Phần V
TRỞ VỀ TỪ CÕI CHẾT
(1980-l994)
22. NHỮNG NHÀ TÙ Ở THANH HÓA.
Đối với đa số lính biệt kích, Phong Quang thể hiện một giai đoạn thay đổi rõ rệt. Một thời họ đã từng là những tên gián điệp biệt kích bí ẩn đáng ghét hơn là đáng sợ. Sự đầu hàng của Cộng hoà Việt Nam và việc chuyển hàng nghìn tù nhân dân sự và quân sự của Nam Việt Nam đã làm thay đổi cách nhìn của miền Bắc.
Một số lính quân đội Nam Việt Nam ở Phong Quang, Hà Tây và Nam Sơn còn rất ngạc nhiên khi thấy rằng hàng trăm tên biệt kích còn sống sót. Khi những lính Nam Việt Nam trở về nhà và sau đó rời khỏi Việt Nam, họ thường viết về những người lính biệt kích đã không chịu chết…
Đầu năm 1982, nhóm cán bộ An ninh Quốc gia đã đến Thanh Phong để phỏng vấn một số biệt kích đã ở Long Thành giữa những năm 1960. Trọng tâm thẩm vấn là hiểu biết của lính biệt kích về Võ Đại Tôn, thành viên cũ ban lãnh đạo kỹ thuật chiến lược, đã ở Long Thành trong giai đoạn đó. Tôn đã bị bắt ở Lào trong vụ xâm nhập "kháng chiến" xuất phát từ Thái Lan. Sau đó chính phủ Lào đã chuyển anh ta cho Việt Nam và hắn được đưa ra Hà Nội để xét xử.
Trong cuộc họp báo, Tôn đã gây bực tức cho những người bắt anh ta bằng việc tấn công Chính phủ Hà Nội thay cho việc thể hiện thái độ ăn năn. Cuộc họp báo đã phải hoãn lại và Tôn đã bị đưa trở lại biệt giam. Những người lính biệt kích cũng đã đóng góp chút ít trong cuộc phỏng vấn của các quan chức Hà Nội.
Cuối năm 1979 những tù nhân ở Thanh Phong dần dần được tha. Mùa hè năm 1982 đa số lính biệt kích đã được tha về nhà. Trước khi tha, nhân viên An ninh Quốc gia đã nói với nhiều người trong số họ và thông báo những lợi ích tiếp tục của họ đối với Nhà nước. Họ đã nói cho một số người được lựa chọn phải chuẩn bị để trong tương lai "đón khách" bằng các tín hiệu đặc biệt người ta mong đợi. Những người biệt kích này sẽ làm những gì họ được yêu cầu.
Tháng 12 năm đó, những người còn lại ở trại K1 được chuyển về trại giam Trung ương ở huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. Mùa thu năm 1987, 7 biệt kích cuối cùng ở đó rốt cuộc đã được phóng thích trở về nhà, trong số họ có Nguyễn Hữu Luyến, nhân vật nòng cốt cứng rắn đến cùng.
Cho đến năm 1989 phần lớn phạm nhân cải tạo lao động ở Thanh Lam đã được tha. Một số người dân tộc H'mông được tuyển chọn ở Lào để hoạt động trong các toán gián điệp đầu năm 1962, không có nhà cửa, gia đình nên tiếp tục ở lại trại. Thêm hai người nữa đã chết ở đó năm 1993. Một lính biệt kích được tha theo lời hứa danh dự đối với trại cải tạo lao động đã kể lại việc trở về nhà của anh ta sau 15 năm lao động nặng nhọc.
Tôi hỏi anh ta: "Anh cảm thấy như thế nào?"
"Cảm thấy như thế nào ư? Anh không thể tưởng tượng được".
"Ấy! Tôi muốn nói rằng gia đình anh phản ứng như thế nào?"
Người lính biệt kích kể lại chuyện này:
"Tôi nhớ khi trở về đến ga tàu Sài Gòn, lúc đó ban đêm và tôi biết không thể đi bộ về ngay với mẹ tôi được. Tôi đã không liên lạc gì với bà 15 năm qua. Chúng tôi được phép viết thư về nhà sau năm 1976 song đa số chúng tôi nghi ngờ rằng đó là âm mưu của Bộ Nội vụ vì vậy chúng tôi chẳng bao giờ viết thư về nhà. Một số chúng tôi được thăm thân ở trại nhất là những người có người thân ở miền Bắc. Tôi nhớ Nguyễn Thái Kiên đã được anh mình là Nguyễn Thái Phiệt đến thăm, mọi người nói rằng ông này là biên tập viên báo Quân đội nhân dân. Đa số chúng tôi không muốn gia đình chi phí cho chuyến đi Bắc để thăm chúng tôi. Chúng tôi có thể giấu diếm gửi thư qua những người thăm của họ. Trong trường hợp của tôi, tôi không viết thư về nhà.
