn hạn đợt công tác ngắn ngày này.
Ngày 21/12, Bộ trưởng Quốc phòng Mc Namara đi kinh lý Việt Nam về và chính thức báo cáo Tổng thống Johnson về kế hoạch 34A-64. Lịch sử giai đoạn này cho thấy rằng giới lãnh đạo quốc gia Nam Việt không được chính thức thông báo kế hoạch này.
Thực tế, sự dính líu chính trị của Nam Việt và chương trình biệt kích của Washington đã bị bác bỏ và Mc Namara tin rằng Nam Việt Nam sẽ tuân theo đề nghị lập ra Uỷ ban liên bộ bao gồm đại diện của Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân và CIA. Uỷ ban này sẽ thẩm định kế hoạch 34A và đề xuất các hành động sẽ tiến hành.
Bộ trưởng Mc Namara báo cáo với Tổng thống Johnson rằng 34A-64 là cơ chế "tuyệt vời", ông ta lập luận rằng bằng sự gia tăng hoạt động biệt kích chống lại Bắc Việt, Bắc Việt sẽ phải xét lại việc họ xâm nhập vào miền Nam. Như thể để củng cố thêm lập trường của mình, Mc Namara đưa ra lời tiên đoán đen tối rằng cần phải tiến hành một biện pháp nào đó thật mạnh mẽ: "Chiều hướng hiện tại trừ phi đảo ngược được trong vòng 2,3 tháng nếu không ít ra cũng sẽ dẫn đến một nền trung lập và rất có thể sẽ dẫn đến một nhà nước cộng sản kiểm soát".
Một tuyên bố như vậy thực tế đã phủ nhận dự báo trong báo cáo số 273 NSAM đưa ra vào ngày 26/11, cụ thể là ý kiến cho rằng quân đội Mỹ có thể rút về nước và cuộc chiến có thể kiểm soát được trong vòng một năm rưới nữa.
Mặc dù ngay từ đầu Mc Namara có thể đã quá lạc quan về khả năng thắng lợi của kế hoạch 34A, thế nhưng những người như George Carver đều không đồng ý với phát biểu của ông ta:
- Tôi biết Mc.Namara đưa ra loại tuyên bố bóng bẩy đó, nhưng tôi không cho rằng những người tham gia vào chương trình này không coi đó là những kênh đáng tin cậy để đánh đi những bức thông điệp và cơ cấu tổ chức của các hoạt động này chỉ là hoạt động bán quân sự, cho nên chúng không phải là những kênh gửi thông điệp.
Chính sách của chúng ta là tạo ra sự kiện để bó tay Hà Nội, không cho Việt cộng quyết định tương lai chính trị của Nam Việt trước mũi súng của họ. Các bức thông điệp của chúng ta chưa đủ nặng cân. Điều mà chúng ta muốn làm là khuyến khích Bắc Việt đàm phán bằng cách nhấn mạnh quyết tâm không gì lay chuyển nổi của chúng ta. Nhưng vấn đề là ở chỗ anh không thể cùng làm một lúc cả hai việc là trong khi các nhà thương lượng của anh đang đọc một bài diễn văn ở Pari thì ở Dubuque bang Iowa chính bản thân anh lại đọc một bài diễn văn khác nói rằng anh đang lo lắng làm sao rút ra khỏi Việt Nam càng sớm càng tốt, mà không hiểu rằng cùng một lúc nội dung cả 2 bài diễn văn trên đã nằm trên bàn của các nhà lãnh đạo ở Hà Nội và cũng không thấy rằng người Bắc Việt Nam nhận ra bài diễn văn ở Dubuque là quan trọng hơn diễn văn ở Pari.
Ý đồ của kế hoạch này là tiến hành các hoạt động biệt kích, quấy rối, khiêu khích, thu thập tình báo, nhưng vào lúc đó không có một niềm tin chính trị sâu sắc nào đối với những người tham gia vào các hoạt động này. Kế hoạch 34A, nếu đánh giá một cách đúng đắn nhất, chỉ là một hành động quấy rối nhất thời chứ không phải là một kế hoạch chiến lược lớn.
Chưa bao giờ xuất hiện một nhóm chủ trương đàm phán nghiêm chỉnh (ở Bắc Việt). Đó là điều làm chúng ta lo lắng trong suốt cuộc
chiến tranh. Chúng ta thì quan tâm đến một thoả ước hoà giải. Bắc Việt thì quan tâm đến chiến thắng. Giữa hai bên có một hố ngăn cách về tâm lý không thể nào vượt qua được.
Sau này nhìn lại tiến sĩ Carver, thấy rằng cách giải quyết vấn đề của Washington vào lúc đó được áp dụng ngày càng tăng trong các giai đoạn sau này của cuộc chiến tranh là sai lầm về cơ bản.
- Chúng ta không nhận ra rằng đây không phải là vấn đề điển hình giữa người lao động và ông chủ. Người lao động đòi 2 đôla/giờ, ông chủ chỉ đồng ý trả có 1 đôla/giờ. Cả hai đều biết sẽ cùng đi đến thoả thuận 1,5 đôla/giờ. Sự mặc cả như vậy hoàn toàn khác với tình hình ở Việt Nam, vả lại ở Bắc Việt Nam chưa bao giờ có một nhóm nghiêm chỉnh muốn đạt được "một giải pháp thông qua đàm phán". Họ muốn kiểm soát miền Nam về chính trị và quyết tâm đạt được điều đó.
Colby đã mô tả một cách chi tiết hơn về bức tranh của chương trình biệt kích do ông ta chuẩn bị và vẫn gián tiếp kiểm soát, cái mà Mc Namara lúc đó coi là có thể gửi một bức thông điệp cho chính quyền Hà Nội. Như Colby nhớ lại, cụm từ "gửi một bức thông điệp" là một cái mốt của lúc bấy giờ. Nếu đem áp dụng theo ngôn từ của kế hoạch 34A thì điều đó là vô nghĩa. Colby giảng giải:
- Những người dùng cụm từ "gửi một bức thông điệp" chẳng hiểu họ đang nói gì. Họ chẳng hiểu thông điệp là cái quái gì, trừ cái mà Mỹ rất quyết tâm.
Thế nước Mỹ có một chiến lược hay không?
Đối với Colby thì câu trả lời là:
Không! Anh biết đấy chúng ta vẫn tiếp tục các hoạt động biệt kích. Tôi muốn nói là, CIA sắp sửa huỷ bỏ các hoạt động đó vào năm 1965. Tôi đã đi đến quyết định ấy trong hồ sơ của các hoạt động này chẳng có gì thành công cả. Chẳng có bất cứ hoạt động nào thật sự thành công cả và phản ứng của bên quân đội đối với điều đó là: CIA các anh chỉ làm ăn cò con. Anh biết đấy, chúng tôi phải nghĩ đến làm ăn to hơn. Đó là một lập trường đáng tôn trọng. Tôi không tranh luận gì về điều đó.
Một quan chức khác của CIA đồng ý với đánh giá của Colby và Carver, nhưng bằng cách nói thẳng thắn hơn. John Mc Cone, Giám đốc CIA thấy Lyndon Johnson là một kẻ thích màu mè thô bạo và độc đoán trong lĩnh vực tình báo… Càng ngày Tổng thống hầu như chỉ dựa vào tin tức tình báo do Bộ trưởng Quốc phòng Mc Namara và Bộ Quốc phòng cung cấp. Lời khuyên của Mc Cone không còn được Tổng thống đón nhận một cách tích cực. Bộ trưởng Mc Namara ngày càng trở nên quyết đoán… Phương châm "có sao nói vậy" xuất phát từ các ảnh tình báo có từ thời chính quyền Kennedy đã thay đổi vì Mc Namara cứ khăng khăng rằng Bộ Quốc phòng với cơ quan tình báo của nó (DIA) sẽ chịu trách nhiệm chính về các báo cáo tình báo để ném trả cho quân đội ở chiến trường. Mc Namara và Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân bắt đầu kiểm soát chặt chẽ các nguồn tin tức gửi đến Tổng thống… Một sĩ quan của DIA chuyên báo cáo tin với Tổng thống nói rằng Tổng thống rất bi quan và khó chịu mỗi khi nhận được tin tức xấu.
Vì thế, cuối năm 1963 có một chương trình mà Colby biết là đã bị thất bại vào năm 1962 và đã được báo cáo với Bộ trưởng quốc phòng Mc Namara tháng 11/1963, đã bị biến đổi một cách thần kỳ trên giấy tờ, từ một hoạt động tình báo cấp thấp của CIA trở thành viên đạn thần để gửi đi một bức thông điệp mà chính những người thiết kế ra nó cũng không bao giờ có ý định như vậy. Đại bộ phận của CIA cũng thừa biết là nó chẳng có tác dụng gì đến mục tiêu cả. Tuy nhiên, các viên tư lệnh mới của quân đội đã được giao trách nhiệm thực hiện một nhiệm vụ không thể nào làm được với mật danh là kế hoạch hoạt động (OPLAN) 34A.
6. Kế HOẠCH ANPHA 34.
Ngày 2/1/1964, Uỷ ban liên bộ báo cáo, phân tích về kế hoạch 34A-64, những nét đại cương của kế hoạch đã được chấp thuận về bốn lực lượng MACSOG sẽ sử dụng (xem phụ lục 2).
Lực lượng hoạt động bí mật của OPLAN 34A sẽ đảm nhiệm việc tăng cường quấy nhiễu về vật chất và tinh thần ở miền Bắc, bao gồm cả việc không kích các mục tiêu thích hợp của Bắc Việt. Kế hoạch 34A được chia thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn 4 tháng. Mức độ và phạm vi hoạt động tình báo sẽ tăng dần từng giai đoạn theo phê duyệt của Washington. Mục đích công khai của kế hoạch là làm cho Hà Nội hiểu rõ họ phải trả giá cao nếu họ không giảm việc đưa người của họ xâm nhập vào miền Nam. Để đảm bảo kết quả cụ thể của từng bước, thì sau khi đã phân tích, rút kinh nghiệm hoạt động trước, rồi mới tiến hành hoạt động tiếp.
Ngày 16/1, Bộ Quốc phòng đã quyết định trao cho Bộ chỉ huy của tướng Harkins tại Sài Gòn chịu trách nhiệm về các hoạt động gián điệp biệt kích chống miền Bắc và nhắc lại nhiệm vụ của các cơ quan tham gia vào hoạt động này như đề nghị của Hội nghị liên bộ ngày 2/1 đã đề ra.
Ba ngày sau, ngày 19/1 một thông điệp của Liên bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và CIA đã được gửi đến cấp dưới của ba cơ quan này tại Sài Gòn chỉ thị chính thức thực hiện kế hoạch 34A-64. Chỉ thị này nhấn mạnh rằng các hoạt động đã được chấp thuận là có tính khả thi nhất, đem lại hiệu quả nhất và ít mạo hiểm nhất. Washington còn chỉ rõ rằng yêu cầu Chính phủ Việt Nam Cộng hoà phải đứng ra chịu trách nhiệm đối với một số vụ hoạt động nhất định nếu các hoạt động đó bị lộ. Ngày 21/1, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân gửi kế hoạch chi tiết cho Phái bộ Viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam Cộng hoà để thực hiện. Khi nhận được sự phê chuẩn về các hoạt động bí mật nó sẽ được thực hiện theo kế hoạch 34A như đã được phê chuẩn ở Washington. Chỉ thị này nêu rõ rằng hoạt động của Washington phải được Nam Việt Nam phê chuẩn, nhưng lại né tránh những vấn đề đang còn bất đồng trong chính sách và chiến lược. Và nếu còn tồn tại lại những bất đồng đó thì cách giải quyết ra sao cho ổn thỏa.
Như đã được vạch ra ở Washington, sẽ có một bản danh sách các mục tiêu được phê chuẩn cho từng giai đoạn. Từ bản danh sách mục tiêu được duyệt đó, tướng Harkins làm một danh sách báo cáo Lầu Năm góc về các hoạt động mà ông ta định thực hiện trong thời gian 30 ngày sau đó. Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng về các vấn đề an ninh Quốc tế sẽ xem xét danh sách đó rồi đệ trình lên Nhà trắng và Bộ Ngoại giao xin phê duyệt. Một khi các mục tiêu trong danh sách 30 ngày đã được phê chuẩn, tướng Harkins lại phải xin Washington chính thức phê chuẩn rồi mới được tấn công từng mục tiêu một. Cũng ngày 21/1, đại sứ Mỹ Henry Cabot Lodge mới giải thích được cho tướng Dương Văn Minh ở Sài Gòn về kế hoạch 34A. Ông ta nói với Minh rằng các cấp cao nhất của Chính phủ Mỹ đã phê chuẩn kế hoạch này và ông hy vọng nhà cầm quyền Việt Nam Cộng hoà cũng sớm nghiên cứu chuẩn y và thực hiện. Minh không trả lời. Mặc dù giữ thái độ im lặng nhưng nhóm hoạt động đặc biệt "Cheney" của Nam Việt Nam đã triển khai các toán ra miền Bắc.
Ba ngày sau, MACV chính thức thành lập một tổ chức vũ trang để thực hiện kế hoạch 34A bằng lực lượng của nó ở miền Nam, đó là nhóm công tác đặc nhiệm (SOG) dưới quyền chỉ huy của đại tá lục quân Mỹ Clyde R. Rusell. Trong lịch sử chính thức của mình SOG đã ghi lại các hoạt động ban đầu và tư tưởng chỉ đạo các hoạt động bí mật như sau: SOG được thành lập vào ngày 24/1/1964 là nhóm công tác đặc nhiệm dưới sự giám sát trực tiếp của Tham mưu trưởng MACV. Nó có nhiệm vụ tăng cường quấy rối, chia rẽ, gây áp lực chính trị, bắt tù binh, thu thập tình báo, phá hoại cơ sở vật chất, tuyên truyền tung tin giả chia rẽ chống Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Theo định hướng chính sách cho các hoạt động đặc biệt nhận được từ Washington trong tháng 3 thì người ta đang mong đợi những hoạt động như thế. Ở MACV toàn bộ kế hoạch này được mang tên MACV OPLAN 34A. Nó được đặt dưới sự chỉ đạo của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân nhằm tăng cường chương trình hành động chống miền Bắc. Lúc đầu quân số của nó rất ít ỏi và hoạt động của nó chủ yếu dựa vào số lính động viên sang Việt Nam làm việc tạm thời trong một thời gian ngắn.
Các hoạt động của SOG được chia cho 4 nhóm với những nhiệm vụ khác nhau: nhóm biệt kích vận chuyển bằng đường không, nhóm yểm trợ hàng không, nhóm biệt kích đường biển, và nhóm tâm lý chiến. Về số lượng mà nói nhóm biệt kích đường không là đông nhất, nó tiến hành các hoạt động phá hoại nhỏ, thu tập tình báo, phá giao thông, và tiến hành các hoạt động chiến tranh tâm lý với mức độ hạn chế. Để thực hiện các hoạt động này, CIA đã cung cấp cho SOG 169 biệt kích người Việt Nam hiện đang ở Trung tâm huấn luyện gián điệp biệt kích Long Thành. Về phía miền Nam Việt Nam, thiếu tá Ngô Thế Linh phụ trách hệ thống chỉ huy đến tận từng toán. Tất cả đều trực thuộc Tổng hành dinh lực lượng đặc biệt Việt Nam Cộng hoà do đại tá Lam Sơn chỉ huy.
Nhóm biệt kích đường biển nhằm các mục tiêu ven biển Bắc Việt Nam, bao gồm đánh phá các cơ sở ven biển, phá các công trình ven biển và thu thập tình báo… bên ngoài người ta cho rằng lực lượng tiến hành hoạt động này thuộc phân đội cố vấn hải quân ở Đà Nẵng, nhưng thực tế bên trong MACSOG lực lượng này được gọi là "Đội biệt hải".
Kế hoạch 34A hình như đã bị một cú thất bại vào ngày 28/1, khi tướng Nguyễn Khánh, tư lệnh quân đoàn 1 ở phía Bắc của Nam Việt Nam mặc quần áo dân sự, trở về Sài Gòn liên kết với tướng Trần Thiện Khiêm, tư lệnh quân đoàn 3 bao vây Sài Gòn, làm đảo chính tướng Minh và tạm thời làm vô hiệu hoá Chính phủ Sài Gòn. Điều này có nghĩa rằng lại phải thuyết phục các nhà lãnh đạo mới để họ phê chuẩn kế hoạch 34A. Mặc dầu chưa có sự phê chuẩn chính thức của Chính phủ Nam Việt Nam, Washington vẫn đơn phương thực hiện, ngày 1/2 tướng Harkins đã được thông báo thực hiện giai đoạn 1 của kế hoạch 34A, được Bộ Quốc phòng phê chuẩn, gồm 1 danh sách 33 mục tiêu tấn công do Bộ Tư lệnh hành quân đặc biệt thi hành.
Tháng 2, SOG bắt đầu thực hiện 6 phi vụ đầu tiên của giai đoạn 1 thì 5 phi vụ là để cung cấp hậu cần cho các toán biệt kích mà CIA đã đánh đi trước đó, 4 phi vụ trong đó không thành công, phi vụ thứ 5 là thả dù tiếp tế cho 1 toán, phi vụ 6 là cuộc tấn công các tầu miền Bắc đang neo đậu ở cửa sông Gianh-Quảng Bình cũng thất bại nốt. Sóng to làm đắm một tàu và gần như toàn bộ mìn và vũ khí đều bị mất.
Tháng 3, tức là chưa đầy 2 tháng sau khi chính thức nhận chức chỉ huy các hoạt động bán quân sự, tướng William C. Westmoreland, tư lệnh sau này của quân lực Hoa Kỳ ở Việt nam đã họp với Bộ trưởng Quốc phòng McNamara, tướng Taylor và đại sứ Mỹ Leonard Unger. Họ thống nhất tiếp tục thực hiện kế hoạch 34A và chuẩn bị ném lực lượng đặc biệt Nam Việt Nam sang Lào mà người ta biết đến dưới cái tên là cuộc hành quân Lena bất hạnh. Washington vẫn chưa nhận được dấu hiệu nào cho thấy sự chấp thuận về chính trị đối với kế hoạch 34A và hiện có những dấu hiệu cho thấy rằng niềm lạc quan ban đầu về một hoạt động được Sài Gòn ủng hộ đang được thay thế bằng nỗi bi quan.