Tôi biết nếu tôi đi ban ngày có thể sẽ gây ngạc nhiên lớn. Anh phải hiểu là suy nghĩ và cách hành động của tôi được thực hiện theo một thực tế là tôi đã xa nhà đi lao động vất vả 15 năm. Tôi không thể tả lại được và không ai có thể tả được. Tôi đi bộ từ trung tâm Sài Gòn về nhà mẹ tôi. Tôi ngủ ngoài đường, ngay trong trường hợp này tôi cũng đã chạy đến trạm tuần tra kiểm soát. Cuối cùng tôi chẳng có giấy tờ gì và giấy thông hành của tôi đã hết hạn. Tôi tìm thấy một quán cà phê nhỏ đối diện với nhà mẹ tôi. Lúc đó khoảng vài giờ trước lúc rạng đông và tôi ngồi ở đó.
Lúc tảng sáng thì mẹ tôi ra khỏi nhà, tôi vẫn ngồi đó và quan sát bà, tôi chú ý nhìn xem có người nào khác ở chung quanh, tôi không nhìn thấy ai và tin rằng là an toàn.
Mẹ tôi bắt đầu đi xa khỏi nhà và tôi đi theo rất nhanh cho đến khi đến cạnh bà, tôi đi bộ song song cùng với bà mấy bước, chẳng nói gì, tôi không tin rằng bà nhận ra khi tôi ở đó một lúc nhưng tôi đoán là bà đã cảm nhận thấy sự có mặt của tôi và điều đó làm bà giật mình, bà dừng lại vài giây. Tôi nhìn bà mà nói "Mẹ ơi, con đây mà".
Mẹ tôi chỉ nhìn chằm chằm tôi trong mấy giây, sau đó túm chặt tay tôi và dắt tôi trở về nhà như hồi tôi còn con nít và bà đã đưa về nhà khi tôi làm điều gì đó xấu.
Bà đưa tôi đến buồng trước, tới trước bàn thờ gia tiên. Có một bức ảnh của cha tôi ở chỗ dành cho những người đã chết, bên cạnh đó là ảnh của tôi. Mẹ tôi nhìn tôi, sau đó lại nhìn bức ảnh, bà nhìn tôi lần nữa sau đó lại nhìn bức ảnh. Hồi sau bà nói: "Đó là con, mẹ tưởng là con đã chết".
Sau đó mẹ tôi hỏi tôi không nhiều. Tôi ở nhà, còn cái gì nữa cần phải nói? Nguyễn Văn Hinh chậm rãi quay đi nhìn ra cửa sổ không nói lời nào, không người nào cần đến.
PHẦN KẾT
Khi viết cuốn này thì hơn một trăm lính biệt kích trước đây đã được tái định cư ở Mỹ. Gần hai trăm người sống sót cùng với hàng trăm mẹ goá con côi của những người đã chết vẫn còn ở lại Việt Nam. Mặc dù có một số người muốn ở lại, hầu hết trong số họ muốn rời khỏi Việt Nam.
Để đủ tiêu chuẩn được nhập cư vào Mỹ theo chính sách hiện hành thì những người lính biệt kích trước đây phải ở tù ít nhất là ba năm sáu tháng sau 5/1975. Cơ quan nhập cư và nhập tịch (INS) kết luận rằng bất cứ trường hợp ở tù nào trước thời hạn đó đều được coi là tù nhân chiến tranh bị giam giữ trong thời chiến, trên cơ sở INS vận dụng chính sách của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Khi viết cuốn này, INS không tin rằng hầu hết lính biệt kích đang ở Việt Nam vẫn còn bị giam giữ 3 năm sau tháng 5 năm 1975 và tin là họ đã được giảm án tù trước thời hạn đó. Hầu hết những người làm đơn xin phỏng vấn nhập cư đều bị giám đốc khu vực của INS ở Băngkok từ chối.
Nguyễn Hữu Luyện, người tổ chức và là cố vấn cho toán HECTOR là một trong những lính biệt kích cuối cùng được phóng thích sau 21 năm lao động khổ sai. Anh ta cố trốn khỏi Việt Nam bằng thuyền và như dự đoán đã bị bắt. Đầu năm 1992, anh ta đã được phóng thích và được phép rời Việt Nam để tái định cư ở Mỹ. Hiện tại Luyện và vợ anh ấy sống ở Đông Boston, bang Massachusetts. Anh ta học tiếng Anh và dạy tiếng Việt. Thế là cố gắng để sinh tồn.
Một trong bảy người cuối cùng được phóng thích khỏi lao động khổ sai là một người dân tộc Mường tên là Quách Rạng, người đã tới ngôi nhà mới của anh ta tại Chamblee, bang Georgia vào năm 1992. Ngọc Ban, vợ Rạng là một người phụ nữ đầy nghị lực, đã nói chuyện với một đám đông tụ tập khoảng 400 người vợ và thành viên của các gia đình người Việt Nam ở địa phương tại Atlanta, Georgia vào tháng 7/1992. Chị ấy đã đề cập đến việc người ta nói rằng chồng chị đã mất tích. Mặc dù chị vẫn được trả tiền tuất nhưng chị vẫn tiếp tục chờ chồng trở về. Chị ấy tin chồng chị sẽ trở lại.