Lịch sử chính thức của SOG viết tiếp:
Trong khi thực hiện OPLAN 34A chúng ta không nên ép Chính quyền Miền Nam phải đặt ưu tiên hàng đầu với các nguồn tài chính mà họ cần để tiếp tục cố gắng của họ chống phong trào nổi dậy một cách thắng lợi. Mỹ phải có các nguồn tài lực đó. Quan điểm của Washington bấy giờ đối với các hành động được phê chuẩn cho kế hoạch OPLAN là một chương trình theo ý muốn chứ không phải là cơ bản. Sau cuộc viếng thăm, một bản báo cáo đã được đệ trình lên Hội đồng An ninh quốc gia. Báo cáo này được Tổng thống xem xét và phê chuẩn tại cuộc họp Hội đồng này ngày 17/3.
Bản thông điệp dày 32 trang của Hội đồng An ninh quốc gia là kết quả cuộc họp ngày 17/3 ở Washington cho phép MACSOG hành động như một quốc sách, dưới sự chỉ đạo của Bộ Ngoại giao. Một bức thông điệp tiếp theo của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân gửi Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương và tướng Harkins thông báo rằng Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Viễn Đông đã được chỉ định là người phối hợp thực hiện các điều nêu trong bản báo cáo đó.
Như đã được ghi lại trong lịch sử chính thức của SOG, sự lạc quan lúc đầu của Bộ trưởng Quốc phòng vào tháng 12/1963 bây giờ đã thay thế bằng lập trường là SOG sẽ không có khả năng thực hiện được gì nhiều. Điều đó một phần cho thấy là quan niệm cho rằng các biện pháp leo thang từ từ chống Hà Nội để họ giảm xâm nhập quân vào Miền Nam được coi là không còn giá trị nữa. Mặc dù có sự thừa nhận như vậy, nhưng vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy người ta sẽ xét lại luận thuyết cơ bản của kế hoạch hoạt động này trong khi những người lãnh đạo các hoạt động gián điệp biệt kích ở Nam Việt Nam vẫn được tiến hành mà vẫn chưa được Chính quyền Sài Gòn ủng hộ về mặt chính trị.
Lịch sử chỉ huy của SOG cho thấy Washington đã phải xem xét lại, đó là kết quả từ quyết định của cuộc họp Hội đồng An ninh quốc gia vào tháng 3/1964.
Chúng ta đang hành động chống Việt Nam Dân chủ Cộng hoà bằng hoạt động biệt kích rất hạn chế, hầu như chẳng có hiệu quả gì (ảnh hưởng cả đến chính sách của Mỹ với Lào và Campuchia).
Điều đó cho thấy rõ ràng hơn vào tháng 3, Washington thay đổi quan điểm về những giả thiết để vạch ra kế hoạch 34A-64 mà Mc Namara là người ủng hộ mạnh mẽ nhất vào tháng 12. Trước đó một sự thay đổi diễn ra trong khi kế hoạch 37 của Cincpac (Tư lệnh Thái Bình Dương) đang nhanh chóng thông qua giai đoạn lập kế hoạch cụ thể. Kế hoạch 37 khi được thực hiện sẽ xảy ra các cuộc không kích trực tiếp miền Bắc, trong kế hoạch 34A các cuộc không kích được coi là nấc cao hơn của cuộc leo thang.
Giai đoạn 1 của kế hoạch 34A được tiếp diễn đến tháng 3 bằng 8 phi vụ, 6 phi vụ đã thất bại, nhưng nhóm yểm trợ hàng không báo cáo một vụ rải truyền đơn trên miền Bắc thành công và nhóm hải quân báo cáo một vụ thành công trong một phi vụ tấn công một mục tiêu ven biển. Những người nhái Việt Nam tại Đà Nẵng lại đánh giá khác về khả nàng thành công các phi vụ đội biệt hải và ý nghĩa đích thực về các con số thống kê hàng tháng của MACSOG.
Theo một người nhái kể lại phi vụ đầu tiên của anh ta hồi tháng 3, là đánh các tầu ở của Ròn thuộc bờ biển Nghệ An. Khi những người nhái đến cửa Ròn thì các tàu miền Bắc đã di chuyển đi nơi khác và không còn đủ thời gian để hoàn thành nhiệm vụ nên họ phải quay lại tàu PTFS. Vũ Đức Gương, người sống sót trong phi vụ tiếp theo đã kể lại:
- Sáng 12/3/1964, chúng tôi được giao nhiệm vụ đánh mìn các tàu của hải quân Bắc Việt Nam tại 2 nơi ở cửa sông Gianh. Chúng tôi có 4 người. Khi chúng tôi đến hai địa điểm này thì chẳng thấy tàu nào cả? Chúng tôi cảm thấy thất vọng sau gần 5 tháng chẳng phi vụ nào thành công, và tôi quyết định tiến lên nữa may ra tìm được một mục tiêu khác. Chúng tôi còn đang trong bụi rậm cách xa bờ, thì tàu Bắc Việt đột ngột xuất hiện trên sông Gianh.
Chúng tôi biết rằng không thể thoát ra khơi được và chúng tôi vẫn còn nghe thấy tiếng máy tàu PTFS ở ngoài khơi, trong khi đó người Bắc Việt đang la hét trên các tàu của họ, còn chúng tôi bắt đầu chuồn dọc theo bờ biển phía Nam. Tiếp theo đó là tiếng súng nổ. Giới và Ngũ chạy mỗi người một ngả và chắc Giới đã chết trong loạt đạn đầu tiên này còn Ngũ thì bị bắt. Hai chúng tôi bị bắt khi đến gần giáp giới phía Nam Quảng Bình. Rõ ràng là một cuộc truy lùng trên quy mô lớn bao gồm lực lượng dân quân tự vệ, Công an và bộ đội đang vây chặt chúng tôi. Chúng tôi bị bắt ngày 15/4/1964.
Gương còn biết rằng sau phi vụ của anh ta ngày 12/3 một cuộc tấn công vào ngày 15/3 cũng bị thất bại khi Nguyễn Văn Sắc-một thành viên của lực lượng tấn công bờ biển rõ ràng đã bị bắt trên bãi biển. Sắc đã phục vụ quân đội liên hiệp Pháp từ trước 1954 và đây lại them một vết đen nữa bất lợi cho anh ta. Gương nói tiếp:
- Tôi nhớ có nghe thấy tin nhóm Sắc xuất phát vào ngày 15/3. Có tiếng súng trường không giật 57 mm từ ngoài bờ biển vọng vào và các anh công an nói đó là súng bắn từ một tầu của một toán biệt kích khác định giải vây cho chúng tôi. Tôi nhớ vào tháng 5/1964 tôi xác định được Sắc đang bị giam ở xà lim bên cạnh tôi. Anh ta bị kết án tử hình vào tháng 7/1964. Sau khi Toà xử anh ta bị đem bắn ngay tại nhà tù do một đội thi hành án thực hiện. Tôi bị đem ra xét xừ khoảng tháng 6 cùng với Nguyễn Văn Lê. Anh ta và một người nhái khác tên Gin là thành viên của một toán 7 người được phái đi do thám bờ biển Quảng Bình, nhưng bị lực lượng miền Bắc bất ngờ tóm gọn. Cả hai đều là người Hoa và cùng học lớp người nhái với tôi, nhưng sau lại chuyển sang đội tấn công ven biển. Gin bị chết lúc Lê bị bắt. Lê bị kết án tử hình trong phiên toà cùng xét xử với tôi. Anh ta bị đưa đi bắn ngay.
Tháng 9/1964 chúng tôi bị chuyển đến trại cải tạo Trung ương số 3. Vào thời điểm này, Mỹ đã ném bom miền Bắc, các tù nhân ở trại Trung ương 3 và trại Yên Thọ đều được chuyển đến các trại nằm rải rác gọi là trại sơ tán. Lúc đó tôi không để ý nhiều đến những việc này. Tôi là một tù binh và là một tù binh trong suốt 15 năm sau.
Tổn thất về người nhái tại cửa sông Gianh xảy ra cùng một lúc với một phi vụ khác chống miền Bắc. Một toán tìm cách đánh cầu Kỳ Anh tại tỉnh Hà Tĩnh. Voòng A Cầu và Châu Hênh Xương bị bỏ lại dưới nước gần mục tiêu khi toán của họ bị phát hiện trước lúc tiếp cận mục tiêu. Ba ngày sau họ đã ở xà lim Công an tỉnh Hà Tĩnh.
Kết quả các phi vụ đầu tiên của lực lượng biệt hải MACSOG đã được những người bên ngoài tổ chức SOG coi là bi đát. Sự đánh giá như thế đã chứng tỏ một thực tế rằng những cha đẻ của chúng đều thừa biết sự không tưởng, sự ép buộc và hiểm hoạ của cái kế hoạch cổ lỗ sĩ mang tên 34A.
Ví dụ, đại tá Lodge đã báo cáo rằng các hoạt động của lực lượng biệt hải chẳng có tác dụng gì với Hà Nội. Sau đó đô đốc hải quân Mỹ Grant Sharp, tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương cũng báo cáo rằng Bắc Việt Nam "phòng thủ ở những khu vực nóng tỏ ra mạnh mẽ và hiệu quả hơn người ta đánh giá ban đầu” và coi việc “thiếu tin tức tình báo" đã là nguyên nhân dẫn đến thất bại của các hoạt động biệt hải. Ở Nam Việt Nam tướng Westmoreland bắt đầu kêu gọi cung cấp thêm thông tin tình báo về các mục tiêu dọc bờ biển Bắc Việt Nam để có thể cứu vãn thất bại của kế hoạch 34A, nhưng Bộ tư lệnh Thái Bình Dương trả lời rằng các mục tiêu phá hoại "khó tiếp cận hơn là người ta tưởng tượng khi vạch kế hoạch 34A".
MACSOG phát hiện thấy số biệt kích các toán đào ngũ ngày càng tăng. Một số trường hợp các toán có biên chế từ 6 đến 10 người lúc đầu bây giờ chỉ còn một nửa. Để duy trì vẻ hoạt động bề ngoài, đơn vị phối hợp với MACSOG của quân đội Nam Việt Nam đã tuyển mộ thêm một số biệt kích để tăng cường và bắt đầu một chương trình bổ sung các toán thiếu quân số thành các toán mới cho đủ số lượng để có thể tiếp tục những phi vụ đối với những mục tiêu đã được phê chuẩn theo kế hoạch 34A của Lầu Năm góc.
Trong tháng 4 MACSOG gởi đi thêm 6 toán, thì 5 toán được coi là thành công. Trên giấy tờ, người ta đã tạo ra cảm giác là mọi chuyến cuối cùng cũng đều ổn thoả.
7. “HỌ" MUỐN CÓ KẾT QUẢ NGAY...
Chưa hẳn là đã có sự nhất trí cao giữa Mỹ và đối tác Nam Việt Nam trong việc đánh giá tình hình các đội biệt kích từ miền Bắc quay về. Để kế hoạch 34A còn có được một chút tin cậy nào đó. Các toán biệt kích xâm nhập bằng đường không được đánh giá là "an toàn" không bị “vấy bẩn". "An toàn" là đã tới được miền Bắc còn nguyên vẹn để hoạt động mà không bị bắt và hiện vẫn tiếp tục có báo cáo về Sài Gòn.
Nếu chúng được an toàn thì dự án bán quân sự (gián điệp biệt kích) của CIA và chỗ dựa tinh thần của kế hoạch 34A mới đứng vững. Nó cũng hàm ý là CIA đã chuyển giao cho Lầu Năm góc một lực lượng có khả năng thực hiện kế hoạch 34A do Washington vạch ra.
"Vấy bẩn" nghĩa là toán gián điệp bị bắt và đang phải hoạt động dưới sự chỉ đạo của Bắc Việt. Nếu như vậy thì khả năng thành công của kế hoạch 34A đã bị phá tan. Colby đã khuyến cáo ngay từ trước với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mc Namara rằng dự án không tồn tại được, nhưng chẳng có điều gì cho thấy ông ta có một chút quản ngại rằng CIA đang chuyển giao cho Lầu Năm góc các toán đã bị Bắc Việt bắt và đánh trở lại.
Nếu thật có khả năng là Lầu Năm góc đang thừa hưởng các toán bị "Vấy bẩn", thì người ta đã phải rung chuông cảnh báo.
Những cảnh báo như vậy lẽ ra đã phải có dựa trên kinh nghiệm về những chiến dịch hoạt động lừa bịp của giới lãnh đạo CIA từ hơn một thập kỷ trước đó khi các điệp viên CIA thất bại ở Đông Âu, đặc biệt là ở BaLan. Mặc dù Colby công nhận đã được người phó nhắc lại bài học này trước khi có cuộc họp quyết định tháng 11/1963 tại Hawai, nhưng rõ ràng Colby đã không truyền đạt nổi những bài học đã lĩnh hội được của CIA.
Chiến lược của Washington trong kế hoạch 34A chủ yếu là yêu cầu các toán từ miền Bắc đánh điện về vì tháng 1/1964 vẫn được coi là an toàn. Áp lực đối với các nhà vạch kế hoạch ở Washington cũng không căng như áp lực đối với những kẻ ở chiến trường. Tuy nhiên, chính 6 toán an toàn trở về đã làm Mc Namara có đầy đủ lý do để tin vào ảo tưởng thành công của kế hoạch 34A.
Đầu năm 1964, đại tá Trần Văn Hổ lên chỉ huy đơn vị người Việt phối hợp với bộ phận SOG của đại tá Russell, vẫn lấy tên là Sở đo đạc địa hình. Đại tá Hổ vẫn tỏ ra nghi ngờ đã đặt câu hỏi về tác dụng của các toán này và muốn sớm kết thúc hoạt động của các toán tầm xa ngay khi lên nắm quyền chỉ huy. Lời khẩn cầu của Hổ bị đại tá Russell bỏ ngoài tai, và các hoạt động vẫn tiếp tục.
Một số quan chức Mỹ nghi ngờ về khả năng tồn tại của kế hoạch 34A và thực tế các sự việc xảy ra đã vượt quá lời tuyên truyền huyênh hoang. Nhưng trong báo cáo không có lời lẽ nào dám đi quá xa đến mức nói rằng các toán quay về đều là bị "vấy bẩn" cả.
Một người biết rõ nguy cơ ở khu vực vĩ tuyến là Gilbert Layton-sỹ quan chỉ huy biệt kích giỏi của CIA từ 1960 đến 2/1964. Chương trình CIDG của ông ta hiện đang được Lầu Năm góc điều khiển, với những quan điểm đã làm ông ta nổi tiếng ngay với tướng Stilwell.
Layton biết lực lượng đối địch có thể len lỏi vào CIDG và các toán biệt kích vượt tuyến, nhưng ông ta tin vào tỷ lệ cạnh tranh 9 chọi 1, trừ khi lực lượng bên địch nhiều hơn dự tính của ông ta. Trong trường hợp các toán bị bắt và bị đối phương đánh trở lại, Layton đã có phương án đối phó với tình huống đó. Nhưng Bắc Việt khác xa với Lào. Layton và những người như ông ta sợ nhất là những toán bị đối phương Bắc Việt điều khiển hoàn toàn rồi đánh trở về. Điều này vượt ngoài kế hoạch 34A, vì được coi như là ảo tưởng. Cái đó cũng có nghĩa là Hà Nội đang dùng "gậy ông đập lưng ông", “tương kế tựu kế" đánh lại chúng ta giống như trong thế chiến II, đang được ghi vào sử sách rằng Đồng minh đã thắng Đức vào đêm trước ngày D tháng 6/1944 nhờ cách đó. Lẽ ra quân đội và CIA, những người đã tổng kết chiến tranh thế giới thứ 2 phải áp dụng bài bản đó trong chiến tranh với miền Bắc, nhưng không có gì cho thấy là có điều đó.
Samuel Halpern, một sĩ quan của CIA, đã đánh giá một cách tỉnh táo hơn về vấn đề cơ bản của chương trình gián điệp biệt kích mà CIA đã chuyển cho Lầu Năm góc.
Không có một ai, hiểu biết tốt nhất về bản thân ta hơn ta. Có một sự khác nhau về quan điểm giữa Jim Angleton và B. Colby. Angleton thì phụ trách cơ quan phản gián ở Tổng hành dinh, còn Colby là trưởng trạm CIA từ năm 1961. Colby không quan tâm đến Nam Việt Nam, và ông ta không muốn mất thì giờ, cũng như công sức vào đấy. Trạm Sài Gòn không có lấy một ai có đủ năng lực thực sự để điều hành cơ quan phản gián cho đến những năm 60 và cả sau này nữa. Quan điểm của Colby về Angleton và công tác phản gián đã không thay đổi sau khi ông ta rời Sài Gòn, để lên làm trưởng phòng Viễn Đông. Quan điểm của ông ta hoàn toàn trái ngược với Angleton.
Angleton đã có những quan điểm trái hẳn với cách suy nghĩ của mọi người, ví dụ Angleton đưa lời tiên đoán không có sự rạn nứt quan hệ Trung Quốc-Liên Xô 1959. Mặc dầu một số sỹ quan tỏ ra đồng tình với Angleton, nhưng cảm giác chung của đa số là sự rạn nứt đó không thể không xảy ra.