Thành viên của các toán từ CASTER đến RED DRAGON đã vượt Thái Bình Dương và định cư khắp nơi trên nước Mỹ, từ Boston đến Seatle. Trong số họ có Mai Nhuệ Anh, chỉ huy toán HECTOR 2; Quách Nhung, linh hồn sống sót của toán HORSE; Trương Tuấn Hoàng, điệp viên cuối cùng được cử đi bổ sung cho toán REMUS: và Hà Văn Chấp, chỉ huy toán CASTER; người cùng toán của anh ta Đinh Anh là những thành viên của toán đầu tiên được đưa vào Bắc Việt Nam theo kế hoạch của CIA nhằm tiến hành hoạt động điệp vụ chống Hà Nội. Dù sao, trong thế giới ngày nay người ta cũng chưa biết liệu Washington có giao một nhiệm vụ thiện chí nào cho các toán đó không.
Điệp viên đơn trước đây là Trần Quốc Hùng đã thực hiện một chuyến xâm nhập. Hưng đã viết về những kinh nghiệm ở tù của mình và của đồng đội trong ba cuốn sách với đầu đề là "Thép đen" (Black Steel). Các chương của cuốn sách đã được đọc trên đài phát thanh tiếng Việt ở California. Người ta đã chú ý theo dõi các buổi phát thanh này trong khi các chương trình nhạc kịch trên ti vi vào buổi chiều thì bị quên lãng. Lê Văn Bưởi một điệp viên đơn cũ đã tới Mỹ năm 1993. Khi viết cuốn này thì Bưởi đang điều trị bệnh ung thư ở Utica New York. Anh ta bị ung thư vòm họng và có thể không sống nổi để đọc cuốn sách này. Trước khi rời khỏi thành phố Hồ Chí Minh năm 1993. Bưởi đã được điều trị bằng phương pháp chạy tia ở một bệnh viện địa phương. Theo những người làm công tác xã hội ở Utica thì Bưởi không chỉ chạy tia quá nhiều ở thành phố Hồ Chí Minh mà phương pháp điều trị này còn lan ra cả toàn bộ đầu của anh ta. Trí nhớ của Bưởi mất dần và đầu bị đau thường xuyên. Anh ta vẫn cố giải thích những điều anh ta và những người yêu nước của mình đã cố làm trong khoảng 35 năm nay. Anh ta mong rằng khi chết không ai phải bận tâm gì cả.
Lê Văn Ngung, trước đây là chỉ huy của toán HADLEY, hiện nay làm nghề chạm trổ thiếc và tạo khuôn mẫu cho Kirk và Stieff ở Baltimore, bang Maryland. Công việc anh ta làm là một công việc nghệ thuật đầy kiên nhẫn. Vũ Viết Tinh, một thành viên trong toán hiện nay là người gác cổng của bệnh viện ở Indiana và đã lấy vợ hồi tháng 12/1994.
Nguyễn Không, người đã bị bỏ rơi trên bãi biển cùng với các thành viên khác của toán NAUTILUS, hiện nay làm nghề đánh bắt tôm cá ở Vịnh Mexico chứ không phải hoạt động gián điệp ở Vịnh Bắc Bộ. Mỗi lần trở về thăm nhà ạnh ta lo ngại vợ mình lại có mang thêm lần nữa. Tôi nói với anh ta điều đó có thể xảy ra bởi vì ăn phải nước ở New Orleans. Anh ta cười nhưng tỏ ra không tin điều tôi nói. Cả hai chúng tôi đều hiểu là phải làm gì đó để vợ anh ta gần gũi anh ta hơn. Không là chồng thứ hai của cô ta, người chồng thứ nhất của cô ấy bị súng máy bắn chết trước mặt cô ta khi họ cố chạy trốn bằng thuyền khỏi miền Trung Việt Nam.
Bùi Minh Thế thuộc toán BECASSINE trốn khỏi Việt Nam bằng thuyền. Một sĩ quan quân đội Nam Việt Nam cũ bảo anh ta trở lại Việt Nam và tham gia vào lực lượng mà anh ta gọi là "kháng chiến". Thế đã từ chối và chuyển đến ở Henderson Louisiana. Đã nhiều năm nay vợ chồng Thế đã đoàn tụ sau hàng chục năm xa cách. Những ngày đó anh ta nằm liệt giường và có thể không bao giờ biết được sự ngưỡng mộ của tôi đối với dũng khí của anh ta.
Đặng Công Trình chỉ huy phó toán SCORPION, một người kiên cường nhất trong toán những người chống đối trung kiên, hiện đang làm việc tại một cửa hàng ở California. Phần lớn những công nhân cùng làm việc với Trình không biết gì về quá khứ của anh ta.
Thuý, vợ của Trịnh Văn Truyền, một dân chài cũ thuộc toán NAUTILUS 3, di cư cùng chồng đến Biloxi, Mississippi và Truyền đã trở lại cuộc đời trên biển. Thuý đã bị bắn ở New Orleans, Louisiana vào ngày 31/7/1990 trong một vụ cướp giật đang tìm kiếm tiền mua thuốc phiện. Chúng chỉ giật được của cô ta một cái ví trống rỗng. Cô ấy đã có mang 7 tháng, đứa trẻ chưa sinh ra bị giết bởi một viên đạn do bọn cướp bắn ra. Cô ta được cứu sống nhưng không bao giờ có thể có con được nữa. Mới đây Truyền lao vào con đường nghiện ngập và gọi cho tôi từ bệnh viện. Truyền nói với tôi là Truyền gần như bị cắt cụt một ngón tay. Cuộc sống trên Vịnh Mexico nhũng ngày đó thật khó khăn. Nghề đánh bắt tôm không đưa lại hiệu quả gì cả. Chúng tôi nói chuyện một lúc và điều đó dù làm cho Truyền cười lên được một tý. Vợ Truyền là một người rắn rỏi nhưng không kiên cường rắn rỏi bằng người chồng của chị ấy lúc trong tù.
Một trong những người trốn khỏi Việt Nam đầu tiên là Nguyễn Văn Hinh, một thành viên của toán ATILLA. Ở Singapore anh ta bị từ chối tái định cư ở Mỹ. Mặc dù vậy anh ta đã nói với các quan chức lãnh sự Mỹ về thời gian ở trong tù. Họ không đơn thuần tin anh ta và còn nghi rằng anh ta là một tên tội phạm của miền Bắc Việt Nam giả danh một người nào đó đã chết. Trong khi ở trại tị nạn tại Singapore Hình đã gặp một người Việt Nam khác, một ni cô cũ bị cấm không được hành đạo ở Việt Nam sau năm 1975. Hai người đã cưới nhau và tái định cư ở Hà Lan. Họ đang xây đắp một tổ ấm gia đình. Hinh thường không hay viết thư. Anh ấy giải thích rằng anh ta phải viết quá nhiều bản tự kiểm điểm trong nhà tù. Tôi nghĩ rằng tôi hiểu được điều đó.
Trần Văn Tứ và Nguyễn Văn Lực đang ở Úc. Tứ bị sẹo đầy hai mắt cá do bị cùm quá chặt trong thời gian ở tù. Lúc đó Tứ gần như sắp chết. Jessica Martinel, giọng nói quen thuộc với nhau trên điện thoại, nhìn vào bức ảnh mắt cá chân anh ta và muốn quăng nó đi khi biết rằng những mắt cá chân đó bị biến dạng gần như mãi mãi. Tôi muốn kể cho cô ta toàn bộ câu chuyện về mảnh xương mà đồng đội của Tứ đã tìm thấy từ mắt cá vỡ của anh ta mà anh ta đã giữ từ bao năm nay-một bùa hộ mệnh đã giúp anh ta sống sót. Bây giờ chị ấy có thể hiểu được điều đó.
Thỉnh thoảng người ta kể về những mẩu chuyện của những người thuộc nhóm quan sát và nghiên cứu của trợ lý chỉ huy quân sự và những đồng nghiệp người Việt Nam của họ. Đó là những người như Mai Văn Học và Hoàng Văn Chương thuộc toán STRATA. Lâu Chi Trân, Châu Hênh Xương, Lý Si Lau, Vũ Đức Gương hoặc những người nhái dũng cảm khác đã từng cưỡi sóng dữ với tốc độ gần 50 dặm/giờ, vượt qua Vịnh Bắc Bộ trong tiếng động của các lực lượng tuần tra ngư lôi đã báo cho quân địch biết rằng những cư dân từ địa ngục đang đến.
Năm 1986, Vũ Đức Gương đề nghị trả khoản tiền còn nợ anh ta. Năm tiếp theo toà án liên bang giải đáp những ý kiến tranh luận của Bộ Quốc phòng và đã đưa ra một trường hợp tương tự trước đó trong một vụ khiếu kiến liên bang năm 1865 để từ chối đề nghị bồi thường của Gương về khoản đã ngồi trong nhà tù Bắc Việt Nam gần 20 năm. Lưu ý kiến của toà án và quan điểm của Bộ Quốc phòng thì thực tế là những chi tiết về quá trình hoạt động của Gương vẫn được đánh giá cao. Vụ án kết thúc.
Đa phần những người sống sót đã định cư và cố gắng vun đắp cho cuộc sống gia đình ở những mức độ thành công khác nhau. Thỉnh thoảng họ lại tụ họp với nhau quanh một chai Whisky và kể về thời gian trước đây, về những người bạn tù đã chết và những người trung thành. Khi bọn họ vào tù thì hầu hết là còn độ tuổi hai mươi. Sau hai mươi năm hoặc hơn, bây giờ họ đã già và thấy chẳng có gì là sai khi tán tỉnh những cô gái trẻ hơn họ hai mươi tuổi. Họ nhuộm tóc và làm trẻ lại một vài tuổi. Chẳng ai thấy ngại ngùng. Phần lớn họ sẽ trở thành những công dân có ích. Một ngày nào đó khi lớp con cháu đọc về họ, họ sẽ hiểu về cha ông mình nhiều hơn những kỷ niệm mờ nhạt của những năm dài trong quá khứ đưa lại.