Angleton chỉ biết khuyên người khác hãy kiểm tra vấn đề an ninh chung còn ông ta không thể dừng các hoạt động theo cách nghĩ riêng của mình lại được. Trường hợp các hoạt động bán quân sự của Sài Gòn, theo tôi biết, đã không có một cố gắng nào để kiểm tra xem có sự xâm nhập của miền Bắc vào miền Nam không? Không xem xét miền Nam đã làm gì để điều phối trạm CIA. Tôi không nghĩ rằng ở Sài Gòn là biết hết mọi chuyện. Trạm CIA đã không thực sự quan tâm xem xét vấn đề xâm nhập, dù từ Hà Nội hay từ Sài Gòn và đó chính là vấn đề cơ bản. Vì Sài Gòn không chú ý đến vấn đề xâm nhập, nó chỉ được đề cập tới khi đã trở thành vấn đề trầm trọng khó phương cứu chữa.
Rõ ràng Trạm CIA coi là không có vấn đề gì. Nếu biết các toán biệt kích đã bị địch khống chế, thì Lầu Năm góc chắc đã chẳng để yên. Tôi không tin rằng Trạm của Sài Gòn biết hết điều này tôi xin nhắc lại, vì không một ai để ý đến vấn đề này cả. Tôi nghĩ sẽ là một chuyện nực cười nếu như có một toán biệt kích nào đó từ miền Bắc truyền tin về sai quy ước an toàn mà lại không nghi ngờ là bị đối phương khống chế. Sao lại có thể dễ dàng tin rằng mọi việc diễn ra suôn sẻ được? Nếu biết rõ có toán bị đối phương khống chế rồi thì người ta lại đoán rằng từ nay các chiến dịch bán quân sự phải xem xét thận trọng hơn.
Nếu CIA biết các toán đã bị đối phương khống chế, CIA phải thông báo ngay cho Bộ Quốc phòng, nhưng họ đã để tuỳ thuộc Bộ Quốc phòng muốn làm gì thì làm vì đó là việc của Bộ Quốc phòng mà CIA đã chuyển giao.
Nhìn chung, mục tiêu của "Trò chơi điện đài" là bắt nhân viên tình báo phải tỉnh táo. Sỹ quan mặt trận cũng như tại chỉ huy sở. Nếu biết một người nào đã bị địch khống chế, thì không được phổ biến lại những thông tin từ người này mà chỉ có thể sừ dụng các bức điện mà họ đã đánh về, đề đánh giá xem họ đã bị địch dùng ra sao và bên địch muốn chúng ta nghĩ gì?
Bên ngoài thì Hà Nội muốn Sài Gòn và Washington tin rằng các chiến dịch bán quân sự là có thể thực hiện được, và CIA không thể khẳng định nổi là có bao nhiêu toán hiện nay đã bị Hà Nội khống chế. Điều này cho thấy rằng Hà Nội đã biết những gì mà CIA và bên đồng minh biết.
Lầu Năm góc được thừa hưởng 5 toán ARES, BELL, REMUS, TOURBLLON và EASY (toán thứ 6, EUROPA, bị địch khống chế điện đài, nhưng ngày hôm sau khi bị bắt đã ngừng truyền tín hiệu coi như toán bị xoá sổ). Mặc dầu, các toán đã bị địch khống chế nhưng sự tồn tại của nó vẫn là chỗ dựa sống còn của kế hoạch 34A. Nếu không có chúng, người ta tự hỏi kế hoạch còn giữ được độ tin cậy nào nữa không.
Trên giấy tờ, lúc đầu 5 toán thừa kế này tổng số có 32 điệp viên. Qua vài năm, Hà Nội kêu là đã mất 4 người: một của TOURBILLON coi như chết lúc nhảy dù xuống miền Bắc Việt Nam ba người của BELL báo cáo là bị ốm chết. Hà Nội muốn Washington và Sài Gòn tin rằng 28 tên còn lại vẫn "an toàn". Khi chúng được chuyển giao chính thức cho đại tá Russel điều khiển tháng 1/1964. Cuối năm, Hà Nội báo cáo thêm 2 điệp viên của toán TOURBILLON chết trong trận phục kích 24 tháng 12. Báo cáo ấy của Hà Nội là hoàn toàn giả tạo.
Đại tá Russel chuẩn bị lãnh trách nhiệm Washington giao cho thêm 13 toán mới, với tổng số 80 điệp viên đã sẵn sàng. Theo Colby, đây cũng vẫn là một cố gắng còn khiêm tốn của Mc Namara muốn lấy số lượng bù chất lượng mà CIA bị mất ở miền Bắc năm 1963. Dùng các toán này để đối phó với các cuộc nổi dậy tăng dần ở miền Nam là còn ít, mà để đối phó với cuộc xâm nhập của miền Bắc vào miền Nam thì lại càng ít hơn.
Tám toán, 43 điệp viên, tăng cường cho bốn trong năm toán trước của CIA, được triển khai ở Đông Bắc Bắc Việt Nam. Tất cả đều ở phía bắc vĩ tuyến 20 tập trung phần lớn ở dải đất hẹp dọc vĩ tuyến 21, gần rìa phía nam của khu vực Trung Quốc đóng căn cứ để máy bay, kỹ sư và lực lượng khác viện trợ cho miền Bắc vào thời điểm cuối năm 1960.
Thêm bốn toán nữa vào Nghệ An hè năm ấy, án ngữ tuyến quốc lộ 7 là đường của Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn rót người, dụng cụ vũ khí vào cánh đồng Chum ở tỉnh Xiêng Khoảng- Bắc Lào. Theo lời những điệp viên sống sót và theo tài liệu về địa điểm triển khai thì nhiệm vụ của họ là theo dõi hoạt động của lực lượng Bắc Việt vào Lào. Nếu thành công, là họ đã thực hiện một mảng thông tin tình báo về sự xâm nhập của Bắc Việt vào sâu phía bắc Lào để đối phó với lực lượng của tướng Vàng Pao người H'mông, họ đã đáp ứng được yêu cầu của Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương để cho Phi đoàn 7 và Hạm đội 7 chuẩn bị sẽ vào hoạt động ở vùng này.
Việc triển khai các toán này tỏ rõ rằng người ta không còn coi trọng mục tiêu của kế bạch 34A là cảnh cáo miền Bắc phải giảm xâm nhập vào miền Nam. Thêm nữa, xem xét vị trí để nhảy dù và diện hoạt động của mười ba toán này chứng tỏ họ không còn gì phải làm với miền Nam Việt Nam nữa. Rõ ràng nhóm công tác đặc biệt của Bộ Ngoại giao, CIA và Lầu Năm góc đều biết.
Kế hoạch 34A phải thay đổi, các đội của SOG đã trở thành tai mắt của CIA tại Bắc Lào, còn có ý nghĩa hơn cả những bức thông điệp gửi tới Hà Nội về việc Hà Nội đưa quân xâm nhập miền Nam.
Mùa xuân 1964, Kế hoạch 34A bị coi như không dùng được nữa. Cái đó rõ vì người ta đã dàn xếp bên lề Hội đồng An ninh quốc gia là sử dụng các đội thám báo tại Lào để giúp các hoạt động của Mỹ còn hơn là tại miền Nam Việt Nam.
Một toán đã bị kết liễu, 28 điệp viên của toán CENTAUR bị chết khi chiếc máy bay C123 vừa cất cánh rơi ngay do trời đang mưa bão. Rơi xuống rừng rậm cạnh bán đảo Sơn Trà, ngoài thành phố Đà Nẵng. Các tài liệu về vụ tai nạn cho thấy rằng toán này được cử đi công tác huấn luyện, nhưng bộ tham mưu của MACSOG muốn hoãn chuyến bay vì gió, bão mạnh. Sài Gòn ra lệnh phải cất cánh bằng bất cứ giá nào. Xác của một trung sỹ lực lượng đặc biệt Mỹ và của một phi công Mỹ mất tích.
CIA còn giữ lại một trọng tâm của kế hoạch 34A, đó là nội dung tác động tâm lý chiến mà các toán bán quân sự của họ cần đến. MACSOG và CIA thống nhất như vậy và giao cả nhiệm vụ hoạt động tâm lý chiến cho từng toán. CIA nói thẳng đó cũng là lý do họ còn sử dụng các toán (xem phụ lục 4).
Ở địa bàn khác, CIA xem xét lại, duyệt hay không duyệt các danh sách mục tiêu đề ra từng tháng và nắm quyền triển khai các toán. Mặc dầu đã dự kiến nhiều cuộc tấn công hơn con số 45 mục tiêu ban đầu của kế hoạch 34A giai đoạn I và II, ví dụ: vụ các toán lực lượng đặc biệt nhảy xuống dọc quốc lộ 7, CIA đã không duyệt các chiến dịch như thế, vào giai đoạn cuối cùng mới đem thực hiện.
Nhiều toán mới cho ra Bắc cùng với những toán đã ở đấy sẵn đều được bố trí dọc màng lưới đường giao thông và các quốc lộ. Một vài toán đến bằng đường không hoặc đã triển khai năm 1964 được bố trí theo các tuyến đường sắt chính từ Trung Quốc sang Bắc Việt (xem hình 1-3). Triển khai như vậy có thể cung cấp thông tin cho Bộ chỉ huy Thái Bình Dương về các hoạt động của địch trên bộ, nếu như các toán được an toàn cả. Nhưng thực tế chúng không như thế. So sánh cách thức triển khai các toán năm 1963 và 1964 thấy rõ việc triển khai năm 1964 đang giảm dần về trình độ và địa bàn hoạt động, điều đó phù hợp với suy nghĩ của Colby và ông ta đã từng nêu rõ cần chấm dứt chiến dịch vào năm 1965, hoạt động tình báo Mỹ nên giảm dần. Hè năm 1964 ở Hà Nội ai cũng thấy rõ điều này.
Người chỉ huy thứ nhất của MACSOG đã phải thừa nhận rằng, ông ta phủ nhận tất cả tác động của các toán, cho rằng họ đang làm cái công việc mà họ không thể làm được.
Điều hiển nhiên là năm 1969 đại tá Russell đã cay đắng thú nhận trước Hội đồng tham mưu liên quân với những lời lẽ phản ánh rõ những áp lực mà ông ta phải gánh chịu trong những năm 1964-1965 khi ông ta gửi 13 toán điệp viên ra miền Bắc và quyết định số phận của chúng. Nhận xét này cho thấy ông ta không hoàn toàn đồng ý với những gì đã xảy ra. Đại tá Russell nói: Một khi… giới quân sự nắm quyền thì người ta dễ say chiến tích muốn có kết quả ngay. Sai lầm lớn nhất là luôn cho rằng họ phải thâu tóm và điều hành các lực lượng theo ý mình. Chẳng hạn muốn thực hiện một phi vụ biệt kích đường biển việc đầu tiên là phải có thuyền tàu và 6 người nhái. Còn khả năng, tinh thần và các điều kiện khác không quan trọng. Như vậy thì tránh sao khỏi thất bại.
Cần phải nói thêm, cơ sở vật chất của căn cứ Đà Nẵng chưa phải là lý tưởng để đào tạo và huấn luyện biệt kích đường biển hoàn chỉnh vì bộ khung chắp vá, vật chất thiếu thốn, đội tàu SWIFT tốc độ và tính năng hạn chế nên kết quả tác chiến trên biển thấp. Hoạt động tác chiến trên không cũng chẳng hơn gì vì các phi hành đoàn phần lớn là người Đài Loan, họ không muốn làm việc cho quân đội còn các toán viên thì sợ chết, bị bắt nên các phi vụ thực hiện trầy trật.
Đáng lẽ chúng ta phải biết lượng sức mình khi tiến hành các công việc. Ở trên bộ, trên không và trên biển… đều phải tính toán khả năng không thể cứ làm rồi đến đâu hay đó.
Tôi không cho rằng chúng ta sẽ gặp khó khăn trong việc tuyển dụng dân địa phương, khi tiến hành chiến tranh du kích ở những nơi ta đưa người đến và tuyển dân địa phương quấy phá nông thôn.
Mặc dầu còn có những hạn chế khiến chúng ta khó tuyển được người. Thực tế là chúng ta không bao giờ cạnh tranh nổi vấn đề này ở nông thôn… Mặc dù bên quân đội cứ muốn đẩy tới, nhưng ngài Đại sứ đâu đã ủng hộ. Tôi nhớ có lần tại cuộc phổ biến chiến dịch người ta bảo cần nói rõ cho toán biệt kích biết là họ không phải tiếp xúc với dân chúng địa phương miền Bắc-thời kỳ đó, họ chỉ làm tâm lý chiến và thu thập tin tức tình báo. Nhưng thật là nghịch lý sẽ không thể thu thập được nhiều tin tình báo khi anh cứ phải ẩn náu mãi trong rừng, vì sợ chết. Tuy rằng, họ cũng chạy quanh rừng rải truyền đơn in tay. Chỉ có thế thôi thì không thể chấp nhận được. Cần phải có chỉ đạo mạnh mẽ những điều chúng ta muốn họ làm.
Xem xét kỹ, mới thấy có một số người gọi là nhân viên tình báo mà chẳng có trình độ khả năng gì hết. Vẫn trong danh sách được trả lương nhiều năm, rất thích thú với tiền lương, nhưng khi giao nhiệm vụ, thì họ liền thoái thác.
Chúng ta giao nhiệm vụ cho nhưng người này mà chẳng có hứa hẹn gì nhiều khi ném họ xuống. Chúng ta cũng dừng chờ đợi họ trở lại, thậm chí có trường hợp, chúng ta biết rõ họ sẽ giơ tay đầu hàng ngay khi vừa tiếp đất. Và họ đã làm như thế. Đó là lý do thất bại ngay trận đổ bộ đường không đầu tiên. Họ là những tài sản ban đầu cho các hoạt động trên không của chúng ta, chúng ta cũng không thể để mặc họ tự do ở miền Nam được, vì nhiệm vụ của họ là chiến đấu ở miền Bắc. Cách giải quyết của chúng ta là tung họ ra miền Bắc , nhiều người trong bọn họ đã bị bắt.
Tôi cảm thấy rằng, một khi giao nhiệm vụ cho các toán, chúng ta phải làm tất cả để nâng đỡ tinh thần của họ, nếu chúng ta muốn thắng lợi.
Chúng ta không thể bỏ rơi họ vì không thể nào giữ kín với những người của các toán biệt kích còn lại. Đó là chân lý bất biến. Vậy, một khi quyết định bỏ không giúp đỡ họ nữa thì, tốt hơn là anh hãy hủy bỏ toàn bộ chiến dịch đi, vì thực tế anh không còn nhiều cơ hội để thực hiên chiến dịch.
Vào tháng 1/1964, khi Russell nhận 169 điệp viên, thì CIA và Lầu Năm góc đã mất hơn 200 điệp viên ở miền Bắc trước và trong chiến dịch Switch back, mà không đạt được một tý thắng lợi nào. Và vẫn còn những lính mới được tuyển dụng. Tất cả họ đều muốn được tuyển và rất muốn ra Bắc để chiến đấu.
Những toán điệp viên mà đại tá Russell kế thừa là những toán mạnh gồm các điệp viên đã được huấn luyện nhiều năm. Nhiều người tình nguyện hoạt động tại các địa bàn hợp với tiếng nói và hiểu biết của họ. Chiến dịch Switch back đã kết thúc dự định thận trọng đó. Tuy nhiên, những điệp viên đi ra miền Bắc giữa và sau năm 1963 không nhất thiết phải trở về vùng quê của họ để hoạt động. Cuối năm 1964, Russell đã giao nhiệm vụ cho nửa số nhân viên của 13 toán vượt quá con số trung bình của 15 toán có được trong năm 1964 (xem phụ lục 1-5).
Các điệp viên mới tuyển được bổ sung để tái lập các toán mới của Russell. Tháng 1/1965 ông ta có 197 người, 115 người trong số họ sẵn sàng để được ném ra Bắc. Mùa xuân năm đó, một số điệp viên được lấy từ các toán hoạt động đường dài để thành lập các toán hoạt động qua biên giới, rồi được đào tạo để hoạt động ở Lào trong khuôn khổ kế hoạch 35A.
Như vậy đến cuối 1965, hầu hết các điệp viên được chuyển giao vào tháng 1/1964 đã được tung ra Bắc. Điều đó chứng tỏ Russell đã làm đúng như ông ta nói với SCS là sẽ "tống khứ tất cả". Chỉ ít người còn lại "được thả lỏng".
Đại tá Russell có vẻ thật sự tin rằng ông ta đã giao nhiệm vụ cho các toán người Việt mà ông ta vừa nhận lãnh là giải pháp duy nhất đúng để giải thoát cho họ. Điều đó được một vài quan chức Mỹ gợi ý do bị thúc ép của cấp trên, nên hắn phải hành động như thế.
Đại tướng Westmoreland nhấn mạnh sức ép không phải do ông ta. Ông ta coi những hoạt động này như là một cái gì đó do Washington đẻ ra và nuôi dưỡng. Nếu có sức ép nào, phải là do tướng Stelwell, tham mưu trưởng của ông ta, chịu trách nhiệm về MACSOG. Trước đây, Stelwell chịu trách nhiệm về hoạt động bán quân sự của CIA tại Viễn Đông.
Russell biết rõ các toán ra hàng nhiều. Mãi tận cuối 1969, hắn cũng không hiểu nổi tại sao hễ gửi toán nào ra cũng bị lực lượng địch chờ sẵn dưới đất để bắt ngay.
Những tên sống sót đã cho biết là chỉ có toán BOONE thực tế đã đầu hàng. Tuy nhiên, đầu hàng là do trong tình huống ngặt nghèo ngay dưới mũi súng và trong các bối cảnh bất khả kháng. Do họ bất lực và hèn nhát đã dẫn đến chỗ chết hoặc bị bắt. Họ là kết quả đào tạo ròng rã nhiều năm của lực lượng đặc biệt gồm phần lớn lính tình nguyện mũ nồi xanh đã hết lòng dạy dỗ. Nếu thất bại không phải tại họ không cố gắng. Thất bại có thể là do thiếu sót cơ bản trong khái niệm và do thiếu nhất quán về phía các người đã tiếp tục vạch ra một kế hoạch lỗi thời, thiếu quan tâm thích đáng đến hậu quả lâu dài của việc làm của họ. Không thể đổ lỗi cho những người chết đã nỗ lực để thử đổi đen thành trắng.