Một số ít trong những người lính biệt kích không gặp may mắn lắm. Hoàng Ngọc Chính, Đoàn Phương, Nguyễn Văn Lý đã vỡ mộng làm quan. Họ cố chạy trốn khỏi Việt Nam, Phượng và Lý chạy bằng thuyền còn Chính thì đi đường bộ qua Campuchia. Chẳng bao giờ được gặp lại họ nữa.
Lê Trung Tín thuộc toán RED DRAGON từ Trung Quốc quay trở lại. Hiện nay anh ta đang cố thuyết phục các phỏng vấn viên đầy nghi ngờ của cơ quan nhập cư và nhập tịch ở thành phố Hồ Chí Minh rằng anh ta là người được quyền đó. Tín và người bạn đồng hương của anh ta là Voòng A Cầu đã làm những gì mà người lính làm. Họ đã trốn và là hai người đầu tiên chạy khỏi Bắc Việt Nam vẫn còn sống. Cơ quan nhập cư và nhập tịch cho rằng họ đã không đủ thời gian ở trong tù để được phân loại nhập cư vào Mỹ.
Một người kém may mắn hơn là Hoàng Đình Mỹ, một thành viên của toán HECTOR. Tháng 12 năm 1984 Mỹ đã đứng trước vành móng ngựa của toà án nhân dân thành phố HỒ Chí Minh. Toà đã tuyên án các thành viên của một nhóm kháng chiến do một người Việt Nam ở nước ngoài tại Pháp đứng đầu tên là Lê Quốc Tuý. Nhóm này đã bị bắt trong khi đang hoạt động ở Nam Việt Nam, có lẽ là ngay sau khi từ cái gọi là căn cứ của họ ở Thái Lan xâm nhập vào Nam Việt Nam. Thông tin được đưa ra công khai trong thời gian xử án đã cho thấy rằng Bộ Nội vụ Việt Nam đã xâm nhập vào cái gọi là "tổ chức kháng chiến" của Lê Quốc Tuý vài năm trước đó, và đã thực sự kiểm soát được tổ chức này. Vào năm 1995 Mỹ vẫn còn trong tù ở Nha Trang.
Mỹ đã rời nhà tù Thanh Lâm vào năm 1981 và trở về nhà tại miền Nam Việt Nam trước khi chạy sang Thái Lan. Một trong những cộng tác viên của Tuý ở Thái Lan gọi tên "đại tá Giang Nam" công khai tuyển mộ Mỹ trở về trong một tuần thì bị bắt vào năm 1982. Trong quá trình xét xử anh ta, bên nguyên đã đưa ra những bằng chứng buộc tội gồm các tài liệu thu được trên một chiếc thuyền đánh cá được cung cấp cho cái gọi là "nhóm kháng chiến" của Túy. Các điện đài đặc biệt không rõ của nước nào sản xuất cũng bị thu giữ. Chúng được coi là điện đài thuộc loại dành cho điệp viên dùng để liên lạc với các địa điểm như ở Thái Lan. Điện đài phải có người điều khiển, nhưng người điều khiển điện đài này cho mạng lưới điệp viên lại không được xác định.
Đây không phải là những điện đài của điệp viên đầu tiên được chở bằng tàu vào Việt Nam Cộng sản. Hai mươi năm trước, các nhóm N1, N3 và N7 đã chuyển điện đài cho gián điệp đôi Đông Bắc Bắc Việt Nam. Nếu nhóm kháng chiến có truyền thông tin trên điện đài của điệp viên thật thì người nghe nghĩ gì mà tin rằng các điệp viên của nhóm này đang sống, khoẻ mạnh bình thường ở Nam Việt Nam.
Lỗi lầm không sửa chữa và lặp lại lỗi lầm.
Trung tá Nguyễn Sáng làm giám đốc ban quản lý các nhà tù ở Hà Nội trong suốt mùa hè năm 1979 và được biết là đã về nghỉ hưu năm 1982. Anh ta đã phục vụ Đảng và có lẽ không bao giờ ân hận về nhiệm vụ anh ta đã làm. Trung tá Tô Bá Oanh, chỉ huy trại tù lao động ở Hồng Thắng, thông tin cuối cùng được biết nay là đại tá chỉ huy nhà tù ở tỉnh Sông Bé. Anh ta bây giờ lo lắng đối với những người vi phạm pháp luật xã hội hiện hành hơn là đối với những người lính biệt kích trước đây.
Nguyễn Văn Tân thuộc toán ROMEO, người lính biệt kích bị đánh trong thời gian biểu tình tuyệt thực năm 1973. Sau khi tái định cư ở Mỹ, đã làm đơn đòi bồi thường thương tật. Năm 1988, một bác sĩ người Việt đã khám cho Tân và từ Califorma gọi điện cho tôi để hỏi về một vài hiểu biết bên trong nào đó về nguyên nhân những vấn đề khó hiểu của Tân.
Anh ta nói: "Nội tạng của Tân không còn làm việc tốt nữa, tôi không hiểu tại sao…Tân rất khó chịu khi giải thích những điều gì đã xảy ra. Anh có thể viết cho tôi, giải thích tất cả về vấn đề này được không?".
Vài tuần sau tôi đã thảo một bức thư cho đại tá không quân Kimball Gaines, chì huy cơ quan đặc biệt của DIA về vấn đề POW/MIA ký. Bức thư đã cố gắng giải thích những điều gì xảy ra đối với Tân trong thời gian biểu tình tuyệt thực ở Phố Lu năm 1973 nhưng bức thư đó không phản ánh được toàn bộ câu chuyện. Tôi hy vọng rằng ông bác sỹ người Việt ở San Jose đọc bức thư ông đại tá Gaines cũng không thể giải thích đầy đủ được.
Lương Văn Inh thuộc toán DOG đã định cư ở vùng rừng núi của Nam Việt Nam, một vùng không xa Đà Lạt nơi người nước ngoài vẫn thường đến nghỉ mát, gần huyện Đức Trọng nhưng vẫn còn rất hẻo lánh và hoang sơ. Đầu tháng 6/1994 bệnh sốt rét tái phát nặng nề đã làm cho Inh sa sút về sức khoẻ. Người thầy thuốc ở địa phương đã bảo vệ Inh đưa anh ta đến bệnh viện. Trong cơn giông bão hai đứa con của anh ta cùng với hai người địa phương vào lúc nửa đêm đã bắt đầu lần theo đường mòn xuống núi mang theo anh ta bồng bềnh trên võng, tiến ra đường cái cách xa 4km. Inh đã chết khi họ chưa ra đến con đường. Vợ anh ta đã viết cho tôi về việc anh ta ra đi: "điều duy nhất mà chồng tôi mong muốn là con cái được học hành và tự do… và bây giờ anh ta không còn nữa…”
Cuối cùng Des Fitz Gerald đã đúng. Điều đó có ý nghĩa tinh thần. Đáng tiếc anh ta không bao giờ gặp lại những người mà anh ta nói đến.
Họ đã sống sót. Cuối cùng theo cách của riêng mình họ là người chiến thắng.
Câu chuyện về chiến công của đội quân những người lính biệt kích hy sinh hãy còn đó. Ngày 23/8/1995, David F. Lambertson, đại sứ Mỹ tại Thái Lan đã gửi một bức thư điện dài 5 trang cho Bộ Ngoại giao và INS chất vấn tại sao việc bỏ tù sau năm 1975 của hầu hết lính biệt kích còn sống sót lại không được giám đốc khu vực INS sửa đổi lại chính sách của mình vẫn không chấp nhận hầu hết những người lính biệt kích trước đây được xem xét nhập cư vào Mỹ theo tinh thần hướng dẫn về chính sách đối ngoại của Bộ Ngoại giao đã được nhất trí thông qua.
Bức điện của .ngài đại sứ đã xảy ra cùng lúc với việc đưa ra tập hồi ký đang được tranh luận rộng rãi của ông Robert Mc Namara đầu đề là hồi tưởng quá khứ: "Tấn bi kịch và nhũng bài học về Việt Nam". Một phần cuộc tranh cãi xung quanh cuốn sách xuất phát từ câu hỏi được nêu ra là liệu ông Mc. Namara và các thành viên trong guồng máy bên trong của Tổng thống có đánh lừa Tổng thống về bản chất dính líu của Mỹ ở Việt Nam trước khi xảy ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ vào tháng 8 năm 1964 không. Trên cơ sở vị trí nơi các nhóm điệp viên được thả xuống, tuyên bố của một trong những quan chức CIA tham gia, việc nghiên cứu tài liệu chính thức Của nhóm quan sát và nghiên cứu trợ lý chỉ huy quân sự và bản khai kèm theo đây của những lính biệt kích còn sống sót thì rõ ràng những người lính biệt kích xâm nhập để bảo vệ những cố gắng của CIA ở Lào chứ không phải như Tổng thống được báo cáo là việc xâm nhập của những người lính biệt kích nhằm chống lại Hà Nội vì Hà Nội đã cho các điệp viên xâm nhập vào miền Nam Việt Nam.
Vào ngày 14/4/1995, tờ thời báo New York đăng bài của Tim Weiner bình luận về những cố gắng của ngài đại sứ nhằm giải quyết bế tắc của INS. Chỉ sau mấy ngày hoàn cảnh của những người lính biệt kích đã được chú ý quan tâm của quốc tế. Đại tướng William Westmoreland, thiếu tướng John Morrison, trung tướng George Gaspard, thượng nghị sĩ John Mc Cain và nhiều người khác đã viết thư cho đại diện của INS. Thư của TNS chuyển đi khi một người nhái trước đây, Dương Long Sang, cố tự sát sau khi lần thứ hai bị INS từ chối. INS tin rằng anh ta không đủ thời gian ở tù tại Hà Nội. Tin về việc Sang tự sát cùng đến với những tin đau thương về việc hai lính biệt kích khác đã chết ở Việt Nam trong khi chờ đợi INS phỏng vấn trường hợp của họ.