Ông ta nói tiếp:
- Những gì mà đại tá Russell thấy là ít được dùng, loại lực lượng mà tướng Stewell đã quá quen thuộc ở cuộc chiến tranh khác nhưng thiếu mất bài học sâu sắc của CIA về sự xâm nhập của tình báo đối phương trong các cuộc chiến tranh ấy.
Bộ trưởng quốc phòng đã làm cho Tổng thống tin rằng các nhân viên tình báo có thể lấy được những thông tin mà đa số những người liên quan đều biết là Hà Nội sẽ lờ đi còn CIA vẫn im lặng về mức độ nguy hiểm đang tiềm ẩn và ngày một gia tăng.
8. MÙA HÈ 1964.
Tại hội nghị Chính trị đặc biệt ở Hà Nội vào hai ngày 27 và 28/3/1964 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự đoán rằng trong trường hợp xẩy ra một cuộc chiến tranh, nhân dân Việt Nam sẽ đoàn kết lại, và Việt Nam sẽ được tất cả các nước XHCN ủng hộ, còn Washington sẽ bị cả nhân dân Mỹ và các đồng minh của Mỹ chống lại. Ông Hồ đưa ra dự đoán này trong khi các sỹ quan của Bộ Công an, hoạt động thông qua các biệt kích bị bắt, tiếp tục đánh lừa Sài Gòn và Washington làm cho họ tin rằng các biệt kích đang tích cực hoạt động trong lòng địch.
Trong khi ông Hồ đưa ra dự đoán này thì Bộ Công an đã sẵn sàng để loại trừ một nỗi lo lắng nhỏ đối với Bộ Chính trị bằng cách bắt ngay các nhân vật xét lại. Đến tháng tư đại bộ phận các nhân vật xét lại cao cấp đều bị bắt và bỏ tù tại một nhà tù An ninh quân đội gần nhà tù Bắt Bạt.
Ở Hà Nội người ta giải thích rằng mối quan hệ của những người xét lại với Liên Xô là kết quả một âm mưu gián điệp nhằm lôi kéo những người Việt Nam phản bội làm gián điệp cho Matxcơva. Cô lập những người xét lại tại nhà tù Bất Bạt rõ ràng là nhằm mục đích loại trừ họ ra khỏi bối cảnh chính trị của Hà Nội trong thời kỳ Washington đang tìm cách gửi cho Bắc Việt Nam bức thông điệp bí mật của họ.
Việc Hà Nội theo lập trường không thương lượng của Trung Quốc đã trở nên rõ ràng với Ngoại trưởng Dean Rusk vào thời điểm xẩy ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Ông nhận thấy rằng Bắc Kinh không quan tâm tới việc giúp đỡ để dẫn tới một cuộc thương lượng tìm ra một giải pháp cho cuộc xung đột mới chớm nở, dù là song phương hay thông qua hoặc là Liên hợp quốc hoặc sự dàn xếp ở Giơnevơ. Thực tế này đã được các nhà phân tích tình báo Bộ Ngoại giao biết rõ. Người Trung Quốc không muốn đi ngược lại lập trường công bố chính thức của họ, do đó họ làm ra vẻ những người đứng ngoài cuộc như trước đây họ đã từng buộc tội Matxcơva.
Việc Hà Nội miễn cưỡng theo lập trường của Trung Quốc là một sự chấp nhận thực tế nhu cầu buộc họ phải theo chính sách ngoại giao của Bắc Kinh, ít ra là một chiến lược ngắn hạn, mặc dù họ có mối hận thù lâu đời đối với Trung Quốc. Thí dụ, Hà Nội đã đề nghị Trung Quốc có thiện chí cho phép chở bằng đường sắt qua Trung Quốc các thiết bị quân sự của Liên Xô. Trung Quốc có thể đóng cửa bất cứ lúc nào họ muốn như họ đã làm vào mùa xuân 1964 khi Liên Xô tìm cách chở qua Trung Quốc sang Việt Nam các loại máy bay hiện đại. Hà Nội yêu cầu mở các con đường tiếp tế, mặc dù điều đó chỉ có nghĩa là tình bạn tạm thời với một kẻ thù truyền kiếp.
Bộ Chính trị ở Hà Nội cũng đang bị thử thách. Uy tín chính trị đang bị lung lay vì suốt trong ba thập kỷ qua họ vẫn cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam có thể bảo đảm sự xuất hiện một nước Việt Nam thống nhất. Chấp nhận một sự thoả hiệp với phương Tây sẽ làm cho Trung Quốc tức giận và tổn hại đến mục tiêu của Hà Nội ở miền Nam; do vậy, thương lượng với Washington không phải là một sự lựa chọn, mà là vì thương lượng vào năm 1964 sẽ dẫn đến những bất lợi về chính trị buộc Hà Nội phải chuẩn bị tiến hành một cuộc chiến tranh đến gần mà không được sự ủng hộ của phe XHCN. Điều này Hà Nội biết là không thể được.
Trong khi vạch các bước của giai đoạn hai kế hoạch 34A, Đô đốc Felt, tư lệnh Thái Bình Dương đã trình lên tham mưu trưởng liên quân những đề nghị về những mục tiêu phải đạt được trong giai đoạn tới.
Đánh phá bằng không quân và thả mìn bằng đường không là các hoạt động phá hoại về vật chất duy nhất trên đất Bắc Việt Nam có khả năng tác động mạnh để buộc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đánh giá lại các hoạt động của họ ở Việt Nam Cộng hoà và Lào… Tôi đề nghị các hoạt động của giai đoạn II tập trung vào việc thu thập tin tức tình báo, tâm lý chiến, phát triển phong trào kháng chiến và các mạng lưới tình báo, phá hoại vật chất bằng các cuộc oanh kích và rải mìn của không lực.
Trong lúc các nhân vật xét lại đang bị giam giữ ở Bất Bạt vào tháng 4 năm đó và Đô đốc Felt đang thúc đẩy các hoạt động ác liệt hơn chống lại Bắc Việt Nam, thì MACSOG đã tiến hành sáu hoạt động biệt kích. Năm hoạt động được coi là thành công, kể cả vụ thả dù toán biệt kích 4 người vào ngày 23/4 để tăng cường lực lượng cho toán REMUS. Vụ thả dù kế tiếp của ATILLA được dự kiến thả xuống đất Nghệ An vào ngày 25/4.
Sau khi các toán viên của toán ATILLA đã hoàn thành một chương trình huấn luyện cơ bản về tình báo, cách sinh sống ở trong rừng, về vũ khí và nhảy dù, họ lại dự một khoá học đặc biệt kéo dài hai tuần trước khi nhảy dù xuống Bắc Việt Nam. Mục đích của khoá học này là nhằm truyền đạt cho họ biết mọi thay đổi đã xẩy ra kể từ khi Cộng sản chiếm quyền vào năm 1955. Những tin tức này là cần thiết để họ có thể sống sót sau phòng tuyến của kẻ thù. Toán biệt kích này được đưa đến một trung tâm tiếp nhận người tỵ nạn ở Bình Hoà, ngoại thành Sài Gòn. Ở đây tất cả những người từ Bắc Việt Nam mới đến đều được khai thác và sàng lọc trước khi định cư ở Nam Việt Nam.
Khoá học do một sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng hoà phụ trách. và được phụ tá bởi một cán bộ Việt cộng hồi chánh. Họ trình bày về bộ máy hành chính hiện thời của Bắc Việt Nam từ Trung ương tới tận thôn xóm. Các lực lượng An ninh như dân quân tự vệ, công an vũ trang của Bộ Công an được giải thích một cách chi tiết, cặn kẽ. Các giảng viên còn mô tả cuộc sống hiện thời ở Bắc Việt Nam: nhân dân sống ra làm sao, việc đi lại trong các khu vực thành phố như thế nào, và những loài giấy tờ gì cần phải mang theo người trong cuộc sống hàng ngày. Lớp học còn đề cập đến cả chế độ phân phối hàng hoá, người ta phải xếp hàng để mua hàng hoá ra làm sao, các loại tem phiếu gì được phân phối và mỗi người được mua lượng hàng bao nhiêu.
Các thành viên của toán ATILLA đều là người quê miền Bắc. Qua kinh nghiệm bản thân, họ thông thuộc giọng nói, phong tục tập quán và địa lý, tuy nhiên có một vài người ở các tỉnh có giọng nói khác và phong tục tập quán cũng hơi khác. Cả toán đều biết rằng một loạt từ ngữ mới đã xuất hiện mà mười năm trước đó chưa có. Một số ngôn từ cách đó một thập kỷ đôi lúc người ta có sử dụng thì nay không còn được sử dụng nữa, và các ngôn từ khác vào năm 1954 người ta sử dụng thường xuyên thì nay hiếm khi được nghe thấy. Điều đó giúp người ta dễ dàng nhận ra một con người đã từng sống ở đấy suốt từ năm 1955, bất cứ ai không thông thuộc các từ ngữ này và ý nghĩa của nó thì sẽ bị lộ ngay.
Sau khi hoàn thành khoá học, toán biệt kích này được đưa đi thực thi nhiệm vụ bằng một chiếc máy bay vận tải do các phi công Đài Loan lái. Trước hết, các truyền đơn tâm lý chiến được rải xuống rồi máy bay hạ thấp độ cao để các biệt kích nhảy dù. Trước khi nhảy dù, các thành viên của toán phát hiện có người ở khu vực nhảy dù nên họ không chịu nhảy. Tổ lái vô cùng tức giận chở họ trở về Sài Gòn, và họ báo cáo với các quan chức là toán biệt kích không chịu nhảy dù.
Mấy tuần sau toán này lại được tập hợp lại để nghe phổ biến trước về nhiệm vụ sắp tới của toán nhằm tiến hành do thám các mục tiêu quân sự và kinh tế ở khu vực dự định hoạt động. Một mục tiêu cụ thể là đập nước nằm giữa huyện Thanh Chương và huyện Linh Cảm. Đập nước này là vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế địa phương, bởi vì nó điều tiết nguồn nước thủy lợi cho tất cả nông dân trong vùng. Toán biệt kích đã được chuẩn bị tinh thần để phá đập này trong trường hợp xẩy ra xung đột công khai ở miền Bắc. Toán này cũng nhận được lệnh thu thập tin tức về giao thông đi lại trên quốc lộ 7 để xác định số lượng và các loại hàng gì được đưa sang Xiêng Khoảng của Lào. Rõ ràng các cuộc oanh kích bằng không lực là cần thiết bởi vì các mục tiêu dự định là vượt quá khả năng của toán Bắc Việt này, cho nên họ không thể tấn công và phá huỷ được. Điều đó cho thấy rằng cuộc xung đột đang tiến hành một bước leo thang mới, với việc toán biệt kích ATILLA đang được sử dụng thu thập tin tức về các mục tiêu để yểm trợ cho các cuộc oanh kích bằng không lực khu vực quốc lộ 7.
Toán biệt kích này có khả năng tiến hành các hoạt động phá hoại tại khu vực được phân công, thế nhưng nó không được tự ý làm bất cứ việc gì cho tới khi nhận được lệnh của Bộ chỉ huy. Viên sĩ quan huấn luyện nhấn mạnh rằng tuyệt đối không được làm bất cứ việc gì khi chưa có lệnh. Toán biệt kích ATILLA còn có nhiệm vụ tuyển mộ điệp viên, nhưng nó không được giao nhiệm vụ tiếp xúc với đầu mối nào ở địa phương. Các thành viên của toán phải tự mình phát hiện những người có triển vọng và thu hút họ làm điệp viên. Vào một ngày sau đó họ sẽ nhận được tin tức về người mà họ tiếp xúc và tiếp xúc ở đâu. Toán biệt kích này sẽ thực thi nhiệm vụ của họ ở miền Bắc tối thiểu là trong thời gian 3 tháng, và tối đa là không quá 6 tháng.
Như đã được thông báo, họ sẽ đổ bộ xuống một vùng núi của huyện Thanh Chương trên đất Bắc Việt Nam cách biên giới Lào khoảng 7 km, ở về phía Bắc huyện Linh Cảm của tỉnh Hà Tĩnh kế cận. Khu vực họ nhảy dù xuống không có dân cư từ đấy đến vùng dân cư phải đi bộ ít nhất mất một ngày đường. Toán biệt kích này sẽ phải di chuyển từ khu vực đổ bộ qua rừng núi ít nhất mất khoảng 3 ngày để đến địa điểm tập kết thứ nhất. Khi đã đến địa điểm tập kết thứ nhất và sau khi xác định ráng khu vực này là an toàn thì toán sẽ liên lạc với Sài Gòn và nhận các chỉ thị hoạt động cụ thể. Viên sĩ quan thuyết trình đưa ra cái mà ông ta gọi là “bức ảnh chụp từ trên không gần đây nhất” cho thấy rằng khu vực này không có một ngôi nhà nào cả.
Viên sĩ quan thuyết trình cảnh cáo rằng toán ATILLA có thể sẽ gặp phải các lực lượng công an vũ trang Bắc Việt Nam trong khi di chuyển. Ông ta nêu đích danh tên đơn vị và chỗ đóng quân của các lực lượng Công an vũ trang cỡ tiểu đoàn mà toán biệt kích có thể gặp phải. Ông ta nhấn mạnh rằng các lực lượng của địch ở khu vực này là các đơn vị cỡ tiểu đoàn và ở khu vực nhảy dù không có các đơn vị quân chính quy cỡ sư đoàn. Ông ta còn nói rằng các lực lượng cỡ tiểu đoàn không gây trở ngại cho cuộc đổ bộ của toán và các lực lượng của Công an vũ trang bị phân tán thành các nhóm cỡ trung đội, chứ không tập trung thành các tiểu đoàn. Theo viên sĩ quan thuyết trình thì không có khả năng các lực lượng an ninh Việt Nam biết được nơi đổ bộ. Sự chạm trán đầu tiên của toán có thể xảy ra trong lúc toán đang trên đường đổ bộ, hoặc đến địa điểm tập kết. Nếu một đơn vị tuần tra vũ trang tìm thấy dấu vết về sự hiển diện của họ thì các thành viên của toán phải đặc biệt thận trọng và cảnh giác về khả năng này. Trong lớp học họ được chỉ dẫn phải làm gì nếu gặp phải một lực lượng như vậy: Nếu cả hai bên phát hiện ra nhau thì biệt kích phải nổ súng trước để tiêu diệt lực lượng địch; nếu họ phát hiện thấy lực lượng địch trước và tin là địch chưa phát hiện ra mình thì không được nổ súng.
Toán biệt kích ATILLA từ Sài Gòn đi Đà Nẵng vào 4 giờ sáng ngày 24/4. Cùng bay với họ ra Đà Nẵng có viên sĩ quan đặc trách về hành quân là đại úy An và một người Mỹ mặc thường phục. Sau mấy tiếng đồng hồ ở lại Đà Nẵng, cả toán được đưa lên chiếc máy bay vận tải C-123. Trong khi họ đang thắt dây an toàn vào ghế ngồi thì mỗi người đều cảm thấy nỗi lo lắng của mình tăng lên theo tiếng gầm rú của động cơ máy bay lúc cất cánh. Viên phi công, người phụ lái: một chuyên gia về nhảy dù và hai người phụ trách việc đẩy các biệt kích nhảy dù ra khỏi máy bay, tất cả đều là người Đài Loan. Trên máy bay còn có bảy kiện hàng thiết bị được thả dù. Vòng thứ nhất nó thả dù xuống 6 kiện hang và kiện thứ 7 là điện đài phát tin cho toàn toán. Vòng thứ hai 6 người nhẩy dù ra khỏi máy bay ở độ cao dưới 1000 feet. Họ nhảy dù xuống đất ở các vị trí tương đối gần nhau và sử dụng các đài bán dẫn của họ để phát tín hiệu bịp bịp của điện đài phát tin. Điều này chứng tỏ họ nhảy dù xuống khu vực cách đài phát tín trong vòng 5 km, là tầm phát của đài phát tín, đài này là một loại dụng cụ vô cùng cần thiết cho cuộc nhảy dù, bởi vì các biệt kích không thể nhìn thấy nhau sau khi nhảy dù xuống một địa hình khó khăn.
Họ đi đến địa điểm tập kết và trong mấy ngày liền lùng sục khu vực kế cận một cách cẩn thận trước khi liên lạc bằng điện đài với chỉ huy sở của mình, rồi tìm cách nguỵ trang che giấu và chờ đợi để liên lạc lần thứ hai bằng điện đài để nhận chỉ thị. Hai ngày sau khi liên lạc bằng điện đài lần thứ nhất, họ phát hiện thấy mấy người dân địa phương đi lại gần căn cứ tạm thời của họ. Tin rằng những người này không phát hiện ra họ nên họ vẫn ở nguyên tại chỗ.
Một đêm vào đầu tháng 5, họ nghe thấy có tiếng người đi đến gần. Đinh Văn Lâm, toán trưởng, cử hai người ra theo dõi các vị “khách“. Họ vừa đi được vài trăm mét thì gặp một tổ lính tuần tra khoảng 20 người được trang bị vũ khí đầy đủ đang dựng trại cạnh một con suối. Tổ tuần tra này của kẻ địch đang lùng sục một cách ráo riết và đang trên đường tiến thắng đến địa điểm tập kết toán biệt kích.
Lâm quyết định rời bỏ căn cứ và lập tức quay trở lại địa điểm nhảy dù. Từ đó họ sẽ chuồn sang Lào và liên lạc với Bộ chỉ huy của họ bằng điện đài để chuẩn bị đưa họ trở về. Nguyễn Văn Hinh, nhân viên điện đài, vội vã đánh đi một bức điện báo cáo rằng vì bị truy lùng rất ráo riết nên họ không thể tiếp tục hoạt động và sẽ rút lui như hướng kế hoạch đã vạch trước .