Vào ngày 27/4/1995 John Mattes, một luật sư bị bắt hoặc bị giết ở Bắc Việt Nam đã gửi kiến nghị đến toà án liên bang Mỹ về vấn đề khiếu kiện tại Washington D.C đòi tiền bồi thường. Bản kiến nghị chỉ yêu cầu rằng toà án chỉ thị cho chính quyền trả cho các điệp viên trước đây theo đúng với hợp đồng của họ.
HẾT
PHỤ LỤC 2
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG 34-A SỬ DỤNG LỰC LƯỢNG
PHẦN II
34A/CHƯƠNG TRÌNH "CHÚ TIỂU ĐỒNG".
GIỚI THIỆU
II
A.TỔNG QUÁT
Các đoạn trong phần II sẽ được giới thiệu Chương trình 34A qua việc tóm tắt những đặc điểm quan trọng của mệnh lệnh. Hành động Sài Gòn nguyên bản. Với cơ sở này, sự phát triển của chương trình qua các năm được tìm lại và quy trình thực hiện mệnh lệnh kiểm soát nó cũng sẽ được phác thảo ra. Cuối cùng, tình trạng hiện tại và những hạn chế đối với chương trình sẽ được trình bày.
B. CƠ SỞ CỦA CHƯƠNG TRÌNH.
1.Kế hoạch hoạt động 34A.
a/ Mục tiêu:
Phối hợp các hoạt động quân sự và ngoại giao khác ở Đông Nam Á nhằm thuyết phục với lãnh đạo của VNDCCH rằng sự ủng hộ và chỉ đạo của VNDCCH đối với cuộc chiến tranh ở Việt Nam cộng hoà và sự xâm nhập của VNDCCH ở Lào cần phải xem xét lại và chấm dứt. Vì những gì chúng tôi đang tìm kiếm là sự thay đổi trong các tính toán về chính trị của VNDCCH, nên kế hoạch này tạo ra các cách phát triển và trợ giúp các hoạt động rộng rãi và chống lại Bắc Việt Nam nhằm trực tiếp trả đũa VNDCCH về các hoạt động xâm lược của nước này.
b/ Khái niệm về hoat động:
Các hoạt động sẽ gồm các hành động lựa chọn trong bốn loại. Các hoạt động đưa vào kế hoạch trong giai đoạn 12 tháng dưới điều kiện không có cuộc chiến tranh hạn chế. Kế hoạch được chỉ đạo trong sự phối hợp với các hoạt động quân sự, chính trị ở Đông Nam Á. Bốn mức độ hoạt động do kế hoạch vạch ra được tóm tắt dưới đây:
Loại 1-quấy rối: ” Bao gồm các hoạt động phá hoại nhỏ không gây chú ý lớn, hoạt động tâm lý chiến mức độ vừa phải, hoạt động thu thập tình báo quy mô nhỏ bao gồm các đơn vị trinh sát quân sự chiến thuật thu tin trên mặt đất, việc bắt giữ tù binh, các tài liệu và thiết bị, tạo các rắc rối và ngăn chặn tạm thời các đường dây thông tin”. Kết quả cần đạt được là gây ra các khó khăn, tình trạng lúng túng do bị khiêu khBích và ngăn chặn có thể có đối với việc vận chuyển thiết bị hậu cần và chuẩn bị sẵn sàng của VNDCCH. Trong các hoạt động loại này không tính đến yêu cầu trả đũa cơ bản.
Loại II-Tiêu hao: ”Bao gồm các hoạt động chống trả quy mô nhỏ, các cuộc tấn công bằng đường sông và đường biển vào các mục tiêu quân sự và dân sự quan trọng, phá hoại các cơ sở vật chất kỹ thuật trọng yếú". Mục tiêu các hoạt động này là nhằm tạo ra mối đe doạ phá hoại rõ ràng đối với các cơ sở vật chất, các lực lượng An ninh và hình ảnh quen thuộc của giới lãnh đạo VNDCCH. Khả năng đáp lại được tính tới là hình thức trả đũa của các lực lượng Việt cộng ở Nam Việt Nam và yêu cầu Trung Quốc viện trợ.