Toán trưởng cùng với hai thành viên đi một hướng. Nguyễn Văn Thi, toán phó, và hai thành viên đi hướng khác. Vì các lực lượng Bắc Việt Nam tiến đến quá gần nhóm của Lâm, nên nhóm này đã nổ súng trong khi rút lui. Các biệt kích rất ngạc nhiên khi các lực lượng bao vây họ đã nổ súng bắn trả, đạn bay trên đầu, và rõ ràng là họ muốn bắt sống các biệt kích hơn là giết. Sau cuộc nổ súng ban đầu và bắt đầu cuộc lẩn trốn, nhóm trưởng của Thi đồng ý tách ra mạnh ai nấy trốn. Họ đã phá huỷ điện đài, mật mã và bỏ lại đại bộ phận trang thiết bị tại nơi chúng đã được cất giấu.
Trong khi chạy trốn họ phát hiện các dấu hiệu chứng tỏ trước đó đã có các toán biệt kích hoạt động tại khu vực này. Một hôm trong khi đang di chuyển về phía Tây của căn cứ qua các bụi rậm, họ phát hiện thấy các mảnh dù còn lại của loại dù T10, là loại dù các toán biệt kích sử dụng vào thời gian đó. Họ cũng tìm thấy các vỏ đạn 9mm. Đây cũng là cỡ đạn do các toán biệt kích sử dụng; tình trạng các vỏ đạn cho thấy rằng có lẽ chúng đã được bắn trước đó khoảng 6 tháng.
Nguyễn Văn Hình kể lại việc anh ta bị bắt:
- Ông có biết không, (cười) chắc trông tôi phải lạ lùng lắm đối với người lính Bắc Việt Nam đã tìm ra và bắt được tôi. Tôi bị kiệt sức và ngủ thiếp đi mấy giờ trước đó. Tôi có một khẩu súng lục tự động giắt trong thắt lưng, và tôi mặc một chiếc quần bò Mỹ do người Mỹ huấn luyện tôi ở Long Thành cho. Đột nhiên tôi cảm thấy một bàn chân đi giầy dẫm lên cánh tay tôi mà theo bản năng bàn tay đó đang tìm khẩu súng lục tự động của tôi. Tôi mở mắt và nhìn thấy người lính đang đứng sừng sững trước mặt và khẩu súng trường tấn công đang chĩa thẳng vào tôi Anh ta nhìn tôi trừng trừng và tôi cũng nhìn lại anh ta. Vì mặc chiếc quần bò Mỹ nên chắc là trông tôi phải lạ lùng lắm. Người ta khuyên tôi đừng mang theo chiếc quần bò, nhưng chẳng có lý do gì tôi lại phải bỏ nó lại cả. Sau đó, một trong các binh sỹ Bắc Việt Nam đã lấy chiếc quần bò của tôi.
Nhân viên điện đài đã bị bắt trước đó vào rạng sáng ngày 10/5, phần lớn những người khác cũng bị bắt sau đó vài tuần. Hai người cuối cùng bị bắt vào ngày 29/5 do các lực lượng Cộng sản Lào bắt được họ trên đất Lào và trao cho Bắc Việt Nam. Suốt thời gian ấy, các biệt kích bị trói ngồi trong bụi rậm, và được canh giữ cẩn thận. Khi mà các lực lượng công an biên phòng thu lại toàn bộ vũ khí, trang thiết bị và các thứ khác.
Nghĩ lại hoàn cảnh lúc bị bắt, các biệt kích ngỡ rằng Công an biên phòng đã phát hiện ra khu vực đổ bộ của họ bằng quan sát trực tiếp. Vào một đêm trời sáng trăng người ta có thể dễ dàng nhìn thấy những vật cách xa 2-3 km. Các lực lượng Công an biên phòng chỉ cần phát hiện ra đường bay của một chiếc phi cơ bay dọc theo các điểm cao của các dãy núi, rồi phát hiện các điểm nhảy dù, thậm chí ở các khoảng cách xa hơn nữa người ta cũng có thể nhìn thấy các chiếc dù.
Các lực lượng Công an biên phòng được bố trí phân tán trong các dãy núi, nghe thấy tiếng động cơ của một chiếc máy bay vận tải bay thấp, phát hiện ra các đường bay, kiểm tra các điểm nhảy dù có thể dọc các đường bay đó. Nếu họ ở gần, thậm chí họ có thể thu được điện đài phát tín của toán biệt kích và sử dụng nó để xác định địa điểm nhảy dù.
Nguyễn Văn Hinh giải thích:
- Nên nhớ rằng toán của tôi được thả dù xuống miền Bắc có một lần. Thế nhưng trước và sau đó còn nhiều toán nữa. Các cuộc nhảy dù vào ban đêm này hầu như không có gì khác nhau, và qua một thời gian các lực lượng Công an biên phòng Bắc Việt biết rõ họ phải tìm kiếm cái gì. Cũng giống như toán ATILLA, một trong những đặc điểm đó là một chiếc phi cơ bay ở độ thấp từ biển bay qua các đỉnh núi cao rồi tiếp tục bay sang Lào trước khi hạ cánh xuống Thái Lan.
Chiếc phi cơ thả dù chúng tôi có lẽ sang Thái Lan ở lại một ngày rồi bay trở về Sài Gòn, mãi đến 5-8-1964 mới có các cuộc không kích của Mỹ trên Bắc Việt Nam, do đó người ta dễ dàng nhận biết loại máy bay nào xâm nhập bầu trời miền Bắc Việt Nam là của Mỹ. Sau khi theo dõi hoạt động của chúng tôi trong vòng khoảng một năm họ biết họ phải làm gì.
Hinh bị hỏi cung ngay sau khi bị bắt. Họ hỏi tên anh ta, ngày và nơi sinh, đơn vị, cấp bậc và nhiệm vụ được giao cho toán. Người hỏi cung đặc biệt quan tâm đến số nhân viên trong toán, chức năng của mỗi người, ngày cụ thể toán anh ta nhảy dù xuống đất Bắc, con đường toán đã đi sau khi xuống đất, địa điểm chính xác các nơi toán dừng chân, và nhận dạng của các toán viên chưa bị bắt. Một phần công việc của người hỏi cung được tạo thuận lợi do bản đồ đặc biệt mà biệt kích sử dụng. Nó được in trên chất liệu mỏng như lụa để gấp nhỏ dễ đút vào túi quần. Thông tin về địa hình trên bản đồ có độ chính xác rất cao và trên bản đồ đó Hinh đã đánh dấu kỹ khu vực nhảy dù, điểm tập kết, con đường đi từ nơi nhảy dù đến điểm tập kết và hướng rút lui.
Nhân viên điện đài bị hỏi kỹ về buổi giao nhiệm vụ trước khi lên đường, nhưng người ta không hỏi anh ta về các bức ảnh chụp từ trên không mà cả toán đã được xem tại căn cứ 10. Song, các tù binh khác lại bị hỏi khá cặn kẽ về các bức ảnh đó.
Trong vòng ba tiếng đồng hồ sau khi bị bắt Hinh dã phải đối mặt với một sỹ quan Công an có kinh nghiệm. Người này đi theo lực lượng truy bắt và chỉ quan tâm có mỗi một điều, ông ta muốn Hinh hợp tác, tình nguyện sử dụng điện đài của mình cho Hà Nội, nhưng Hinh từ chối. Viên sĩ quan đó ngồi lại với Hinh, nhưng sau khi bị Hinh từ chối lần thứ Nhất, ông ta cũng không gây áp lực nêu lại vấn đề. Bây giờ thì Hinh đã hiểu lý do tại sao lực lượng đuổi bắt chỉ bắn đạn qua đầu họ.
Vào đầu tháng 6 toán ATILLA được đưa về thành phố Vinh. Ở đây mỗi người lại bị các sỹ quan cấp tỉnh hỏi cung một cách có phương pháp, ngoại trừ tin tức liên quan đến trang thiết bị thông tin liên lạc của toán, tín hiệu xin chỉ thị hoạt động và các vấn đề liên quan lại do một nhóm sĩ quan đặc biệt của Hà Nội tiến hành. Những người này bảo rằng họ là người của Bộ, hoặc “chúng tôi là các chuyên gia hỏi cung từ Hà Nội vào”.
Sau này nhân viên điện đài của các toán khác nói rằng những người hỏi cung này đã có mặt ngay lúc các biệt kích vừa bị bắt, và chính họ là những người đầu tiên tìm cách mua chuộc các biệt kích. Các cố gắng nhằm thu phục sự hợp tác của các tù binh được đưa vào buồng hỏi cung. Đến lúc đó các chuyên gia này có thể biết người tù binh đó có sẵn sàng hợp tác hay không.
Những người hỏi cung này biết rất rõ thủ tục làm việc bằng điện đài của toán biệt kích. Họ biết rằng buổi phát tin đầu tiên phải bao gồm tín hiệu an toàn, tín hiệu đó phải do nhân viên điện đài chính phát đi và viên trưởng toán phải cung cấp tín hiệu an toàn của cá nhân anh ta, tín hiệu đó chỉ riêng mình anh ta biết, và các biệt kích khác cũng có thể bị hỏi tín hiệu riêng của họ nếu Sài Gòn có bất kỳ nghi vấn nào về toán đó có được an toàn không hay đã bị "nhiễm bẩn". Nếu Sài Gòn hỏi đến bất kỳ người nào mà không có mặt và không có sự giải thích rõ ràng thì điều đó có nghĩa là toán biệt kích đã bị kẻ địch khống chế.
Ngày 15/7, các thành viên của toán biệt kích ATILLA đã bị đưa ra xử công khai tại một phiên toà của Toà án Quân sự ở thành phố Vinh. Phiên toà kéo dài trong 3 ngày và các bản án đã được phán quyết. Tất cả bọn họ đều bị kết tội làm gián điệp và nhanh chóng bị chuyển đến nhà tù số 3 phía bắc huyện Con Cuông.
Trong khi toán biệt kích ATILLA đang lẩn trốn trên đất Bắc Việt Nam, thì với sự thoả thuận của hai Bộ Quốc phòng và Ngoại giao, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân đã cho phép tướng Harkins vào ngày 5/5 bắt đầu cùng soạn thảo kế hoạch với Tổng tham mưu liên quân Việt Nam về việc triển khai vào tháng 6 các toàn biệt kích vượt biên giới vào Trung Lào giữa quốc lộ 9 và thành phố Sêpôn. Ngày 12/5 tướng Nguyễn Khánh, Tổng tham mưu trưởng liên quân, đã phê chuẩn kế hoạch hoạt động vượt biên giới và bắt đầu chính thức phối hợp vạch kế hoạch với Bộ Tổng tham mưu liên quân.
Sau chuyến viếng thăm của Tướng Taylor và Bộ trưởng Quốc phòng Mc Namara, các máy bay của Mỹ thuộc lực lượng mang mật danh YANKEE TEAM bắt đầu bay trên bầu trời Lào. Trong khi ở Sài Gòn Taylor và Mc Namara đã nghe Tướng Harkins báo cáo rằng ông ta có thể bình định Nam Việt Nam trong vòng 6 tháng và có thể đảo ngược tình thế nếu ông được trao trách nhiệm chỉ huy quân đội Nam Việt Nam.
Trong nội bộ MACSOG, người ta đang thảo luận chi tiết với Bộ Tổng tham mưu liên quân để chuyển quyền sở hữu PTFS được sử dụng trong các hoạt động trên biển từ phía Mỹ sang chính phủ Việt Nam. Điều này được cho là cần thiết để Mỹ có thể phủ nhận các tin tức nói rằng các tầu đăng ký của Mỹ đang tấn công Bắc Việt Nam. Một câu chuyện nguỵ trang đã được chuẩn bị để cho phép người Nam Việt Nam sử dụng các tàu đó một cách độc lập đánh trả Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, tài liệu về sự chuyển giao chính thức đó đã không xảy ra như dự đoán.
Tháng 5, tháng cuối cùng của giai đoạn I kế hoạch 34A đang sắp kết thúc. MACSOG (nhóm quan sát và nghiên cứu của Phái bộ viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam Cộng hoà) lại báo cáo thêm 2 toán bán vũ trang được triển khai thành công. Ngày 19/5 một nhóm 6 người mang biệt danh LOTUS đã được thả dù xuống vùng núi thuộc tỉnh Nghệ An giáp ranh tỉnh Thanh Hoá do Trần Ngọc Bình làm toán trưởng. Nhiệm vụ của toán bao gồm tấn công phá hủy cầu Hàm Rồng ở thị xã Thanh Hoá và các cầu từ Thanh Hoá đến quốc lộ 7. Một kế hoạch quá ư tham vọng đối với một toán nhỏ như vậy. Toán LOTUS đã bị bắt ngay sau khi đặt chân xuống mặt đất. Viên toán phó là Nguyễn Văn Sinh đã bị tử hình. Số còn lại được đưa đến trại tạm giam ngoại ô thành phố Vinh, các thành viên còn lại của toán LOTUS đã gặp các thành viên của toán ATILLA.
Toán SCOOTS được thả dù xuống gần Lai Châu để tăng cường lực lượng cho toán TOURBILLON vào ngày 27-5. Vừa đặt chân xuống đất toán này đã gặp các cán bộ công an cải trang và bị bắt ngay tại khu vực nhảy dù.
Hồ sơ chính thức của giai đoạn I mà ban đầu Bộ trưởng Quốc phòng Mc Namara mô tả là một cỗ xe mang thông điệp đến cho Hà Nội, cho thấy rằng MACSOG chỉ hoàn thành được 11 trong tổng số 33 phi vụ được Washington phê chuẩn cho giai đoạn này, 22 phi vụ mới đã được phê chuẩn cho giai đoạn II bắt đầu từ 1/6 cho đến 30/9, chưa kể 22 phi vụ chưa thực hiện của giai đoạn I.
Trong tháng 6, giai đoạn II được bắt đầu bằng 9 phi vụ theo kế hoạch. Tám phi vụ được báo cáo là thành công: ba cuộc tấn công bằng đường biển, hai bằng đường không và thả dù ba toán biệt kích. Một vụ không thành công đã bị thất bại ngay từ đầu nhằm cung cấp thêm hậu cần cho một trong các toán biệt kích mà người ta tin là được an toàn, nhưng thực tế là thêm một toán nữa đã bị bắt trước đó và đang bị Bắc Việt Nam khống chế.
Cũng trong tháng đó, lực lượng Công an biên phòng Bắc Việt Nam đã được lệnh kiểm soát chặt chẽ biên giới Lào, chuẩn bị chống trả các cuộc tấn công của địch bằng đường không, canh phòng nghiêm ngặt bờ biển phía Đông của Bắc Việt Nam tại vùng 1 và 2, tuần tra của hải quân dọc khu phi quân sự. Những biện pháp này được tiến hành cùng một lúc với một Hội nghị quan trọng ở Bắc Việt Nam cứ 5 năm được tổ chức một lần để thảo luận về các hoạt động biên phòng bao gồm cả sự hỗ trợ của Công an biên phòng đối với chương trình bắt và sử dụng các nhân viên điện đài đã bị bắt của biệt kích trong ván bài "chơi lại" của Bắc Việt Nam.
Các phi vụ biệt kích trong tháng đầu của giai đoạn II bao gồm toán BUFFALO được thả dù xuống Quảng Bình vào 19/6. Toán này đã nhanh chóng bị bắt và các nhân viên điện đài đã từ chối không hợp tác với đối phương. Sau đó, ngày 28/6 đến lượt toán EAGLE được thả dù xuống khu vực đường sắt quan trọng gần Uông Bí, khu vực hoạt động quan trọng của một gián điệp đôi hoạt động dưới mật danh toán ARES. Trong khi các thành viên của toán EAGLE đang tìm cách để bắt liên lạc với đặc tình ở địa phương, thì họ bị các lực lượng an ninh địa phương tấn công và bắt giữ. Sau đó điện đài của họ bắt đầu truyền đi các tin tức dưới sự khống chế của Bộ Công an.
Đêm 17/6 ở tỉnh Yên Bái về phía Tây Bắc Hà Nội, toán biệt kích SCORPION chuẩn bị nhảy dù xuống một khu vực mới thuộc bờ nam sông Hồng. Khu vực này ở về phía Đông Nam địa điểm toán BELL đã nhảy dù, toán này đã bị Bắc Việt Nam khống chế từ năm 1963. Viên phi công, phụ lái và người phụ trách về nhảy dù là người Đài Loan rõ ràng rất căng thẳng khi các thành viên của toán SCORPION chuẩn bị nhảy dù. Cánh cửa sau của chiếc máy bay vận tải C123 đang bay ở độ thấp được hạ xuống và các thành viên của nhóm có thể thấy ánh sáng đèn của thị xã Yên Bái trong khi họ bay xuống phía Nam qua sông Hồng.
Mấy phút sau, người phụ trách nhảy dù đã phát tín hiệu của toán SCORPION và và các thùng đựng lương thực, hậu cần ra khỏi máy bay. Máy bay đột ngột vòng lại và xoay một vòng bay. Vòng bay thứ hai toàn toán nhảy dù xuống các núi ở độ cao chưa đến 1000 feet. Khu vực nhảy dù được dự định ở về phía Nam thị xã Yên Bái vài chục km.
Nhiệm vụ của nhóm SCORPION là tiến hành phá hoại dọc dường xe lửa Hà Nội-Yên Bái nhằm làm giảm lượng hàng tiếp tế từ Trung Quốc sang Bắc Việt Nam. Các nhiệm vụ khác của toán là rải truyền đơn chống Chính phủ, thu thập tin tức và thu hút dân địa phương xây dựng các mạng lưới đặc tình. Để hỗ trợ cho nhiệm vụ tâm lý chiến của họ, toán này được trang bị các quả bom đựng truyền đơn và một máy in đựng trong một hòm riêng biệt để khi đặt chân xuống mặt đất là họ có thể in truyền đơn được ngay.
Trong khi các dù đang lắc lư sắp rơi xuống mặt đất, thì họ thấy đèn đuốc và người ta đi lại nháo nhác phía dưới. Ý nghĩ đầu tiên của Đặng Công Trình là người Bắc Việt Nam đã biết cuộc nhảy dù của họ. Dường như không có một lời giải thích nào rõ ràng vì sao lại có rất nhiều người ở khu vực nhảy dù. Sau đó mấy năm người ta cho rằng chiếc máy bay vận tải bay quá thấp nên đã làm lộ toán này. Bắc Việt Nam không có những chuyến bay thấp vào ban đêm và chiếc máy b ay vận tải C123 của nhóm biệt kích chắc chắn là đã làm cho người ta chú ý. Mặc dầu có khả năng là như vậy, nhưng người ta cũng không thể giải thích được tại sao lại có nhiều người đợi sẵn họ ở mặt đất như vậy.
Dân quân tự vệ được các lực lượng Công an và bộ đội chính qui tăng cường hỗ trợ đã bắt đầu bủa vây khi toán này vừa đặt chân xuống đất Đinh Quý Mùi nổ súng lập tức bị bắn chết bởi hoả lực bắn trả rất mạnh. Đặng Công Trình và Nguyễn Văn Khải rơi xuống cạnh nhau, lập tức mỗi người đi một ngả tìm cách vượt khỏi vòng vây. Hai ngày sau thì Trình bị bắt và vài giờ sau đó Khải là thành viên cuối cùng của toán cũng bị bắt nốt. Trong cố gắng tuyệt vọng nhằm thoát khỏi vòng vây Khải đã bắn chết mấy người đuổi bắt anh ta. Vì thế cho nên sau đó anh ta đã bị xử tử hình.
Toán SCORPION bị đưa về nhà tù tỉnh Yên Bái, ở đây họ bị tách ra ở biệt lập mỗi người một phòng và bị hỏi cung trong vòng hơn 2 tháng. Cuối cùng, trước đám đông dân chúng địa phương tại sân vận động thị xã họ đã bị Toà án quân sự Quân khu Việt Bắc đưa ra xét xử. Tất cả đều bị buộc tội làm gián điệp và bị kết án đến mức cao nhất là tù chung thân. Sau đó họ bị tống lên xe tải chở thẳng đến trại Quyết Tiến, nơi dành cho những kẻ không chịu hợp tác với đối phương.
Các toán Biệt kích bán vũ trang được đưa ra miền Bắc vào mùa xuân năm đó, như toán ATILLA được coi là các toán hoạt động chiến tranh tâm lý (xem phụ lục số 4 và số 6). ATILLA, BUFFALO, SCORPION và LOTUS đã nhảy dù xuống miền Bắc với những nhiệm vụ vượt quá khả năng của họ, và vào thời điểm tinh thần của một số toán đã bị sa sút nghiêm trọng. Liệu có một ai ở đâu đó nghĩ rằng các toán này sẽ bị bắt, các nhiệm vụ bị thất bại của họ là một bức thông điệp gián tiếp nhắn nhủ Hà Nội nói rằng Washington đang chuẩn bị leo thang xa hơn?
Đối với một kế hoạch hoạt động tâm lý mang tính chiến lược như vậy, William Colby đã nhớ lại về thời kỳ đó: “Khi đưa một toán biệt kích đi thì người lãnh đạo phải tìm cách thuyết phục làm cho họ tin rằng họ sắp sửa thực hiện một nhiệm vụ rất quan trọng. Nếu không thì tội gì họ phải liều mạng sống của mình. Do đó khi giao cho người ta một sứ mạng như vậy rồi thì lại phải kiểm soát được tình hình xấu nhất càng không thể cứ để cho người ta đi, rồi…lạy chúa tôi sáu tuần sau lại tìm cách ngăn cản họ. Họ sẽ vượt ra ngoài vòng kiểm soát”.
Nếu các toán hoạt động tâm lý đã được sử dụng như một con mồi, thế phải chăng vai trò hoạt động tâm lý của họ chỉ có tác dụng nếu họ bị bắt. Colby nói tiếp:
- Theo tôi thì ý tưởng về hoạt động tâm lý tức là ý tưởng làm cho nhân dân miền Bắc biết rằng từ miền Nam người ta đã đưa được các toán biệt kích ra các thành phố, thị xã của miền Bắc… Đấy là điều người ta muốn làm. Chỉ làm sao bắn được tin ra ngoài đó cho dân chúng nghe và hiểu được. Tôi không nghĩ, ít ra là tôi không nhớ chúng tôi đã đưa họ ra miền Bắc với mục tiêu rất tế nhị nào để thuyết phục kẻ thù rằng nó sẽ làm cho họ sợ đến chết khiếp. Như ông biết, tôi cho rằng ý tưởng đó chỉ là làm cho cả miền Bắc biết rằng những hoạt động đó chỉ là vô ích và cuộc hành quân vào Nam cũng chịu một thảm hoạ như vậy bao nhiêu con em bị chết và mất tích. Họ ra đi với một câu chào tạm biệt, đấy là những lời cuối cùng được nghe về họ, làm cho dân miền Bắc lo sợ về con em họ bị đưa vào Nam. Tôi cho rằng đấy là hoạt động tâm lý mà chúng tôi đã nghĩ ra.
Những điều Colby kể lại có thể là chính xác. Tuy nhiên, theo những người biệt kích sống sót kể thì lại không có một nhiệm vụ nào như vậy.
Ed Regan, một sĩ quan CIA đã tham gia vào việc phái các toán biệt kích từ Đà Nẵng ra miền Bắc vào mùa hè năm 1964 trở về Washington làm việc tại phòng Lào của CIA, lại nhìn nhận vấn đề hơi khác: “Có thể nói một cách chính xác rằng các toán biệt kích được đưa ra miền Bắc đầu năm 1964… Được tập trung vào khu vực phía Bắc quốc lộ 7 và các vùng rừng núi lên đến tận vùng Tây Bắc. Chúng tôi đã tham gia phối hợp đưa các toán đó ra Bắc. Tại sao lại như vậy? Bởi vì chúng tôi bị áp lực tiếp tục phái các toán đó đi. Chúng tôi biết rằng các toán đó không thể sống sót ở các vùng đồng bằng đông dân cư, do đó chúng tôi đã phái họ đến những nơi mà ít nhất một số người trong bọn họ, tìm được cơ hội nào đó để sống sót. Lúc đó chúng tôi không biết rằng các toán được phái đi sẽ gặp các toán đang bị đối phương khống chế. Một lần nữa tôi xin khẳng định rằng đó là do áp lực phải tiếp tục phái họ đi và áp lực đó là từ bên ngoài CIA. Không phải từ những người của chúng tôi thuộc Tổng cục vạch kế hoạch của CIA”.
Bây giờ mới biết rằng các hoạt động bán quân sự của CIA đã bị xâm nhập nhiều hơn là chúng tôi tưởng và sự xâm nhập đó được thông qua các đồng nghiệp Việt Nam của chúng tôi. Không một ai trong chúng tôi trong ngành tình báo (CIA) lại chuyển cho Lầu Năm góc những thông tin một khi đã biết rõ là hoạt động đó đã bị xâm nhập, làm như vậy là một tội ác.
Sự chuẩn bị của Bắc Việt Nam để "đón nhận" các toán biệt kích trong năm 1964 được bắt đầu từ đầu năm, bằng việc phổ biến chỉ thị số 57 của Bộ Công an. Chỉ thị này đã cảnh cáo về khả năng mở rộng các hoạt động biệt kích chống lại miền Bắc . Do vậy, theo tài liệu của họ, người Bắc Việt Nam đã phát hiện các hoạt động đường biển bao gồm hai người nhái ở cảng sông Gianh vào ngày 23-2, một cuộc đổ bộ tấn công và phá huỷ cầu Khe Nước ở tỉnh Quảng Bình vào ngày 16-3, cuộc tấn công cầu Khe Lũy, tỉnh Hà Tĩnh ngày 17-3.
Trong tháng 3, Bắc Việt Nam đã tổng hợp được tổng số tám cuộc biệt kích nhảy dù xuống các tỉnh Yên Bái, Hà Bắc, Quảng Bình, Nghệ An và Sơn La. Thực tế chỉ có ba toán biệt kích nhảy dù. Tuy nhiên, các hoạt động biệt kích và một báo cáo về các chuyến bay do thám U-2 được tăng cường lên gấp đôi đã được Bắc Việt Nam coi là bằng chứng về cuộc chiến tranh đang leo thang. Đến cuối tháng 6, Bộ Chính trị ở Hà Nội đã báo động cho các lực lượng biên phòng phải sẵn sàng để đối phó với các hành động của kẻ thù bao gồm các hoạt động tăng cường xâm nhập từ biển vào và các cuộc tấn công bằng không quân. Tiếp theo đó Bộ tổng tham mưu Quân đội nhân dân ra lệnh báo động toàn quân. Trước tình hình phức tạp ấy mà ngày 30/6 các người nhái đã được phái ra tấn công các thiết bị ở Nhật Lệ thuộc bờ biển Quảng Bình, tiếp theo đó là các hoạt động phá hoại các thiết bị ở Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh và cầu Hàng ở Thanh Hoá. Các hành động đó chẳng khác gì đổ thêm dầu vào lửa. Miền Bắc lúc đó đã phát động chiến dịch bắt những kẻ nghi vấn đi lao động khổ sai tại các nhà tù được canh phòng hết sức nghiêm ngặt để phòng ngừa, ngoài ra còn tăng cường theo dõi đối với tám loại đối tượng bất mãn về chính trị mà các đối tượng biệt kích có thể tìm cách liên lạc.
Bộ Công an đồng thời cũng tăng cường các hoạt động vừa công khai vừa bí mật bằng mạng lưới đặc tình cơ sở để chống lại hoạt động của biệt kích. Hoạt động này nhằm tăng cường an ninh, đánh giá chính xác và đúng đắn thái độ của dân chúng, phát hiện ra các điểm yếu của toàn bộ hoạt động phản gián và tìm cách ngăn chặn sự xuất hiện của một Đội quân thứ năm. Đây không phải là một hoạt động mới, mà chỉ là những cố gắng nhằm tăng cường các hoạt động đang diễn ra trong suốt thập kỷ trước đó.
Cuối tháng 6, Tư lệnh các lực lượng đặc biệt Mỹ ở Nha Trang đã phái năm toán, mỗi toán gồm tám người Việt Nam qua giới tuyến dọc theo quốc lộ 9 trong kế hoạch mang mật danh Leaping Lena, lực lượng này được lấy từ các nhóm 77 và 31 của Nam Việt Nam. Chỉ có 5 người sống sót trở về Nam Việt Nam. Đại tá Lam Sơn sau đó đã bị cách chức Tư lệnh các lực lượng đặc biệt do hậu quả tại hại gây ra đối với các toán này trong một phi vụ mà hai tháng trước đó Mc Namara đã hối thúc phải tiến hành.
Hai tháng đầu của giai đoạn II là một thời kỳ chuyển tiếp. Tướng Maxwell Taylor đến Nam Việt Nam vào tháng 7 để làm Đại sứ tại Việt Nam Cộng hoà thay thế Henry Cabot Lodge trở về Mỹ để tham gia vòng bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hoà. Tướng Harkins cũng ra đi trao chức Tư lệnh phái bộ viện trợ Mỹ tại Việt Nam Cộng hoà cho vị phó của ông ta (từ tháng 2) là Tướng Westmoreland. Ở Hawaii, đô đốc Felt được thay thế bởi viên tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương cứng rắn của ông ta là đô đốc Sharp. Những thay đổi này đã tạo ra một nhóm chỉ huy mới cho chiến trường Thái Bình Dương và chỉ trong vòng một tháng sau thì xây ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ .
Viên đại sứ mới, vị tướng đã xin về hưu khỏi lục quân dưới thời chính quyền Eisenhower sau khi có những bất đồng về vấn đề trả đũa ào ạt bằng vũ khí hạt nhân, là người ủng hộ sự phản ứng bằng các lực lượng mặt đất thông thường. Theo cách nhìn của Hà Nội thì có thể tin rằng vị đại sứ Mỹ mới này sẽ đáp ứng những đề nghị đòi trả đũa một cách mạnh mẽ bằng vũ khí thông thường các hành động khiêu khích của Hà Nội.
Sau khi đảm nhận vai trò Tư lệnh chiến trường, Westmoreland thấy rằng MACSOG chỉ là một đơn vị bị "các loại tình báo" ở Washington kiểm soát, chẳng giúp ích được gì mấy cho nhiệm vụ trước mắt của ông ta là tìm cách xây dựng quân đội Nam Việt Nam và đối phó hũu hiệu các lực lượng thù địch ở Nam Việt Nam. Điều đó không có nghĩa rằng ông ta không quan tâm đến các lực lượng của Bắc Việt Nam đang tiến vào Nam Việt Nam, nhưng ông tin rằng đấy là trách nhiệm của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương và Bộ chỉ huy này có khả năng đối phó với sự xâm nhập của Bắc Việt Nam vào Nam Việt Nam.
Sự thay đổi về chính sách của Mỹ ở Lào rõ ràng đã được Hà Nội đặc biệt quan tâm theo dõi và coi đó là thước đo về ý đồ của Mỹ. Thí dụ, trong khi các lực lượng quân đội Mỹ bị cấm không được vào đất Lào bằng đường bộ, các máy bay Mỹ bây giờ được phép đánh trả các hoả lực thù địch trên đất Lào bắn vào các máy bay do thám Mỹ bay trên không phận Lào. Giới lãnh đạo ở Hà Nội hiện cùng chung thái độ không thương lượng với Bắc Kinh, rõ ràng là vui mừng trước sự can thiệp công khai của Mỹ, sự can thiệp này mang tính trực tiếp hơn là những phản ứng hạn chế bằng cách phái các toán bán vũ trang vào Lào bằng đường bộ. Hành động tăng cường này của Mỹ có nghĩa là Hà Nội có thể đưa ra những bằng chứng rõ ràng hơn về sự can thiệp của nước ngoài để tập hợp quần chúng phần lớn vẫn còn dửng dưng. Do đó đã chứng minh cho lời kêu gọi của Bộ Chính trị rằng Mỹ là lực lượng nước ngoài đang xâm lược Việt Nam và tấn công những người Pathét Lào anh em của họ, mưu đồ đó cần phải bị đánh bại. Tuy nhiên, các lực lượng trên biển của MACSOG cùng với các tầu tuần tiễu đã đẩy sự can thiệp của Mỹ lên một mức độ ngày càng công khai hơn.
9. TOÁN BOONE ĐẦU HÀNG.
Các quan chức cao cấp nhất của chính quyền Washington, Bộ tư lệnh Thái Bình Dương và Sài Gòn gặp nhau tại Honolulu để thảo luận trong tháng 6/1964. Các hoạt động bí mật được tăng cường vào tháng 7, và mức độ thành công mà người ta tưởng tượng ra bây giờ là số lượng toán biệt kích được đánh đi chứ không phải là kết quả thực tế được gắn liền với mục tiêu của kế hoạch 34A . (Xem phụ lục số 7).
Mười một phi vụ bí mật được dự định tiến hành trong tháng 7, trong đó 9 phi vụ được MACSOG coi là thành công. Tám trong chín phi vụ đó mà người ta được biết là: một cuộc tấn công an toàn từ xa của lực lượng trên biển PTFS, một phi vụ do thám vượt qua bãi cát của lực lượng trên biển, hai phi vụ đánh lừa đối phương của lực lượng trên biển, một phi vụ tiếp tế cho toán BELL ở tỉnh Yên Bái và thả dù thêm ba toán biệt kích mới. Các toán mới bao gồm 6 thành viên của toán PISCE được đánh đi vào ngày 13/7 để tăng cường lực lượng cho toán EASY, bảy thành viên của toán PERSEUR được thả dù vào ngày 24/7 để tăng cường cho toán TOURBILLON, và chín thành viên của toán BOONE được thả dù xuống tỉnh Nghệ An. Các toán PISCES, PERSEUS và phi vụ tiếp tế cho toán BELL đều bị Bắc Việt Nam bắt giữ, (phi vụ thứ 9 có lẽ là một phi vụ hoạt động tâm lý chiến).
Toán BOONE được thả dù xuống miền Bắc ngày 29/7. Khu vực nó được phân công hoạt động là phía bắc quốc lộ 7 gần thị trấn Con Cuông. Từ đấy, các thành viên của nhóm có thể dễ dàng theo dõi số hàng hoá chở sang tỉnh Xiêng Khoảng của nước Lào láng giềng.
Một phần của toán BOONE là những người của toán LANCE và một phần là các thành viên ban đầu của toán BOONE. Toán BOONE đã được giao một số nhiệm vụ trên đất Bắc nhưng đột nhiên lại bị hoãn. Số nhân viên của toán này dần dần giảm xuống còn lại có bốn hoặc năm người so với ban đầu. Để phục vụ cho nhiệm vụ cuối cùng của nó, toán này đã được bổ sung đầy đủ biên chế bằng cách sát nhập thành viên của các toán BOONE, toán LANCE và thành viên của một toán thứ 3 chưa đủ biên chế. Tuy nhiên, các toán viên đều trung thành với toán trưởng ban đầu của họ, và việc sát nhập toán viên của các toán khác lại với nhau từ đầu đã thiếu sự đoàn kết.
Sau khi được thả dù xuống đất vào lúc nửa đêm, các toán viên sử dụng các đài bán dẫn nhỏ của mình để tập hợp nhau lại tại điểm rơi của chiếc điện đài phát tín. Họ đã nhảy dù xuống bên trong lãnh thổ Bắc Việt Nam khoảng 10 km dọc quốc lộ 7.
Dấu hiệu tai hoạ đầu tiên là hai toán viên không thấy xuất hiện. Sau một cuộc tìm kiếm đã phát hiện ra nhân viên điện đài chính là Hồng Tôn Khải do dù anh ta không mở hết nên đã rơi xuống đất và chết. Điều bất hạnh là Khải, nhân viên điện đài chính được đào tạo tốt và có nhiều kinh nghiệm lại bị chết, cho nên toán phải dựa vào nhân viên điện đài phụ là Nguyễn Gia Thỏa.