Loại III-Trừng phạt: có các hành động nhằm phá huỷ về vật chất và mang tính chống trả được thiết kế để gây ra các tổn thất hoặc phá huỷ các cơ sở quan trọng cho nền kinh tế, phát triển công nghiệp và An ninh của VNDCCH. Các hoạt động đó được xây dựng nhằm buộc VNDCCH phải phát triển lại các nguồn tài nguyên trong nước và cam kết hành động của các lực lượng VNDCCH. Các hoạt động bao gồm các cuộc tấn công của các đại đội, tiểu đoàn và các lực lượng bí mật khi có thể, nhưng nếu lại đưa công khai thì các hoạt động ấy quy cho phía Việt Nam cộng hoà. Các hoạt động có tầm quan trọng đòi hỏi VNDCCH phải có các biện pháp tích cực và nghiêm chỉnh để xử lý các hậu quả. Trả đũa các hành động này dự tính từ việc biểu tình chống đối tăng lên ở Việt Nam cộng hòa/ Lào tới việc công khai xâm lược có sự giúp đỡ của VNDCCH.
Loại IV-oanh tạc: “Đây là các cuộc tấn công bằng không quân vào các cơ sở quan trọng về công nghiệp và quân sự của VNDCCH như các khu chứa lương thực, nhà máy nhiệt điện và nhà máy gang thép gây tổn thất làm tê liệt khả năng của VNDCCH trong việc duy trì nền kinh tế ổn định và phát triển công nghiệp". Phản ứng đối với các hoạt động này phụ thuộc vào hai yếu tố chính:
a. VNDCCH sẵn sàng chấp nhận những mất mát ngay ở nước mình để tiếp tục cuộc chiến tranh ở miền Nam.
b. Phản ứng và ảnh hưởng của các cuộc không kích đó. Người ta cho rằng các hoạt động thuộc loại này có thể làm tăng thêm mức độ xung đột, hơn là thuyết phục VNDCCH rằng tiếp tục cuộc chiến tranh là bất lợi, đồng thời Mỹ phải sẵn sàng thực hiện đến cùng các hoạt động giúp đỡ Việt Nam cộng hoà trước các phản ứng của VNDCCH.
c. Phối hợp: "Phối hợp với Chính phủ Việt Nam không thực hiện được trong quá trình xây dựng các kế hoạch hành động. Phối hợp sẽ được cố vấn trưởng cơ quan giúp đỡ quân sự Mỹ ở Việt Nam thực hiện sau khi kế hoạch đã được chấp thuận. Các lực lượng Mỹ sẽ không được sử dụng vào các hoạt động trong lãnh thổ của VNDCCH, vùng trời, vùng biển nước này trừ các cuộc trinh thám bằng máy bay."
d. Các nguồn: Các nguồn trong nước sẵn có hoặc đưa vào chương trình được xem là thích hợp cho các hoạt động từ loại I đến loại IV. Các yêu cầu cụ thể ghi trong phụ lục A của kế hoạch hoạt động, các yêu cầu chung là:
1. Các toán hoạt động loại nhỏ phải ở trong nước và hoạt động.
2. Trả đũa bằng máy bay C123.
3. Tăng cường nhân sự cần thiết để tổ chức và thúc đẩy cơ quan thực hiện nó.
4. Tăng cường các toán chiến tranh tâm lý.
5. Chuẩn bị sẵn hai dụng cụ hướng dẫn cầm tay.
6. Năm phòng phát thanh để tiến hành các hoạt động phát thanh công khai và bí mật.
7. Đào tạo các toán công tác trên máy bay về kỹ thuật kết hợp đặt mìn.
8. Đặt các điểm phát tín hiệu bằng pháo sáng cho máy bay. Một nguồn bổ sung khác được xem xét là 800.000 người ty nạn từ VNDCCH, bao gồm người Mèo, người Nùng, trong đó người ta tin là một vài nghìn người có thể được chọn lựa và huấn luyện cho các hoạt động đặc biệt.
C. HOẠT ĐỘNG.
Năm hình thức hoạt động đã được vạch kế hoạch và được giới thiệu tóm tắt dưới đây:
1. Thu thập tình báo: Các hoạt động có nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo đầu tiên bao gồm:
a. Thu tin.
b. Tăng cường trinh sát chụp ảnh.
c. Tiến hành các hoạt động thông tin.
d. Tăng thêm các toán tình báo chiến thuật của Việt Nam cộng hoà.
e. Giao thêm nhiệm vụ thứ 2 về thu thập tình báo cho các hoạt động ở Bắc Việt Nam.
f. Tăng cường các hoạt động tình báo xâm nhập khu phi quân sự.
2. Hoạt động tâm lý: Các hoạt đông tâm lý mang tính chiến lược và chiến thuật nhằm chống lại giới lãnh đạo của VNDCCH và nhân dân nước này, sử dụng mọi kỹ thuật thông tin sẵn có nhằm quấy rối chia rẽ và lập ra lực lượng chống lại trong VNDCCH.
3. Sức ép chính trị: Các hoạt động được vạch ra để báo cho giới lãnh đạo của VNDCCH là phải chấm dứt việc chỉ đạo và ủng hộ cuộc xâm lược ở Việt Nam và Lào, nếu không hành động trả đũa tiếp theo mang tính chất tàn phá mạnh mẽ hơn sẽ được thực hiện chống Bắc Việt Nam.
No comments:
Post a Comment