Dấu vết duy nhất còn để lại của toán viên thứ 2 bị mất tích là chiếc dù và vũ khí của anh ta. Có thể anh ta đã bị lạc hướng và đi sang Lào. Hoặc anh ta đã nộp mình cho công an biên phòng Bắc Việt Nam? Ai mà biết được. Mặc dầu có sự mất mát, nhưng hầu hết các toán viên của toán BOONE đều cho là mình may mắn đã nhảy dù xuống một khu vực an toàn.
Ngày hôm sau họ bắt đầu lên đường đi đến địa điểm tập kết cách đấy khoảng 10 km. Ở đấy họ xây dựng căn cứ hoạt động trong rừng rậm. Ảnh chụp của máy bay do thám xác định là họ ở xa các khu vực dân cư, họ sẽ được an toàn. Bây giờ viên trưởng toán biết rằng Thoả không thể sử dụng được các thiết bị điện đài của toán. Điều đó có nghĩa rằng BOONE đã bị cắt liên lạc với chỉ huy sở và không có kế hoạch nào có thể cứu thoát họ.
Như sau này họ đã kể lại trong nhà giam. Các toán viên ngày càng cảm thấy thất vọng. Một số muốn đầu hàng, số khác lại muốn ở lại và thực hiện nhiệm vụ của mình. Cuối cùng họ chính thức bỏ phiếu xin hàng. Sự đầu hàng xảy ra ngày 2/8, ngày 3 chiếc trục hạm của Bắc Việt Nam tiến công chiến hạm MADDOX của Mỹ ở Vịnh Bắc Bộ.
Trong suốt những năm ngồi tù, các toán viên BOONE thường nhắc đến quyết định của họ. Một số người nói rằng họ đã ở trong rừng Con Cuông mấy tuần rồi mới quyết định đầu hàng. Những người nghe họ kể chuyện đều phát hiện thấy sự không nhất quán trong các câu chuyện kể của họ, thực tế là toán BOONE đã đầu hàng 5 ngày sau khi nhảy dù xuống mặt đất. Không một thành viên nào của toán BOONE thừa nhận ai là người đã đưa ra quyết định đầu hàng, thế nhưng hầu hết các biệt kích đều biết rằng một quyết định như vậy phải do toán trưởng đưa ra.
Toán BOONE bỏ lại toàn bộ vũ khí và trang thiết bị của họ rồi kéo nhau ra đầu hàng dân chúng của một hợp tác xã gần nhất với một lá cờ trắng, người ta nói rằng hợp tác xã này cách căn cứ của họ 10 km. Một toán viên với khẩu tiểu liên Schmeisser 9mm đã ở lại căn cứ để bảo vệ các vũ khí và trang thiết bị. Một số toán viên lại nói rằng anh ta mang theo vũ khí duy nhất không bị bỏ lại là để tâng công lúc đầu hàng.
Những người này được đưa về trại giam ở tỉnh Nghệ An và nhập với các toán viên của ATILLA. Họ chỉ ở lại đó một thời gian ngắn rồi bị đưa ra Hà Nội, ở đấy họ bị hỏi cung một lần nữa và bị đưa ra xừ tại một toà án quân sự đặc biệt. Cuộc xử án họ được tuyên truyền khá rùm beng. Trong lúc đang chuẩn bị để ra toà tại Hà Nội thì nhân viên điện đài phụ Nguyễn Gia Thỏa có một người không rõ danh tích đến thăm. Một số người nói là người nhà của anh ta ở thị xã Hà Đông. Từ giờ phút đó Thoả được tha ra khỏi nhà tù và người ta nói là anh ta đi theo người "bà con bí hiểm" từ thị xã Hà Đông tới, và cũng từ đó các thành viên khác của toán không bao giờ gặp lại anh ta nữa.
Trong khi toán BOONE đang đầu hàng ở gần Con Cuông thì một mệnh lệnh từ Bộ Tư lệnh Hải quân nhân dân Việt Nam được phát đến đài thu trên đảo Cát Bà chuyển cho đội khu trục hạm số 135 đặt căn cứ tại Vạn Hoa; tấn công kẻ thù xâm nhập lãnh hải.
Những phác hoạ đầu tiên của hành động cuối cùng sắp sửa được thực hiện trên một vùng biển mà người ta gọi là Vịnh Bắc Bộ .
10. SỰ KIỆN VỊNH BẮC BỘ.
Đêm ngày 1/8/64, tàu Maddox của Mỹ đã tiến vào vùng biển Bắc Việt Nam để quan sát và thu thập tình báo điện đài. Hành động này chỉ xảy ra sau cuộc đột nhập bí mật đường biển của lực lượng thuộc Nhóm quan sát nghiên cứu trợ lý chỉ huy quân sự (MACSOG), được thực hiện theo giai đoạn II của kế hoạch OPLAN 34A, nhằm vào mục tiêu ven bờ nằm trong tầm nghe trộm tốt của tàu khu trục Mỹ (xem phụ lục số 7).
Chiều hôm sau, theo báo cáo lại, tàu Maddox ở cách bờ biển Bắc Việt Nam 25 hải lý đang tiến ra ngoài theo hướng Nam với tốc độ 27 hải lý thì bị ba tàu ngư lôi của hải quân Bắc Việt Nam truy đuổi với tốc độ cao. Theo bức điện mà Mỹ thu được thì ba tàu này được lệnh "tấn công kẻ thù”. Theo hồ sơ chính thống của Hải quân trong giai đoạn đó thì có ít nhất một tàu ngư lôi đã bị đánh chìm bởi cuộc không kích bằng máy bay f8 của tàu Mỹ Ticonderoga tấn công những tàu này để hỗ trợ cho tàu Maddox.
Trong thời gian tấn công, Tổng thống Johnson đã gặp gỡ các quan chức cao cấp của chính quyền Mỹ. Mặc dù không có sự phản ứng về quân sự đối với cuộc tấn công tàu Maddox ngày 2/8, nhưng chính quyền Mỹ cũng đã gián tiếp nhắc nhở Bắc Việt rằng Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra kiểm soát trên vùng biển quốc tế và cảnh cáo rằng Bắc Việt Nam sẽ phải chịu "những hậu quả thích đáng" nếu tiếp tục có hành động tấn công khiêu khích bằng quân sự chống lại lực lượng của Mỹ.
Khả năng của lực lượng hải quân Mỹ đi lại tự do trên vùng biển quốc tế là một vấn đề đang được Washington đặt ra và là một phần chiến lược trong giai đoạn đối đầu với Liên Xô do việc chuyển tên lửa tiến công vào Cu Ba. Nhóm đặc biệt và những nhà hoạch định chính sách quốc gia biết rất rõ rằng những chiến dịch tấn công của tàu Maddox có thể khiêu khích rất thành công hành động quân sự của Bắc Việt Nam (xem phụ lục số 3).
Sau trận tấn công ngày 2/8, tàu Maddox được lệnh tiếp tục hoàn thành cuộc tuần tra Desoto theo hành trình mới. Tàu Maddox bây giờ được lệnh không tiến gần quá 12 hải lý so với bờ biển Bắc Việt Nam. Bộ Ngoại giao trình bày rằng điều đó sẽ giữ tàu Maddox bên ngoài giới hạn 3 hải lý mà các quan chức Mỹ kết luận rằng nó đã tồn tại từ khi kết thúc chế độ thuộc địa Pháp trong năm 1954.
Vào tối ngày 4/8, sau khi thực hiện cuộc trinh sát điện tử ven bờ trong tầm 16 hải lý, tàu Maddox và tàu hộ tống Turner Joy của Mỹ đang tiến xa bờ biển Bắc Việt Nam ra giữa Vịnh Bắc Bộ. Một giờ đầu, một cuộc tập kích bí mật đường biển khác lại xảy ra theo giai đoạn II và một lần nữa lại đụng phải mục tiêu Bắc Việt Nam trong tầm nghe điện tử của tàu khu trục (xem phụ lục số 7).
Thuyền trưởng tàu Maddox chống lại khả năng hành động quân sự của Bắc Việt Nam. Đầu buổi chiều hôm đó, Bộ chỉ huy hải quân Bắc Việt Nam ở Hải Phòng đã ra lệnh cho các tàu ngư lôi Tl42 và T146 chuẩn bị chiến đấu tối hôm đó và liên lạc với tàu ngư lôi 833 đang bị hỏng máy. Hồ sơ chính thống hải quân Hoa Kỳ kể lại rằng sự kiện này được coi như là bằng chứng đầu tiên chứng tỏ Hải quân Bắc Việt Nam đang chuẩn bị đánh trả, mà hành động đó chẳng gây ngạc nhiên chút nào đối với những người đã hiểu rõ kế hoạch 34A và những hậu quả tất yếu kéo theo của nó (xem phụ lục số 3).
Khoảng 10 giờ 15 phút tối, tàu Maddox và tàu Turner Joy ít nhất cũng đã vượt qua được nửa đường Vịnh Bắc Bộ, gần Trung Quốc hơn là Bắc Việt Nam. Họ đã ở sâu trong vùng biển quốc tế theo hướng Đông Nam ban đầu tiếp tục ra khỏi Bắc Việt Nam. Hướng đó có thể được xem như là đang tiến ra ngoài, hoặc là theo hướng Tây Nam của đảo Hải Nam, Trung Quốc. Những tàu khu trục của Mỹ khẳng định rằng họ đã thu được 3 hoặc 4 cuộc liên lạc điện đài ở phía sau họ, cùng với một số liên lạc lẻ tẻ tới hướng Đông theo đảo Hải Nam. Mặc dù hồ sơ chính thống của những tàu này, những tàu ngư lôi có lẽ là của kẻ thù, cách tàu Maddox gần 50 hải lý không phải đang tiến đến từ hướng Bắc Việt Nam. Nó tiến đến từ một hướng lân cận đảo Hải Nam, theo hướng Đông và hướng Đông Bắc so với vị trí của tàu khu trục. Trong bốn tiếng tiếp theo, tàu Maddox và tàu Turner Joy đã báo cáo về nhiều cuộc liên lạc và nghi ngờ ngư lôi được phóng từ tàu tuần tiễu và những tàu này xuất hiện để điều khiển nó trong khi lực lượng không quân chiến đấu của Mỹ đang bay kiểm soát trên đầu. Hồ sơ chính thống Hải quân Mỹ ghi lại có một số tàu tuần tiễu đã bị đánh chìm trong bốn tiếng đó. Một số quan chức Mỹ cho rằng sự kiện này không chính xác tuy nhiên một số quan chức khác thậm chí lại đặt câu hỏi liệu cuộc tấn công trong thực tế có xảy ra hay không?
Không khí ở Washington trở nên rất căng thẳng khi các nhà hoạch định chính sách cấp cao gặp nhau để quyết định thái độ phản ứng đối với hành động được báo cáo lại là cuộc tấn công đó. Trong khi Tư lệnh lực lượng liên quân đề nghị phải có phản ứng bằng quân sự thì các quan chức của Bộ Ngoại giao đã gặp thượng nghị sĩ William Fulbright, Chủ tịch Uỷ ban đối ngoại Thượng viện để trình bày tuyên bố công khai của Tổng thống Johnson đối với toàn quốc nhằm khuyên nhân dân Mỹ ủng hộ quyết định phản ứng của Chính quyền Mỹ chống lại Bắc Việt Nam.
Cuộc thảo luận qua điện thoại giữa Bộ trưởng Mc.Namara và Tổng thống đã nêu lên vấn đề cần phải có căn cứ vững chắc hơn về những hành động được báo cáo lại là cuộc tấn công. Cả Tổng thống và Bộ trưởng Quốc phòng đều biết rất rõ phạm vi của kế hoạch 34A. Tổng thống đã thông qua nó theo đề nghị của Bộ trưởng Quốc phòng tháng 12 năm ngoái. Trong khi Washington đang chờ thêm chi tiết và những bức điện mật mà nói là tàu Maddox đã thu được để giải mã và phân tích lại ở Mỹ, thì một nhóm nghiên cứu đã gặp nhau để xem xét và lựa chọn các mục tiêu oanh tạc bằng không quân chống Bắc Việt Nam.
Trợ lý Tổng thống về vấn đề An ninh Quốc gia Mc George Bundy, được chỉ định giúp Bộ Ngoại giao về mặt chính sách đối ngoại của kế hoạch 34A đang đánh giá những bức điện thu được và liên hệ tiếp xúc với Bộ Ngoại Giao. Sau đó ông ta đã gặp thượng nghị sĩ Fulbright. Khi đề cập đến cuộc tập kích trước của lực lượng thuộc Nhóm quan sát nghiên cứu trợ lý chỉ huy quân sự (MACSOG) theo kế hoạch 34A, Fulbright đã hỏi Bundy rằng liệu những chiến dịch tấn công bí mật bằng đường biển có liên quan gì với những hoạt động của 2 tàu khu trục không? Theo thượng nghị sĩ thì Bundy trả lời rằng "nó không có liên quan với nhau theo một chiến dịch". Điều đó theo tin tức báo cáo lại là đã làm yên lòng Thượng nghị sĩ Fulbright, một người ủng hộ rất tích cực những cố gắng của Tổng thống để giành được sự tái cử và điều đó đã chỉ ra rằng hình như có lý do rất hợp lý cho những quyết định phản ứng của Chính quyền Mỹ. Sau đó Fulbright đã cùng với Bundy soạn thảo một bản thông điệp của chính quyền mà Tổng thống sẽ loan báo qua truyền hình toàn quốc. Sau này Thượng nghị sĩ Fulbright thừa nhận rằng ông ta bị nhầm về những gì đã xảy ra trong thời gian đó.
Nếu thượng nghị sĩ Fulbright nghe nói về mối quan hệ được nhận thức rõ ràng của Hải quân Mỹ giữa chiến dịch đường biển 34A và những tàu khu trục thì có lẽ ông ta và nhiều quan chức khác của Quốc hội và Chính quyền sẽ thông qua những quyết định phản ứng thận trọng hơn. Tuy nhiên, không thấy dấu hiệu chứng tỏ ông ta đã hỏi hoặc được cung cấp những thông tin về những chiến dịch rộng hơn của kế hoạch 34A mà nó bao gồm những chiến dịch ngày càng tăng của những nhóm điệp viên bán vũ trang và những chuyến bay trinh sát trên không của Mỹ kể từ đầu thập kỷ (xem phụ lục số 2, 3 và 7).
Trong suốt 5 tiếng của sự kiện được báo cáo có liên quan đến tàu Maddox và Turner Joy, đã nhận được một bức điện do Bộ Tổng tham mưu nơi đang chỉ đạo cuộc oanh kích không quân phá hoại các kho xăng dầu và bốn khu liên hợp vùng ven biển của Bắc Việt Nam. Những cuộc oanh kích này là sự giáng trả những hành động được báo cáo là trả đũa cuộc tấn công của Bắc Việt Nam chống lại 2 tàu khu trục Mỹ ngày 4/8.
Bộ chỉ huy ở Sài Gòn đóng vai trò gì trong quá trình vạch ra quyết định này. Tướng Westmoreland đã nhấn mạnh rằng ông ta không đóng vai trò gì: “Tôi không có liên quan gì đến nó, Quyết định đã được thông qua ở Washington trước khi tôi biết được nó".
Ngày 5/8, không quân Mỹ đã oanh tạc vùng Đông Bắc Hòn Gai và tỉnh Thanh Hóa, Mỹ cũng tiến hành đánh phá một số khu công nghiệp ở Vinh, bến đỗ tàu thuyền ở cửa sông Gianh những mục tiêu và lực lượng bí mật của CIA phát hiện về những thuyền máy và tàu ngư lôi mới đến của lực lượng biệt kích Hải quân SOG.
Ngày 5/8, Tổng thống Johnson tuyên bố trên truyền hình toàn quốc rằng các cuộc không kích đã sẵn sàng đang trên đường đi đến giáng trả những hành động được trình bày lại với Quốc hội và nhân dân Mỹ là những hành động tấn công khiêu khích tàu chiến của Mỹ trên vùng biển quốc tế ở Vịnh Bắc Bộ. Thực tế Tổng thống Johnson đã phát biểu trước khi xẩy ra các cuộc không kích.
Nguyên nhân dễ nhận thấy sự rối loạn này là do sự tính toán sai về sự chênh lệch thời gian giữa giờ Việt Nam và giờ Washington, tính sai một giờ có nghĩa rằng thực tế Tổng thống Mỹ đã báo trước cho Bắc Việt Nam rằng trong một giờ nữa sẽ bắt đầu cuộc không kích.
Ngày 7/8 Quốc hội Mỹ đã thông qua giải pháp của Tổng thống về sự kiện Vịnh Bắc Bộ cho phép sử dụng lực lượng của Mỹ để hỗ trợ cho mọi thành viên của Hiệp ước phòng thủ chung Đông Nam Á. Một trong những thành viên của Hiệp ước này là Việt Nam Cộng hoà, đây là giải pháp được coi như là Cơ sở pháp lý cho Mỹ tham chiến ở Đông Nam Á. Họ đã ra lệnh tiến hành các cuộc oanh tạc không gần quá 50 hải lý so với lãnh thổ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Trong 5 ngày đại sứ Taylor đã kêu gọi thực hiện các cuộc ném bom liên tục.
Cũng trong ngày 7/8, Bộ Tổng tham mưu liên quân đã thông qua kế hoạch hành động 37-65 của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương để "ổn định tình hình ở Nam Việt Nam và Lào"…Kế hoạch này có quan hệ chặt chẽ với những kế hoạch 33 và 37-64 trước đây. Nó cũng có liên quan đến những kế hoạch 34A như là tiếp tục chiến dịch bí mật. Kế hoạch 34A bao gồm những chiến dịch được tiến hành trong vùng biên giới Việt Lào để chống hoạt động xâm nhập của Bắc Việt và nhiều cuộc oanh kích của lực lượng không quân nhằm huỷ diệt các mục tiêu quân sự và kinh tế của Bắc Việt Nam.
Tham mưu trưởng liên quân rất thoả mãn rằng Tổng thống Johnson đã nghe và chấp nhận đề nghị của họ về sự phản ứng cứng rắn đối với Bắc Việt Nam. Uy tín của Johnson được tăng lên nhanh chóng từ 42% đến 72%. Đại đa số người Mỹ hiểu rằng Tổng thống đã có thái độ phản ứng thích hợp và có sự cân nhắc đối với hành động được mô tả là khiêu khích quân sự ở vùng biển quốc tế. Ba tháng tới trước khi cuộc tổng tuyển cử tháng 11/64. Điều đó đã đem lại cho nhân dân Mỹ có một hình ảnh về người lãnh đạo cứng rắn và thái độ phản ứng của ông ta là có giới hạn, và vì vậy dễ chấp nhận hơn hình ảnh đối thủ cạnh tranh của ông ta thuộc Đảng Cộng hoà là Barry Goldwater, khi là Tổng thống ông ta có thể đưa nước Mỹ vào cuộc chiến tranh.
Cuộc điều tra tìm hiểu sau đó của Quốc hội về sự kiện Vịnh Bắc Bộ đã tiết lộ rằng Mỹ có thể thu được những bức điện tín mật mã và mệnh lệnh của Bộ chỉ huy cấp cao hải quân Bắc Việt Nam nơi đã hạ lệnh tấn công tàu Maddox ngày 2/8. Đó là những bức điện được mã hoá ở mức độ cao gửi cho đội tàu ngư lôi Torpedo số 135 có nhiệm vụ thực hiện cuộc tấn công và gửi cho Bộ chỉ huy hải quân khu vực phía Nam đang điều khiển những thiết bị Swatows mà hải quân Bắc Việt Nam sử dụng để hướng dẫn các tàu ngư lôi chiến đấu.
Thực tế này cũng có thể lập luận rằng, nếu các lực lượng tình báo viễn thông của Mỹ có khả năng thu được các bức điện, thì Washington cũng có thể biết rằng Hà Nội đã đặt tất cả các lực lượng của họ vào vị trí sẵn sàng cho cuộc chiến tranh toàn diện. Những bức điện thu được cũng đã tiết lộ rằng Hà Nội đã theo dõi chặt chẽ như thế nào các cuộc tập kích của lực lượng thuộc Nhóm quan sát nghiên cứu trợ lý chỉ huy quân sự (MACSOG). Hơn nữa Washington cũng có thể biết rằng Hà Nội đang theo dõi chặt chẽ sự phối hợp liên hệ cao giữa những hoạt động tình báo thông tin điện tử của Hạm đội 7 để hỗ trợ cho kế hoạch 34A và hàng loạt những chiến dịch chiến tranh tâm lý, tập kích bí mật đường biển và thả gián điệp ra Bắc Việt Nam do lực lượng thuộc Nhóm quan sát nghiên cứu trợ lý Chỉ huy quân sự (MACSOG) và CIA tiến hành (xem phụ lục số 2). Mặc dù ngày càng có nhiều câu hỏi về cuộc chiến tranh mở rộng, những thông tin về những hành động này được bảo vệ rất chặt chẽ bằng một nhóm được lựa chọn ở Ban điều hành gồm những người rất cần biết đến.
Trong suốt cả giai đoạn này người ta không nhắc đến quốc tịch của con tàu tấn công đó. Hồ sơ chính thống của Hải quân Mỹ ám chỉ rằng đó là tàu của Bắc Việt Nam nhưng chỉ dừng lại như thế. Hồ sơ Hải quân nhân dân Việt Nam có ghi lại mệnh lệnh tấn công của Hải đoàn 3 vào ngày 2/8 và sau đó có thừa nhận rằng Washington đã lợi dụng những cuộc tấn công đó để biện hộ cho cuộc không kích ngày 5/8. Nhưng lại không nói gì đến sự kiện ngày 4/8.
Vì vậy về lịch sử mà nói, vẫn còn nghi ngờ nếu rằng thực tế cuộc tấn công ngày 4/8 có xẩy ra hay không, nếu có thì do ai tiến hành. Ngày 4/7/66, một người có thể trả lời câu hỏi này đã lên boong tàu Cavalier của Mỹ đang neo đậu tại Đà Nẵng, Nam Việt Nam. Chính sự tồn tại câu trả lời này cũng được giữ bí mật không kém sự tồn tại của những chiến dịch do CIA và lực lượng Nhóm quan sát nghiên cứu trợ lý chỉ huy quân sự (MACSOG) tiến hành.
Tôi hỏi đại úy Trần Bảo rằng "Tại sao các anh lại tấn công hai tàu khu trục Mỹ vào tháng 8 năm 1964?". Anh Bảo là một sĩ quan cao cấp chỉ huy tàu ngư lôi của Bắc Việt Nam, người được tàu khu trục Mỹ đang đi trên vùng biển quốc tế đã cứu vớt từ một trong 2 tàu bị đánh chìm.
Anh Bảo kể lại, ngày 2/8/64 anh ta là Tham mưu trưởng đại đội 135 và là sỹ quan đại đội trong ban chỉ huy Hải đoàn 3 chỉ huy tàu 333 được lệnh tấn công tàu Maddox. Anh thừa nhận rằng cuộc tấn công ngày 2/8 được thực hiện một phần vì Hà Nội mong muốn gửi thông báo về những cuộc tấn công bí mật do lực lượng Hải quân Mỹ tiến hành trong một chiến dịch với vụ trinh sát điện tử của tàu khu trục Mỹ. Hai tàu ngư lôi của Bảo đã bị đánh chìm, sau đó một tàu đã được đẩy vào gần bờ. Bảo trên boong tàu chỉ huy của hải đoàn 333 đã trôi dạt trở lại bờ biển Thanh Hoá, tàu được giấu kín ở đây trong thời gian chờ sửa chữa máy. Bảo chuyển sang mô tả lại bản báo cáo sau trận đánh mà anh ta đã viết về sự kiện ngày 2/8. Anh ta đã kể chi tiết bức điện trước khi có cuộc tấn công được gửi đi từ Hải Phòng cho bộ chỉ huy tiền phương ở đảo Cát Bà, sau đó cho Bộ chỉ huy khu vực I ở Vạn Hoa, và cuối cùng là đại đội của anh ta.
Giống như với cuộc tấn công ngày 2/8, các tàu của Bảo đã trở về Vịnh Bắc Bộ theo kế hoạch tấn công của họ vào ngày 1/7/66 chỉ trong 2 ngày sau cuộc tấn công bí mật bằng đường biển của lực lượng thuộc Nhóm quan sát nghiên cứu trợ lý chỉ huy quân sự (MACSOG) nhằm vào các mục tiêu ven bờ ở phía Bắc Vịnh và phá hủy hoàn toàn các kho nhiên liệu.
Câu trả lời của đại uý Bảo trực tiếp như sau:
- Chúng tôi đã báo cho các ông mùa hè năm đó một tháng trước khi xây ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ rằng chúng tôi mở rộng biên giới lãnh thổ của chúng tôi. Chúng tôi cho rằng sự lưu ý trước đó sẽ đảm bảo giữ cho tàu của nước ngoài ở Hải phận Quốc tế. Nhưng các ông đã không thực hiện như vậy. Đó là lý do tại sao chúng tôi tấn công… Tôi đã chỉ huy cuộc tấn công ngày 2/8… Đó là khi tàu chỉ huy của tôi bị bắn và đã được đưa trở về một trong những sông ở Thanh Hoá. Chúng tôi đã giấu nó cho đến khi chúng tôi sửa chữa xong tàu…Tôi là tác giả bản báo cáo sau chiến sự cuộc tấn công ngày 2/8…
Tôi hỏi: "Thế còn cuộc tấn công ngày 4/8 thì sao?"
Bảo tiếp tục:
- Chẳng có cuộc tấn công nào nữa, tôi hoàn toàn không biết. Hơn nữa lực lượng của chúng tôi trong khu vực đó chỉ hoạt động đến kinh độ 106 độ 30 phút, chúng tôi không thể ra xa hơn vì vấn đề nhiên liệu. Chúng tôi còn gặp phải vấn đề khác nữa. Rađa trên tàu của chúng tôi chỉ có hiệu lực trong phạm vi cách mục tiêu 10 hải lý và chỉ có thể hữu ích trong khoảng dài nhất 5000m. Đó là lý do tại sao chúng tôi sử dụng Swatows để hướng chúng tôi tới gần mục tiêu bằng cách này chúng tôi có thể tìm thấy mục tiêu.
Chúng tôi có một vấn đề nữa. Tàu P4 không hoạt động tốt ở vùng biển động, ở những nơi đó chúng tôi phải đi với tốc độ rất hạn chế. Ngoài ra, đa số thời gian chúng tôi thường đậu trong bãi chứ không phải ở ngoài vịnh.
Hải đoàn của chúng tôi hoạt động theo biên chế 3 tàu cho một Hải đoàn và chúng tôi chỉ có 1 tàu P4. Mặt khác Trung Quốc vừa có cả tàu P4 lại vừa có cả tàu ngư lôi hoạt động với tầm dài hơn như là P6. Tàu P6 thích hợp cho tàu ngư lôi hoạt động với tầm dài hơn và có thể hoạt động tốt bên ngoài tầm của tàu P4.
Hồ sơ chính thống về sự kiện Vịnh Bắc Bộ cũng ghi lại rằng cuộc tấn công tàu khu trục Maddox và tàu Turner Joy xẩy ra ở vị trí khoảng 107 độ 30 phút. Những cuộc tấn công đó do 3 hoặc 4 tàu tiến hành theo từng đợt ít nhất là trong 6 tiếng. Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có 4 tàu cho một Hải đoàn, giống như đa số các tàu ngư lôi khác của Hải quân nước ngoài. Bắc Việt Nam chỉ có 3 tàu trong Hải đoàn.
Hồ sơ chính thống của Hải quân Mỹ trong thời kỳ đó không nói gì tới việc di chuyển của Hải quân Bắc Việt Nam theo hướng Tây trong Vịnh Bắc Bộ ngày 4/8 giữa thời kỳ hoạt động điện đài, thông tin liên lạc và chụp ảnh tình báo của hải quân Bắc Việt Nam. Những hồ sơ này cũng không nói gì đến vai trò của Hải quân Trung Quốc, một vấn đề rất đáng tìm hiểu vì sự xuất hiện tàu tuần tịễu Trung Quốc. Ở khu vực II trước khi xẩy ra cuộc tấn công ngày 2/8 và thực tế là những tàu khu trục khác của Mỹ cũng đã thực hiện những phi vụ tương tự như phi vụ của tàu Maddox nhằm vào Trung Quốc.
Grady Stewart, một thẩm vấn quân sự khác, và tôi đã xem xét lại toàn bộ thống kê hành trình những tàu tuần tiễu của đại đội 135 Hải quân Bắc Việt Nam cùng với Trần Bảo. Bảo đã kể lại từng bản thống kê một. Anh mô tả quá trình từng tàu bị chìm và những tàu nào được trục vớt lên ở vị trí nào. Chúng tôi cũng xem bản theo dõi thống kê ngư lôi của đơn vị hải quân của anh ta với khoảng 60 ngư lôi kể cả 3 ngư lôi đã phóng để đánh tàu Maddox ngày 2/8. Số còn lại, theo tính toán của anh ta, Hải quân Bắc Việt Nam với 57 ngư lôi, Hải đoàn 3 đã sử dụng vào cuộc tấn công ngày 1/7/66.
Bảo nói:
- Có cách kiểm tra rất dễ nếu người ta muốn, hãy xem bản theo dõi ngư lôi của chúng tôi ở kho Vạn Hoa, thì sẽ thấy hồ sơ tài liệu chính xác về tình trạng và vị trí của từng ngư lôi mà chúng tôi có. Bởi tôi là Tham mưu trưởng và mọi bản báo cáo đều qua tôi.
Ngày 6/7/66 nhóm quân sự của chúng tôi đã gửi bức điện đầu tiên báo cáo rằng một nhóm gồm 19 thủy thủ hải quân Bắc Việt Nam đang trên đường trở về Nam hai ngày đầu, Thuyền trưởng tàu Cavalier đã ra lệnh cho chúng tôi không được phỏng vấn bất cứ tù nhân nào cho đến khi những người thẩm vấn của lực lượng hải quân Mỹ đến tàu Cavalier, thật là một sự lãng phí thời gian vô cùng quý báu còn làm tiêu hao nhân lực. Và cứ như thế trong 3 ngày, trong thời gian chờ đợi các nhà thẩm vấn Hải quân Mỹ đến, chúng tôi chỉ tán gẫu. Thuyền trưởng tàu Cavalier đã không để ý đến điều đó và đã hiểu sai vấn đề thẩm vấn.
Thuyền trưởng nói: "không được phỏng vấn, đó là mệnh lệnh của Hạm đội 7".
Tôi hỏi:"ít nhất thì chúng tôi cũng có thể nói chuyện với anh ta được chứ? Anh biết đấy, chỉ tán gẫu thôi?"
"Ồ!.. Được, điều đó thì được. Nhưng nhớ rằng không được thẩm vấn họ đâu”.
Vì vậy chúng tôi chỉ tán gẫu.
Chúng tôi đã nhận được một bức điện khẩn ở tàu Cavalier chỉ 1 hay 2 ngày sau khi hoạt động chính thức của đội thẩm vấn Hạm đội 7 ngày 6/7 và đã gửi điện bản báo cáo của họ dày 120 trang. Chúng tôi hiểu rằng đây là báo cáo làm hoang mang đối với những hiểu biết ban đầu của chúng tôi vì nó trích dẫn những lời khai của Bảo và những tù nhân khác. Báo cáo bao gồm toàn bộ tổ chức và việc triển khai thế trận của Hải quân nhân dân Việt Nam vị trí hiện nay của nó, về sự khẳng định của Bảo không có sự kiện 4/8. Người
chỉ huy William K. Quisenberry, một sĩ quan Hạm đội 7 đang chỉ huy cuộc khai thác 19 tù nhân Hải quân Bắc Việt Nam đã thông báo ngay tin này cho nhóm 2 người chúng tôi.
Bức điện viết: "Các anh sẽ không nhắc lại là không được tìm hiểu chi tiết hơn nữa về những gì có liên quan đến sự kiện Vịnh Bắc Bộ…"
Rõ ràng là đến tháng 7/66 vẫn còn có câu hỏi về cuộc tấn công mà đã không được bảo vệ bí mật.
Hồ sơ chính thống hải quân Mỹ trong giai đoạn này của cuộc chiến tranh Việt Nam đã nói rằng Bắc Việt không tuyên bố công khai đòi giới hạn lãnh thổ 12 hải lý tận đến sau khi có cuộc tấn công tháng 8. Lịch sử Hải quân của Mỹ cũng thấy điều đó thật "khôi hài". Vì những sự kiện tháng 8/64 mà nó đã thúc đẩy đến việc mở rộng cuộc chiến tranh, đã làm lộ kế hoạch 34A. Trong thực tế những tác giả của kế hoạch này nhận thấy rằng điều đó rất có thể xảy ra và những tác giả của Lịch sử Hải quân Mỹ có bản tài liệu của cả Cơ quan nghiên cứu tài liệu lực lượng thuộc Nhóm quan sát nghiên cứu trợ lý chỉ huy quân sự (MACSOG) và báo cáo của đội khai thác Hạm đội 7 (xem phụ lục số 3).
Những chiến dịch đường biển của kế hoạch 34A đã leo thang tới mức cao hơn vào cuối mùa Thu năm 1964 sau khi ngừng tạm thời các hoạt động hiện tại theo kế hoạch (xem phụ lục số 4). Nhìn bề ngoài sự ủng hộ những cố gắng đó, Tham mưu trưởng quân đội Mỹ, tướng Harold Johnson sau này đã đưa ra kết luận có tính chuyên môn rằng những chiến dịch đường biển của kế hoạch 34A là có giá trị. Nhưng dù sao chăng nữa hồ sơ chính thống về những chiến dịch của lực lượng thuộc Nhóm quan sát nghiên cứu trợ lý chỉ huy quân sự (MACSOG) trong năm đó (qua tháng 12) cũng chỉ ra một cách chính xác mặt trái của nó.
Tiếp theo sự kiện Vịnh Bắc Bộ, tướng Westmoreland đã đề nghị rằng những chiến dịch đường biển cần phải được tăng cường. Thứ trưởng quốc phòng Cyrus Vance đã thông qua sự tăng cường đó với một số điều chỉnh biến đổi. Mc George Bundy cũng đồng ý và đến tháng giêng năm 1965, một số sự kiểm soát trước đây đã được giải toả.
Thật là khôi hài, một chương trình bí mật đã bị thất bại trong 4 năm lại bất ngờ được mở rộng. Kế hoạch này lúc đầu chỉ nhằm mục đích gửi bức thông điệp ngăn chặn chiến tranh mà bây giờ lại trở thành động lực thúc đẩy chiến tranh tiến xa hơn và một chiến dịch đường biển không có hiệu quả rộng nay lại được coi là đáng khen ngợi.
Khi Hà Nội tiến hành cuộc tấn công mới ở Nam Việt Nam vào mùa Thu năm đó và kéo sang mùa Xuân năm 1965, Washington đã chuẩn bị những hành động đầy tham vọng hơn để chống Bắc Việt Nam với ý đồ của Chính quyền Mỹ muốn trả đũa. Điều đó thể hiện rõ ở tình trạng Nhóm quan sát nghiên cứu trợ lý chỉ huy quân sự (MACSOG) tiếp tục tung điệp viên vào Bắc Việt Nam, nhưng chẳng bao lâu đã hết tất cả lực lượng mà đại tá Russell đã kế thừa vào tháng giêng năm ngoái (xem phụ lục 5 và 6).
No comments:
Post a Comment